Tin Thắng Trận Của Báo Tiệp [Nội Dung Bài Thơ + Phân Tích]

Tin Thắng Trận [Báo Tiệp] ❤️️ Nội Dung Bài Thơ, Phân Tích ✅ Chia Sẻ Chi Tiết Về Bố Cục, Ý Nghĩa, Nghệ Thuật Bài Thơ Tin Thắng Trận.

Bài Thơ Báo Tiệp Gốc

Bài thơ Báo tiệp hay còn gọi là Tin thắng trận là một số các bài thơ viết về chủ đề trăng của Bác. Bài thơ được sáng tác trong những năm kháng chiến chống Pháp ác liệt. Dưới đây là nội dung bài thơ gốc.

Báo tiệp (Tin thắng trận)
Tác giả: Hồ Chí Minh

報捷

月推窗問詩成未,
軍務仍忙未做詩。
山樓鐘響驚秋夢,
正是連區報捷時。

Phiên âm:

Nguyệt thôi song vấn: – Thi thành vị?
– Quân vụ nhưng mang vị tố thi.
Sơn lâu chung hưởng kinh thu mộng,
Chính thị Liên khu báo tiệp thì.

Đón đọc thêm ❤️️Bài Thơ Lịch Sử Nước Ta [Hồ Chí Minh] ❤️️ Nội Dung, Phân Tích

Bài Thơ Tin Thắng Trận Dịch Nghĩa

Chia sẻ cho bạn bài thơ Tin thắng trận bản dịch nghĩa và dịch thơ chi tiết:

Tin thắng trận (Dịch nghĩa)
Tác giả: Hồ Chí Minh

Trăng đẩy cửa sổ hỏi: – Thơ xong chưa?
– Vẫn còn bận việc quân, chưa làm thơ được.
Bỗng tiếng chuông ở lầu trên núi khua tỉnh giấc mộng đêm thu,
Vừa hay là lúc có tin thắng trận ở Liên khu báo về.

Dịch thơ:

Trăng vào cửa sổ đòi thơ,
Việc quân đang bận, xin chờ hôm sau,
Chuông lầu chợt tỉnh giấc thu,
Ấy tin thắng trận Liên khu báo về.

Hoàn Cảnh Sáng Tác Bài Thơ Tin Thắng Trận

Hồ Chí Minh sáng tác bài thơ này vào năm 1948, một đêm trăng đẹp giữa núi rừng chiến khu, khi cuộc kháng chiến của quân dân ta đang diễn ra vô cùng ác liệt. Bác đang để hết tâm trí chèo lái con tàu Tổ quốc vượt bao ghềnh thác hiểm nguy. Bài thơ ra đời trong bối cảnh lịch sử đó và trong giây phút hiếm hoi Bác đến với thơ.

Đừng bỏ lỡ tác phẩm ➡️Tự Khuyên Mình [Hồ Chí Minh] ⬅️ Nội Dung Bài Thơ, Phân Tích

Ý Nghĩa Bài Thơ Tin Thắng Trận

“Tin thắng trận” là một bài thơ trăng rất độc đáo của nhà thơ Hồ Chí Minh. Tiếng chuông trong bài thơ như một tín hiệu báo tin một giai đoạn mới của cuộc kháng chiến đã mở ra, quân và dân ta đang xốc tới với sức mạnh vô địch. Qua đó thể hiện mong muốn và niềm tiên mãnh liệt của Bác về chiến thắng của dân tộc ta.

Bố Cục Bài Thơ Tin Thắng Trận

Bố cục bài thơ Tin thắng trận có thể chia thành 2 phần như sau:

  • Phần 1: Hai câu thơ đầu: Là hai câu tả cảnh mộng
  • Phần 2: Hai câu thơ cuối: Tả cảnh thực

Chia sẻ thêm văn bản 🔰Tinh Thần Yêu Nước Của Nhân Dân Ta🔰Nội Dung, Giá Trị, Phân Tích

Nghệ Thuật Bài Thơ Tin Thắng Trận

Chia sẻ các giá trị nghệ thuật trong bài thơ Tín thắng trận của chủ tịch Hồ Chí Minh.

  • Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật
  • Bài thơ mang phong vị Đường thi, từ giấc mộng trăng thơ say người đến tiếng chuông lầu trên núi cổ kính.
  • Kết hợp hài hoà giữa vẻ đẹp cổ điểm và tinh thần hiện đại.

5 Mẫu Cảm Nhận, Phân Tích Bài Thơ Tin Thắng Trận Của Hồ Chí Minh Hay Nhất

Tham khảo ngay các mẫu văn cảm nhận, phân tích bài thơ Tin thắng trận hay nhất của chủ tịch Hồ Chí Minh.

Mẫu Cảm Nhận, Phân Tích Bài Thơ Tin Thắng Trận Của Hồ Chí Minh Hay – Mẫu 1

Hồ Chí Minh là nhà thơ lớn trong thời đại chúng ta. Thơ chữ Hán là phần tinh tuý nhất trong sự nghiệp thơ ca của Người.

Sau “Nhật kí trong tù”, Chủ tịch Hồ Chí Minh còn để lại chùm thơ chữ Hán viết tại chiến khu Việt Bắc trong 9 năm kháng chiến chống Pháp xâm lược: “Nguyên Tiêu”, “Thu dạ”, “Tặng Bùi Công”… và Báo tiệp. Đó là những bài thơ mang cảm hứng trữ tình, biểu hiện một hồn thơ chiến sĩ tuyệt đẹp.

“Nguyệt thôi song vấn: – Thi hành vị?
Quân vụ nhưng mang vị tố thi.
Sơn lâu chung hưởng kinh thu mộng
Chính thị Liên khu báo tiệp thì”.

