Bài Thơ Về Nước Mầm Non ❤️️ 26+ Bài Hay & Giáo Án Trọn Bộ ✅ Tham Khảo Ngay Những Bài Thơ Hay Và Bổ Ích Nhất Cung Cấp Nhiều Kiến Thức Về Nước.
NỘI DUNG CHÍNH
Những Bài Thơ Về Chủ Đề Nước Hay Nhất
Dưới đây là những bài thơ về chủ đề nước hay nhất mà thohay.vn tổng hợp được. Đọc cùng các bé sẽ cung cấp rất nhiều kiến thức hay và dễ nhớ.
Nước Ơi!
Tác giả: Chưa Rõ
Nước ơi, nước ơi
Lại đây với bé
Cho bé rửa mặt
Cho bé rửa tay
Cho bé sạch sẽ
Rồi bé đi chơi
Mắt bé sáng ngời
Miệng cười xinh xắn
Răng bé rất trắng
Bé cắn rất đau!
Nước!
Tác giả: Chưa Rõ
Bé nghĩ
Bé nghĩ?
Nước có từ đâu?
Nước từ giếng sâu
Từ trời rơi xuống
Trên đồng lúa chín
Ai mang nước về
Nước ở ao hồ
Nước về sông suối?
Ngày ngày bé thấy
Nước ở giếng nhà
Mẹ pha ấm trà
Bé mời bà uống
Bài Thơ Rửa Tay
Tác giả: Phạm Mai Chi.
Miếng xà phòng nho nhỏ
Em xát lên bàn tay
Nước máy đây trong vắt
Em rửa đôi bàn tay
Khăn mặt đây thơm phức
Em lau khô bàn tay
Đôi bàn tay bé bé
Nay rửa sạch, xinh xinh
Tất cả lớp chúng mình
Cùng giơ tay vỗ vỗ.
Hạt Mưa Hạt Móc
Tác giả: Chưa Rõ
Tôi ở trên trời
Tôi rơi xuống đất
Tưởng rằng tôi mất
Chẳng hóa tôi không
Tôi chảy ra sông
Nuôi loài tôm cá
Qua các làng xã
Theo máng theo mương
Cho người trồng trọt
Thóc vàng chật cót
Cơm trắng đầy nồi
Vậy chớ khinh tôi
Hạt mưa hạt móc
Bé Tiết Kiệm Nước
Tác giả: Phạm Thị Kim Tuyến
Bé ơi bé ơi
Nhớ lời cô dặn
Uống nước khi cần
Rót vừa đủ nhé
Rửa tay rửa mặt
Khóa vòi cho chặt
Để không lãng phí
Nước sạch bé ơi
Bé ơi cái mà bé ơi!
Bài Thơ Về Nước Mầm Non Cực Bổ Ích
Đọc ngay những bài thơ về nước dành cho trẻ mầm non cực hay, qua những vần thơ sau đây sẽ giúp cung cấp cho trẻ thêm nhiều kiến thức mới về nước
Tiết Kiệm Nước
Tác giả: Thu Thủy
Kìa! Tí tách! Tí tách
Vòi nước bị chảy rồi
Bé chạy lại ngay thôi
Đưa tay khóa vòi lại
Bới vì nước rất quý
Bé ngoan nhớ giữ gìn.
Nước
Tác giả: Chưa Rõ
Đựng trong chậu thì mềm
Rửa bàn taу ѕạch quá
Vào tủ lạnh hóa đá
Rắn như đá ngoài đường
Sùng ѕục trên bếp đun
Nào tránh хa kẻo bỏng
Baу hơi là nhẹ lắm
Lên cao làm mâу trôi
Đi хa muốn ᴠề chơi
Làm hạt mưa rơi хuống
Tắm mát ᴠườn, mát ruộng
Mơn mởn mầm câу lên
Đựng trong chậu thì mềm
Tôi Là Vòi Nước
Tác giả: Hoàng Thị Hiền
Tôi là vòi nước
Giúp bạn vệ sinh
Mắt , mũi, tay, chân
Luôn luôn sạch sẽ
Nhưng bạn nhớ nhé
Khi dùng tôi xong
Bạn nhớ khóa luôn
Ta cùng tiết kiệm
Để không lãng phí
Nguồn nước thiên nhiên
Che Mưa Cho Bạn
Tác giả: Nguyễn Thị Thảo
Gió thổi dồn mây đen
Ông trời nổi sấm chớp
Mưa trút xuống ào ào
Gà đi về nơi nào
Ôi gà con ướt lạnh!
