Tinh Thần Yêu Nước Của Nhân Dân Ta [Nội Dung + Giá Trị + Phân Tích]

Tinh Thần Yêu Nước Của Nhân Dân Ta ❤️️ Nội Dung, Giá Trị, Phân Tích ✅ Tổng Hợp Thông Tin Về Tác Giả, Tác Phẩm, Các Mẫu Phân Tích Hay Nhất.

NỘI DUNG CHÍNH

Nội Dung Tác Phẩm Tinh Thần Yêu Nước Của Nhân Dân Ta

Trong bài viết hôm nay, hãy cùng Thohay.vn tìm hiểu chi tiết về nội dung, ý nghĩa tác phẩm Tinh thần yêu nước của nhân dân ta của chủ tịch Hồ Chí Minh nhé!

Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước.

Lịch sử ta đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của dân ta. Chúng ta có quyền tự hào vì những trang lịch sử vẻ vang của thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung… Chúng ta phải ghi nhớ công lao của các vị anh hùng dân tộc, vì các vị ấy là tiêu biểu của một dân tộc anh hùng.

Đồng bào ta ngày nay cũng rất xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước. Từ các cụ già tóc bạc đến các cháu nhi đồng trẻ thơ, từ những kiều bào ở nước ngoài đến những đồng bào ở vùng tạm bị chiếm, từ nhân dân miền ngược đến miền xuôi, ai cũng một lòng nồng nàn yêu nước, ghét giặc. Từ những chiến sĩ ngoài mặt trận chịu đói mấy ngày để bám sát lấy giặc đặng tiêu diệt giặc, đến những công chức ở hậu phương nhịn ăn để ủng hộ bộ đội, từ những phụ nữ khuyên chồng con đi tòng quân mà mình thì xung phong giúp việc vận tải, cho đến các bà mẹ chiến sĩ săn sóc yêu thương bộ đội như con đẻ của mình. Từ những nam nữ công nhân và nông dân thi đua tăng gia sản xuất, không quản khó nhọc để giúp một phần vào kháng chiến, cho đến những đồng bào điền chủ quyên đất ruộng cho Chính phủ… Những cử chỉ cao quý đó, tuy khác nhau nơi việc làm, nhưng đều giống nhau nơi lòng nồng nàn yêu nước.

Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý. Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm. Bổn phận của chúng ta là làm cho những của quý kín đáo ấy đều được đưa ra trưng bày. Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến.

Đọc hiểu tác phẩm 🔰Tuyên Ngôn Độc Lập🔰 Nội Dung, Ý Nghĩa, Giá Trị Lịch Sử 

Về Tác Giả

Chia sẻ một số thông tin quan trọng về tác giả Hồ Chí Minh – vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam.

  • Hồ Chí Minh (1890-1969), quê tại xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An
  • Người là lãnh tụ vĩ đại của dân tộc và cách mạng Việt Nam, người đã lãnh đạo nhân dân ta đấu tranh và giành độc lập dân tộc, thống nhất Tổ quốc và xây dụng chủ nghĩa xã hội.
  • Ngay từ nhỏ đã được tiếp xúc với tư tưởng cách mạng.
  • Người có tấm lòng nhân hậu dễ đồng cảm xúc động, là một người yêu thiên nhiên và yêu con người.
  • Hồ Chí Minh là một nhà thơ lớn của dân tộc và là Danh nhân văn hóa thế giới.
  • Quan điểm sáng tác
    • Hồ Chí Minh coi văn học là vũ khí chiến đấu lợi hại phụng sự cho sự nghiệp cách mạng.
    • Bác luôn chú trọng tính chân thật và tính dân tộc của văn học.
    • Khi cầm bút, Hồ Chí Minh bao giờ cũng xuất phát từ mục đích, đối tượng tiếp nhận để quyết định nội dung và hình thức của tác phẩm.
  • Hồ Chí minh sáng tác nhiều thể loại, để lại một khối lượng tác phẩm lớn:
    • Văn chính luận: Bản án chế độ thực dân Pháp, Tuyên ngôn độc lập, Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến…
    • Truyện, kí: Vi hành, Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu
    • Thơ: Nhật kí trong tù, Thơ Hồ Chí Minh…

👉Cập nhật đầy đủ thông tin về Hồ Chí Minh: Thơ Hồ Chí Minh

Về Tác Phẩm Tinh Thần Yêu Nước Của Nhân Dân Ta

Về tác phẩm Tinh thần yêu nước của nhân dân ta, đây là một văn bản thuộc thể loại Nghị luận chứng minh, có phương thức biểu đạt chính là nghị luận và biểu cảm.

Nội dung chính:

  • Đây là bài văn nghị luận của chủ tịch Hồ Chí Minh nói lên tinh thần yêu nước – một truyền thống quý báu của nhân dân ta. Với lối lập luận chặt chẽ và những dẫn chứng cụ thể, phong phú giàu sức thuyết phục thể hiện qua lịch sử dân tộc và cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.
  • Bài văn làm sáng tỏ một chân lí: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta”. Đồng thời đã thức tỉnh và thổi bùng lên lòng yêu nước trong lòng mỗi người dân. Ngày nay, bài văn vẫn còn mang tính thời sự nóng hổi, có tác dụng động viên nhân dân Việt Nam vững bước trên con đường xây dựng và bảo vệ đất nước.

Đừng bỏ lỡ tác phẩm ❤️️Vi Hành [Nguyễn Ái Quốc]❤️️ Nội Dung Tác Phẩm, Giá Trị, Phân Tích

Xuất Xứ Và Hoàn Cảnh Sáng Tác Tinh Thần Yêu Nước Của Nhân Dân Ta

Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác văn bản Tinh thần yêu nước của nhân dân ta như sau:

  • Văn bản này được trích trong Báo cáo Chính trị của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Đại hội lần thứ II, tháng 2 năm 1951 của Đảng Lao động Việt Nam (tên gọi từ năm 1951 đến năm 1976 của Đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay).
  • Tên văn bản “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” do người soạn sách đặt.

Tóm Tắt Bài Tinh Thần Yêu Nước Của Nhân Dân Ta

Bạn có thể đọc thêm bản tóm tắt bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta dưới đây để nắm bắt nội dung nhanh hơn.

Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Lòng yêu nước đó dâng trào mãnh liệt và sôi nổi khi có giặc xâm lược. Tinh thần yêu nước được thể hiện hào hùng qua những trang lịch sử vẻ vang thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung,…

Đồng bào ta ngày nay cũng xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước bởi tình yêu nước xuất phát ở mọi lứa tuổi, mọi vùng miền, mọi nghề nghiệp, tuổi tác,.. Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý vì vậy bổn phận của chúng ta là trưng bày vẻ đẹp của quý ấy. Đó là nhiệm vụ của tất cả công dân Việt Nam.

Gửi thêm cho bạn chùm ❤️️Thơ Chúc Tết Của Bác Hồ Năm 1968, 1969 ❤️️ Hay Nhất

Ý Nghĩa Tác Phẩm Tinh Thần Yêu Nước Của Nhân Dân Ta

Văn bản Tinh thần yêu nước của nhân dân ta ca ngợi và tự hào về tinh thần yêu nước của nhân dân ta, từ đó kêu gọi mọi người cùng phát huy truyền thống yêu nước quý báu của dân tộc trong hoàn cảnh lịch sử mới để xây dựng và bảo vệ đất nước.

Bố Cục Tác Phẩm Tinh Thần Yêu Nước Của Nhân Dân Ta

Bố cục tác phẩm Tinh thần yêu nước của nhân dân ta có thể được chia thành 3 phần:

  • Phần 1 (từ đầu đến “lũ bán nước và cướp nước”): Nêu vấn đề nghị luận – Nhận định chung về lòng yêu nước
  • Phần 2 (tiếp đó đến “lòng nồng nàn yêu nước”): Chứng minh lòng yêu nước của nhân dân ta
  • Phần 3 (còn lại): Nhiệm vụ của mọi người

Đọc hiểu 🔰Bài Thơ Tức Cảnh Pác Bó🔰 Nội Dung, Nghệ Thuật, Phân Tích

Đọc Hiểu Tác Phẩm Tinh Thần Yêu Nước Của Nhân Dân Ta

Đừng nên bỏ lỡ nội dung đọc hiểu tác phẩm Tinh thần yêu nước của nhân dân ta sau đây nhé!

1. Nhận định chung về lòng yêu nước

  • Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước, chân thành và luôn sục sôi.
  • Tinh thần yêu nước ấy kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nõ lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và cướp nước.

=> Gợi sức mạnh và khí thế mạnh mẽ của lòng yêu nước.

2. Những biểu hiện của lòng yêu nước

  • Trong lịch sử, có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của nhân dân ta: Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung,…
  • Lòng yêu nước ngày nay của nhân dân ta:
    • Từ cụ già tóc bạc đến các cháu nhi đồng, trẻ thơ…ai cũng một lòng nồng nàn yêu nước, ghét giặc.
    • Những chiến sĩ ngoài mặt trận chịu đói mấy ngày để bám sát lấy giặc đặng tiêu diệt giặc.
    • Những công chức ở hậu phương nhịn ăn để ủng hộ bộ đội.
    • Những phụ nữ khuyên chồng tòng quân mà mình thì xung phong giúp việc vận tải.
    • Nam nữ nông dân và công nhân hăng hái tăng gia sản xuất.
    • Những đồng bào điền chủ quyên ruộng cho Chính phủ….

