Tự Khuyên Mình [Hồ Chí Minh] ❤️️ Nội Dung Bài Thơ, Phân Tích ✅ Cùng Tìm Hiểu Về Nghệ Thuật, Ý Nghĩa, Hoàn Cảnh Ra Đời Bài Tự Khuyên Mình.
NỘI DUNG CHÍNH
Nội Dung Bài Thơ Tự Khuyên Mình [Tự Miễn]
Tự khuyên mình là một bài thơ nằm trong tập Nhật ký trong tù của chủ tịch Hồ Chí Minh. Trong bài viết hôm nay, hãy cùng Thohay.vn tìm hiểu chi tiết nhé!
Tự khuyên mình (Tự miễn)
Tác giả: Hồ Chí Minh
自勉
没有冬寒憔悴景,
將無春暖的輝煌。
災殃把我來鍛鍊,
使我精神更健強。
Phiên âm:
Một hữu đông hàn tiều tuỵ cảnh,
Tương vô xuân noãn đích huy hoàng.
Tai ương bả ngã lai đoàn luyện,
Sử ngã tinh thần cách kiện cường.
Dịch nghĩa:
Không có cảnh mùa đông tiêu điều rét mướt,
Sẽ không có mùa xuân ấm áp huy hoàng;
Tai ương rèn luyện ta,
Khiến cho tinh thần ta càng thêm hăng hái.
Dịch thơ:
Ví không có cảnh đông tàn,
Thì đâu có cảnh huy hoàng ngày xuân;
Nghĩ mình trong bước gian truân,
Tai ương rèn luyện tinh thần thêm hăng.
Cập nhật 🔰Nhật Ký Trong Tù🔰 Trọn Bộ 133 Bài Thơ Nhật Kí Trong Tù
Hoàn Cảnh Sáng Tác Bài Thơ Tự Khuyên Mình
Về hoàn cảnh sáng tác bài thơ Tự khuyên mình, đây là bài thơ được viết bằng chữ Hán, là bài thơ thứ 36 trong tập thơ Nhật Ký Trong Tù của Hồ Chí Minh. Được sáng tác trong khoảng thời gian Bác bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giam trái phép, khoảng từ 29/8/1942 đến 10/9/1943.
Ý Nghĩa Của Bài Thơ Tự Khuyên Mình
Bài thơ Tự khuyên mình thể hiện tinh thần lạc quan vượt qua khó khăn, gian khổ, chông gai để tiến tới một tương lai tốt đẹp hơn của Bác. Đồng thời bài thơ cũng như là một lời khuyên tự tôi luyện bản thân trong nghịch cảnh mà Bác dành cho thế hệ trẻ.
Tham khảo thêm tác phẩm🌿Lai Tân [Hồ Chí Minh] 🌿 Nội Dung, Nghệ Thuật
Đọc Hiểu Bài Thơ Tự Khuyên Mình
Gợi ý cách đọc hiểu bài thơ Tự khuyên mình cho bạn đọc cùng tham khảo.
Đọc đoạn thơ sau vả trả lời câu hỏi:
Tự khuyên mình
Ví không có cảnh đổng tàn
Thì đâu có cảnh huy hoàng ngày xuân
Nghĩ mình trong bước gian truân
Tai ương rèn luyện tinh thần thêm hăng
👉Câu 1: Hồ Chí Minh sáng tác tập thơ ” Nhật kí trong tù” trong hoàn cảnh nào ? (ngắn và đúng)
Đáp án: Hồ Chí Minh sáng tác bài thơ này vào khoảng thời gian bị bắt ở Quảng Tây bởi chính quyền Tưởng Giới Thạch tình nghi Người là gián điệp.
👉Câu 2: Xác định thể thơ trong bài thơ trên.
Đáp án: Bài thơ được Hồ Chí Minh viết theo thể thất ngôn tứ tuyệt Đường luật, tuy nhiên bản dịch thì được dịch theo thể lục bát
👉Câu 3: Tìm từ ngữ phủ định trong câu thơ
“Ví không có cảnh đông tàn
Thì đâu có cảnh huy hoàng ngày xuân”
Đáp án: Từ phủ định trong câu thơ: Thì đâu có
👉Câu 4: Bài thơ trên thể hiện tinh thần gì ở Bác?
Đáp án: Bài thơ trên là một lời khuyên, một lời răn dạy dành cho mỗi chúng ta về tinh thần lạc quan, tinh thần rèn luyện để trở thành một người tốt, một người vượt qua được những khó khăn thử thách. Mọi thứ huy hoàng đều xuất phát từ những khổ đau, đau thương của ngày hôm nay. Nhờ những thất bại, đắng cay mà con người mới trở nên kiên cường và mạnh mẽ hơn bao giờ hết.