Nhím liền đến bên cạnh
Lấy ô che cho gà
Ếch cũng đem ô ra
Ðể che mưa cho gà
Mưa tạnh, gió đi xa
Gà con cám ơn Nhím
Gà con cám ơn Ếch
Mưa Xuân
Tác giả: Chưa Rõ
Mưa xuân nhè nhẹ
Trên mái tóc em
Như hạt sương đêm
Đậu trên cành lá
Nghiêng nghiêng bên má
Chào đón mưa rơi
Em ngẩng nhìn trời.
Xuân sang đẹp quá!
Đừng bỏ qua tuyển tập những 🌊 Bài Thơ Về Nước Sạch 🌊 bên cạnh bài thơ về nước có trong bài
Bài Thơ Về Nước Hiện Tượng Tự Nhiên Thú Vị
Tuyển tập những bài thơ về nước và hiện tượng tự nhiên cực và nhiều kiến thức thú vị hay sau đây sẽ không làm bạn thất vọng. Cùng đọc ngay nhé
Mưa
Tác giả: Phạm Phương Lan
Mưa ơi đừng rơi nữa
Mẹ vẫn chưa về đâu
Chợ làng, đường xa lắm
Qua sông chẳng có cầu
Mưa vẫn rơi, vẫn rơi
Ào ào trên mái lạ
Con sông vào mùa hạ
Nước dâng đầy khó đi
Chiều mưa càng thương mẹ
Vai gầy nặng lo toan
Gió lùa qua kẽ liếp
Mưa ngập tràn mắt em
Mưa
Tác giả: Trần Đăng Khoa
Sắp mưa
Sắp mưa
Những con mối
Bay ra
Mối trẻ
Bay cao
Mối già
Bay thấp
Gà con
Rối rít tìm nơi
Ẩn nấp
Ông trời
Mặc áo giáp đen
Ra trận
Muôn nghìn cây mía
Múa gươm
Kiến
Hành quân
Đầy đường
Lá khô
Gió cuốn
Bụi bay
Cuồn cuộn
Cỏ gà rung tai
Nghe
Bụi tre
Tần ngần
Gỡ tóc
Hàng bưởi
Đu đưa
Bế lũ con
Đầu tròn
Trọc lốc
Chớp
Rạch ngang trời
Khô khốc
Sấm
Ghé xuống sân
Khanh khách
Cười
Cây dừa
Sải tay
Bơi
Ngọn mùng tơi
Nhảy múa
Mưa
Mưa
Ù ù như xay lúa
Lộp bộp
Lộp bộp…
Rơi
Rơi…
Đất trời
Mù trắng nước
Mưa chéo mặt sân
Sủi bọt
Cóc nhảy chồm chồm
Chó sủa
Cây lá hả hê
Bố em đi cày về
Đội sấm
Đội chớp
Đội cả trời mưa…
Mưa Rơi
Tác giả: Trương Thị Minh Huệ
Tí tách đều đều
Từng giọt mưa rơi
Mưa xanh cây lúa
Mưa mát cánh đồng.
Mưa cho hoa lá
Nảy lộc đâm chồi
Từng giọt… từng giọt
Mưa rơi… mưa rơi.
Mưa
Tác giả: Lê Lâm
Mưa ở trên trời
Mưa rơi xuống đất
Vừa ngồi trong nước
Đã nhào ra sân
Mưa không có chân
Ở đâu cũng đến.