=> Tất cả những việc làm đó đều xuất phát từ lòng yêu nước.

3. Nhiệm vụ của nhân dân

  • Phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của mọi người đều được thực hành vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến.

=> Cần phải thể hiện lòng yêu nước bằng những việc làm cụ thể.

Giá Trị Tác Phẩm Tinh Thần Yêu Nước Của Nhân Dân Ta

Tổng kết các giá trị của tác phẩm Tinh thần yêu nước của nhân dân ta:

Giá trị nội dung

  • Bằng những dẫn chứng cụ thể, phong phú, giàu sức thuyết phục trong lịch sử dân tộc và cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, bài văn đã làm sáng tỏ một chân lí: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta”

Giá trị nghệ thuật

  • Xây dựng luận điểm ngắn gọn, xúc tích; lập luận chặt chẽ; dẫn chứng toàn diện, chọn lọc tiêu biểu theo các phương diện: lứa tuổi, tầng lớp, vùng miền,…
  • Sử dụng từ ngữ gợi hình ảnh: làn sóng, lướt qua,… và câu văn nghị luận hiệu quả
  • Sử dụng phép so sánh, liệt kê nêu tên các anh hùng dân tộc trong lịch sử chống giặc ngoại xâm, nêu các biểu hiện của lòng yêu nước

Chia sẻ chi tiết về tác phẩm ❤️️Lai Tân [Hồ Chí Minh] ❤️️ Nội Dung, Nghệ Thuật

Soạn Bài Tinh Thần Yêu Nước Của Nhân Dân Ta Lớp 7

👉Câu 1 (trang 39 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Văn bản Tinh thần yêu nước của nhân dân ta viết về vấn đề gì? Câu văn nào ở phần 1 khái quát được nội dung vấn đề nghị luận trong bài?

Đáp án: Văn bản Tinh thần yêu nước của nhân dân ta viết về vấn đề: lòng yêu nước của nhân dân. Câu văn ở phần 1 khái quát được nội dung vấn đề nghị luận trong bài: Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước.

👉Câu 2 (trang 39 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Xác định nội dung chính của từng phần trong văn bản Tinh thần yêu nước của nhân dân ta.

Đáp án: Nội dung chính của từng phần trong văn bản Tinh thần yêu nước của nhân dân ta:

  • Phần 1: Mở bài: giới thiệu được vấn đề: Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước.
  • Phần 2: Thân bài: làm rõ vấn đề qua các luận cứ và luận chứng
  • Phần 3: Kết bài: khái quát lại vấn đề và kêu gọi mọi người hành động

👉Câu 3 (trang 39 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Hãy dẫn ra một số ví dụ về ý kiến, lí lẽ và các bằng chứng được tác giả nêu lên trong văn bản.

Đáp án:

Ý kiến
Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước.
Lí lẽBằng chứng (dẫn chứng)
Lịch sử ta đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của dân ta.Chúng ta có quyền tự hào vì những trang lịch sử vẻ vang thời đại Bà Trưng Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung,… 
Đồng bào ngày nay cũng rất yêu nước– Các cụ già, em nhỏ, dân miền ngược miền xuôi…ai cũng yêu nước ghét giặc…. – Bộ đội bám giặc, hậu phương nhịn đói để phần tiền tuyến;- Công nhân tăng gia sản xuất…

👉Câu 4 (trang 39 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Đọc phần 2 và cho biết: 

a) Các dẫn chứng trong phần này được sắp xếp theo trình tự nào? 

b) Mô hình liệt kê theo mẫu câu: “Từ… đến…” đã giúp tác giả thể hiện được điều gì?

Đáp án:

a) Các dẫn chứng trong phần này được sắp xếp theo trình tự: từ xa xưa đến gần (Bà Trưng- Bà Triệu- Lê Lợi – Quang Trung..), từ cao xuống thấp (cụ già- em nhỏ)…

b) Mô hình liệt kê theo mẫu câu: “Từ… đến…” đã giúp tác giả khái quát được lòng yêu nước ghét giặc của tất cả các đối tượng, các ngành nghề, lĩnh vực, từ xưa đến nay, từ xa tới gần, cao xuống thấp.

👉Câu 5 (trang 39 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Theo em, mục đích của văn bản này là gì? Các lí lẽ, bằng chứng đã làm sáng tỏ mục đích ấy như thế nào?

Đáp án:

  • Mục đích của văn bản này là: khẳng định truyền thống yêu nước của nhân dân, mong muốn mọi người kêu gọi và phát huy hơn nữa truyền thống ấy. 
  • Các lí lẽ, bằng chứng được nêu trong văn bản đã làm sáng tỏ mục đích ấy: đưa ra những biểu hiện, bằng chứng cụ thể, tiêu biểu xác thực khiến người đọc người nghe tin tưởng qua đó mục đích dễ dàng đạt được.

👉Câu 6 (trang 39 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Qua văn bản này, em học được gì về cách viết bài văn nghị luận một vấn đề xã hội (lựa chọn vấn đề nghị luận, bố cục bài viết, lựa chọn và nêu bằng chứng, diễn đạt,…)?

Đáp án:

Qua văn bản này, em học được gì về cách viết bài văn nghị luận một vấn đề xã hội:

  • Lựa chọn vấn đề: Có tính thời sự và ý nghĩa
  • Bố cục bài viết: đảm bảo 3 phần, mở bài thân bài và kết bài.
  • Lựa chọn và nêu bằng chứng: lựa chọn bằng chứng tiêu biểu, xác thực và nhiều người biết đến.
  • Diễn đạt: lời văn ngắn gọn, rõ ràng, mạch lạc.

Giáo Án Tinh Thần Yêu Nước Của Nhân Dân Ta Lớp 7

Các giáo viên có thể tham khảo mẫu giáo án bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta lớp 7 mà Thohay.vn chia sẻ dưới đây.

I. Mục tiêu bài học

1. Kiến thức

– Hiểu được tinh thần yêu nước là một truyền thống quý báu của dân tộc ta.

– Nắm được nghệ thuật nghị luận chặt chẽ, sáng, gọn, có tính mẫu mực của bài văn.

2. Kĩ năng

– Đọc, tìm hiểu, phân tích bố cục, cách nêu luận điểm,các luận chứng trong bài nghị luận CM.

3. Thái độ

– Bồi dưỡng tinh thần yêu nước.

II. Chuẩn bị tài liệu

1. Chuẩn bị của Giáo viên

– Soạn bài, chuẩn bị tư liệu về văn bản, đọc văn bản,đọc tài liệu tham khảo,chuẩn kiến thức kĩ năng…

2. Chuẩn bị của học sinh

– Chuẩn bị bài,tư liệu liên quan đến văn bản, xem trước các bài tập.

III. Tiến trình tổ chức dạy học

1. Ổn định tổ chức

– Kiểm tra sĩ số:

2. Kiểm tra đầu giờ

H: Đọc thuộc lòng các câu tục ngữ về con người và xã hội ? Thế nào là văn nghị luận? Thế nào là luận điểm,luận cứ và lập luận trong văn nghị luận?

3. Bài mới

Mùa xuân 1957, tại Việt Bắc, Đại hội Đảng LĐ Việt Nam lần II được tổ chức. Hồ Chủ Tịch thay mặt BCH TW Đảng đọc Báo cáo chính trị quan trọng. Trong đó có đoạn “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta”.

