24+ Bài Thơ Về Thiên Nhiên Cho Trẻ Mầm Non Ngắn Hay & Giáo Án Chi Tiết Cho Các Thầy Cô Giáo Tham Khảo Giảng Dạy.
NỘI DUNG CHÍNH
Các Chủ Đề Thơ Về Thiên Nhiên Mầm Non
Thơ về thiên nhiên là một chủ đề rộng lớn và phong phú, đặc biệt phù hợp với trẻ mầm non. Dưới đây là một số chủ đề thơ về thiên nhiên mà bạn có thể tham khảo:
1. Cây cối:
Các loại cây: Cây xanh, cây ăn quả, cây hoa,…
Bộ phận của cây: Lá, hoa, quả, rễ,…
Sự phát triển của cây: Cây nảy mầm, ra lá, ra hoa, kết trái,…
Lợi ích của cây xanh: Cây cho bóng mát, cây lọc không khí, cây làm đẹp môi trường,…
2. Hoa:
Các loại hoa: Hoa hồng, hoa cúc, hoa hướng dương,…
Màu sắc và hương thơm của hoa: Hoa đỏ, hoa vàng, hoa thơm ngát,…
Sự phát triển của hoa: Hoa nở, hoa tàn,…
Lợi ích của hoa: Hoa làm đẹp, hoa tặng quà,…
3. Con vật:
Các loại con vật: Con vật nuôi, con vật hoang dã, con vật sống dưới nước,…
Tiếng kêu và hành động của con vật: Gà gáy, chó sủa, mèo kêu meo meo,…
Lợi ích của con vật: Con vật giúp ích cho con người, con vật làm bạn với con người,…
4. Mùa:
Các mùa trong năm: Mùa xuân, mùa hạ, mùa thu, mùa đông.
Đặc điểm của từng mùa: Mùa xuân có hoa đào, mùa hạ có nắng nóng, mùa thu có lá vàng, mùa đông có tuyết rơi (nếu có).
Hoạt động của con người trong từng mùa: Đi chơi xuân, tắm biển mùa hè, ngắm lá vàng mùa thu, mặc áo ấm mùa đông,…
5. Hiện tượng tự nhiên:
Mưa: Tiếng mưa rơi, hình ảnh mưa rơi, hoạt động trong mưa,…
Nắng: Ánh nắng mặt trời, hoạt động dưới nắng, lợi ích của ánh nắng,…
Gió: Các loại gió, âm thanh của gió, hoạt động của gió,…
Mây: Hình dạng và màu sắc của mây, sự di chuyển của mây,…
Cầu vồng: Màu sắc của cầu vồng, hình ảnh cầu vồng xuất hiện,…
6. Bảo vệ môi trường:
Tác hại của ô nhiễm môi trường: Rác thải, khói bụi,…
Hành động bảo vệ môi trường: Trồng cây xanh, không xả rác, tiết kiệm nước,…
Thông điệp: Kêu gọi các bé cùng nhau bảo vệ môi trường xanh, sạch, đẹp.
Gợi ý thêm:
Sử dụng từ ngữ đơn giản, dễ hiểu, phù hợp với vốn từ của trẻ mầm non.
Sử dụng vần điệu để bài thơ thêm sinh động, dễ nhớ.
Kết hợp hình ảnh minh họa để tăng tính trực quan cho bài thơ.
Lồng ghép các bài học giáo dục về bảo vệ môi trường, yêu thiên nhiên vào bài thơ.
