Lời Kêu Gọi Toàn Quốc Kháng Chiến [Nội Dung + Phân Tích]

Lời Kêu Gọi Toàn Quốc Kháng Chiến ❤️️ Nội Dung, Phân Tích ✅ Chia Sẻ Hoàn Cảnh Ra Đời, Bản Tóm Tắt, Ý Nghĩa Của Văn Bản.

Nội Dung Lời Kêu Gọi Toàn Quốc Kháng Chiến Của Chủ Tịch Hồ Chí Minh

Sau nhiều cố gắng, nỗ lực của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, mọi giải pháp thương lượng cho hòa bình của Việt Nam đều không thực hiện được. Thực dân Pháp nổ súng xâm lược Việt Nam lần nữa, nhân dân Việt Nam không còn con đường nào khác, buộc phải cầm súng đứng lên bảo vệ đất nước. Ngày 19-12-1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến.

Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến
Tác giả: Hồ Chí Minh

Hỡi đồng bào toàn quốc!

Chúng ta muốn hòa bình, chúng ta phải nhân nhượng. Nhưng chúng ta càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới, vì chúng quyết tâm cướp nước ta lần nữa!

Không! Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ.

Hỡi đồng bào!

Chúng ta phải đứng lên!

Bất kỳ đàn ông, đàn bà, bất kỳ người già, người trẻ không chia tôn giáo, đảng phái, dân tộc. Hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp để cứu Tổ quốc. Ai có súng dùng súng. Ai có gươm dùng gươm, không có gươm thì dùng cuốc, thuổng, gậy gộc. Ai cũng phải ra sức chống thực dân Pháp cứu nước.

Hỡi anh em binh sĩ, tự vệ, dân quân!

Giờ cứu nước đã đến. Ta phải hy sinh đến giọt máu cuối cùng, để giữ gìn đất nước.

Dù phải gian lao kháng chiến, nhưng với một lòng kiên quyết hy sinh, thắng lợi nhất định về dân tộc ta!

Việt Nam độc lập và thống nhất muôn nǎm!

Kháng chiến thắng lợi muôn nǎm!

Hà Nội, ngày 19 tháng 12 năm 1946

HỒ CHÍ MINH

Đón đọc thêm ❤️️Bài Thơ Lịch Sử Nước Ta [Hồ Chí Minh]❤️️ Nội Dung, Phân Tích

Lời Kêu Gọi Toàn Quốc Kháng Chiến Vào Thời Gian Nào

Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến được chủ tịch Hồ Chí Minh soạn thảo, là lời phát động cuộc kháng chiến chống Pháp vào cuối năm 1946, cụ thể là ngày 20/12/1946.

Hoàn Cảnh Ra Đời Lời Kêu Gọi Toàn Quốc Kháng Chiến

Thohay.vn chia sẻ cho bạn các thông tin về hoàn cảnh ra đời Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến cụ thể.

Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, thực dân Pháp dã tâm dùng vũ lực hòng đặt lại ách thống trị trên đất nước ta một lần nữa. Trước vận mệnh đất nước đang ở tình thế ‘ngàn cân treo sợi tóc’ vì thù trong, giặc ngoài, nạn đói, nạn dốt hoành hành khắp nơi.

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhận thức rõ việc động viên sức mạnh của toàn thể dân tộc Việt Nam là điều rất cần thiết để thực hiện nhiệm vụ cấp bách của cách mạng: xây dựng và bảo vệ chính quyền cách mạng, chống thực dân Pháp xâm lược, bài trừ nội phản, cải thiện đời sống nhân dân.

Sau khi những nỗ lực đàm phán hòa bình giữa Việt Nam Dân chủ Cộng hòa với Pháp vào giữa năm 1946 để công nhận một nước Việt Nam độc lập không thành công. Đêm hôm ngày 19 tháng 12/1946, khi chiến sự bùng nổ – là ngày được gọi là “Toàn quốc kháng chiến”.