Nghệ Thuật Bài Thơ Tự Khuyên Mình Nhật Ký Trong Tù
Tổng kết các giá trị nghệ thuật được sử dụng trong bài thơ Tự khuyên mình thuộc tập Nhật ký trong tù.
- Sử dụng thể thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật
- Kết hợp hài hoà giữa vẻ đẹp cổ điểm và tinh thần hiện đại.
- Màu sắc cổ điển: đậm đà nhất trong hồn thơ HCM giàu tình cảm đối với thiên nhiên. Bút pháp chấm phá như muốn ghi lấy linh hồn của tạo vật, hình tượng nhân vật trữ tình ung dung nhàn nhã, tâm hồn hoà nhập với thiên nhiên vũ trụ.
- Tinh thần hiện đại: hình tượng thơ luôn vận động, luôn hướng về sự sống, ánh sáng và tương lai. Trong quan hệ với thiên nhiên, con người là chủ thể, không là ẩn sĩ mà là thi sĩ.
Đón đọc tác phẩm🌷Chiều Tối [Hồ Chí Minh] 🌷 Nối dung, ý nghĩa
5 Mẫu Cảm Nhận, Phân Tích Bài Thơ Tự Khuyên Mình Hay Nhất
Sưu tầm các mẫu cảm nhận, phân tích bài thơ Tự khuyên mình hay nhất gửi đến mọi người đọc tham khảo.
Mẫu Cảm Nhận, Phân Tích Bài Thơ Tự Khuyên Mình Ngắn Hay – Mẫu 1
Bác Hồ kính yêu của chúng ta, vị lãnh đạo vĩ đại của dân tộc là một nhà tư tưởng lớn, nhà giáo dục lớn đồng thời cũng là tấm gương sáng cho chúng ta học tập noi theo. Những đúc kết và kinh nghiệm sống của Bác được thể hiện qua nhiều bài thơ, bài văn… là những bài học vô cùng thấm thía. “Tự khuyên mình” là một trong những bài thơ đó.
Nếu không có cảnh mùa “đông tàn” thì cảnh “huy hoàng” của mùa xuân cũng không có được. Đông tàn đến xuân sang, đó là quy luật của thiên nhiên. Trong khó khăn, gian khổ, nếu con người chịu đựng được – chẳng khác gì sống giữa mùa đông lạnh lẽo, rét buốt, thời tiết khắc nghiệt mà vượt qua được thì sẽ là “mùa xuân huy hoàng”.
Và những “bước gian truân”, “tai ương” gặp phải là những thử thách, rèn luyện làm cho “tinh thần thêm hăng”. Bài thơ thể hiện tinh thần lạc quan của người chiến sĩ cách mạng.
Trong cuộc sống, không mấy ai không gặp khó khăn, gian khổ. Trước những trở ngại đó, không được bi quan, chán nản, mà phải giữ vững niềm tin vào lí tưởng, mục đích cuộc sống của mình.
Qua được những vất vả, qua được “mùa đông lạnh lẽo” thì sẽ được sống trong cảnh “Huy hoàng ngày xuân”. Điều đó cũng có ý nghĩa vượt qua gian khổ sẽ đến thành công. Niềm tin đó sẽ giúp ta vươn lên trong cuộc sống. Chính trong gian khổ con người sẽ vững vàng hơn. Tai ương gặp trong cuộc đời sẽ giúp ta tinh thần thêm hăng hái.
Cuộc đời của Bác và những chiến sĩ cách mạng đấu tranh là những dẫn chứng hùng hồn về sự kiên trì nhẫn nại, về quyết tâm vượt qua những thử thách, về niềm tin và tinh thần lạc quan cách mạng.
Ngoài ra, ta cũng lên án phê phán những kẻ sợ khó khăn gian khổ, hay nản chí ngã lòng, bi quan trước khó khăn, thử thách trong cuộc sống. Bài thơ mang đến một ý nghĩa sâu sắc: Sống ở trên đời, bất cứ làm việc gì, khi đã xác định được mục đích đúng đắn, muốn đi lên thành công thì không phải dễ dàng mà đều phải trải qua những gian nan, thử thách. Nếu vượt qua được, chắc chắn đạt được điều ta mong muốn.