Hoạt động của GV và HSKiến thức cần đạt
HĐ1. HD đọc và tìm hiểu chú thích:
Giáo viên hướng dẫn cách đọc.
– Giáo viên đọc mẫu một đoạn => gọi học sinh.
I. Đọc, tìm hiểu chú thích:
1.Đọc:
– Đọc diễn cảm, Giọng mạch lạc, rõ ràng, dứt khoát.
HS đọc chú thích
H: Quyên là gì?
Nồng nàn nghĩa là gì?
2. Chú thích:
– Quyên: Gọi, động viên đóng góp, ủng hộ tiền bạc, của cải vật chất… 1 cách tự nguyện, tuỳ lòng để làm một việc gì đó có ý nghĩa.
– Nồng nàn: Tình cảm, cảm xúc sôi nổi, mạnh mẽ, dâng trào.
HĐ2. HD đọc – hiểu văn bản:
CH:Xác định kiểu văn bản?
CH:Nêu đại ý của bài?
(Bài văn khặng đinh và ca ngợi lòng nồng nàn yêu nước và tinh thần bất khuất,ý chí chống xâm lăng là một truyền thống quý báu của dân tộc ta.)
II.Tìm hiểu văn bản:
1.Kiểu văn bản: Văn bản nghị luận – chứng minh một vấn đề chính trị, xã hội.
CH: Xác định bố cục của văn bản?2.Bố cục: 3 Phần
– Mở bài: Đầu… “lũ cướp nước” nêu vấn đề n ghị luận
– Thân bài: “Lịch sử nước ta… nồng nàn yêu nước”: GQVĐề
– Kết bài: Còn lại: KTVĐề.
– Cho học sinh đọc lại đoạn một.
CH:Vấn đề chủ chốt tác giả nêu ra để nghị luận là vấn đề gì? được thể hiện trong những câu văn nào?
3. Phân tích:
a. Đoạn 1: Nêu vấn đề: ( đoạn 1)
– Vấn đề nghị luận: Truyền thống yêu nước của nhân dân ta.
CH: Tác giả nêu vấn đề bằng cách nào? Tác dụng của cách nêu ấy ?-Vấn đề được thể hiện ở hai câu đầu.
– Cách nêu trực tiếp, rõ ràng, dứt khoát và theo hướng khẳng đinh, cụ thể hoá,( các từ: nồng nàn, truyền thống quý báu).
CH. Trong đoạn văn s/d ng/thuật tiêu biểu nào? T/D?– Nghệ thuật :
+ So sánh
Tinh thần yêu nước(trừu tượng) – làn sóng ( cụ thể)
-> Hình ảnh so sánh chính xác, mới mẻ -> hình dung sức mạnh to lớn, vô tận, tất yếu của lòng yêu nước trong công cuộc chống ngoại xâm.
+ Động từ: lướt, nhấn chìm => thấy được tính linh hoạt vừa mềm dẻo vừa mạnh mẽ và nhanh chóng của tinh thần yêu nước khi được phát động.
CH:Nhận xét về cách nêu vấn đề của tác giả?=> Cách nêu vấn đề ngắn gọn, sinh động khẳng định vấn đề như một chân lí theo mạch trung gian.
* Sơ đồ hoá:
(1) Tinh thần yêu nước của nhân dân ta ->
(2) Truyền thống quý báu ->
(3) Từ xưa -> nay -> lướt qua mọi nguy hiểm khó khăn (Thời gian lịch sử)
– Làn sóng (mạnh mẽ, to lớn) -> nhấn chìm … cướp nước.
– Mỗi khi TQ bị xâm lăng – (điều kiện kích thích, phát triển)
CH: Đoạn 2 chứng minh bằng cách lập luận và dẫn chứng như thế nào?b. Giải quyết vấn đề ( đoạn 2 +3)
* Đoạn 2 chứng minh tinh thần yêu nước đã trở thành truyền thống quý báu của dân tộc.
CH: Cách nêu ở câu 1.– Câu 1: Nêu ý khái quát mang tính giới thiệu, trình bày.
CH. Nhận xét về cách nêu ở câu 2,3. Chú ý những nét nghệ thuật tiêu biểu và tác dụng?– Câu 2: Nêu dẫn chứng chứng minh bằng cách liệt kê các Anh hùng dân tộc theo diễn biến lịch sử để khơi được lòng tự hào, phấn đấu.Chỉ nhắc dẫn chứng điển hình vì tác giả:
+ Dành cho hiện tại
+ Các sự tích thần kỳ của họ trở nên thân thiện
Câu 3: Chơi chữ thú vị -> ghi nhớ công lao các anh hùng dân tộc.
anh hùng dân tộc – dân tộc anh hùng
DT -> TT DT -> TT
– Điệp ngữ:
Chúng ta có quyền
Chúng ta phải ghi nhớ
-> Kêu gọi, mệnh lệnh thiêng liêng, tiếng nói của hồn thiêng sông núi, của cha ông…hoà trong tiếng nói của Bác.
CH: Đoạn 3 tác giả đã lập luận như thế nào?* Đoạn 3: Gồm 5 câu liên kết chặt chẽ, mạch lạc
+ Câu 1 có chức năng ntn trong đoạn văn?– Câu 1: So sánh câu đối từng cặp, từng vế -> Chuyển ý, chuyển đoạn gọn, khéo, nêu ý khái quát cho cả đoạn.
+ Chức năng của các câu tiếp theo ntn?
? Nhận xét về cách liệt kê dẫn chứng và giọng văn của tác giả?
– Câu 2, 3, 4: Cách nêu dẫn chứng theo phép liệt kê:
+ Lứa tuổi: Cụ già tóc bạc -> nhi đồng trẻ thơ
+ Không gian:
-> Trong – ngoài nước: Kiều bào nước ngoài – đồng bào vùng tạm chiếm
-> Vùng miền: miền ngược – miền xuôi, tiền tuyến, hậu phương
H:Nhận xét về các lí lẽ và các lập luận trong đoạn văn.
(Trước khi đề ra nhiệm vụ Bác Hồ đã phân tích sâu hơn những biểu hiện khác nhau của tinh thân yêu nước.Đó là những biểu hiện gi? được so sánh bằng những hình ảnh nào?)
+ Nhiệm vụ, công việc: Chiến đấu – sản xuất
+ Tầng lớp, nghề nghiệp: Bộ đội, CN, phụ nữ…
+ Việc làm thể hiện lòng yêu nước: Chịu đói, nhịn ăn, diệt giặc, vận tải…
– Câu 5: Khái quát, đánh giá chung
=> Cách liệt kê dẫn chứng của tác giả phong phú, toàn diện, liên tục không rối, vừa khái quát vừa cụ thể, hệ thống rành mạch.
=> Giọng văn: Liền mạch, dồn dập, khẩn trương, tràn đầy tinh thần bình tĩnh, tự tin của dân tộc anh hùng, tin tưởng vào cuộc kháng chiến chống Pháp nhất định thắng lợi
=> Lý lẽ, lập luận giản dị, chủ yếu là dẫn chứng. Tác giả cố ý để cho sự việc, con người, sự thật cuộc sống là những minh chứng hùng hồn và hết sức thuyết phục.
CH: Cuối bài tác giả đề ra nhiệm vụ gì?c. Kết thúc vấn đề (Đoạn 4):
– Phân tích sâu hơn những biểu hiện khác nhau của tinh thần yêu nước.
– Biện pháp so sánh của tinh thần yêu nước –> các thứ của quý ( có khi)
– Đề ra nhiệm vụ cho cán bộ Đảng viên là phải phát hiện, kích thích, khởi động tinh thần yêu nước của tất cả mọi người để họ làm công việc yêu nước và tham gia vào cuộc kháng chiến.
CH; Em có nhận xét gì về cách kết thúc bài?=> Kết thúc vấn đề tự nhiên, hợp lí, sâu sắc, sát với thực tế và đầy sức thuyết phục.
CH. Nêu giá trị nội dung và nghệ thật của văn bản?4. Tổng kết:
– Nội dung: Bài văn làm sáng tỏ chân lý
“Dân ta…của ta”
– Nghệ thuật:
+ Lập luận chặt chẽ
+ Diễn đạt phong phú, linh hoạt, chặt chẽ
Phối hợp câu ngắn, câu dài
Sử dụng hình ảnh so sánh, liệt kê
Lời văn rõ ràng, giản dị, cụ thể
– Bố cục rõ ràng
– Dẫn chứng toàn diện, đầy đủ, thuyết phục
* Ghi nhớ: SGK trang 27
III. Luyện tập:

4. Củng cố, luyện tập

  • Nêu nhận xét của em về văn bản nghị luận này?
  • Qua văn bản này, em hãy rút ra bài học cho bản thân?

5. Hướng dẫn về nhà

  • Ôn nội dung học bài, học thuộc phần ghi nhớ
  • Thuộc lòng đoạn trích
  • Tìm đọc các bài viết của Bác -> nghiên cứu kỹ phương pháp lập luận và phong cách nghị luận
  • Viết đoạn văn nghị luận về tinh thần yêu nước của nhân dân ta.

Đừng nên bỏ lỡ phân tích bài thơ🌷Chiều Tối [Hồ Chí Minh] 🌷 đầy đủ nhất

Sơ Đồ Tư Duy Tinh Thần Yêu Nước Của Nhân Dân Ta

Chia sẻ thêm một số mẫu sơ đồ tư duy bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta trong chương trình ngữ văn lớp 7.

Sơ Đồ Tư Duy Tinh Thần Yêu Nước Của Nhân Dân Ta Chi Tiết
Sơ Đồ Tư Duy Tinh Thần Yêu Nước Của Nhân Dân Ta Chi Tiết
Sơ Đồ Tư Duy Tinh Thần Yêu Nước Của Nhân Dân Ta
Sơ Đồ Tư Duy Tinh Thần Yêu Nước Của Nhân Dân Ta
Sơ Đồ Tư Duy Tinh Thần Yêu Nước Của Nhân Dân Ta Dễ Hiểu
Sơ Đồ Tư Duy Tinh Thần Yêu Nước Của Nhân Dân Ta Dễ Hiểu
Sơ Đồ Tư Duy Tinh Thần Yêu Nước Của Nhân Dân Ta Đơn Giản
Sơ Đồ Tư Duy Tinh Thần Yêu Nước Của Nhân Dân Ta Đơn Giản

5 Mẫu Phân Tích Tinh Thần Yêu Nước Của Nhân Dân Ta Hay Nhất

Sưu tầm 5 mẫu phân tích tác phẩm Tinh thần yêu nước của nhân dân ta hay nhất, cùng đón đọc nhé!