Ngày 20/12/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến. Với ý chí “thà hi sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ”, toàn dân tộc Việt Nam đã nhất tề đứng lên kháng chiến, chống thực dân Pháp xâm lược.

Đừng bỏ lỡ tác phẩm❤️️Tin Thắng Trận [Báo Tiệp]❤️️ Nội Dung Bài Thơ, Phân Tích

Ý Nghĩa Lời Kêu Gọi Toàn Quốc Kháng Chiến

Ý nghĩa Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh là sự khẳng định khát vọng hòa bình, ý chí và quyết tâm sắt đá bảo vệ nền độc lập, tự do của dân tộc Việt Nam. Lời khẳng định đó là sự kết tinh của truyền thống hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam.

=>Có thể khẳng định, đây là lời hịch cứu nước, có tác dụng cổ vũ, thôi thúc và động viên toàn dân nhất tề đứng lên đánh giặ. Lời hiệu triệu của Người là tiếng gọi thiêng liêng của non sông, đất nước, thôi thúc cả dân tộc bước vào cuộc chiến đấu mới.

Lời Kêu Gọi Toàn Quốc Kháng Chiến Của Chủ Tịch Hồ Chí Minh Đã Khẳng Định Điều Gì

Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định rõ ý chí, quyết tâm sắt đá của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta trong việc bảo vệ nền độc lập, tự do – thành quả của Cách mạng Tháng Tám vừa giành được.

Trong lịch sử dựng nước và giữ nước, khát vọng hòa bình và mong muốn hòa bình để xây dựng đất nước là khát vọng cháy bỏng của dân tộc ta. Tuy nhiên, khát vọng hòa bình của nhân dân ta sẽ không bao giờ có được khi kẻ thù có dã tâm xâm lược nước ta. 

Người khẳng định: “Không! Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ” . Lời khẳng định đó là sự kết tinh của truyền thống hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc ta; là sự tiếp nối ý chí và quyết tâm “Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập” đã được Người khẳng định trong Tuyên ngôn độc lập.

Chia sẻ thêm văn bản 🔰Tinh Thần Yêu Nước Của Nhân Dân Ta🔰Nội Dung, Giá Trị, Phân Tích

Cả Dân Tộc Việt Nam Đứng Lên Kháng Chiến Với Một Tinh Thần Như Thế Nào

Theo như lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh thì cả dân tộc Việt Nam ta phải đứng lên kháng chiến với một tinh thần “Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ.”

Tóm Tắt Lời Kêu Gọi Toàn Quốc Kháng Chiến Của Chủ Tịch Hồ Chí Minh

Bạn có thể xem thêm bản tóm tắt Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh dưới đây nhé!

Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định tính chính nghĩa của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, đây là cuộc chiến tranh giữ nước; đồng thời tố cáo tính chất phi nghĩa của cuộc chiến tranh do thực dân Pháp gây ra.

Thông qua Lời kêu gọi, Người khẳng định quyết tâm kháng chiến bảo vệ nền độc lập của nhân dân ta. “Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ. Hỡi đồng bào! Chúng ta phải đứng lên!” 

Cùng với kêu gọi toàn thể nhân dân tham gia kháng chiến, Hồ Chí Minh kêu gọi: Hỡi anh em binh sĩ, tự vệ, dân quân! Giờ cứu nước đã đến. Ta phải hy sinh đến giọt máu cuối cùng để giữ gìn đất nước”. Lời kêu gọi này thể hiện tinh thần “Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”.