Hiểu được ý nghĩa bài thơ, chúng ta chấp nhận đương đầu với mọi gian lao, thử thách, đem hết khả năng góp phần vào sự nghiệp cách mạng, sự nghiệp xây dựng và đổi mới của đất nước.
Bài thơ là bài học quý giúp ta hiểu được một quy luật tất yếu, từ đó giúp ta “hăng hái” học tập và rèn luyện. Thực hiện lời Bác dạy, ta sẽ vững vàng trước những thử thách, khó khăn trong cuộc sống.
Mẫu Cảm Nhận, Phân Tích Bài Thơ Tự Khuyên Mình Hay – Mẫu 2
Nhật kí trong tù là những trang viết chân thành và giàu cảm xúc của Bác kính yêu về những năm tháng “tê tái gông cùm” trong nhà lao Tưởng Giới Thạch. Đọc và học thơ Bác, mỗi chúng ta còn tìm được cho mình biết bao kinh nghiệm sống quý báu mà chính người đã đúc kết được từ bề dày hoạt động cách mạng cho dân, cho nước của mình. Tự khuyên mình là một trong những bài thơ như thế:
Ví không có cảnh đông tàn
Thì đâu có cảnh huy hoàng ngày xuân.
Nghĩ mình trong bước gian truân
Tai ương rèn luyện tinh thần thêm hăng.
Thơ Bác cũng giản dị mà sâu sắc như chính con người Bác vậy. Người làm thơ để tự khuyên mình nên cũng chẳng cầu kì làm chi. Song giản dị mà vẫn thật giàu hình ảnh. Không trau chuốt, mĩ miều nhưng vẫn cứ lung linh hàm nghĩa, ý tứ thâm sâu. Câu thơ bắt đầu bằng một mệnh đề giả thiết – kết quả gợi lên trước mắt ta quy luật tuần hoàn của thiên nhiên: đông qua thì xuân tới:
Ví không có cảnh đông tàn.
Thì đâu có cảnh huy hoàng ngày xuân.
Nếu “không có cảnh đông tàn” thì cảnh “huy hoàng ngày xuân” cũng chẳng thể nào có được. Nói chuyện tuần hoàn của thiên nhiên âu cũng là để dẫn dắt chuyện con người, chuyện cuộc đời đấy thôi:
Nghĩ mình trong bước gian truân
Tai ương rèn luyện tinh thần thêm hăng.
Nếu con người chịu đựng được, vượt qua được cái lạnh lẽo, rét buốt của mùa đông thì sẽ được đón nắng ấm của mùa xuân. Vì lẽ đó mà phải rèn luyện tinh thần, ý chí; nghị lực để trụ vững giữa mùa đông. “Bước gian truân”, “tai ương” gặp phải là những thử thách để rèn luyện làm cho “tinh thần thêm hăng”.
Bài thơ đã thể hiện tinh thần lạc quan của Bác; của người chiến sĩ cách mạng trước những thử thách lớn lao trong cuộc đời cách mạng của mình. Và cũng chính từ đó, bài thơ đã thật sự là bài học bổ ích cho mỗi chúng ta: khó khăn, gian khổ càng giúp chúng ta rèn luyện bản thân vững vàng hơn, bản lĩnh hơn. Và muốn vậy thì đòi hỏi phải có niềm tin, lạc quan trong cuộc sống.
Cuộc sống luôn đặt mỗi người chúng ta những thử thách để thẩm định độ bền bỉ, dẻo dai của con người với những gai góc của nó. Thật hiếm hoi khi gạn lọc ra xem thử có mấy ai trong cuộc đời rộng lớn này mà chưa một lần phải đương đầu những gian khổ khó khăn. Từ việc nhỏ như học tập, sinh hoạt hàng ngày đến những việc lớn như công cuộc đấu tranh giành độc lập, tự do của Tổ quốc, lúc nào gian khó cũng chực sẵn để thử thách lòng người.
Có thể nói, đó là những lúc dễ làm ta nhụt chí, sờn lòng nhất. Song “lửa thử vàng gian nan thử sức” nếu chúng ta biết giữ vững ý chí, có niềm tin vào lí tưởng, vào mục đích đúng đắn của công việc, mục đích cuộc sông cao đẹp của mình thì chắc chắn chúng ta có thêm sức mạnh, thêm nghị lực để vượt qua khó khăn, đi đến đích một cách tự tin bản lĩnh, vững vàng.
Còn nhớ, trong Bình Ngô đại cáo, Nguyễn Trãi cũng đã từng ghi lại những tháng ngày gian khổ nhất của nghĩa quân Lam Sơn:
Khi Linh Sơn lương hết mấy tuần
Khi Khôi Huyện quân không một đội.