Hồ Chí Minh sáng tác bài thơ này vào năm 1948, một đêm trăng đẹp giữa núi rừng chiến khu, khi cuộc kháng chiến của quân dân ta đang diễn ra vô cùng ác liệt. Câu thơ mở bài hết sức tự nhiên. Trăng đẩy cửa sổ hỏi thi nhân: “Thơ xong chưa”? (thi thành vị?) Trăng xuất hiện đột ngột, thân tình. Tiếp theo là câu trả lời của Bác: “Vẫn còn bận việc quân, chưa làm thơ được” (Quân vụ nhưng mang vị tố thi).

“Trăng vào cửa sổ đòi thơ,
Việc quân đang bận xin chờ hôm sau”.

Sự khất thơ của Bác là hoàn toàn hợp lí. Vì bận việc quân nên chưa có thơ. Trăng hãy vui lòng chờ một dịp khác. Cuộc đối thoại giữa Bác với trăng chứa đựng bao tâm tình của đôi bạn tri âm, tri kỉ.

Năm 1948, cuộc kháng chiến chống Pháp bước sang năm thứ ba, quân và dân ta đang gặp bao khó khăn, gian khổ. Việc quân việc nước thu hút tâm trí lãnh tụ suốt đêm ngày. Nhiều bài thơ của Bác đã nói lên điều đó:

“Yên ba thâm xứ đàm quân sự”.
(Giữa dòng bàn bạc việc quân)
(Nguyên tiêu, 1948)

“Quân cơ, quốc kế thương đàm liễu”.
(Việc quân, việc nước bàn xong)
(Đối nguyệt)

Trở lại bài “Báo tiệp”, trăng đã xuất hiện, nhưng đối với thi nhân “đêm nay”, thơ cũng chưa xong được. Trong tù, không có hoa, có rượu, chỉ có trăng cũng đã thành thơ. Trong hoàn cảnh kháng chiến, phải cần có thêm một vài yếu tố nữa. Câu “chuyển” trong bài tứ tuyệt nói về tiếng chuông ngân lên trên lầu núi, làm lay động giấc mộng đêm thu:

“Sơn lâu chung hưởng kinh thu mộng”.

Tiếng chuông làm Bác “chợt tỉnh giấc thu” chính là tiếng chuông báo tin thắng trận. Âm thanh ấy ngân nga mãi trong lòng người đang đêm ngày mong đợi tin vui từ các chiến trường bay về. Các thi liệu: “nguyệt”, “song”, “sơn lâu”, “chung hưởng”, “thu mộng” hòa quyện với thực tế cuộc sống kháng chiến bộn bề, gian khổ – tạo nên màu sắc vừa cổ điển vừa hiện đại, vừa thực vừa hư ảo, gợi cảm.

Tiếng chuông trong đêm khuya làm cho không gian núi rừng chiến khu thêm tĩnh lặng và thiêng liêng. Nó gợi ta nhớ đến một tứ thơ của Trương Kế, đời Đường:

“Thuyền ai đậu bến Cô Tô,
Nửa đêm nghe tiếng chuông chùa Hàn San”.
(Phong kiều dạ bạc)

Tiếng chuông là một thi liệu được nói đến nhiều trong thơ cổ: “Thính vũ” (Nguyễn Trãi) “Nhớ núi Đọi” (Nguyễn Khuyến)… Trong “Nhật ký trong tù”, Bác cũng viết:

“Chùa xa chuông giục người nhanh bước,
Trẻ dẫn trâu về tiếng sáo bay”.
(Hoàng hôn)

Mỗi một tiếng chuông là một nỗi niềm. Tiếng chuông trong bài thơ “Báo tiệp” báo tin vui thắng trận. Giấc mộng đêm thu trở thành một giấc mộng đẹp. Tỉnh mộng, Bác đón tin vui:

“Chính thị Liên khu báo tiệp thì”.
(Ấy tin thắng trận Liên khu báo về)

Tiếng chuông vang ngân trên lầu núi là một nét vẽ hàm súc, cổ điển, lấy động để tả tĩnh, làm cho cảnh đêm trăng chiến khu trở nên tĩnh lặng, trang nghiêm.

Trong thời kỳ khói lửa, có niềm vui nào lớn hơn niềm vui thắng trận? Nỗi lo việc quân việc nước đã được giải tỏa. Tin thắng trận đã trở thành nguồn cảm hứng vút lên thành thơ. Người bạn trăng đã có thơ rồi. Trăng cùng với tin thắng trận đã đem lại cảm hứng thơ trong tâm hồn thi nhân.

Cấu trúc của bài thơ rất đặc biệt. Lúc đầu trăng đến đòi thơ. Vì bận việc quân nên Bác chưa có thơ. Tiếp theo tiếng chuông reo trên lầu núi báo tin thắng trận. Thế là trăng đã thành một bài thơ trăng rất hay ra đời. Trăng với thi nhân chan hòa trong niềm vui sướng: cảnh đẹp thơ mộng, vừa có thơ, vừa có tin vui thắng trận.

Bác đã viết nhiều vần thơ nói về tin vui thắng trận. Mỗi vần thơ là một bước đi lên của dân tộc. Mỗi tin thắng trận là một chặng đường lịch sử, đầy máu và hoa. Sức mạnh nhân nghĩa Việt Nam in dấu son đậm đà trong vần thơ Bác:

“Tin vui thắng trận dồn chân ngựa”.
(Tặng Bùi Công)

“Tin mừng thắng trận nở như hoa”.
(Mừng xuân, 1967)

“Bỗng nghe vần “thắng” vút lên cao”.
(Không đề, 1968)

“Tin thắng trận” (Báo tiệp) là một trong những bài thơ tứ tuyệt đặc sắc của Bác Hồ. Tâm hồn lãnh tụ chan hòa với tâm hồn thi sĩ. Cuộc đối thoại giữa trăng với thi nhân tạo nên vẻ đẹp trữ tình, trong sáng và hồn nhiên đầy chất thơ. Thi liệu chọn lọc, tinh tế trong biểu hiện và biểu cảm.