Kết thúc lời kêu gọi, Người khẳng định tính tất yếu của thắng lợi cuối cùng chắc chắn thuộc về dân tộc Việt Nam

Đọc hiểu văn bản 🔰Tuyên Ngôn Độc Lập🔰 Ý Nghĩa, Giá Trị Lịch Sử 

Bố Cục Lời Kêu Gọi Toàn Quốc Kháng Chiến

Bố cục Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến được chia làm 4 phần:

  • Phần 1: Từ đầu đến ” cướp nước ta lần nữa!”: Khẳng định tính chính nghĩa của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.
  • Phần 2: Tiếp theo đến “chống thực dân Pháp cứu nước”: Bác khẳng định quyết tâm kháng chiến bảo vệ nền độc lập của nhân dân ta.
  • Phần 3: Tiếp theo đến “giữ gìn đất nước”: Lời kêu gọi của Hồ Chí Minh với lực lượng vũ trang
  • Phần 4: Còn lại: Hồ Chí Minh khẳng định một niềm tin tất thắng thuộc về dân tộc Việt Nam.

Đọc Hiểu Lời Kêu Gọi Toàn Quốc Kháng Chiến Có Đáp Án

Hướng dẫn đọc hiểu văn bản Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến có đáp án chi tiết.

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

“Hỡi đồng bào toàn quốc!

Chúng ta muốn hòa bình, chúng ta phải nhân nhượng. Nhưng càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới, vì chúng quyết tâm cướp nước ta một lần nữa!

Không! Chúng ta thà hi sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ.

Hỡi đồng bào!

Chúng ta phải đứng lên!

Bất kì đàn ông, đàn bà, bất kì người già, người trẻ, không chia tôn giáo, đảng phái, dân tộc. Hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp, cứu Tổ quốc. Ai có súng dùng súng. Ai có gươm dùng gươm, không có gươm thì dùng cuốc, thuổng, gậy gộc. Ai cũng phải ra sức chống thực dân Pháp cứu nước…”

👉Câu 1. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên?

Đáp án: PTBĐ chính: Nghị luận.

👉Câu 2. Chỉ ra biện pháp tu từ điệp ngữ và phân tích tác dụng của biện pháp đó trong đoạn trích trên?

Đáp án: Biện pháp tu từ điệp ngữ “Hỡi đồng bào…”; “Ai có..”.

Tác dụng: làm cho lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Bác Hồ trở nên sâu sắc và có tính kêu gọi, thúc giục mạnh mẽ sức mạnh của toàn dân trước cuộc kháng chiến bảo vệ độc lập của non sông trước thực dân Pháp

👉Câu 3. Nêu nội dung của đoạn trích trên?

Đáp án: Lời phát động và kêu gọi toàn thể nhân dân Việt Nam chung tay đứng lên kháng chiến chống thực dân Pháp: ai có gì dùng nấy, chỉ cần là người Việt Nam thì hãy đứng lên bảo vệ bờ cõi non sông.

👉Câu 4. Xác định câu “Hỡi đồng bào!” thuộc kiểu câu gì em đã học?

Đáp án: Câu cảm thán. Tác dụng: làm cho lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Bác Hồ trở nên sâu sắc và có tính kêu gọi, lan tỏa mạnh mẽ sức mạnh của toàn dân trước cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.

👉Câu 5. Trong đoạn trích trên tác giả viết:“Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ”. Em hiểu ý nghĩa của câu văn trên như thế nào?

Đáp án: Em hiểu câu văn: Ý là chúng ta có thể mất tất cả nhưng không thể làm mất nước. Mất nước là mất đi cội nguồn, mất nước là mất đi nơi ở. Có thể chiến đấu, có thể đổ lệ, đổ máu nhưng không bao giờ mất đi ngôi nhà của mình.

👉Câu 6. Tinh thần yêu nước là truyền thống quý báu của dân tộc ta, bằng sự hiểu biết của bản thân, em hãy viết một đoạn văn ngắn (từ 2- 3 câu) trình bày suy nghĩ của mình về truyền thống quý báu đó.

Đáp án:

Tinh thần yêu nước của nhân dân Việt Nam chính là truyền thống quý báu từ bao đời nay. Đặc biệt hơn, đồng bào ta ngày nay cũng đang tiếp nối truyền thống quý báu đó.