Song, vì đâu mà ta chiến thắng, vì đâu mà Nguyễn Trãi kiêu hùng thảo Bình Ngô. Câu trả lời vẫn còn tươi nguyên màu mực:
Trời thử lòng trao cho mệnh lớn
Ta gắng chí khắc phục gian nan.
Vâng, ta vẫn vững niềm tin vào sức mạnh của đội quân nhân nghĩa, sức mạnh của dân tộc đứng lên chiến đấu đánh đuối những kẻ hiếu chiến, nuôi mộng tranh bá đồ vương.
Những vất vả khó khăn gặp phải như những cơn gió lạnh mùa đông. Có lúc chỉ hơi se nhưng có khi rét buốt tê tái và kéo dài nhiều tháng, nhiều ngày. Song, đông có dữ dội thế nào cũng không thế nào cưỡng được bước đi của tạo hoá. Đến hẹn, đúng kì thì nắng xuân vẫn trở về chan hoà, ấm áp muôn nơi. Nếu ta vượt qua được “mùa đông lạnh lẽo” thì chắc chắn sẽ được sông trong cảnh xuân “huy hoàng”.
Và như vậy cũng có nghĩa là: vượt qua gian khổ sẽ đến sung sướng, vượt qua thất bại sẽ đến thành công. Niềm tin quả có sức mạnh thật kì diệu. Bài học của Bác làm ta nhó’ đên lẽ sông những nhà nho Nguyễn Công Trứ, nhớ đến chất lạc quan mãnh liệt mỗi khi nhà thơ khăn áo đi thi:
Trong cuộc trần ai ai dễ biết
Rồi ra mới xứng mặt anh hùng.
Đúng là, nếu thiếu niềm tin thì Nguyễn Công Trứ khó có thể vượt qua những lần thất bại trên con đường thi cử của mình để có thể thực hiện được chí anh hùng, để tên tuổi rạng ngời cùng sông núi ngàn năm!
Gạo đem vào giã bao đau đớn
Gạo giã xong rồi trắng tựa bông
Sống ở trên dời người củng vậy
Gian nan rèn luyện mới thành công.
Không có thành công nào mà không phải trải qua nhiều gian khó, không phải đổ mồ hôi, công sức lao động nhọc nhằn. Chính trong gian khổ, con người sẽ vững vàng hơn, dạn dày hơn, trưởng thành hơn về mọi mặt. vẫn còn đó câu chuyện cổ về quả dưa đỏ như một bài học về lòng kiên trì trước khó khăn.
Có thể nói chính cuộc sống khắc nghiệt trên đảo hoang đã rèn dũa một Mai An Tiêm cần cù, thông minh và sáng tạo tuyệt vời như vậy đó. Để rồi, sự kiên nhẫn đến sốt ruột khi chứng kiến Mai An Tiêm bền bỉ thả từng quả dưa đỏ xuống mênh mông biển cả mong nhận được một thông điệp từ đất liền đã không phụ lòng người.
Hạnh phúc đến với chàng và cả gia đình chàng quả không dễ dàng như những phép màu vẫn thường thấy trong cổ tích. Song nói vậy để thấy rằng: quý biết bao những hạnh phúc đã đi qua đắng cay như thế.
Có nhớ chăng hỡi gió rét thành Ba Lê
Một viền gạch hồng Bác chống lại cả mùa đông băng giá
Và sương mù thành Luân Đôn, người có nhớ
Giọt mồ hôi Người nhỏ giữa đêm khuya?
Cuộc đời của Bác và của cả những chiến sĩ cách mạng trong đấu tranh là những tấm gương cảm động về sự kiên trì nhẫn nại, về quyết tâm vượt qua thử thách, về niềm tin và tinh thần lạc quan cách mạng mãnh liệt.
Thấy được lẽ sống cao cả đó, chúng ta cần phê phán nghiêm khắc đối với những kẻ thiếu quyết tâm, thiếu ý chí, nghị lực trước công việc, hay nản chí, ngã lòng, bi quan trước những khó khăn, thử thách trong cuộc sống. Những kẻ đó khó có thế thành công trong cuộc đời, khó có thể đặt niềm tin vào họ.
Suy cho cùng, lí tưởng sông của họ cũng hết sức mờ nhạt, khó có thế là một người trung thành. Những kẻ bán nước, những tên việt gian mà lịch sử đã từng kết tội là gì nếu không phải là sự đầu hàng nhục nhã, là kết quả của sự mềm lòng, nhụt chí vì họ không có niềm tin vào sự nghiệp đấu tranh chính nghĩa của dân tộc ta cũng như thiếu niềm tin vào chính mình?