Đọc bài thơ “Tin thắng trận”, ta thêm yêu tâm hồn lãnh tụ: trong kháng chiến gian khổ vẫn lạc quan yêu đời yêu thiên nhiên, yêu vầng trăng đẹp. “Trăng xưa” đến thăm Bác trong cảnh lao tù, cùng chia sẻ với Bác nỗi đau mất tự do. “Trăng nay” đến với Bác nơi núi rừng chiến khu để cùng với Bác vui mừng đón tin thắng trận.

Mẫu Cảm Nhận, Phân Tích Bài Thơ Tin Thắng Trận Của Hồ Chí Minh Hay Đặc Sắc – Mẫu 2

Trăng vào cửa sổ đòi thơ
Việc quân đang bận, xin chờ hôm sau.
Chuông lầu chợt tỉnh giấc thu,
Ấy tin thắng trận Liên khu báo về.

Mở bài thơ ra đã thấy trăng! Cũng lạ, mở đầu cho một bài thơ nói về “tin thắng trận” mà không có việc chiến trận, chuyện binh đao, lại chỉ có chuyện trăng thơ. Ấy vậy mà chuyện trăng thơ lại liên quan đến tin thắng trận, lại chuyển hóa thành tin thắng trận trong sự vận động độc đáo mà lôgic của tứ thơ: Mộng đẹp thành Thực đẹp, khiến cho bài thơ vừa tươi rói chất sống hiện thực lại dạt dào cảm hứng lãng mạn. Và đó chính là sự hài hòa tuyệt đẹp giữa cổ điển và hiện đại, thi sĩ và chiến sĩ trong hồn thơ Hồ Chí Minh để tạo nên bài thơ trăng – báo tiệp bất hủ này.

Bài thơ mang phong vị Đường thi rất đậm, từ giấc mộng trăng thơ say người đến tiếng chuông lầu trên núi cổ kính; nhưng rõ nhất là ở cấu trúc bài tứ tuyệt bốn câu thành hai phần cân đối nối tiếp nhau: cảnh Mộng trong hai câu đầu và cảnh Thực trong hai câu cuối. Mộng và Thực ở đây đều đẹp làm cho bài thơ vừa lung linh kì ảo lại ngời sáng rực rỡ.

Dễ thường ít có giấc mộng nào đẹp như giấc mộng đêm thu của Bác Hồ trong bài tứ tuyệt này. Và cũng hiếm thấy câu thơ nào lại chứa chan thi vị, mở ra một cảnh sắc thơ mộng kì ảo, một trời đầy trăng thơ say người đến thế:

Trăng vào cửa sổ đòi thơ

Chỉ một câu thơ mà nói rõ phẩm chất thi sĩ tuyệt vời của Bác. Không là thi sĩ đích thực, không mang một hồn thơ dạt dào nhạy cảm, không thể viết được một câu thơ như thế – nhất là trong những ngày bề bộn, căng thẳng của chiến trận.

Câu thơ dịch của Huy Cận cũng đã “rất thơ”, nhưng nếu đọc nguyên tác chữ Hán ta sẽ phát hiện ra những điều mới mẻ, độc đáo trong hồn thơ của Bác.

Trong giấc Mộng Đẹp này trăng nhập hẳn vào thế giới con người (điều chưa từng có trong thơ trăng Bác Hồ), thân mật trong cử chỉ (thôi song – đẩy cửa sổ), tự nhiên trong cách ăn nói (thi thành vị? – thơ xong chưa?), rõ ra người bạn tri âm tri kỉ thường đến với nhà thơ vào những đêm trăng đẹp. Bác phải yêu trăng và yêu thơ đến mức nào thì trăng – thơ mới đi vào trong giấc mơ của Bác để thành giấc mộng đêm thu tuyệt diệu,của Người.

Nhưng cái đẹp nhất của giấc mộng này không phải ở trăng – thơ mả ở chính con người. Yêu trăng và yêu thơ như thế, nhưng trăng và thơ đã lùi xuống hàng thứ hai để nhường chỗ cho điều mà, Bác quan tâm, lo lắng nhất – cũng là “ham muốn tột bậc” của Bác:

Quân vụ nhưng mang vị tố thi
(Việc quân đang bận, xin chờ hôm sau)

Và kì diệu biết bao, điều quan tâm lo lắng vì nước, vì dân ấy lại đến ngay cả trong giấc mơ khi Bác vừa chợp mắt sau một ngày làm việc căng thẳng.

Bác tỉnh ngay cả ở trong mộng như xưa kia trong tù, Bác nhớ nước cả trong mơ. “Có đại giác thì mới có đại mộng” (Mai đình mộng kí) – đây là “đại mộng” của người chiến sĩ cách mạng Hồ Chí Minh trong giấc mơ trăng của nhà thơ Hồ Chí Minh, là sự hài hòa tuyệt điệu giữa tinh thần chiến sĩ và cốt cách thi sĩ trong con người Bác. Trong cuộc đời và trong thơ ca, từ xưa đến nay, có giấc mộng nào đẹp hơn thế nữa?

Nhưng giấc mộng đêm thu ấy chỉ đẹp trọn vẹn với ý nghĩa sâu xa của nó chỉ tiếng chuông lầu báo tin thắng trận. Chuông lầu như cái bản lề nối liền Mộng và Thực, và bài thơ đã được phát triển theo cái tứ độc đáo: từ Mộng đẹp biến thành Thực đẹp:

Chuông lầu chợt tỉnh giấc thu,
Ấy tin thắng trận Liên khu báo về.