Thật vậy, truyền thống yêu nước là một truyền thống quý báu từ bao đời nay của dân tộc và qua việc làm thiết thực, toàn thể người dân VN ngày nay đang dần kế thừa, phát huy truyền thống ấy.

 Chao ôi! Bằng những việc làm thiết thực cũng như một lòng hướng về tổ quốc được thể hiện qua những hoạt động mang tầm vóc quốc gia, người VN đều nhất quán đi theo đường lối của Đảng và nhà nước đề ra cũng như phụng sự cho tổ quốc, thể hiện được tình yêu nước của mình. Trong đó, ta phải đặc biệt kể đến biểu hiện yêu nước tích cực của thế hệ trẻ ngày nay.

Đầu tiên, ta có thể nhận thấy rằng, người trẻ ngày nay đang ra sức học tập, thi đua góp phần phát triển đất nước, mang lại vẻ vang cho dân tộc, làm giàu cho xã hội. Trên thực tế, những đoàn học sinh giỏi của đất nước VN khi ra thi đấu với bạn bè quốc tế đều mang về những giải thưởng lớn và đáng tự hào, làm rạng danh cho dân tộc. Việc làm của các bạn là khẳng định tên tuổi của VN trên thế giới, góp phần xây dựng đất nước trong thời bình được tiến bộ, phát triển hơn.

Thứ hai, thế hệ trẻ còn dần thể hiện tình yêu nước của mình bằng những việc làm hết sức thiết thực và tỉnh táo. Nhờ được tuyên truyền và cảnh báo, người trẻ VN đã dần cảnh giác với các âm mưu gây chia rẽ và kích động của các thế lực thù địch.

Giới thiệu chi tiết về ❤️️Vi Hành [Nguyễn Ái Quốc]❤️️Nội dung, ý nghĩa

Giá Trị Tác Phẩm Lời Kêu Gọi Toàn Quốc Kháng Chiến

Tổng kết các giá trị của tác phẩm Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến, bạn tham khảo ngay nhé!

Giá Trị Nội Dung

  • Toàn văn Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh là một bản cương lĩnh kháng chiến súc tích với những nội dung hết sức quan trọng định hướng và chỉ đạo cuộc kháng chiến gian khổ của nhân dân Việt Nam.
  • Lời kêu gọi khơi dậy và phát huy sức mạnh toàn dân trong công cuộc xây dựng đất nước phồn vinh, hạnh phúc.

Giá Trị Nghệ Thuật

  • Thể loại văn chính luận, phương thức biểu đạt chính là nghị luận.
  • Sử dụng biện pháo điệp ngữ “Hỡi đồng bào”, “ai có”,.. để nhấn mạnh lời kêu gọi thêm sâu sắc, thể hiện sức mạnh, sự đoàn kết của toàn dân trước cuộc kháng chiến bảo vệ độc lập của non sông trước thực dân Pháp.
  • Ngôn ngữ văn bản ngắn gọn nhưng hùng hồn, đanh thép, thể hiện ý chí chiến đấu quật cường của Bác cũng như của dân tộc Việt Nam.

2 Mẫu Phân Tích Lời Kêu Gọi Toàn Quốc Kháng Chiến Hay Nhất

Chia sẻ cho bạn một số mẫu phân tích văn bản Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến hay nhất.

Mẫu Phân Tích Lời Kêu Gọi Toàn Quốc Kháng Chiến Hay – Mẫu 1

Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” là 1 văn kiện quan trọng trong lịch sử Việt Nam, đánh dấu sự mở màn cho cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân Việt Nam.