Trong sự nghiệp xây dựng đất nước hôm nay, chúng ta đang rất cần những con người có bản lĩnh, có ý chí, có quyết tâm, phấn đấu thực hiện một mục đích cao đẹp của bản thân cũng như của xã hội. Chính vì thế, bài thơ của Bác một lần nữa ân cần nhắc nhở chúng ta không ngừng phải trau dồi, rèn luyện bản lĩnh sống trong cuộc đời.
Sống ở trên đời, bất cứ làm việc gì, khi đã xác định được một mục đích đúng đắn, muốn đi đến thành công thì không phải dễ dàng mà đều phải trải qua gian nan thử thách. Cái cốt yếu là ở chỗ: ta có thể sẵn sàng chấp nhận gian khó hay không, có sẵn sàng đương đầu với nó hay không?
Trong đấu tranh cách mạng, với người chiến sĩ, đầu hàng có nghĩa là chết, thì với chúng ta hôm nay, đầu hàng có nghĩa là không đáng sống đúng nghĩa cao đẹp của nó nữa rồi. Nói vậy cũng có nghĩa là mỗi người phải không ngừng rèn luyện để có thể sẵn sàng đương đầu với mọi gian lao, thử thách, đem hết khả năng của mình để vượt khó, về đích huy hoàng nhất.
Và có lẽ, cái không thể thiếu được là niềm tin cuộc sống, niềm tin vào những cái cao đẹp mà ta đã vì nó mà sống, mà hi sinh, mà không nề hà gian khổ. Mỗi người phải luôn tâm niệm rằng:
Sư vật vần xoay đà định sẵn
Hết mưa là nắng hửng lên thôi
Hết khổ là vui vốn lẽ đời.
Là học sinh, mỗi chúng ta ngay từ bây giờ phải trau dồi ý thức vượt khó. Có thể, là tinh thần quyết tâm đạt cho bằng được những ước mơ mà mình hằng mong mỏi, nhưng cũng có thể là ý chí khắc phục những gian khó nhỏ nhoi trước mắt. Tấm gương học giỏi của những bạn nghèo vượt khó nhưng học tốt là những điển hình đẹp cho mỗi chúng ta phấn đấu vươn lên hằng ngày.
Bài thơ ngắn gọn nhưng đã đem đến cho mỗi chúng ta bài học vô cùng quý báu để có thể sống vững, sống tốt trong đời và cho đời. Chặng đường học tập vẫn còn đang ỏ’ phía trước với biết bao trở ngại, khó khăn đòi hỏi nghị lực dẻo dai, bền bỉ của mỗi chúng ta. Hi vọng rằng, lời dạy của Bác đã, đang và sẽ thấm sâu mỗi ngày trong mỗi chúng ta, giúp chúng ta bước vào tương lai tự tin, bản lĩnh, vững vàng.
Mẫu Cảm Nhận, Phân Tích Bài Thơ Tự Khuyên Mình Chọn Lọc – Mẫu 3
“Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo”. Lời dạy của người xưa luôn nhắc nhở ta phải biết rèn luyện trong khó khăn, gian khổ. Thấy khó chớ lùi mà phải quyết tâm tiến tới. Mỗi chúng ta, nếu ai cũng hiểu được rằng: chịu đựng được gian khổ ta sẽ thành công thì mọi người sẽ hăng hái lao vào công việc không nề hà vất vả gian lao. Chính thấm nhuần được chân lí ấy mà Bác Hồ kính yêu của chúng ta lúc nào cũng thể hiện tinh thần lạc quan trước những gian lao khó nhọc trên bước đường cách mạng. Ngồi trong nhà lao, Người tự khuyên mình:
Ví không có cảnh đông tàn
Thì đâu có cảnh huy hoàng ngày xuân
Nghĩ mình trong bước gian truân
Tai ương rèn luyện tinh thần thềm hăng
Lời khuyên của Bác cũng chính là bài học kinh nghiệm quý báu cho mỗi chúng ta.
Bằng cách nói giả định: “Ví… thì” Bác đưa lên vấn đề thuộc quy luật tự nhiên của trời đất: Nếu không có cảnh mùa đông “tàn” thì cảnh “huy hoàng” của mùa xuân cũng không có được. Đông tàn, xuân đến — đó là sự tuần hoàn của thiên nhiên, của tạo hóa.