Mẫu Phân Tích Tinh Thần Yêu Nước Của Nhân Dân Ta Hay – Mẫu 1

Là người dẫn dắt và soi đường cho cách mạng Việt Nam, Hồ Chí Minh là người thấu hiểu rõ nhất lòng yêu nước nồng nàn của đồng bào. Để khẳng định và ca ngợi tinh thần đó, Người đã viết bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta và trình bày tại đại hội thứ II của Đảng Lao động Việt Nam năm 1951.

Qua đoạn trích này, tác giả khẳng định lòng yêu nước là một truyền thống quý báu của dân tộc Việt Nam, nó được thể hiện rõ ràng và mạnh mẽ nhất trong các cuộc chiến đấu chống ngoại xâm. Đoạn trích cũng đã cho thấy thái độ trân trọng, tự hào của tác giả trước truyền thống ấy.

Ngay phần mở đầu, Hồ Chí Minh đã đưa ra vấn đề nghị luận cũng là một lời khẳng định: “Dân tộc ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là truyền thống quý báu của ta,…nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và cướp nước”.

Tinh thần yêu nước được thể hiện rất phong phú trong đời sống nhưng với đặc thù tình hình đất nước luôn phải đương đầu với những cuộc xâm lăng của kẻ thù nên Hồ Chí Minh đã đặc biệt nhấn mạnh lòng yêu nước khi chiến đấu để bảo vệ Tổ quốc: “mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng thì tinh thần ấy lại sôi nổi…nhấn chìm tất cả lũ bán nước và cướp nước”.

Trên thực tế, dân tộc ta đang phải đối mặt với cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp đầy cam go và quyết liệt, đòi hỏi dân tộc ta phải phát huy cao độ tinh thần yêu nước và đoàn kết để có thể chiến thắng. Và bây giờ khi nhìn lại lịch sử chúng ta có thể thấy được kết quả to lớn của tinh thần ấy.

Ở trong phần mở đầu, để khẳng định sức mạnh to lớn của lòng yêu nước, Hồ Chí Minh đã sử dụng phép so sánh, đã vì tinh thần ấy với hình ảnh làn sóng: “lòng yêu nước đã kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn…”.

Lòng yêu nước được tác giả nhấn mạnh nhiều lần với việc điệp ngữ và sử dụng đại từ thay thế “Nó”, kết hợp với các động từ mạnh “kết thành”, “lướt qua”, “nhấn chìm”đã làm nổi bật sức mạnh không gì ngăn cản nổi của lòng yêu nước. Âm hưởng hào hùng của câu văn làm lay động trái tim người đọc. Cảm xúc sôi nổi, nhiệt thành và rất đỗi tự hào của Hồ Chí Minh thấm đẫm trong từng câu chữ.

Để những nhận định mình đưa ra được thuyết phục hơn, Hồ Chí Minh đã nêu ra những lí lẽ, dẫn chứng để chứng minh cho tinh thần yêu nước của dân tộc ta. Người đã mở đầu bằng việc nêu gương các anh hùng dân tộc của 4000 năm xây dựng đất nước: “Chúng ta có quyền tự hào vì những trang lịch sử vẻ vang thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung,…các vị ấy là tiêu biểu của một dân tộc anh hùng”.

Hồ Chí Minh đã điểm qua tên của những vị anh hùng, cũng là những dấu mốc trưởng thành của dân tộc. Họ là những tượng đài còn mãi về quá khứ vàng son của dân tộc.

Đất nước Việt Nam hàng nghìn năm văn hiến luôn kế thừa và phát huy những giá trị tốt đẹp. Lòng yêu nước như một mạch ngầm xuyên suốt liêng liêng không bao giờ vơi cạn trong dòng máu mỗi người dân Việt. Giờ đây nó được biểu hiện bằng những hành động thiết thực: “Đồng bào ta ngày nay cũng xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước. Từ cụ già tóc bạc đến các cháu nhi đồng trẻ thơ, từ kiều bào đến đồng bào bị tạm chiếm,…Những cử chỉ cao quý đó tuy khác nhau nơi việc làm nhưng đều giống nhau nơi lòng nồng nàn yêu nước”.

Lòng yêu nước không phải những điều quá xa vời mà chỉ là những hành động thiết thực nhưng đầy ý nghĩa. Chính vì thế ai cũng có thể thể hiện được tình yêu lớn lao ấy từ người già đến trẻ nhỏ, từ miền xuôi lên miền ngược, chạy dọc suốt dải đất hình chữ S. Mỗi cá nhân góp một phần công sức cũng đã tạo nên một dân tộc đoàn kết và mạnh mẽ. Chính lẽ đó đã giúp đất nước ta có thể trường tồn đến ngày nay.

Trong đoạn cuối văn bản, Hồ Chí Minh đã sử dụng phép so sánh để cụ thể hóa tinh thần đó. “Tinh thần yêu nước cũng như một thứ của quý. Có khi được trưng bày trong tủ kính…nhưng cũng có khi cất giấu kĩ trong rương, trong hòm”. Bổn phận của chúng ta là làm cho những của quý kín đáo đó ấy đều được đưa ra trưng bày.

Như đã nói ở trên, tinh thần yêu nước không phải là một dạng tư tưởng xa vời mà nó ở ngay gần chúng ta, trong mỗi chúng ta. Đó là đức tính quý báu của mỗi công dân để tạo nên một dân tộc vững mạnh. Tuy nhiên tinh thần ấy có khi được biểu hiện ra rõ ràng, mạnh mẽ nhưng có khi vẫn chưa được mạnh dạn bộc lộ. Đó là điều dễ hiểu bởi không phải ai cũng có nhu cầu và điều kiện để bộc lộ tinh thần yêu nước sẵn có trong lòng mình. Trách nhiệm của người lãnh đạo là phải tạo điều kiện và thời cơ phù hợp để mỗi người được trưng bày thứ của quý đó ra ngoài.

Bằng nghệ thuật lập luận chặt chẽ, bố cục rõ ràng và hệ thống dẫn chứng phong phú, thuyết phục, tác phẩm đã chạm đến được “thứ của quý” chính là lòng yêu nước trong trái tim mỗi người. Cấu trúc câu và những động từ có khả năng gợi cảm cao, bài văn như một lời hịch kêu gọi, khích lệ toàn dân đoàn kết một lòng đánh đuổi kẻ thù, bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc.

Những câu văn mang giá trị lớn lao ấy của Hồ Chí Minh dù đã trải qua hơn nửa thế kỉ nhưng vẫn còn nguyên tính thời sự, có tác dụng động viên mọi tầng lớp nhân dân Việt Nam vững bước trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước thân yêu.

Mẫu Phân Tích Tinh Thần Yêu Nước Của Nhân Dân Ta Hay Đặc Sắc – Mẫu 2

“Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” được trích trong “Báo cáo Chính trị” của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Đại hội lần thứ II, tháng 2 năm 1951 của Đảng Lao động Việt Nam. Qua đoạn trích này, tác giả đã làm sáng tỏ một chân lý: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta”

Đầu tiên Hồ Chủ tịch đã đưa ra vấn đề nghị luận: “Dân ta có lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta…”. Qua đó Người muốn khẳng định truyền thống tốt đẹp lâu đời của dân tộc Việt Nam cũng như niềm tự hào về truyền thống đó.

Tiếp tục, Hồ Chí Minh đã sử dụng một so sánh độc đáo – so sánh cái trừu tượng với cái cụ thể đó là “tinh thần yêu nước” với “một làn sóng vô cùng mạnh mẽ” có thể nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước. Từ đó, người đọc thấy được sức mạnh to lớn của tinh thần yêu nước trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước.

Tác giả Hồ Chí Minh đã nhấn mạnh lòng yêu nước ở các cuộc chống ngoại xâm bởi nó được bộc lộ mạnh mẽ nhất, cụ thể nhất. Bác đã xuất phát từ đặc điểm lịch sử của dân tộc là luôn phải đối mặt với các cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm nên rất cần đến lòng yêu nước và tinh thần xả thân vì nước.

Trên thực tế, cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp đang diễn ra quyết liệt, đòi hỏi phải phát huy cao độ tinh thần thi đua yêu nước của toàn dân, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhiệt liệt biểu dương những gương sáng về lòng yêu nước.

Đó là những tấm gương yêu nước sáng soi muôn đời của các vị anh hùng dân tộc nổi tiếng: “Lịch sử ta đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của dân ta. Chúng ta có quyền tự hào vì những trang lịch sử vẻ vang thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung… Chúng ta phải ghi nhớ công lao của các vị anh hùng dân tộc, vì các vị ấy là tiêu biểu của một dân tộc anh hùng”.