Dù đã đọc và nghe nhiều lần tác phẩm này, nhưng lần nào ta cũng thấy hừng hực khí thế. Tác phẩm dài chưa đến 200 từ nhưng lại truyền tải được trọn vẹn cái tinh thần sục sôi trong những ngày tháng lịch sử đó. Đó là cái tài của Hồ Chí Minh, Người luôn nói và viết khá ngắn, nhưng lại nói lên chính xác và đầy đủ tinh thần của cả dân tộc.

Và trong các văn kiện mà Hồ Chí Minh từng soạn thảo thì “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” đặc biệt hơn những văn kiện lịch sử khác, vì nó ra đời trong 1 thời điểm lịch sử cực kì gấp rút. Nó cũng có thể là văn kiện ngắn nhất trong số những tác phẩm vốn đã rất xúc tích của Hồ Chí Minh.

“Hỡi đồng bào toàn quốc”

Cách mở đầu này cũng giống với cách mở đầu của Tuyên ngôn Độc lập (“Hỡi đồng bào cả nước”) khi Hồ Chí Minh dùng 2 chữ đồng bào để xóa đi khoảng cách giữa lãnh đạo và nhân dân, cũng như xóa đi khoảng cách giữa những người dân với nhau, bằng cách nhấn mạnh vào một điểm chung duy nhất: tất cả đều là người Việt Nam, đều là anh em. Những diễn văn kiểu này của Hồ Chí Minh bên cạnh mục đích cụ thể luôn được tận dụng để tạo sự đoàn kết trong toàn dân.

“Chúng ta muốn hòa bình, chúng ta đã nhân nhượng, nhưng chúng ta càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới, vì chúng quyết tâm cướp nước ta một lần nữa.”

Chỉ bằng 1 câu, Hồ Chí Minh đã chỉ ra tính chính nghĩa của Việt Nam khi đã đòi hỏi hòa bình, đồng thời chỉ ra thái độ ngang ngược và cậy thế của thực dân Pháp. Cho thấy rằng Việt Nam đã nỗ lực để níu kéo 1 nền hòa bình, dù là rất mong manh, và chỉ ra chính thực dân Pháp đã dập tắt hi vọng cho nền hòa bình đó.

Người cũng rất cẩn thận câu từ khi chỉ đích danh kẻ xâm lược là “thực dân Pháp” chứ không hề nói chung chung là Pháp hay quân Pháp (thực dân Pháp càng lấn tới; đứng lên đánh thực dân Pháp; chống thực dân Pháp cứu nước).

Câu này đã nói đúng tâm tư cảm xúc của mỗi người Việt Nam khi đó, họ đều cảm thấy mỗi hành động nhân nhượng cho hòa bình chỉ càng đẩy vị thế của mình thấp hơn, và càng khiến cho thực dân Pháp hung hãn hơn trong hành động. Sự nhẫn nhịn của phía Việt Nam đã bị thực dân Pháp đẩy đến giới hạn, tức là không phải VN muốn chiến tranh, mà chính thực dân Pháp đã buộc họ phải chiến đấu, đó là sự lựa chọn cuối cùng của họ.

Và đặc biệt là đoạn “vì chúng quyết tâm cướp nước ta một lần nữa”. Hồ Chí Minh thực sự rất tinh tế ở đoạn này, không chỉ là vạch rõ dã tâm của Pháp, đó là cướp nước ta, mà còn là “cướp nước ta một lần nữa”. Điều này đã chạm đến lòng tự tôn của dân tộc Việt Nam.

Trách nhiệm của chúng ta với lịch sử của dân tộc, với truyền thống của cha ông được đặt ra ngay trước mắt, và gợi nhắc lại lịch sử đau thương của chúng ta và của cha ông, rằng thực dân Pháp đã từng cướp nước ta rồi đó, chúng còn chưa phải đền tội cho 80 năm độ hộ đất nước ta, mà còn dám liều mạng lặp lại tội ác đó.

“Không!”

Chỉ 1 từ thôi: Không! Cực kì dứt khoát và quyết đoán. Hệt như cái cách Người trả lời phóng viên Pháp vào năm 1964. Với Pháp, lần này, nhất định không. Và với Trung Quốc, thậm chí là không bao giờ.

“Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ.”

Đây là câu hay nhất của cả tác phẩm, nó lột tả được toàn bộ và tận cùng cái tinh thần của người Việt Nam, tại thời điểm đó và trong suốt chiều dài lịch sử. Với người Việt Nam, Tổ quốc là trên hết, dân tộc là trên hết.

Nhắc nhở ta rằng: Không có nỗi đau nào bằng nỗi đau mất nước, không có nỗi nhục nào bằng nỗi nhục nô lệ. Một khi Tổ quốc bị lâm nguy, thì ko còn gì quan trọng bằng Tổ quốc nữa, chúng ta sẵn sàng đánh đổi tất cả, hy sinh tất cả, cho Tổ quốc.

Tinh thần của câu này thống nhất với câu trong bản Tuyên ngôn Độc lập trước đó: “Toàn thể dân tộc Việt Nam, quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy” cũng như câu nói nổi tiếng sau này: “Không có gì quý hơn Độc lập, Tự do”.

Hồ Chí Minh trong suốt cuộc đời mình luôn hướng đến 2 lý tưởng này, độc lập cho dân tộc và tự do cho con người. Đó chính là 2 điều mà Người và dân tộc sẵn sàng chấp nhận hy sinh để giành lấy và gìn giữ lấy.

Ở câu này Hồ Chí Minh còn 2 lần sử dụng từ nhất định, một từ mà ta rất thường thấy trong lời nói và bài viết của Người.

Cái từ “nhất định” này nó thể hiện sự chắc chắn vô cùng. Chiết tự ra thì nó có nghĩa là chỉ 1 điều đã được định sẵn, đã được định đoạt, dù có thế nào đi chăng nữa cũng không thể thay đổi được, vì nó chỉ có một mà thôi. Nó thể hiện một quyết tâm vô cùng lớn của Hồ Chí Minh, một quyết tâm không gì có thể lay chuyển được. Mất nước ư? Nô lệ ư? Nhất định không!

Và sau đó, là lời hiệu triệu:

“Hỡi đồng bào!
Chúng ta phải đứng lên!”

Trong hơn 80 năm đồ hộ, họ luôn bị “đè đầu cưỡi cổ”, đến sau khi giành đc độc lập, họ cũng luôn phải “nhẫn nhục” để nhượng bộ với Pháp. Và đúng thời điểm này, khi đã bị chèn ép đến nỗi không thể chịu đựng được nữa, Hồ Chí Minh kêu gọi họ “đứng lên”. Đó là 1 sự bùng cháy.

“Bất kỳ đàn ông, đàn bà, bất kỳ người già, người trẻ, không chia tôn giáo, đảng phái, dân tộc.
……
Giờ cứu nước đã đến. Ta phải hy sinh đến giọt máu cuối cùng, để giữ gìn đất nước.”

Ở đây Hồ Chí Minh lại cố gắng đoàn kết dân tộc và chỉ ra 1 mục tiêu chung duy nhất: cứu Tổ quốc. Và đặt trách nhiệm cứu nước đó đến mọi người dân Việt Nam, ở mọi tầng lớp, mọi độ tuổi, mọi phe phái. Trách nhiệm đó trước tiên thuộc về mỗi người dân, trước cả những lực lượng tự vệ, dân quân.

Hồ Chí Minh đã xác định rõ ràng chiến lược ‘chiến tranh nhân dân’ ngay trong lời kêu gọi này. Và xác định cái tinh thần chiến đấu cho toàn dân, dùng mọi thứ có trong tay để chiến đấu, hy sinh đến giọt máu cuối cùng. Tinh thần đó được cụ thể ngay lập tức khi trên khắp phố phường Hà Nội, người dân vác hết giường tủ hòm xiểng ra lập chiến lũy, cảm tử quân thì ôm bom ba càng.