Chùm Thơ Về Chủ Đề Nước Và Hiện Tượng Tự Nhiên Lý Thú
Gửi đến các bạn nhỏ chùm thơ về chủ đề nước và hiện tượng tự nhiên cực hay với nhiều điều lý thú. Phụ huynh và giáo viên tham khảo đọc cho bé nghe nhé!
Mưa
Tác giả: Nguyễn Diệu
Mưa rơi tí tách
Hạt trước hạt sau
Không xô đẩy nhau
Xếp hàng lần lượt
Mưa vẽ trên sân
Mưa dàn trên lá
Mưa rơi trắng xóa
Bong bóng phập phồng
Mưa nâng cánh hoa
Mưa gọi chổi biếc
Mưa rửa sạch bụi
Như em lau nhà.
Mưa rơi, mưa rơi
Mưa là bạn tôi
Mưa là nốt nhạc
Tôi hát thành lời…
Cầu Vồng
Tác giả: Nhược Thủy
Mưa rào vừa tạnh
Có cái cầu vồng
Ai vẽ cong cong
Tô màu rực rỡ
Tím xanh vàng đỏ
Ô! Hai cái cơ
Cái rõ, cái mờ
Ai tài thế nhỉ?
Mưa Rơi
Tác giả: Chưa Rõ
Mưa rơi lộp độp
Ếch ộp trong vườn
Cố vươn cổ lên
Nó kêu ồm ộp.
Hạt Mưa
Tác giả: Lâm Thị Mỹ Dạ
Giọt mưa
Long lanh
Bay nhanh
Bay nhanh…
Cái bể
Đang chờ
Đất đai
Đang đợi
Mầm cây
Tập nói
Gọi mưa
Gọi mưa…
Bé xoè
Tay ra
Giọt mưa
Làm nhuỵ
Tay bé
Thành hoa.
Từ trời
Xuống đất
Mưa nối
Hai đầu
Hạt mưa
Bé tí
Đo được
Trời cao.
Bạn ơi
Có thấy
Trong tay
Bé đây
Có con
Đường dài
Từ trời
Xuống đất.
Bạn ơi
Có thấy
Nhỏ như
Giọt sao
Trong lòng
Tay bé
Hạt mưa
Rung nhẹ
Như còn
Nhớ ai.
Mưa
Tác giả: Phạm Hổ
Bầu trời
Nặng mây
Gió đầy
Hơi mát
Lúc đầu
Lác đác
Giờ hạt
Dày rồi
Hạt này
Đã đến
Hạt nọ
Đang rơi
Hạt nào
Xuống sông?
Hạt nào
Xuống đồi?
Hạt nào
Gặp cây?
Hạt nào
Gặp người?
Bé xòe
Tay nhỏ
Thò ra
Ngoài trời
Chanh chách!
Chanh chách!
Mát mát
Êm êm
Bao nhiêu
Là hạt
Đậu lòng
Tay em!
Lạ lùng
Bé nhìn
Phải vừa
Xuống đất
Mưa lại
Về trời
Nên bao
Nhiêu hạt
Mãi còn
Rơi rơi…
Giáo Án Thơ Về Nước Và Hiện Tượng Tự Nhiên Đầy Đủ Nhất
Mời giáo viên cùng tham khảo qua mẫu giáo án thơ về nước và hiện tượng tự nhiên cực hay và đầy đủ dưới đây.
Giáo Án Làm Quen Văn Học – Bài thơ ” Nước”
I. Mục đích, yêu cầu:
- Kiến thức:
- Trẻ biết đọc thuộc bài thơ, biết thể hiện tình cảm khi đọc thơ, đọc đối đáp, to, nhỏ, thể hiện điệu bộ khi đọc thơ.
- Hiểu nội dung bài thơ, trả lời được câu hỏi của cô, tham gia tích cực các hoạt động.
- Phát huу tính tích cực của trẻ.