Nhưng không chỉ trong quá khứ mà còn là trong hiện tại: “Đồng bào ta ngày nay cũng rất xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước. Từ các cụ già tóc bạc đến các cháu nhi đồng trẻ thơ, từ những kiều bào ở nước ngoài đến những đồng bào ở vùng tạm bị chiếm, từ nhân dân miền ngược đến miền xuôi, ai cũng một lòng nồng nàn yêu nước, ghét giặc. …… Những cử chỉ cao quý đó, tuy khác nhau nơi việc làm, nhưng đều giống nhau nơi lòng nồng nàn yêu nước.”

Cuối cùng, Bác đã khẳng định lại nhiệm vụ của nhân dân Việt Nam thông qua hình ảnh so sánh độc đáo để cho thấy tầm quan trọng của tinh thần yêu nước: “Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý. Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm”.

Bác đã thông qua hình ảnh so sánh đó để đặt ra trách nhiệm, bổn phận của nhân dân Việt Nam: “Bổn phận của chúng ta là làm cho những của quý kín đáo ấy đều được đưa ra trưng bày. Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến”.

Như vậy, với bài văn này, Hồ Chủ tịch đã thổi bùng ngọn lửa yêu nước trong lòng mỗi người dân. Truyền thống anh dũng, bất khuất là cơ sở vững chắc bảo đảm cho cuộc kháng chiến chống Pháp đi đến thắng lợi cuối cùng. Ngày nay, bài văn trên vẫn còn nóng bỏng tính thời sự, có tác dụng động viên nhân dân Việt Nam vững bước trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước thân yêu.

Mẫu Phân Tích Tinh Thần Yêu Nước Của Nhân Dân Ta Ngắn Hay – Mẫu 3

Đoạn trích “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” của chủ tịch Hồ Chí Minh đã làm sáng tỏ một chân lý: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta”.

Bài văn trích trong Báo cáo Chính trị của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Đại hội lần thứ II, tháng 2 năm 1951 của Đảng Lao động Việt Nam (tên gọi từ năm 1951 đến năm 1976 của Đảng Cộng Sản Việt Nam hiện nay).

Mở đầu đoạn trích, Hồ Chí Minh đã đưa ra nhận định chung về tinh thần yêu nước: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của dân tộc ta”. Đó là một lời khẳng định về truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam. Tiếp theo với hình ảnh so sánh: “Tinh thần yêu nước ấy kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nõ lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và cướp nước”. Hồ Chí Minh đã cho thấy sức mạnh và khí thế của lòng yêu nước.

Và để tiếp tục minh chứng cho tinh thần yêu nước, Bác đã đưa ra những dẫn chứng cụ thể, từ quá khứ đến hiện tại.

Trong lịch sử, có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của nhân dân ta: Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung… Họ đều là những tấm gương để thế hệ sau noi theo. Để rồi đến hiện tại, tinh thần yêu nước đó lại tiếp tục được phát huy.

Từ cụ già tóc bạc đến các cháu nhi đồng, trẻ thơ…ai cũng một lòng nồng nàn yêu nước, ghét giặc. Những chiến sĩ ngoài mặt trận chịu đói mấy ngày để bám sát lấy giặc đặng tiêu diệt giặc. Hay những công chức ở hậu phương nhịn ăn để ủng hộ bộ đội. Cả những người phụ nữ khuyên chồng tòng quân mà mình thì xung phong giúp việc vận tải.

Rồi nam nữ nông dân và công nhân hăng hái tăng gia sản xuất. Ngay cả những đồng bào điền chủ quyên ruộng cho Chính phủ…. thế mới thấy tinh thần yêu nước không luôn tiềm ẩn trong mỗi con người, không phân biệt giới tính, tuổi tác hay nghề nghiệp, giai cấp.

Cuối cùng, Bác đã đưa ra nhiệm vụ dành cho nhân dân Việt Nam. Người đã sử dụng hình ảnh so sánh độc đáo: “Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý” để từ đó cho thấy tầm quan trọng của lòng yêu nước. Với vai trò như vậy, Bác yêu cầu mọi người cần “phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của mọi người đều được thực hành vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến”. Có nghĩa là tinh thần yêu nước phải được thể hiện qua các hành động cụ thể, thiết thực.

Bài văn “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” là một mẫu mực về lập luận, bố cục và cách dẫn chứng của thể văn nghị luận. Hồ Chủ tịch đã làm sáng tỏ lòng yêu nước của nhân dân Việt Nam như một truyền thống quý báu đáng gìn giữ muôn đời.

Mẫu Phân Tích Tinh Thần Yêu Nước Của Nhân Dân Ta Chọn Lọc – Mẫu 4

Hồ Chí Minh không chỉ là một nhà cách mạng, mà còn là một nhà văn, nhà thơ. Các tác phẩm của Bác đã để lại những giá trị to lớn cả về nội dung và nghệ thuật. Trong đó có bài viết “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta”.

“Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” được trích trong “Báo cáo Chính trị” của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Đại hội lần thứ II, tháng 2 năm 1951 của Đảng Lao động Việt Nam. Qua đoạn trích này, tác giả đã làm sáng tỏ một chân lý: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta”

Phần mở đầu của bài viết, Bác đã đưa ra nhận định chung về tinh thần yêu nước. Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước, nồng nàn, chân thành và luôn sục sôi. Việc sử dụng động từ mạnh “lướt qua, nhấn chìm” kết hợp với so sánh “tinh thần yêu nước” với “một làn sóng” cho thấy sức mạnh và khí thế mạnh mẽ của lòng yêu nước.

Tiếp đến, Bác tập trung chứng minh về truyền thống yêu nước của nhân dân Việt Nam từ quá khứ đến hiện tại. Trong lịch sử, có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của nhân dân ta: Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung… Mỗi nhân vật lịch sử đều gắn với những chiến công hiển hách trong sự nghiệp giải phóng dân tộc. Điều đó càng làm tăng sự thuyết phục cho bài viết.

Nhưng không chỉ dừng lại ở quá khứ, Bác tiếp tục nêu ra những dẫn chứng ở hiện tại. Câu chuyển tiếp “Đồng bào ta ngày nay cũng rất xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước” đầy khéo léo, đã cho thấy sự chuyển tiếp của tinh thần yêu nước giữa thế hệ trước với thế hệ sau. Và lòng yêu nước của nhân dân ta ngày hôm nay được thể hiện qua từng thế hệ.

Từ cụ già tóc bạc đến các cháu nhi đồng, trẻ thơ…ai cũng một lòng nồng nàn yêu nước, ghét giặc. Những chiến sĩ ngoài mặt trận chịu đói mấy ngày để bám sát lấy giặc đặng tiêu diệt giặc. Cả những công chức ở hậu phương nhịn ăn để ủng hộ bộ đội. Những phụ nữ khuyên chồng tòng quân mà mình thì xung phong giúp việc vận tải. Nam nữ nông dân và công nhân hăng hái tăng gia sản xuất. Những đồng bào điền chủ quyên ruộng cho Chính phủ…

Tinh thần yêu nước dù trong bất cứ hoàn cảnh nào cũng không phân biệt tuổi tác, giới tính, giai cấp, nghề nghiệp. Chỉ cần là người dân Việt Nam thì đều mang trong mình một tấm lòng yêu nước. Sau khi đưa ra dẫn chứng, Bác đã đánh giá lại: “Những cử chỉ cao quý đó, tuy khác nhau nơi việc làm, nhưng đều giống nhau nơi lòng nồng nàn yêu nước”.

Ở đoạn cuối cùng, Bác đã đặt ra nhiệm vụ của nhân dân Việt Nam. Qua hình ảnh so sánh: “Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý. Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm”. Bác đã khiến tinh thần yêu nước vốn trừu tượng, nay trở nên hữu hình.

Và từ đó Người yêu cầu mỗi người dân Việt Nam phải “làm cho những của quý kín đáo ấy đều được đưa ra trưng bày. Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến”. Hiểu đơn giản, nhiệm vụ của mỗi người là phải giữ gìn và phát huy tinh thần yêu nước đó bằng hành động cụ thể.

Thế hệ trẻ hôm nay đã phát huy tinh thần yêu nước đó bằng hành động cụ thể. Nhiều thanh niên tài năng với những phát minh khoa học được thế giới công nhận lại nguyện trở về Việt Nam xây dựng sự nghiệp. Nhiều sinh viên vừa mới tốt nghiệp, tình nguyện trở về quê hương – những vùng miền núi xa xôi… Nhưng bên cạnh đó, vẫn có một bộ phận quên đi nguồn cội của mình. Họ rời bỏ quê hương hoặc thậm chí là tìm cách chống phá đất nước (để lộ bí mật quốc gia, hiện tượng chảy máu chất xám…). Đó là những hành vi đáng lên án, cần phải tránh xa.

Như vậy, bài viết “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” đã cho người đọc thấy được tinh thần yêu nước của nhân dân Việt Nam. Đó là một truyền thống tốt đẹp đã được chứng minh trong quá khứ cũng như ở hiện tại.