Sau cùng, Hồ Chí Minh thể hiện niềm tin tuyệt đối vào cuộc kháng chiến: 

“Dù phải gian khổ kháng chiến, nhưng với một lòng kiên quyết hy sinh, thắng lợi nhất định về dân tộc ta.”

Vào thời điểm lên kèo, đó là 1 kèo quá lệch, chẳng ai tin vào 1 cửa thắng nào cho VN. Người Pháp không tin, thế giới không tin, mỗi Việt Nam tin. Và lịch sử đã lạnh lùng đẩy quân Pháp và cả chủ nghĩa thực dân ra đê.

Và như thế, sau gần 77 năm, ta vẫn cảm nhận được tinh thần yêu nước và quyết tâm mãnh liệt của cả dân tộc trong những ngày tháng lịch sử qua lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Người đã nắm bắt được thần khí của thời khắc lịch sử và nắm được tinh thần của toàn dân, để thay lời non sông, hiệu triệu toàn dân đứng lên cứu nước.

Mẫu Phân Tích Lời Kêu Gọi Toàn Quốc Kháng Chiến Chọn Lọc – Mẫu 2

Thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám năm 1945, chấm dứt chế độ thực dân và phong kiến ở nước ta, mở ra một kỷ nguyên mới trong lịch sử dân tộc, kỷ nguyên độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Tuy vậy đất nước ta lúc bấy giờ đứng trước hoàn cảnh thù trong, giặc ngoài.

Đứng trước dã tâm xâm lược nước ta của thực dân Pháp, sáng sớm ngày 20-12-1946, qua sóng phát thanh của Đài Tiếng nói Việt Nam, Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh được truyền đi cả nước với quyết tâm cao độ là đánh thắng giặc Pháp xâm lược, bảo vệ tổ quốc.

Mở đầu, Hồ Chí Minh viết: “Chúng ta muốn hòa bình, chúng ta phải nhân nhượng. Nhưng chúng ta càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới, vì chúng quyết tâm cướp nước ta một lần nữa”. Khẳng định tính chính nghĩa của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp; Đây là cuộc chiến tranh giữ nước; đồng thời tố cáo tính chất phi nghĩa của cuộc chiến tranh do thực dân Pháp gây ra – kẻ xâm lược.

Thông qua Lời kêu gọi, Người khẳng định quyết tâm kháng chiến bảo vệ nền độc lập của nhân dân ta. Lời kêu gọi viết: “Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ. Hỡi đồng bào! Chúng ta phải đứng lên!” Đây chính là sự xuất phát điểm của truyền thống anh dũng bất khuất của dân tộc, khát vọng độc lập của nhân dân Việt Nam, “Thà hy sinh tất cả chứ nhất định không chịu làm nô lệ”.

Trong dòng chảy liên tục của lịch sử dựng nước và giữ nước, mong muốn hòa bình để dựng xây đất nước là khát vọng cháy bỏng của cả dân tộc Việt Nam. Khát vọng hòa bình của nhân dân ta sẽ không bao giờ có được khi kẻ thù có dã tâm xâm lược nước ta. Cho nên, Người khẳng định rõ ý chí, quyết tâm sắt đá của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta trong bảo vệ nền độc lập, tự do – thành quả của Cách mạng Tháng Tám vừa giành được

Do vậy, Hồ Chí Minh kêu gọi: “Bất kỳ đàn ông, đàn bà, bất kỳ người già, người trẻ, không chia tôn giáo, đảng phái, dân tộc. Hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp để cứu Tổ quốc”.