Nếu Mộng đẹp tràn ngập ánh trăng lung linh huyền ảo thì Thực đẹp lại rộn vang tiếng chuông giòn giã báo tin thắng trận. “Sơn lâu chung hưởng kinh thu mộng” – tiếng chuông lầu trên núi cổ kính như từ một thời xa xưa vọng về, lại mở ra một hiện thực sống động của cuộc sống đánh giặc ngày hôm nay, làm cho hiện thực ấy càng ngời sáng rực rỡ.

Mộng đẹp và Thực đẹp ấy thống nhất với nhau trong cấu tứ thơ Đường: không trực tiếp mô tả sự việc mà chủ yếu là thống nhất hóa sự vật giữa hai mặt đối lập hay hai mặt tương ứng. Thơ trong tù của Bác thường thống nhất giữa hai mặt đối lập, còn thơ kháng chiến của Bác lại thường thống nhất giữa hai mặt tương ứng.

Ở bài thơ này là sự thống nhất giữa Mộng đẹp và Thực đẹp, cũng là sự thống nhất giữa Tĩnh và Động, giữa Lãng mạn và Hiện thực. Từ Mộng đẹp mà có Thực đẹp; Thực đẹp là sự phát triển tự nhiên, lôgic, tất yếu của Mộng đẹp, là kết quả của Mộng đẹp đồng thời là sự minh chứng hùng hồn cho Mộng đẹp. Có Mộng đẹp thì mới có Thực đẹp, có “việc quân đang bận” trong giấc mơ trăng thì mới có ”tin thắng trận liên khu báo về” trong cảnh thực.

Mộng và Thực hô ứng, xoắn xuýt, cộng hưởng với nhau hoàn chỉnh tứ thơ toàn bài. Và ta hiểu cái “tin thắng trận” này có nguồn gốc sâu xa từ con người mà trong giấc mơ trăng vẫn nhớ đến nhiệm vụ đánh giặc. Con người đẹp ấy có một giấc mơ đẹp và chính cái “đại mộng” này đã làm nên một bài thơ trăng vào loại đẹp nhất trong chuỗi ngọc thơ trăng của Bác: một bài thơ trăng đe báo tin thắng trận, một bài thơ đậm đà phong vị Đường thi nhưng lại ngời sáng tinh thần thời đại.

Mẫu Cảm Nhận, Phân Tích Bài Thơ Tin Thắng Trận Của Hồ Chí Minh Chọn Lọc – Mẫu 3

Hai tiếng Bác Hồ gợi trong lòng chúng ta những gì? Là niềm tự hào của cả dân tộc về người lãnh tụ vĩ đại; là tình yêu thương của triệu triệu con người Việt Nam và các dân tộc khác dâng lên cho “bảy mươi chín mùa xuân trong sáng” đã suốt đời vì sự nghiệp cách mạng. Và cũng trong con người vĩ đại ấy là hình ảnh giản dị của Người mà ta cảm nhận được qua: Cuộc sống của Người và trong những bài thơ.
 
 Dẫu suốt đời Người không tự nhận là nhà thơ – mà chỉ là người bạn của văn nghệ, nhưng những vần thơ của Người cứ đi vào lòng mỗi chúng ta và gợi biết bao điều suy nghĩ. Thơ của Bác – cũng như những sáng tác văn chương của Người, hết sức đa dạng, phong phú về nội dung và hình thức.
 
Tất cả bắt đầu từ mục đích mà Người đề ra khi cầm bút. Ở mảng thơ thiên về chất trữ tình (tất nhiên vẫn đầy chất “thép”), ta tìm thấy được rất nhiều nét tài hoa nghệ sĩ, hòa quyện giữa chất chiến sĩ và tâm hồn nghệ sĩ. Như Cảnh khuya, Rằm tháng giêng (Nguyên tiêu), Tin thắng trận (Báo tiệp)… Đi sâu vào một bài thơ trong số ấy: Tin thắng trận (Báo tiệp), để hiểu hơn về Người và về chính sự rung cảm của trái tim ta.
 
Hiểu một bài thơ, điều đầu tiên mà ai cũng biết đó là nhận thức, song quan trọng hơn vẫn là một trái tim. Nghĩa là ta phải để lòng mình hòa với hồn thơ của tác giả – mà mấy ai giống nhau. Đặc biệt là đối với thơ của Bác; bởi thơ của Người luôn “giản dị” nhưng chứa ở tầng sâu biết bao ý nghĩa.

Báo tiệp (Tin thắng trận) được Bác viết năm 1948, lúc cuộc kháng chiến chống Pháp “gian lao mà anh dũng” ở giai đoạn bắt đầu với rất nhiều khó khăn. Người “thuyền trưởng Hồ Chí Minh” đang để hết tâm trí chèo lái con tàu Tổ quốc vượt bao ghềnh thác hiểm nguy. Bài thơ ra đời trong bối cảnh lịch sử đó và trong giây phút hiếm hoi Bác đến với thơ.

Bài thơ mở ra với hình ảnh của “trăng” – một người “bạn thơ” rất đỗi tri kỉ tri âm của Người (dẫu tiêu đề là Báo tiệp). “Trăng” xuất hiện rất độc đáo, rất riêng mà quen thuộc lạ kì:

“Nguyệt thôi song vấn: – Thi thành vị?
Quân vụ nhưng mang vị tố thi”.
(Trăng đẩy cửa sổ hỏi: – Thơ xong chưa?
Vẫn còn bận việc quân, chưa làm thơ được).

Ai từng yêu thơ Bác không thể nào không biết về những bài thơ trăng của Người. Bác Hồ của chúng ta luôn lấy hình ảnh trăng làm nguồn cảm hứng. Khi ở tù, Người vẫn “ngắm trăng” theo cách rất riêng của mình:

Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ”.
(Ngắm trăng – Nhật kí trong tù)

Hay khi “bàn bạc việc quân” trở về thì ánh trăng “bát ngát” đã “ngân đầy thuyền” (Rằm tháng giêng, 1948). Trăng là một điều gì đó vừa thiêng liêng lắm, vừa thân quen để giãi bày, tâm sự.