Mẫu Phân Tích Tinh Thần Yêu Nước Của Nhân Dân Ta Sâu Sắc – Mẫu 5

Nhà văn I-li-a Ê-ren-bua trong tập tùy bút “Thời gian ủng hộ chúng ta”,đã từng viết: “Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu Tổ quốc. Có thể nào quan niệm được sức mãnh liệt của tình yêu mà không đem nó vào lửa đạn gay go thử thách”. Tinh thần yêu nước chính là nguồn cội làm nên sức mạnh của mọi dân tộc. Bài viết Tinh thần yêu nước của nhân dân ta của Hồ Chí Minh một lần nữa khẳng định mạnh mẽ chân lí ấy.

Văn bản “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” là một đoạn trích từ Báo cáo chính trị do Chủ tịch Hồ Chí Minh trình bày tại Đại hội lần thứ II của Đảng Lao động Việt Nam (nay là Đảng Cộng sản Việt Nam) họp tại Việt Bắc tháng 2 năm 1951. Văn bản tuy chỉ là một đoạn trích nhưng có bố cục tương đối trọn vẹn. Bởi vậy có thể coi đây là bố cục của một bài văn nghị luận hoàn chỉnh.

Mở đầu văn bản, tác giả đã nêu lên luận điểm quan trọng: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta”. Đồng thời, tác giả cũng đã khẳng định sức mạnh to lớn của lòng yêu nước: “Khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước ”

Để minh chứng, làm rõ truyền thống yêu nước của dân tộc, Hồ Chí Minh đã đưa ra hàng loạt dẫn chứng và sắp xếp theo trình tự hợp lí. Rõ nhất là tác giả lập luận theo trình tự thời gian từ quá khứ đến hiện tại. Đầu tiên, tác giả đã lấy dẫn chứng từ những trang sử vẻ vang của dân tộc để làm sáng tỏ tinh thần yêu nước của nhân dân ta. Đó là những cuộc kháng chiến vĩ đại, vang dội và hào hùng thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung… Những chiến công hiển hách này là chứng cớ hùng hồn cho tinh thần yêu nước nồng nàn, bất khuất của dân tộc ta.

Tiếp theo, tác giả Hồ Chí Minh đã tiếp tục nêu những tấm gương tiêu biểu cho tinh thần yêu nước của nhân dân ta thời đại ngày nay.

Đó là những người Việt Nam chân chính, không phân biệt tuổi tác địa bàn cư trú, giới tính, giai cấp, nghề nghiệp… Từ các cụ già tóc bạc đến các cháu nhi đồng tuổi thơ, từ những kiều bào ở nước ngoài đến những đồng bào ở vùng tạm bị chiếm, từ nhân dân miền ngược đến miền xuôi… Từ những nam nữ công nhân và nông dân thi đua tăng gia sản xuất… cho đến đồng bào điền chủ quyên ruộng đất cho Chính phủ.

Chính trình tự sắp xếp dẫn chứng khoa học như vậy đã làm nổi bật được tinh thần yêu nước vốn đã trở thành một truyền thống tốt đẹp, xuyên suốt trong lịch sử của dân tộc ta.

Tác giả đã sử dụng hàng loạt các phép liệt kê để bao quát các tầng lớp người trong xã hội và thể hiện một cách đầy đủ, sâu sắc tinh thần yêu nước của các tầng lớp nhân dân. Từ các dẫn chứng phong phú, toàn diện đó, Người đã khẳng định: “Những cử chỉ cao quý đó tuy khác nhau nơi việc làm nhưng đều giống nhau nơi lòng nồng nàn yêu nước”.

Ở phần kết của văn bản tác giả Hồ Chí Minh đã sử dụng phép so sánh đặc sắc để cụ thể hóa tinh thần yêu nước. Tinh thần yêu nước vốn là khái niệm trừu tượng nhưng nhờ phép so sánh đã trở nên cụ thể, giản dị, dễ hiểu đến bất ngờ: “Tinh thần yêu nước cũng giống như các thứ của quý. Có khi được trưng bày trong tủ kính. Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm”.

Từ đó, Người đã đề ra nhiệm vụ cho toàn Đảng, toàn dân là phải “ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của mọi người đều được thực hành vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến”.

Văn bản được viết trong lúc cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược đang diễn ra quyết liệt, đòi hỏi phải phát huy cao độ tinh thần yêu nước của toàn dân tộc. Bởi vậy, tác giả Hồ Chí Minh chỉ nhấn mạnh và biểu dương những biểu hiện của tinh thần yêu nước trong công cuộc kháng chiến chống kẻ thù xâm lược chứ không làm rõ biểu hiện của tinh thần yêu nước trong sự nghiệp xây dựng đất nước. Bài văn ra đời góp phần cổ vũ mạnh mẽ cho công cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của quân và dân ta.

Với những dẫn chúng cụ thể, phong phú, giàu sức thuyết phục trong lịch sử dân tộc và cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, văn bản đã làm sáng tỏ một chân lí: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta”. Ngoài ra, tác giả còn sử dụng nhiều hình ảnh so sánh đặc sắc, cách diễn đạt giản dị, dễ hiểu… góp phần làm rõ hơn tình thần yêu nước ấy và nhiệm vụ chiến đấu của nhân dân ngay lúc này.

Hơn ai hết, chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại nhìn thấy rõ sức mạnh lớn lao trong tinh thần yêu nước của nhân dân ta. Người đã lựa chọn con đường cách mạng, lấy sức mạnh của quần chúng nhân dân làm cuộc quật khởi đánh đuổi kẻ thù xâm lược. “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” xứng đáng là một bài ca tràn đầy khí thế và lòng tự hào về sức mạnh lòng yêu của nhân dân ta.

Đón đọc ☀️Nhật Ký Trong Tù☀️ Trọn Bộ 133 Bài Thơ Nhật Kí Trong Tù

5 Mẫu Chứng Minh Tinh Thần Yêu Nước Của Nhân Dân Ta Văn 7 Hay Nhất

Tiếp tục là 5 mẫu văn chứng minh Tinh thần yêu nước của nhân dân ta hay nhất trong chương trình văn 7. Tham khảo ngay bạn nhé!

Mẫu Chứng Minh Tinh Thần Yêu Nước Của Nhân Dân Ta Văn 7 Hay – Mẫu 1

Bằng những dẫn chứng cụ thể, phong phú, giàu sức thuyết phục trong lịch sử dân tộc và cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, bài văn “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” đã làm sáng tỏ một chân lý: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta”.

Mở đầu bài viết, Hồ Chí Minh đã nêu ra nhận định chung về tinh thần yêu nước: “Nhân dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là truyền thống quý báu của ta. Mỗi khi tổ quốc bị xâm lăng, tinh thần ấy được phát huy một cách mạnh mẽ”.

Cùng với đó, Bác đã sử dụng hình ảnh giàu tính biểu tượng: “Tinh thần yêu nước ấy kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nõ lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và cướp nước”. Các động từ mạnh như “lướt qua, nhấn chìm” và biện pháp tu từ so sánh “tinh thần yêu nước” với “một làn sóng” cho thấy sức mạnh và khí thế của lòng yêu nước.

Tiếp đến, Bác đã chứng minh truyền thống tốt đẹp của nhân dân Việt Nam qua những biểu hiện cụ thể. Những dẫn chứng được Bác đưa ra từ quá khứ đến hiện tại, vừa sinh động lại vừa bao quát. Trong lịch sử, có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của nhân dân ta: Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung,… Bác liệt kê các vị anh hùng tiêu biểu trong công cuộc chống giặc ngoại xâm, để từ đó nhắc nhở con cháu phải ghi nhớ công lao, ơn nghĩa đó.

Cách chuyển đoạn sau đó “Đồng bào ta ngày nay cũng rất xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước” đã thể hiện sự tinh tế, khéo léo của người viết.

Bác tiếp tục đưa ra các dẫn chứng: “Từ các cụ già tóc bạc đến các cháu nhi đồng trẻ thơ, từ những kiều bào ở nước ngoài đến những đồng bào ở vùng bị tạm chiếm, từ nhân dân miền ngược đến nhân dân miền xuôi, ai cũng một lòng nồng nàn yêu nước, ghét giặc”. Ở đây, Bác đã sử dụng biện pháp tu từ liệt kê kết hợp với mô hình liên kết “từ… đến” nhằm làm tăng hiệu quả cho sự diễn đạt. Tinh thần yêu nước giống như làn sóng nối tiếp nhau, lớp sau mạnh mẽ hơn lớp trước.

Cuối cùng, Bác khẳng định nhiệm vụ của nhân dân ngày hôm nay đó là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của được thực hành vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến. Cách so sánh “ Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý. Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm” giàu giá trị biểu cảm. Tinh thần yêu nước là “một món đồ quý giá”, cần được bảo vệ, giữ gìn và phát huy.

Bài viết “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” giàu tính thuyết phục. Như vậy, tinh thần yêu nước là một truyền thống quý báu của dân tộc Việt Nam, rất cần được giữ gìn và phát huy.

Mẫu Chứng Minh Tinh Thần Yêu Nước Của Nhân Dân Ta Văn 7 Ngắn Gọn – Mẫu 2

Nhân dân Việt Nam vốn giàu truyền thống yêu nước. Điều đó đã được chủ tịch Hồ Chí Minh chứng minh qua tác phẩm “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta”.