Cùng với kêu gọi toàn thể nhân dân tham gia kháng chiến, Hồ Chí Minh kêu gọi: Hỡi anh em binh sĩ, tự vệ, dân quân! Giờ cứu nước đã đến. Ta phải hy sinh đến giọt máu cuối cùng để giữ gìn đất nước”. Trong giờ phút cam go, Lời kêu gọi của Hồ Chí Minh với lực lượng vũ trang thể hiện tinh thần “Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”. Đây chính là quan điểm rõ nhất của Hồ Chí Minh cho tinh thần đại đoàn kết dân tộc trong cuộc kháng chiến chống một kẻ thù xâm lược mạnh hơn mình trên tất cả các mặt.

Đồng thời khẳng định tính tất yếu của thắng lợi cuối cùng chắc chắn thuộc về dân tộc Việt Nam. Kết thúc Lời kêu gọi, Hồ Chí Minh khẳng định một niềm tin tất thắng: “Dù phải gian lao kháng chiến, nhưng với một lòng kiên quyết hy sinh, thắng lợi nhất định về dân tộc ta”. Việt Nam độc lập và thống nhất muôn năm! Kháng chiến thắng lợi muôn năm!”.

Niềm tin của Hồ Chí Minh dựa vào cơ sở: “Chính ắt thắng tà”; dựa vào sức mạnh của chiến tranh nhân dân; quy luật vận động, phát triển biện chứng của chiến tranh cách mạng theo lý luận chủ nghĩa Mác-Lênin; kinh nghiệm trong lịch sử kháng chiến chống xâm lược của nhân dân ta qua các thời kỳ lịch sử.

 Có thể khẳng định, đây là lời hịch cứu nước, có tác dụng cổ vũ, thôi thúc và động viên toàn dân nhất tề đứng lên đánh giặc. Để huy động sức mạnh, tiến hành cuộc kháng chiến toàn dân, Chủ tịch Hồ Chí Minh kêu gọi “Bất kỳ đàn ông, đàn bà, bất kỳ người già, người trẻ, không chia tôn giáo, đảng phái, dân tộc. Hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp để cứu Tổ quốc”. Lời hiệu triệu của Người là tiếng gọi thiêng liêng của non sông, đất nước, thôi thúc cả dân tộc bước vào cuộc chiến đấu mới.

Lời kêu gọi đã phác họa những nét cơ bản về đường lối chống thực dân Pháp, góp phần chỉ đạo, định hướng cho cuộc kháng chiến giành thắng lợi. Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược bùng nổ trong tương quan lực lượng có lợi cho địch. Để giành thắng lợi, chúng ta phải lấy nhỏ đánh lớn, lấy ít địch nhiều.

Hơn bảy mươi năm đã trôi qua, lời hịch thiêng liêng kêu gọi toàn dân tộc đoàn kết, đứng lên chiến đấu, giành chiến thắng trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp trường kỳ đã để lại những bài bài học sâu sắc cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Trải qua lịch sử truyền thống của dân tộc, tiếp nối hào khí của bài thơ thần “Nam quốc sơn hà” thời Lý, “Hịch tướng sĩ” thời Trần, “Bình Ngô đại cáo” thời Lê Sơ,… Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến là một áng hùng văn bất hủ, chứa đựng những giá trị và tư tưởng mang tính thời đại, là lời hịch động viên cả nước đứng lên chiến đấu bằng thái độ kiên định và dứt khoát.

Lời kêu gọi còn là bản cương lĩnh kháng chiến có tính khái quát cao, chứa đựng những quan điểm về đường lối chiến tranh nhân dân, toàn dân đánh giặc và khẳng định niềm tin tuyệt đối vào thắng lợi cuối cùng của cuộc kháng chiến. Những tư tưởng cơ bản đó cần tiếp tục nghiên cứu, vận dụng sáng tạo trong giai đoạn mới của cách mạng. Nhằm đưa sự nghiệp đổi mới của đất nước đi vào chiều sâu và phát triển bền vững đất nước.

Gửi bạn tác phẩm🌿Lai Tân [Hồ Chí Minh] 🌿Tìm hiểu chi tiết

Viết một bình luận