Trong thơ ca xưa và nhất là ở Thơ mới, hình ảnh vầng trăng luôn được thi nhân ưu ái (đặc biệt với thơ ca phương Đông). Trăng trong thơ Bác cũng thế, song vẫn mang một nét riêng: Trăng giống như người bạn tâm giao hơn là một người tình. Có lẽ điều đơn giản là Bác nhìn trăng bằng đôi mắt của người chiến sĩ cách mạng.

Trở lại vấn đề. Trăng xuất hiện để “đòi thơ” và người chiến sĩ cách mạng ở đây – chủ thể trữ tình là Bác của chúng ta, đã “cáo lỗi” với trầng rằng việc quân còn đang bận, dẫu có thi hứng vẫn “chưa làm thơ được”. Ôi, một hình ảnh thơ giản dị mà đẹp biết bao: Trăng nhân hóa như người và người với trăng giao hòa làm một, hiểu nhau nhiều, thật nhiều. Từ hình ảnh thơ ấy thể hiện vẻ đẹp tâm hồn, tư tưởng, tình cảm của Bác: Người vẫn trằn trọc suy tư cho cuộc kháng chiến. Cũng hình ảnh vầng trăng, cũng hình ảnh của Người mà ta dã gặp:

“Cảnh khuya như vẽ, người chưa ngủ
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà”.
(Cảnh khuya, 1947)

Hai câu đầu bài thơ thật đẹp, thật hay, thật lãng mạn mà cũng thật cách mạng. Tứ thơ đang tràn ngập ánh sáng và chất tình thì mạch cảm xúc chợt chuyển đổi sang một nguồn khơi khác: Âm thanh tiếng chuông và tin chiến thắng:

“Sơn lâu chung hưởng kinh thu mộng
Chính thị Liên khu báo tiệp thì”.
(Tiếng chuông ở lầu trên núi khua tỉnh giấc mộng đêm thu
Vừa hay là lúc tin thắng trận ở Liên khu báo về)

Đang lo lắng việc quân, cũng như nói với trăng về hoàn cảnh của mình, thì âm thanh tiếng chuông khiến con người hoàn toàn tỉnh giấc. Cái “bừng giấc” này liệu có nên hiểu là sự đánh thức không? Theo em, không nên nghĩ như thế, bởi Bác Hồ là người của rất nhiều đêm “không ngủ được” cho “nỗi nước nhà”. Vậy có thể hiểu sự việc đó như thế nào?

Hai sự việc ở câu thơ thứ ba và thứ tư diễn ra cùng một lúc: Tiếng chuông vừa cất lên gợi đêm tĩnh lặng và tin chiến thắng báo về. Rõ ràng sức nén của bài thơ vút lên từ câu thơ cuối, niềm vui vút lên thành điểm sáng cho toàn bài. Ta có thể hiểu câu thơ như một tiếng bật chứa nhiều dung lượng và sức nén để sáng cả ý thơ.

Một bài thơ khác của Bác cũng có tứ thơ khỏe khoắn như thế, bài “Vô đề” (1968): Ba câu đầu là bước đệm cho câu thơ cuối – nói về việc đã lâu rồi Người không làm thơ, nay lại thử làm xem ra sao, khi chưa tìm được vần thơ thì chợt “nghe vần thắng vút lên cao”.

Hiểu ở khía cạnh nội dung là chưa đủ, bởi cả bài thơ là một nét đẹp mang đậm “chất Hồ Chí Minh”. Những vần thơ của Người luôn ánh lên một vẻ rất riêng, dẫu Người cũng là rất chung của dân tộc, của triệu triệu con người trên đời: Nét đẹp hòa quyện của chất “thép” và chất “tình”, tâm hồn nghệ sĩ trong chất chiến sĩ, như Hoàng Trung Thông viết:

“Vần thơ của Bác, vần thơ thép
Mà vẫn mênh mông bát ngát tình”.

Điều đó khiến cho những ai đọc thơ Bác không bao giờ say cảnh đẹp đến quên cách mạng và cũng không nhìn cách mạng qua ánh mắt “chính trị hóa” nữa.

Tin thắng trận là bài thơ viết về cái chung, điều ấy đã rõ, song vẫn mang hình ảnh Người: Luôn lo cho dân cho nước cho dù cảnh thiên nhiên đẹp đến nao lòng. Nhưng có lẽ, khác với Cảnh khuya, Rằm tháng giêng hay một vài bài thơ khác của Bác, Tin tháng trận có một nét sôi nổi hào hứng riêng của nó- đúng với tiêu đề Báo tiệp.

Và cũng giống như bài Vô đề đã đề cập, những dòng đầu bài thì Bác bảo chưa có thơ, đến câu kết lại hoàn thành bài thơ xong tư lúc nào. Có lẽ đấy là một cách làm thơ rất Hồ Chí Minh. Vì không tư nhận mình là nhà thơ nên Bác không cố ý trau chuốt những câu thơ hay, nhưng cũng vì thế mà nguồn thơ, cảm hứng của Người rất thoải mái, rất đẹp, nét đẹp giản dị mà cao cả, trong sáng vô ngần. “Nàng thơ” khó tính với người này và dễ với người khác chăng? Có lẽ không hẳn như vậy.

Hãy hiểu rằng: Thơ Bác khởi phát từ trái tim vĩ đại, đã làm rung cảm những trái tim và vì thế sẽ được những trái tim đáp lại (thơ Tố Hữu về Bác: Người là Cha, là Bác, là Anh – Quả tun lớn lọc trăm dòng máu nhỏ).