Bài viết trích trong Báo cáo chính trị tại Đại hội lần thứ II, tháng 2 năm 1951 của Đảng Lao động Việt Nam.

Bài viết đã nêu ra luận điểm cơ bản: “Nhân dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là truyền thống quý báu của ta. Mỗi khi tổ quốc bị xâm lăng, tinh thần ấy được phát huy một cách mạnh mẽ”. Tiếp đến, Hồ Chủ tịch đã sử dụng động từ mạnh: “lướt qua, nhấn chìm” kết hợp với hình ảnh so sánh “tinh thần yêu nước như một làn sóng mạnh mẽ”, để cho thấy sức mạnh của tinh thần yêu nước.

Tiếp đến, Bác đã chứng minh cho luận điểm trên bằng các dẫn chứng cụ thể từ quá khứ đến hiện tại. Bề dày của truyền thống yêu nước thể hiện qua các triều đại Bà Trưng, Bà Triệu, Lê Lợi, Quang Trung,… đây là những vị anh hùng của dân tộc. Đó đều là những dẫn chứng mà mọi người dân Việt Nam đều biết đến, bởi vậy mà sức thuyết phục cao.

Tiếp tục đến hiện tại, Hồ Chí Minh tập trung chứng minh tinh thần yêu nước của nhân dân trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược bằng hàng loạt các dẫn chứng. Câu chuyện đoạn “Đồng bào ta ngày nay cũng rất xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước” cho thấy sự khéo léo của người viết.

Các dẫn chứng được bác đưa ra vô cùng thuyết phục: “Từ các cụ già tóc bạc đến các cháu nhi đồng trẻ thơ, từ những kiều bào ở nước ngoài đến những đồng bào ở vùng bị tạm chiếm, từ nhân dân miền ngược đến nhân dân miền xuôi, ai cũng một lòng nồng nàn yêu nước, ghét giặc”. Với biện pháp tu từ liệt kê, kết hợp với mô hình liên kết “từ… đến”, Bác đã khẳng định lòng yêu nước tồn tại trong người dân Việt Nam ở mọi tầng lớp, lứa tuổi, giai cấp…

Phần cuối văn bản là lời khẳng định tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý, chúng có thể rõ ràng dễ thấy nhưng cũng có khi được “cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm”. Lòng yêu nước vốn là một thứ vô hình, nay lại được Bác so sánh trở nên cụ thể hơn. Qua lời của Bác, lòng yêu nước không phải những điều lớn lao, xa vời mà nó giản dị, ở ngay xung quanh ta. Nhiệm vụ của ta lại phải phát huy lòng yêu nước đó thành những hành động cụ thể.

Bài viết của Hồ Chí Minh có lập luận mạch lạc, rõ ràng, lí lẽ thống nhất với dẫn chứng. Cùng với đó là dẫn chứng phong phú, cụ thể, được diễn đạt bằng những hình ảnh so sánh cụ thể, sinh động. Tác phẩm xứng đáng là áng văn chính luận mẫu mực.

Như vậy, “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” là một tác phẩm ngắn gọn nhưng cô đọng. Hồ Chí Minh đã chứng minh cho người đọc thấy được tinh thần yêu nước của nhân dân ta dù ở quá khứ hay hiện tại.

Mẫu Chứng Minh Tinh Thần Yêu Nước Của Nhân Dân Ta Văn 7 Đặc Sắc – Mẫu 3

Đất nước ta đã trải qua bao nhiêu thăng trầm bể dâu mới có được hòa bình và nền độc lập như hôm nay. Đó là nhờ vào sự nỗ lực cống hiến cũng như tinh thần đoàn kết và lòng yêu nước sâu sắc của mỗi thế hệ. Cho đến ngày nay, lòng yêu nước vẫn luôn là thứ tình cảm thiêng liêng cần được trân trọng và phát triển hơn nữa.

Lòng yêu nước là tình yêu đối với quê hương, đất nước; nỗ lực cố gắng không ngừng để dựng xây và phát triển đất nước ngày càng giàu mạnh hơn. Lòng yêu nước là tình cảm cao cả, thiêng liêng của mỗi người dành cho quê hương đất nước.

Đó là yêu sông, yêu núi, yêu làng, yêu xóm, yêu người dân sống trên mảnh đất hình chữ S. Tình cảm ấy đơn giản, gần gũi và nằm ngay trong lời ăn tiếng nói hằng ngày của mỗi người.

Biểu hiện của lòng yêu nước không phải là những thứ quá cao xa, nó nằm ngay ở ý thức và hành động của mỗi người. Trong thời kỳ kháng chiến, lòng yêu nước chính là đứng lên, cầm súng ra trận chiến đấu với kẻ thù. Mọi khó khăn, gian khổ đều không ngần ngại, xông lên phía trước dành lại độc lập tự do cho nhân dân.

Lòng yêu nước lúc đó mạnh mẽ và quyết liệt. Đó là tinh thần đoàn kết, giúp đỡ, tương thân tương ái, cùng nhau chống lại kẻ thù. Chiến tranh ác liệt nhưng như Bác Hồ từng nó thì “lòng yêu nước có thể nhấn chìm bè lũ bán nước và cướp nước”.

Lòng yêu nước lúc đó chính là cố gắng không ngừng nghỉ, cố gắng ngày và đêm để giữ lấy độc lập của đất nước. Quân thù hung ác nhưng ý chí chiến đấu của nhân dân càng phải quyết tâm. Tình yêu nước nồng nàn và tha thiết đó là vũ khí để chiến thắng kẻ thù.

Trong thời bình, lòng yêu nước thể hiện ở việc chung ta xây dựng xã hội chủ nghĩa, mang lại cuộc sống no đủ cho nhân dân và sự vững bền cho đất nước. Tình yêu mà chúng ta dành cho làng quên yên bình, cho những dòng sông đổ nặng phù sa, cho bãi mía nương dâu. Nhà văn Ê ren bua từng nói “Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu quê hương tạo nên lòng yêu Tổ quốc”. Những tình yêu tưởng chừng như bình dị như vậy nhưng lại tạo nên một tình yêu lớn lao và cao cả hơn.

Mỗi chúng ta từ lúc sinh ra cho tới lúc lớn khôn và trưởng thành thì gia đình là nơi nuôi dưỡng, dạy dỗ. Đó là nơi chúng ta cần yêu thương đầu tiên. Mai này chúng ta lớn lên có trường học, xã hội, những người bạn xung quanh. Chúng ta cần phải san sẻ tình yêu thương của mình cho tất cả mọi người nếu có thể. Đôi khi lòng yêu nước chỉ là tình cảm đơn giản, bình dị như vậy nhưng lại có ý nghĩa rất lớn.

Đất nước ta đang đi lên chủ nghĩa xã hội, thế hệ trẻ cần phải cống hiến và chung tay xây dựng đất nước phát triển hơn. Khi còn ngồi trên ghế nhà trường thì cần phải cố gắng chăm học, rèn luyện không ngừng để trở thành người công dân tốt cho xã hội.

Lòng yêu nước của mỗi công dân sẽ đóng góp vào công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước. Xung quanh chúng ta còn có rất nhiều mảnh đời cần sự sẻ chia và giúp đỡ. có những đứa trẻ lang thang cơ nhỡ, bị bố mẹ bỏ rơi, những cụ già neo đơn hoặc bị con cái ngó lơ. Họ cần được yêu thương và sẻ chia. Chúng ta hãy dang rộng vòng tay để yêu thương họ, kêu gọi xã hội yêu thương họ bằng những hành động thiết thực nhất

Mẫu Chứng Minh Tinh Thần Yêu Nước Của Nhân Dân Ta Văn 7 Tiêu Biểu – Mẫu 4

Trải qua hơn 4000 năm dựng nước và giữ nước, tinh thần yêu nước đến hôm nay đã trở thành niềm tự hào của cả dân tộc. Qua bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta, chúng ta càng có thêm nhiều cảm nhận sâu sắc về tinh thần đẹp đẽ cao quý này.

“Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” là đoạn trích trích trong văn kiện “Báo cáo chính trị” của Chủ tịch Hồ Chí Minh, được trình bày tại Đại hội lần thứ II của Đảng Lao động Việt Nam tháng 2 năm 1951. Ra đời trong thời kỳ kháng chiến, văn bản đã khẳng định yêu nước là truyền thống quý báu của dân tộc. Tinh thần yêu nước của nhân dân ta vô cùng mạnh mẽ, được thể hiện rõ ràng, sâu sắc nhất trong các cuộc chiến đấu chống xâm lăng. Đồng thời trở thành sức mạnh chiến thắng các thế lực thù địch.

Đó là những nhận định vô cùng đúng đắn. Yêu nước là yêu thương, trân trọng đất nước. Có rất nhiều biểu hiện của tinh thần yêu nước, bao gồm niềm tự hào, tự tôn dân tộc, sự tôn trọng lịch sử, ý thức hành động, bảo vệ và xây dựng đất nước.