Tên tôi là gió Đi khắp mọi nơi Công việc của tôi Không bao giờ nghỉ. Tháng ngày chăm chỉ Tôi dài hơn sông Suốt đời mênh mông Rộng hơn biển cả. Tên tôi là Gió Các bạn nhớ không? Tôi không dáng hình Tên tôi là Gió …
Mưa Tác giả: Nguyễn Diệu
Mưa rơi tí tách Hạt trước hạt sau Không xô đẩy nhau Xếp hàng lần lượt Mưa vẽ trên sân Mưa dàn trên lá Mưa rơi trắng xóa Bong bóng phập phồng Mưa nâng cánh hoa, Mưa gọi chồi biếc Mưa rửa sạch bụi Như em lau nhà. Mưa rơi, mưa rơi Mưa là bạn tôi Mưa là nốt nhạc Tôi hát thành lời…
Cầu vồng Tác giả: Phạm Thanh Quang
Chiếc cầu vồng bảy sắc Uốn mình góc trời xa Cầu vồng cũng có bạn Cùng vươn qua mái nhà Chiếc cầu vồng bảy sắc Lung linh cong lên trời Như lưng mẹ hôm sớm Làm lụng chẳng nghỉ ngơi Ơ kìa cầu vồng nhỏ Còng lưng cõng cầu to Như đôi bạn thân thiết Chẳng xa nhau bao giờ!
Mùa xuân mùa hè Tác giả: Trần Đăng Khoa
Mùa xuân hoa nở đẹp tươi Bướm con bướm mẹ ra chơi hoa hồng Bướm mẹ hút mật đầu bông Bướm con đùa với nụ hồng đỏ hoe Vui sao khi chớm vào hè Xôn xao tiếng sẻ tiếng ve báo mùa Rộn rang là một cơn mưa Trên đồng bông lúa cũng vừa uốn câu.
Một đêm đã qua đi Ông Mặt Trời thức giấc Bé dậy tập thể dục Ông Mặt Trời lên cao. Bé thấy lòng nôn nao Đi học trễ chưa nhỉ? Ông Mặt Trời thỏ thẻ Chưa đâu bé đi đi…
Gió lúc nào cũng chạy Suốt ngày vội thế à Lúc nào cũng huýt sáo Lúc nào cũng hát ca … Gió thích chơi chong chóng Cùng bé chơi thả diều Lại giật tung nón bé Gió bông đùa chọc trêu
Mây và gió Tác giả: Chưa rõ
Bầu trời xanh bao la Những đám mây bồng bềnh Trôi mau đi, trôi mau Cùng vui đùa với gió Gió ơi, tôi gọi gió Cùng với đám mây trôi.
Thỏ con và mặt trăng Tác giả: Chưa rõ
Thỏ con và mặt trăng Thỏ chạy, trăng chạy Thỏ dừng, trăng dừng Mẹ ơi có phải Trăng cũng có chân?
Sao lấp lánh Tác giả: Chưa rõ
Có ngôi sao lấp lánh Trên trời cao, trời cao Đố bạn nào với được Tới ngôi sao lấp lánh Trên trời cao trời cao.
Những ngôi sao trên trời Như cánh đồng mùa gặt Vàng như những hạt thóc Phơi trên sân nhà em Vầng trăng như lưỡi liềm Ai bỏ quên giữa ruộng Hay bác thần nông mượn Của mẹ em lúc chiều
Chị Gío Tác giả: Đoàn Vị Thượng
Cuốn sách ai để trên bàn Tự mình biết lật từng trang học bài Mẹ bận phơi áo sân ngòai Võng ru bé ngủ – miệt mài cứ ru Ngọn lửa trong bếp cháy lu Bỗng reo tí tách, tựa như lửa cười… …Thì ra Chị Gió ngược xuôi Đến đâu cũng muốn giúp người một tay
Nắng Tác giả: Phạm Thị Mai
Nắng mùa hè cháy bỏng Nắng mùa thu dịu hiền Nắng mùa đông ấm áp Còn nắng xuân thì sao? Nắng mùa xuân le lói Dưới kẻ lá cành cây Làm tràn về nhựa sống Đang thức trong lòng cây.
Chia sẻ đến bạn đọc giáo án thơ về thiên nhiên cho trẻ mầm non.
giáo án thơ” Giọt nắng”
Mục đích yêu cầu:
Kiến thức: – Trẻ nhớ tên bài thơ, tên tác giả. – Trẻ hiểu được nội dung bài thơ, biết trả lời đủ ý qua các câu hỏi đàm thoại – Trẻ đọc thuộc, diễn cảm bài thơ và thể hiện được âm điệu, nhịp điệu khi đọc bài thơ.