Bài thơ Tin thắng trận, cùng với biết bao bài thơ khác của Bác, trong toàn bộ sự nghiệp vĩ đại Người để lại cho chúng ta chắc chắn sẽ sống mãi. Điều này chúng ta đã nói, đã viết, đã tự nhủ và ghi khắc. Nhưng có bao giờ ta tự hỏi mình rằng, những điều ấy sẽ “sống” như thế nào?Xin thưa rằng, hãy để những điều thiêng liêng đó, một thời của quá khứ vàng son oanh liệt, vẻ cao đẹp ấy, sống thật sự giữa trái tim mọi người.

Nghệ thuật văn chương của Bác – thơ ca nói riêng, sản phẩm tinh thần mà chỉ con người mới tạo ra được phải cảm nhận bằng cảm xúc rất riêng, rất mới. Hãy nói, hãy kể cho nhau nghe về cái đẹp ấy để bao lớp người đi trước, thế hệ tuổi trẻ bây giờ và mai sau nữa: Hiểu mình, hiểu cuộc sống, hiểu về lịch sử và những con người bất tử ngày xưa. Xin đừng hiểu và xét thơ chỉ bằng lí trí, hãy lắng lòng để cảm nhận bằng cả trái tim.

Mẫu Cảm Nhận, Phân Tích Bài Thơ Tin Thắng Trận Của Hồ Chí Minh Ngắn Hay – Mẫu 4

Hồ Chí Minh là một nhà cách mạng lỗi lạc của dân tộc Việt Nam. Ông cũng là một danh nhân văn hóa thế giới, một nhà văn một nhà thơ cách mạng tiêu biểu, mỗi tác phẩm của ông đều là một vũ khí chiến đấu, chĩa thẳng mục tiêu vào quân thù.

Bài thơ “Tin thắng trận” thể hiện cảm xúc vui mừng của tác giả khi quê hương có tin chiến thắng, thể hiện tình cảm của một người dân yêu nước, một người con gắn bó với mảnh đất quê hương của mình.

Một chiến sĩ khi ra trận đều mang trong lòng niềm tin, hy vọng vào một ngày mai chiến thắng. Chính vì vậy, khi nhận được tin thắng trận tâm trạng của tác giả vô cùng phấn kích vui vẻ.

“Nguyệt thôi song vấn thi hành vi
Quân vụ nhưng mang vị tố thi”
(Trăng vào cửa sổ đòi thơ
Việc quân đang bận xin chờ hôm sau)

Hình ảnh ánh trăng đã xuất hiện trong thơ của chủ tịch Hồ Chí Minh rất nhiều lần và mỗi lần lại là một cảm xúc khác nhau. Ánh trăng như người bạn tri kỷ đồng hành cùng Bác trên những chặng đường gian lao vất vả, khi thì bị bắt giam ở nhà tù của Tưởng Giới Thạch, khi thì là những ngày sống kham khổ lãnh đạo quân cách mạng ở Việt Bắc, rồi những chặng đường Trường Sơn đi cứu nước…ở giai đoạn nào ánh trăng của là người bạn tâm giao tri kỷ của Bác.

Ánh trăng xuất hiện bất ngờ trong khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ, ánh trăng vào không phải để mang tin thắng trận mà hỏi Bác thơ đã xong chưa. Bác trả lời việc quân bận quá chưa làm thơ được. Ánh trăng thể hiện sự tự nhiên như một người bạn thân thiết ghé thăm một người bạn cũ mà thôi.

Sự tái ngộ của người thi sĩ với ánh trăng đã trở thành quen thuộc, khiến cho ánh trăng cảm thấy mình không hề xa lạ với người bạn tâm tình này. Hai người bạn lâu ngày muốn gần gũi hàn huyên tâm sự muốn thi thố đối ẩm thơ ca. Nhưng Bác xin khước từ bởi “Việc quân đang bận xin chờ hôm sau”, với một người lãnh đạo, đứng đầu toàn ba quân mang trọng trách trên vai vô cùng nặng nề như Bác thì việc quan là việc ưu tiên hàng đầu, là việc mà mang phải làm và đặt nó lên trên tất cả.

Còn những việc khác đều là thứ yếu, những lời nói chân thành cảm động của tác giả với người bạn tâm tình của mình, thể hiện tấm lòng trung kiên, vì nước vì dân của một người lãnh đạo, cống hiến phục vụ hy sinh mình cho dân cho nước mà quên đi cả những niềm vui nho nhỏ là làm thơ và thương nguyệt.

Trăng và người đã là tri kỷ tất sẽ hiểu và thông cảm cho nhau về những chậm trễ mà người không thể thưởng thức ánh trăng và làm thơ được. Xin người bạn thân thiết của mình hãy lượng thứ mà chờ đợi vào một dịp khác thuận tiện hơn.

“Sơn lâu chung hưởng kinh thu mộng
Chính thị liên khu báo tiệp thì”
(Chuông lầu chợt tỉnh giấc thu
Ấy tin thắng trận liên khu báo về)

Trong sự bận rộn bởi việc quân việc nước khiến cho tác giả quên mất cả việc viết thơ thưởng trăng, thú vui tao nhã trong mỗi lúc người cao hứng, thư thái. Thì bất chợt một tiếng chuông báo làm cho Bác giật mình tỉnh giấc thu, ra khỏi những suy nghĩ miên man của mình. Đó chính là tin chiến thắng của trận địa tiền tuyến gửi về. Một niềm vui khôn tả, khiến cho tác giả hoàn toàn bừng tỉnh. Trong niềm vui của tin thắng trận vầng trăng như muốn chia sẻ cùng Bác sự vui mừng, sung sướng này.