Tinh thần yêu nước của nhân dân ta vô cùng mãnh liệt và mạnh mẽ. Điều này được chứng minh qua thực tế lịch sử. Đặc biệt là trong những cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm. Đất nước ta đã trải qua bao cuộc chiến, chịu xâm lăng của bao thế lực, nhưng nhờ có tinh thần yêu nước, chúng ta đã chiến thắng.

Từ thời phong kiến xưa kia, nhân dân ta đã đồng lòng đồng sức đánh giặc. Giống như chủ tịch Hồ Chí Minh nhắc đến trong văn bản, tinh thần yêu nước của nhân dân ta đã “kết thành làn sóng mạnh mẽ”, “nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước”.

Lịch sử ta đã ghi lại rất nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của dân ta. Đó những chiến thắng vẻ vang thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung,… Chúng ta có thể đánh thắng quân Nam Hán, 3 lần thắng giặc Nguyên – Mông,… đánh thắng giặc Pháp xâm lược, giành lại độc lập dân tộc, đánh tan quân Mỹ thống nhất đất nước. Không chỉ nhờ vào chiến thuật quân sự khéo léo mà phụ thuộc rất nhiều vào tinh thần yêu nước của nhân dân ta.

Bởi vì yêu nước, họ quyết tâm bảo vệ từng tấc đất, từng cái cây ngọn cỏ trên bờ cõi quê hương. Họ cam chịu nhẫn nhịn, chờ thời cơ vùng lên. Họ không ngại hi sinh, đổ xương đổ máu và cả tính mạng. Tất cả đều vì yêu nước.

Nếu không yêu nước, những năm tháng chiến tranh gian khổ ấy, hàng nghìn thanh niên sẽ không tự nguyện rời xa gia đình lên đường đánh giặc. Hàng nghìn thiếu nữ sẽ không tự cắt đi mái tóc dài, từ bỏ thanh xuân tươi đẹp để trở thành những nữ thanh niên xung phong. Họ “quyết tử cho Tổ Quốc quyết sinh”, họ ra đi khi tuổi xuân còn đang dang dở. Tất cả bởi vì tinh thần yêu nước rực cháy trong tim.

Tinh thần yêu nước của nhân dân ta trải dài lịch sử xưa kia, đến thời đại ngày nay vẫn vô cùng mạnh mẽ. Thế hệ trẻ không ngừng vượt khó, cố gắng học tập để trở thành người có ích cho đất nước, đưa đất nước “sánh vai với các cường quốc năm châu”. Nhân dân cả nước đồng lòng, cùng dựng xây Tổ quốc ngày càng lớn mạnh.

Người nông dân hăng say lao động sản xuất, người giáo viên miệt mài bên trang giáo án bồi dưỡng những chủ nhân tương lai của đất nước. Người doanh nhân nỗ lực đóng góp cho nền kinh tế ngày càng lớn mạnh… Mỗi người mỗi thế mạnh, mỗi lĩnh vực, mỗi nhiệm vụ khác nhau, hợp sức xây dựng đất nước.

Tinh thần yêu nước được Bác Hồ ví như các thứ của quý. Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy, có khi lại cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm. Chúng ta cần làm sao để thể hiện, trưng bày nó ra ngoài. Không những cố gắng dựng xây đất nước ngày càng lớn mạnh mà còn cần có ý thức tự tôn dân tộc.

Bên cạnh những trái tim yêu nước mãnh liệt, vẫn có một bộ phận tiêu cực, chống đối Nhà nước, có nhiều hành vi nguy hại cho xã hội. Chúng ta cần phối hợp theo sự chỉ đạo của Đảng, của Nhà nước để loại bỏ. Chống các thế lực thù địch, những bộ phận tiêu cực đồng thời cũng phải giữ gìn, phát huy những truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

Văn bản “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” đã nêu ra rất nhiều bài học ý nghĩa. Cha ông ta đã vất vả bảo vệ và dựng xây đất nước bằng tinh thần yêu nước tha thiết. Thế hệ chúng ta cần biết trân trọng và phát huy tinh thần đó, vì đất nước hạnh phúc và vững bền.

Mẫu Chứng Minh Tinh Thần Yêu Nước Của Nhân Dân Ta Văn 7 Chọn Lọc – Mẫu 5

Nhân dân ta không chỉ giàu về tình nghĩa, truyền thống hiếu học, tôn sư trọng đạo,… mà còn có lòng yêu nước nồng nàn, cháy bỏng. Lòng yêu nước trở thành một truyền thống đẹp đẽ, quý báu của nhân dân ta, nó được phát huy và thể hiện mạnh mẽ mỗi khi tổ quốc bị xâm lăng. Truyền thống quý báu đó được thể hiện rõ nhất qua đoạn trích: “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Bài văn được trích trong Báo cáo chính trị tại Đại hội lần thứ II, tháng 2 năm 1951 của Đảng Lao động Việt Nam. Bài văn có thể coi là một mẫu mực về lập luận, bố cục và cách dẫn chứng của thể văn nghị luận.

Trước hết về nội dung, văn bản nêu lên luận đề cơ bản: “Nhân dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là truyền thống quý báu của ta”. Mỗi khi tổ quốc bị xâm lăng, tinh thần ấy được phát huy một cách mạnh mẽ. Trong câu văn tiếp theo tác giả đã sử dụng động từ với hình thức tăng tiến: lướt qua, nhấn chìm cùng với đó là hình ảnh so sánh tinh thần yêu nước như một làn sóng mạnh mẽ, đã cho thấy rõ lòng yêu nước nồng nàn của nhân dân ta. Để làm sáng tỏ chân lí đó tác giả đã chứng minh nó ở hai thời điểm: quá khứ và hiện tại.

Bề dày lịch sử truyền thống yêu nước của nhân dân ta đã được tác giả đưa ra dẫn chứng cụ thể ở các thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Lê Lợi, Quang Trung,… đây là những vị anh hùng của dân tộc. Lấy những dẫn chứng hết sức tiêu biểu, mỗi nhân vật lịch sử gắn liền với một chiến công hiển hách, vang dội đã làm cho người đọc thấy rõ tinh thần yêu nước của tổ tiên, ông cha.

Không dừng lại ở đó, để mở rộng luận điểm, làm người đọc tin và bị thuyết phục hơn nữa, tác giả tiếp tục lấy dẫn chứng đến thời điểm hiện tại.

Ở đoạn thứ ba Hồ Chí Minh tập trung chứng minh tinh thần yêu nước của nhân dân trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược bằng hàng loạt các dẫn chứng. Sau câu chuyển đoạn “Đồng bào ta ngày nay cũng rất xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước” Hồ Chí Minh đã khái quát lòng yêu nước ghét giặc của nhân dân: “Từ các cụ già tóc bạc đến các cháu nhi đồng trẻ thơ, từ những kiều bào ở nước ngoài đến những đồng bào ở vùng bị tạm chiếm, từ nhân dân miền ngược đến nhân dân miền xuôi, ai cũng một lòng nồng nàn yêu nước, ghét giặc”.

Tiếp đó bằng hình thức liệt kê, kết hợp với mô hình liên kết từ …đến Chủ tịch Hồ Chí Minh đã cho thấy rõ lòng yêu nước của mọi tầng lớp, lứa tuổi, giai cấp,… Những dẫn chứng đó vừa cụ thể vừa toàn diện, thể hiện sự cảm phục, ngưỡng mộ tinh thần yêu nước của đồng bào ta trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.

Phần cuối văn bản là lời khẳng định tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý, chúng có thể rõ ràng dễ thấy nhưng cũng có khi được “cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm”. Lần đầu tiên, một thứ vô hình là lòng yêu nước lại được Bác cụ thể hóa, hữu hình hóa một cách vừa giản dị vừa cao quý đến như vậy.

Qua lời của Bác, lòng yêu nước không phải những điều lớn lao, xa vời mà nó giản dị, ở ngay xung quanh ta. Nhiệm vụ của ta lại phải phát huy lòng yêu nước đó thành những hành động, việc làm cụ thể trong công việc kháng chiến, công việc yêu nước.

Về nghệ thuật, bài văn có bố cục chặt chẽ, gồm ba phần (phần một nêu lên vấn đề nghị luận “tinh thần yêu nước của nhân dân ta”; phần hai chứng minh tinh thần yêu nước trong quá khứ và hiện tại; phần ba nhiệm vụ của Đảng trong việc phát huy tinh thần yêu nước). Lập luận mạch lạc, rõ ràng, lí lẽ thống nhất với dẫn chứng. Dẫn chứng phong phú, cụ thể, được diễn đạt bằng những hình ảnh so sánh cụ thể, sinh động.

Bài văn đã làm sáng tỏ chân lí muôn đời của cha ông ta đó là truyền thống yêu nước nồng nàn, sẵn sàng đấu tranh và hi sinh để giành tự do, độc lập cho dân tộc. Truyền thống đẹp đẽ đó cần phải được phát huy mạnh mẽ vào công cuộc kháng chiến của toàn dân tộc.

Gợi ý tìm hiểu 🔰Bài Thơ Không Ngủ Được Của Bác🔰 Nội Dung, Cảm Nhận

Viết một bình luận