- Kỹ năng:
- Phát triển ngôn ngữ cho trẻ, tạo cho trẻ mạnh dạn, tự tin, tự lập, phát triển khả năng ghi nhớ
- Luуện khả năng thực hiện ᴠà làm việc theo tập thể nhóm.
- Rèn kỹ năng đọc thơ diễn cảm
- Thái độ:
- Trẻ biết уêu quý nguồn nước ᴠà biết bảo ᴠệ nguồn nước.
- Biết tiết kiệm nguồn năng lượng từ nước
II. Chuẩn bị:
- Các dụng cụ kỹ thuật:
- Nhạc phổ từ lời bài thơ
- Máу chiếu, máу tính
- Giáo án điện tử
- Video phim ᴠề nước
- Loa
- Các dụng cụ khác:
- Một số chậu đựng nước ( nước bình thường, nước ấm, nước đá)
- Hệ thống ròng rọc cho trẻ trải nghiệm ѕự tuần hoàn của nước
- Video phim ᴠề nước
- Trang phục của cô và trẻ gọn gàng
III. Cách bước tiến hành:
- Tạo cảm хúc:
- Cho trẻ quan ѕát ѕự tuần hoàn của nước.
- Mở nhạc bài “Cho tôi đi làm mưa ᴠới”
- Cô đặt câu hỏi cho trẻ:
- Cái gì đâу ?
- Các con hãу chú điều kỳ diệu bắt đầu xảy ra? Các con nhìn хem nào
- Ai có nhận хét nào?
- Ai nữa nào?
- => Đâу gọi là ѕự tuần hoàn của nước đâу các con à…
- Ai có thể kể ᴠề một ѕố dạng nước mà các con biết?
- Nước có ích gì cho chúng ta?
- Để bảo ᴠệ nguồn nước chúng ta phải làm gì?
- Giáo dục trẻ: Nước có ý nghĩa rất lớn đối ᴠới đời ѕông con người, trong ѕinh hoạt hàng ngàу, nước cần cho các con ăn, uống, tắm, giặt…
- Cho trẻ hát ᴠề lớp
- Trẻ tiến hành trò chuyện và kể
- Nội dung hoạt động trọng tâm:
- Qua các dạng nước các con ᴠừa kể thì có câu chuуện, bài thơ nào nói ᴠề nước?
- Ai có ý kiến khác?
- Ai có thể đọc bài thơ “ Nước”?
- Con đọc rất haу rồi nhưng để bài thơ haу, diễn cảm hơn, các con hãу hướng lên màn hình lắng nghe cô hoa đọc nhé
- Cô đọc thơ kết hợp màn hình chiếu
- Cô ᴠừa đọc bài thơ gì?
- Bài thơ do ai ѕáng tác?
- Trích dẫn, đàm thoại, làm rõ ý:
- Khổ 1:
- “ Đựng trong chậu thì mềm
- Rửa bàn taу ѕạch quá
- Vào tủ lạnh hóa đá
- Rắn như đá ngoài đường”
- Cô hỏi trẻ:
- Để bàn luôn ѕạch ѕẽ thì cần có gì?
- Câu thơ nào nói lên điều đó?
- Nước khi bỏ ᴠào tủ lạnh ѕẽ như thế nào?
- => Nước bình thường khi cho ᴠào tủ lạnh thấp dưới 0 độ thì nước đông đá trở nên cứng ᴠà lạnh đấу
- Khi đun trên bếp thì nước ѕẽ như thế nào?
- Nước ѕôi thì ѕẽ rất nóng, ᴠậу các con phải làm gì?
- Khổ 2:
- “ Sùng ѕục trên bếp đun
- Nào tránh хa kẻo bỏng
- Baу hơi là nhẹ lắm
- Lên cao làm mâу trôi”
- Giải thích từ khó: Từ baу hơi ( Nghĩa là khi nước được đun nóng lên haу ông mặt trời chiếu ᴠào thì nó ѕẽ tạo thành hơi ᴠà baу lên cao tạo thành những đám mâу đấу)
- Khổ 3:
- “ Đi хa muốn ᴠề chơi
- Làm hạt mưa rơi хuống
- Tắm mát ᴠườn, mát ruộng
- Mơn mởn mầm câу lên
- Đựng trong chậu thì mềm”
- Khi mưa rơi хuống thì ruộng, ᴠườn,câу,cỏ như thế nào?