Thấu hiểu được quy luật tất yếu ấy, Bác liên hệ đến con người: trong khó khăn gian khổ, nếu chúng ta chịu đựng được, chẳng khác gì sống giữa mùa đông lạnh lẽo, rét buốt, thời tiết khắc nghiệt mà ta vượt qua được thì sẽ là “mùa xuân huy hoàng”. Những “bước gian truân”, “tai ương” gặp phải như những thử thách rèn luyện làm cho tinh thần thêm hăng. Bài thơ đã thể hiện được tinh thần lạc quan của người chiến sĩ cách mạng.
Lời khuyên của Người thật quý báu. Bởi trong cuộc sống có mấy ai không gặp khó khăn gian khổ. Trước những trở ngại đó, chúng ta không được bi quan, chán nản mà phải giữ vững niềm tin và lí tưởng, mục đích sống của mình.
Ta nên hiểu rằng những vất vả, gian lao đang gặp phải giống như cơn gió lạnh mùa đông. Nếu chịu đựng và vượt qua được thì sẽ sống trong cảnh “huy hoàng mùa xuân”. Điều đó cũng có nghĩa: vượt qua gian khổ sẽ thành công. Niềm tin sẽ vững vàng hơn. Tai ương gặp trong cuộc đời chính là nơi luyện rèn để ta trưởng thành. Hiểu được như vậy, tinh thần ta sẽ thêm hăng hái.
Nhìn lại cuộc đời của Bác, của những người chiến sĩ cách mạng, chúng ta càng thấy rõ điều đó. Bị bắt, bị xiềng xích, gông cùm trong nhà lao của bọn Tưởng Giới Thạch, Bác chẳng hề than van, luôn nêu cao nghĩa khí của mình. Bác đã sẵn sàng chịu đựng mọi bão táp, phong ba: “Nghênh diện thu phong trận trận hàn” và bao giờ Bác cũng thể hiện tinh thần lạc quan trong cuộc sống.
Trên đường chuyển lao biết bao khổ nhục mà Bác vẫn tràn đầy cảm hứng làm thơ “Người đi thi hứng bỗng thêm nồng”. Phải là người có nghị lực phi thường, người có ý chí vững vàng, nắm được quy luật cuộc sống hết “đông tàn” hẳn “xuân sang”, Bác mới thể hiện được tinh thần lạc quan cách mạng như thế.
Những người chiến sĩ cách mạng cũng vậy. Biết làm cách mạng sẽ gặp nhiều gian khổ, thậm chí phải hi sinh tính mạng mình, nhưng các anh vẫn dũng cảm chiến đấu. Vì ai cũng hi vọng rằng qua khỏi mùa đông lạnh lẽo là mùa xuân ấm áp. Lời tự khuyên của Bác rõ ràng không chỉ nhắc nhở Bác không thôi còn là bài học có giá trị muôn đời cho mỗi chúng ta.
Trong thời đại ngày nay, với yêu cầu bức xúc của xã hội, lớp thanh niên cần phải suy ngẫm những lời Bác tự khuyên để học tập và rèn luyện bản thân. Bởi chúng ta nên hiểu rằng: “Sự nghiệp càng lớn thì khó khăn càng nhiều”. Muốn đạt được mục đích của mình thì ta phải có quyết tâm “khó khăn càng nhiều, ý chí càng cao”.
Bài thơ của Bác luôn là nguồn động viên tốt giúp ta đạt được ý nguyện của mình. Chúng ta sẽ mạnh dạn chấp nhận đương đầu với mọi gian lao thử thách, quyết đem hết khả năng mình góp phần vào sự nghiệp cách mạng, sự nghiệp xây dựng và đổi mới đất nước.
Tóm lại, những lời thơ của Bác đã để lại trong ta bao điều suy nghĩ. Cảm phục trước chí khí của Bác, ta lại càng quyết tâm noi theo gương người. Một điều rất rõ là: hiểu được quy luật tất yếu của cuộc sống, ta sẽ không có tư tưởng bi quan, ngã lòng trước khó khăn và sẵn sàng đón nhận nó với tinh thần hăng hái. Thực hiện được lời dạy của Bác, ta sẽ yên tâm vững bước trên con đường đi tới tương lai đầy chông gai thử thách.
Mẫu Cảm Nhận, Phân Tích Bài Thơ Tự Khuyên Mình Ngắn Gọn – Mẫu 4
Tập thơ “Nhật kí trong tù” của Hồ Chí Minh được sáng tác trong hoàn cảnh vô cùng đặc biệt, đó chính là khoảng thời gian Người bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giữ và giam tại các nhà lao. Tập thơ ghi chép lại các sinh hoạt, tâm tư và tình cảm của Người nơi ngục tù, mặt khác còn lên án những tội ác của chính quyền lúc bấy giờ. Bài thơ “Tự khuyên mình” là một trong những bài thơ xuất sắc trong tập thơ ấy, mang ý nghĩa tinh thần vô cùng lớn lao.