Kỷ năng: – Rèn cho trẻ kĩ năng đọc thơ diễn cảm. – Rèn khả năng phát triển ngôn ngữ và diễn đạt mạch lạc cho trẻ.
Giáo dục: – Biết cảm nhận được vẻ đẹp của giọt nắng bốn mùa. – Giáo dục trẻ biết yêu thiên nhiên, biết bảo vệ môi trường. – Chuẩn bị: Giáo án pp có hình ảnh liên quan đến nội dung bài thơ. Tranh thơ 3d. Đồ dùng trò chơi: kéo, hình ảnh giọt nắng và chi tiết phụ để trẻ dán.
2.Tiến hành hoạt động: a) Hoạt động mở đầu: – Lắng nghe, lắng nghe. Sáng chiều gương mặt hiền hòa Giữa trưa bộ mặt chói lòa gắt gây Đi đằng Đông, về đằng Tây Khi nào vắng mặt, trời mây tối mù Là gì, là gì? (Ông mặt trời) – Khi ông mặt trời chiếu những tia nắng xuống thì mọi người làm gì? – Cô cho trẻ xem hình ảnh trên pp. b) Hoạt động nhận thức:
Cung cấp kiến thức: – Cô giới thiệu bài thơ “Giọt nắng” của tác giả Vương Triều Hải
Lần 1: Cô đọc diễn cảm bài thơ kết hợp động tác minh họa. Bải thơ miêu tả hình ảnh giọt nắng của 4 mùa: mùa xuân, mùa hạ, mùa thu, mùa đông rất xinh động và đáng yêu.
Lần 2: Cô đọc kết hợp cho trẻ xem tranh minh họa
Lần 3: Đọc trích dẫn – Đoạn 1: Giọt nắng của mùa xuân làm cho cây cối đâm chồi nảy lộc. – Đoạn 2: Giọt nắng của mùa rất nóng nực, làm đồng lúa chín vàng. – Đoạn 3: Giọt nắng mùa thu trong veo, có hoa cúc nở vàng rực. – Đoạn 4: Giọt nắng mùa đông say sưa ngủ ngoài thềm mất rồi.
Đàm thoại: – Trong bài thơ có giọt nắng của những mùa nào? – Giọt nắng của mùa xuân đã làm nên điều gì? – Còn giọt nắng của mùa hạ thì ra sao? – Câu thơ nào nói lên vẻ đẹp của giọt nắng mùa thu? – Màu ngọc bích là màu gì? – Cô đố: Say sưa ngủ ngoài đồng Cho cây bắp cải nhỏ Mở mắt tròn bâng khuâng Đó là trạng thái của giọt nắng mùa nào?
Giáo dục: Mỗi một mùa trong năm đều mang một bức tranh thiên nhiên rất đẹp. Để cho cảnh vật thiên nhiên lúc nào cũng đẹp và rạng ngời chúng ta phải biết chung tay bảo vệ môi trường luôn sạch sẽ.
Dạy trẻ đọc thơ: – Cô và trẻ cùng đọc thơ. – Cho từng tổ đọc thơ – Đọc theo hiệu lệnh. – Cá nhân đọc thơ – Trong những giọt nắng của 4 mùa, con thích giọt nắng mùa nào nhất? Vì sao?
Trò chơi luyện tập:“Gọi nắng về chơi”. – Cô đã chuẩn bị rất nhiều giọt nắng. Các con hãy dùng kéo cắt theo đường viền và trang trí giọt nắng sao cho thật xinh động . – Chia lớp thành 4 nhóm trang trí giọt nắng – Cho trẻ đọc thơ. c) Kết thúc hoạt động: – Cho trẻ hát bài: “Khúc ca bốn mùa” .