Bác Hồ của chúng ta là một nhà lãnh đạo, một nhà chính trị đại tài của dân tộc Việt Nam. Người đã đưa người dân lao động giai cấp vô sản thoát khỏi con đường cần lao tăm tối. Nhưng trước khi là một nhà lãnh đạo, một nhà chính trị thì người là một con người bình thường bằng xương bằng thịt, có những niềm vui nỗi buồn của riêng mình. Trước tin vui thắng trận báo về khiến người vô cùng mừng rỡ không kìm chế được cảm xúc tác giả đã viết bài thơ “Tin thắng trận” để bày tỏ cảm xúc của mình.

Mẫu Cảm Nhận, Phân Tích Bài Thơ Tin Thắng Trận Của Hồ Chí Minh Hay Sâu Sắc – Mẫu 5

Cảm xúc của con người ta, chung quy đều xuất phát từ niềm vui hay sự buồn khổ. Mà cảm xúc lại là nguồn khời phát của thơ ca. “Hãy hát lên, khi mỗi mảnh hồn anh là một sợi dây đàn” (Platô). Phải chăng, khi vui, người ta cũng dễ tìm đến với thơ hơn? Tôi đã gặp một niềm vui như thế trong “Tin thắng trận” (1948) của Hồ Chí Minh.

Với một người chiến sĩ, thắng trận là một niềm vui lớn. Nhất là đối với một nhà lãnh đạo như Bác. Bởi vậy, cũng như bản thân tên gọi của bài thơ, người đọc dễ tưởng rằng bài thơ được ra đời đơn giản trước niềm vui chiến thắng. Thế nhưng người ta lại bất ngờ tham dự vào một cuộc trò chuyện giữa Bác và trăng:

“Nguyệt thôi son vấn thi hành vị
Quân vụ nhưng mang vị tố thi”

Lạ chưa? Không phải câu chuyện xoay quanh tin thắng trận. Trăng đẩy cửa vào hỏi: “Thơ xong chưa?”. Bác thanh minh: “Việc quân bận quá chưa làm thơ được”. Chủ đề câu chuyện ấy là một chữ “Thơ”. Xem ra, Bác đã xuất hiện trong vị thế của một nhà thi sĩ mà sự hấp dẫn của nàng Ly Tao ẩn hiện mình trong dáng vẻ của “người bạn trăng”.

“Thơ ca là một trong những niềm vui cao cả nhất mà con người tạo ra cho mình” (K.Mác); có đúng vậy không? Ở đây ta lại gặp Trăng.

Từ những thời đại xa xưa của thơ Đường, thơ Tống, trăng và thơ đã như một đôi bạn thân thiết, cùng bay trên chiếc “thuyền mơ” cặp bến bờ cảm hứng. Người lữ hành kì diệu trong đêm, đi giữa muôn ngàn vì tinh tú mà vẫn như cô độc một mình. Không hiểu vì sao, mỗi khi bắt gặp người lữ hành ấy, người ta luôn thấy có một sự rung động lạ kì, nghe ngân lên một thứ “tiếng lòng” trong tâm hồn. Từ ánh trăng mờ ảo như tỉnh như say trong thơ Lý Bạch:

“Đầu giường ánh trăng rọi
Ngỡ mặt đất phủ sương”.

Đến vầng trăng chất chứa đầy tâm sự của Nguyễn Khuyến:

“Song thưa để mặc bóng trăng vào”

Hay mang cái ngậm ngùi, thoát li nơi Tản Đà:

“Cho em lên với chị Hằng ơi
Trần thế nay em chán nữa rồi”.

Có lúc lại mang màu sắc kì lạ, dở tỉnh dở điên như thơ Hàn Mặc Tử:

“Trăng, trăng, trăng, là trăng, trăng, trăng
Ai mua trăng tôi bán trăng cho…”

Bao nhiêu cuộc tao ngộ giữa thi sĩ và trăng là ngần ấy hoàn cảnh khác nhau, ngần ấy tâm trạng khác nhau. Tại sao với cùng một vầng trăng mà với mỗi thi sĩ lại như có một vầng trăng riêng vậy? Có lẽ bởi trăng đã lặn vào tâm trạng của mỗi người. Trăng của Bác cũng khác, Người làm thơ về trăng cũng nhiều. Có lẽ về đêm, con người ta dễ mở rộng lòng mình để sống thật hơn chăng?

Trong tù người viết về trăng:

“Chẳng được tự do mà thưởng nguyệt
Lòng theo vời vợi mảnh trăng thu”

Lúc thì xa xôi như thế, lúc lại lạnh lẽo cô đơn:

“Khóm chuối trăng soi càng thấy lạnh”

Ngoài tù Người cũng viết về trăng:

“Trang lồng cổ thụ bóng lồng hoa”

Rồi thì:

“Rằm xuân lồng lộng trăng soi”

Nhưng những lúc ấy, trăng vẫn đơn thuần chỉ là một vật phẩm xinh đẹp của Tạo hóa; vẫn “Khoan thai lên ngự đỉnh trời tròn” (Xuân Diệu). Những lúc ấy, giữa trăng và người ngắm trăng vẫn còn một khoảng cách, vô hình và trong suốt như một bức tường bằng thủy tinh mà cả hai bên đều không thể vượt qua để tìm đến với nhau được. Có lẽ vậy, ta ngạc nhiên khi gặp một vầng trăng, gần gũi và tự nhiên đến không ngờ trong “Tin thắng trận”:

“Nguyệt thôi song vấn thi thành vị”

Bản dịch đã đánh rơi nhiều ý tứ hay trong nguyên tác. Nếu chỉ là:

“Trang vào cửa sổ đòi thơ”

Có phải là các khoảng cách kia vẫn còn tồn tại hay không? Và như vậy, giữa bác và trăng đã hình thành một vật cản làm bằng sự xã giao, có phần nghi lễ, kiểu cách. Nhưng điều toát lên từ câu thơ của Bác lại khác kia.