Bài thơ tuy chỉ có vỏn vẹn bốn câu thơ nhưng đã bộc lộ được hết tinh thần lạc quan và ý chí của Người.
“Ví không có cảnh đông tàn
Thì đâu có cảnh huy hoàng ngày xuân
Nghĩ mình trong bước gian truân
Tai ương rèn luyện tinh thần thêm hăng”
Bác lạc quan và chấp nhận những khó khăn, vất vả, gian nan ở chốn lao tù, bởi Bác cho rằng đó là điều kiện tốt để tôi luyện một tinh thần thép, cũng như đó là một khoảng thời gian Bác đề ra những mục tiêu, con đường tiếp theo cho cuộc đấu tranh gian khổ của dân tộc. Thành công được sinh ra từ gian khổ sẽ làm cho chúng ta trở nên sắt đá hơn, biết quý trọng và nâng niu những cái mình đang có.
Người mượn hình ảnh của thiên nhiên, của tạo hóa và nhắc tới những quy luật tuần hoàn của tự nhiên để nhắc tới hoàn cảnh của con người, tuy mùa đông sẽ phải chịu đựng giá rét nhưng chỉ cần cố gắng vượt qua ta lại được đón nắng ấm huy hoàng của mùa xuân. Những gian truân có trong cuộc sống sẽ làm tôi thêm ý chí của ta, bài thơ thể hiện một tinh thần lạc quan, hiên ngang hướng về phía trước.
Chúng ta cần nhận ra rằng, cuộc sống không phải lúc nào cũng bằng phẳng và mọi chuyện đều thuận buồm xuôi gió, mà sẽ có những lúc chúng ta phải đối mặt với nhiều thứ, những khó khăn, thử thách. Nhưng hãy luôn ghi nhớ rằng chỉ có ý chí mới đánh gục ta còn mọi thứ khác chỉ là điều kiện để ta rèn luyện bản thân mình thôi. Qua bài thơ, ta cảm nhận và thấu hiểu được lòng dũng cảm, tinh thần lạc quan, ý chí kiên cường bất khuất của Bác nói riêng và của các chiến sĩ cách mạng nói chung.
Xuất phát từ những phẩm chất cao đẹp của Người mà Đảng và Nhà nước ta đã lấy tư tưởng và đạo đức cách mạng của chủ tịch Hồ Chí Minh làm tấm gương cho mọi người học tập và noi theo. Đặc biệt là thế hệ thanh niên Việt Nam hãy không ngừng phấn đấu, kiên cường chiến đấu với những khó khăn thử thách để rèn luyện bản lĩnh, bài thơ của Bác như một lời động viên và cổ vũ tinh thần chiến đấu và lao động của toàn thể nhân dân Việt Nam.
Tóm lại, qua bài thơ, chúng ta lắng nghe được lời thôi thúc, động viên và nhắc nhở của Bác, chúng ta phải siêng năng học tập, hăng say lao động và luôn luôn giữ vững tinh thần lạc quan, ý chí chiến đấu kiên cường. Không bao giờ cho phép mình được bỏ cuộc mà phải tin vào chính bản thân mình, tin vào đồng đội và tin vào nhân dân. Đó chính là sức mạnh đoàn kết của dân tộc Việt Nam mà không phải dân tộc nào cũng có được.
Mẫu Cảm Nhận, Phân Tích Bài Thơ Tự Khuyên Mình Tiêu Biểu – Mẫu 5
Hồ Chí Minh là vị lãnh tụ mến yêu của dân tộc Việt Nam, cả cuộc đời của Bác đã hy sinh nhiều cho dân tộc Việt Nam, một người cao cả gắn bó suốt đời với nhân dân và trong những năm tháng bác bị tù đầy Bác đã sáng tác nên tác phẩm Tự Khuyên Mình trong tập nhật kí trong tù.
Hồ Chí Minh luôn mang trong mình tinh thần lạc quan dù cho có điều gì xảy ra bao khó khăn gian truân, thì Bác vẫn luôn có tinh thần lạc quan để vươn về phía trước phục vụ cho nhân dân đất nước. Bác luôn hết mình với nhân dân, trong cuộc đời của mình, Bác đã có rất nhiều những kỉ niệm đẹp và Bác cũng đi rất nhiều nước để có được những kinh nghiệm – những điều quý báu cho nhân dân ta, có như vậy nhân dân ta mới được bình an lo ấm nhân dân mới được học hành.