Đó là ánh sáng ấm áp của một tình bạn dường như thân thiết và gắn bó đã lâu. Đó là một không khí tự nhiên trong cuộc giao cảm của hai tâm hồn đồng điệu. Đó cũng là cảm giác về một sự chân thành, không khách sáo. Không đến một cách rất mức lịch sự như trong câu thơ dịch, trăng của thơ Bác như thể đã quá quen với Bác, thuộc cả thói quen làm việc khuya của Bác, thuộc cả sở thích yêu quí nhất của Người làm thơ.

Vậy là như có một mối tương quan nào đấy, một thứ dây tơ nào đấy đã ràng buộc bởi Người yêu thơ và yêu trăng; Người ngắm trăng mà sinh thơ, làm thơ để tặng trăng vad trái lại, trăng và thơ cũng yêu quí Người biết mấy. Nơi sợi dây ràng buộc bới Bác đến với trăng và thơ cũng như trăng và thơ với Bác theo con đường của trái tim, không vướng bận bởi những dè chừng cách ngăn, tính toán. Lời giãi bày của nhà thơ cũng xuất phát từ thứ tình cảm ấy:

“Quân vụ nhưng mang vị tố thi”

Nhưng trong câu thơ dịch là một lời khất:

“Việc quân đang bận xin chờ hôm sau”

Có cần phải khất không khi Người đã hiểu trăng: “tuy hai mà một”. Đã là tri kỉ tất sẽ thông cảm cho nhau, sự chậm trễ không làm thơ được này. Ngẫm cho kĩ, bản dịch đã làm mất đi ít nhiều sự thân mật giữa Bác và trăng, đẩy vào giữa mối quan hệ ấy một khoảng cách.

Bác yêu thiên nhiên, quả đúng như vậy. Nếu như cuộc trò chuyện giữa Bác và trăng làm nổi bật sự yêu mến ấy đồng thời biểu lộ tình cảm thân thiết của trăng đối với Bác thì ngay trong lời bày tỏ của Bác, đã xuất hiện hình bóng của một con người khác bên cạnh con người thi sĩ Hồ Chí Minh.

Trăng ngoài kia gọi mời đến thế mà Người phải tạm quên đi, tạm gác sang một bên. “Việc quân đang bận”, phải chăng đó là do mạnh hơn cả vẻ đẹp của trăng, hơn cả sự hấp dẫn của Nàng thơ? Một lần nữa, ta lại thấy trong con người Bác sự ưu tiên không phải dành cho những hứng thú riêng tư mà đặt lên trên hết luôn là vận mệnh đất nước, là nỗi lo lắng cửa Người cho từng cuộc hành quân, từng trận đánh.

Bác là đầu mối của sợi chỉ đỏ xuyên suốt cuộc kháng chiến trường kì này. Những lo nghĩ canh cánh bên lòng khiến con người cá nhân trong Bác tạm nhường bước cho con người của đất nước, ta mới hiểu được niềm vui tiếp theo của Bác:

“Sơn lâu chung hưởng kính thu mộng
Chính thị liên khu báo tiệp thì”
(Chuông lầu chợt tỉnh giấc thu
Ấy tin thắng trận liên khu báo về)

Tiếng chuông đã gọi Bác tỉnh dậy từ “giấc mộng thu”. Có nhiều cách hiểu xung quanh 2 chữ “thu mộng” ấy. Có ý kiến cho rằng “Thu mộng” chỉ việc Bác ngủ thiếp đi, hay chỉ đơn giản là cách nói tượng trưng thường thấy để miêu tả một đêm trăng như mơ ấy. Nhưng một người yêu trăng, yêu thơ như Bác làm sao có thể ngủ thiếp đi trong đêm trăng như thế, lại càng không thể chỉ là cách nói tượng trưng, như vậy chẳng hóa Bác tiếc nuối vì tiếng chuông đã làm cắt ngang sự thưởng thức của Người hay sao?

“Thu mộng” ở đây chỉ là một thoáng chìm đi trong sự mơ mộng. Có lẽ trăng đẹp quá, nên thơ quá khiến Người bị hút vào một cách tự nhiên, không cưỡng lại được. Tiếng chuông đã đưa Bác trở về với thực tại bởi Người cũng đang mong đợi tiếng chuông ấy, một sự mong đợi không thành lời.

Vẻ đẹp của trăng vẫn đang tồn tại nhưng bên cạnh nó xuất hiện một niềm vui mới. Tiếng chuông tựa như một tiếng reo, tạo cho lòng người cảm giác lâng lâng và tô cho cảnh vật thêm phần tươi tắn. Giờ đây Bác có bên mình hai diều Người mong đợi nhất: người bạn với trăng và tin thắng trận. Tin thắng trận làm cho đêm trăng thêm đẹp, thêm lung linh. Còn sự có mặt của trăng như muốn cùng chia sẻ niềm vui với Bác.

Trăng đã giúp cho niềm vui của bác tăng thêm lên nhiều lắm. Trong căn phòng nhỏ của Bác, đã diễn ra cuộc gặp gỡ tưởng như là tình cờ giữa trăng và tin thắng trận. Nhưng có ngẫu nhiên không khi Bác đã mong chờ tiếng chuông vui kia đến thế? Có ngẫu nhiên không khi Bác đã dành cả lòng mình cho đất nước, biết mình yêu trăng, yêu thơ mà không dám thả cả mình mặc theo dòng cảm xúc? Nhưng niềm vui đêm nay tự như những món quà kì diệu dành tặng Người.

Gửi bạn tác phẩm🌿Lai Tân [Hồ Chí Minh] 🌿 Nội Dung, Nghệ Thuật

Viết một bình luận