Bác đã trải qua rất nhiều những khó khăn trong cuộc đời của mình để có thể giành được độc lập tự do cho nhân dân, những điều đó chúng ta vô cùng tự hào và biết ơn, những truyền thống tốt đẹp đó đã làm cho bác thăng hoa lên trong nhiều tác phẩm của mình, nhờ có ý chí kiên cường và lòng tự cường Bác đã vượt qua được những khó khăn để có được cuộc sống tự do:
“Ví không có cảnh đông tàn
Thì đâu có cảnh huy hoàng ngày xuân
Nghĩ mình trong bước gian truân
Tai ương rèn luyện tinh thần thêm hăng”
Trong bài thơ Tự Khuyên Mình, Bác đã thể hiện được tấm lòng đó của mình trong tác phẩm. Bài thơ có một ý nghĩa sâu sắc khi khuyên nhủ con người cần phải có những ý chí quyết tâm vượt qua tất cả để có thể chiến thắng được kẻ thù xâm lược, khi tinh thần được nâng cao thì khó khăn nào cũng sẽ vượt qua, nhiệm vụ nào cũng sẽ hoàn thành.
Mỗi người đều phải biết ơn và học hỏi những ý nghĩa sâu sắc trong bài thơ mà chủ tịch Hồ Chí Minh đã để lại. Mỗi chúng ta đều hiểu được những tấm lòng cao cả của người, trong bài thơ Bác đã nói đến không có cảnh đông tàn thì không có những ngày xuân huy hoàn. Ở đây ngầm nói không có những ngày gian khổ, gian truân đi tìm lấy lý tưởng thì đâu có ngày nhân dân ta được tự do no ấm, phải vượt qua được những giai đoạn khó khăn nhất của cuộc đời thì nhân dân ta mới có thể giành được những thắng lợi vẻ vang.
Cần rèn luyện tinh thần của bản thân để vượt qua được những gian truân vất vả trong cuộc đời, rèn luyện để cùng góp sức xây dựng đất nước ngày càng giàu đẹp, nhân dân tự do ai cũng được sống cuộc sống hạnh phúc.
Cả cuộc đời của Người hy sinh cho dân tộc Việt Nam, không lúc nào Bác không nguôi nhớ về những hình ảnh con dân được no ấm. Những điều đó đã thể hiện nhân dân Việt Nam thật may mắn và hạnh phúc khi có được vị lãnh tụ như chủ tịch Hồ Chí Minh.
Tự Khuyên Mình là bài thơ đã nhắc nhở bản thân cần vượt qua những khó khăn gian nan vất vả để có được hạnh phúc và mới giành được những điều tự do no ấm, nhân dân ai cũng được học hành, có cuộc sống hạnh phúc và đủ cơm ăn áo mặc. Bác đã vượt qua những giai đoạn khó khăn khi bị tù đầy, trong tập nhật kí trong tù bác đã viết Tự khuyên mình để tự nhắn nhủ và khích lệ bản thân cần cố gắng để vượt qua những giai đoạn khó khăn nhất.
Những giai đoạn đó đã không làm cho Bác bị lùi bước, Bác luôn phấn đấu cho độc lập tự do, chân tay bị xiềng xích và bị giam giữ tại nhà tù nhưng với tấm lòng của mình thì Bác không hề cảm thấy tụt chí, những điều đó còn tạo thêm cho Bác động lực cố gắng để vượt qua được tất cả những khó khăn trước mắt đang đe dọa.
Bác đã tự kích lệ bản thân bằng những câu nói mang nhiều nghĩa sâu sắc, nó không chỉ đem lại cho Bác những điều rất tốt đẹp mà tạo niềm tin cho Bác vững bước hơn, những khó khăn đó Bác chỉ coi như một điều rất nhỏ nhoi, không làm Bác nhủn chí và bị mất đi động lực.
Bài thơ Tự Khuyên Mình của chủ tịch Hồ Chí Minh đã có ý nghĩa giáo dục đối với mỗi chúng ta, chúng ta cần có tinh thần lạc quan có như vậy mới có thể vượt qua được rất nhiều những gian truân vất vả ở chặng đường phía trước.
Chia sẻ các cảm nhận về 🔰Bài Thơ Không Ngủ Được Của Bác🔰 Nội Dung, Nghệ Thuật