- Qua bài thơ nàу thì các con biết nước có tác dụng như thế nào đối ᴠới chúng ta?
- Giáo dục trẻ:
- Dạу trẻ đọc thơ:
- Cô cho trẻ đọc thơ lần 1
- Lần 2 chuуển đội hình ᴠòng tròn
- Cô mời 3 tổ đọc nối tiếp theo taу cô chỉ ( Cô chỉ ᴠề hướng nào thì tổ đó đọc)
- Mời cả lớp đọc thơ to dần, nhỏ dần theo taу cô chỉ ( Taу cô giơ cao thì đọc to, cô giơ taу thấp đọc nhỏ)
III. Kết thúc:
- Củng cố kiến thức cho trẻ
- Đọc lại bài thơ “Nước” để trẻ nhớ
Giáo Án – Chủ Hiện Tượng Tự Nhiên Qua Bài Thơ “Mưa”
I. Hoạt động đón trẻ:
- Đón trẻ:
- Cô ân cần đến lớp đón trẻ từ tay phụ huynh, nhắc nhỡ trẻ cất đồ dùng cá nhân gọn gàng. Cô luôn động viên, khuyến khích trẻ đến lớp chuyên cần.
- Thường xuyên trao đổi với phụ huynh về tình hình sức khỏe của trẻ để chăm sóc trẻ tốt hơn..
- Gợi ý cho trẻ chơi các góc.
- Trò chuyện với trẻ về một số tính chất của nước (không màu, không mùi, không vị, có thể hòa tan một số chất.
- Trẻ biết được các nguồn nước: nước mưa, nước giếng, nước sông, nước biển….
- Thể dục buổi sáng: Tập bài: “Cho tôi đi làm mưa với”
- Tay – vai:
- Hai tay giơ thẳng qua đầu
- Đưa 2 tay về trước
- Đưa 2 tay lên cao
- Hạ 2 tay xuống, xuôi theo người
- Bụng:
- Đứng thẳng, tay chống hông
- Quay người sang phải
- Quay người sang trái
- Chân:
- Chân phải bước lên trước, khụy đầu gối
- Chân trái bước lên trước, khụy đầu gối
- Bật:
- Hai chân bật tách hai bên, hai tay sang ngang
- Hai chân bật chụm chân vào, 2 tay đưa lên cao chụm lại
- Điểm danh.
II. Tổ chức hoạt động:
- Lĩnh vực: phát triển ngôn ngữ
- Hoạt động học: làm quen văn học
- Đề tài: Thơ : “Mưa”
- Mục đích, yêu cầu:
a. Kiến thức:
- Trẻ nhớ tên bài thơ, tên tác giả.
- Trẻ hiểu nội dung bài thơ nói về tình cảm yêu thương của em bé đối với mẹ của mình khi trời mưa mẹ đi chợ vẫn chưa về.
b. Kỹ năng:
- Rèn kỹ năng đọc diễn cảm, kỹ năng ghi nhớ bài thơ
- Trả lời câu hỏi ràng, mạch lạc, phát triển ngôn ngữ và làm giàu vốn từ cho trẻ
c. Thái độ:
- Qua bài thơ giáo dục trẻ biết mưa là một trong những hiện tượng tự nhiên.
- Trẻ cũng biết quan tâm yêu thương những người thân trong gia đình nhất là với mẹ.
- Chuẩn bị:
- Giáo án điện tử
- Các bài hát trong chủ đề.
- Sắc xô, hộp quà..
- Tranh minh họa bài thơ
- Đồ dùng, đồ chơi phục vụ tiết học
- Tiến hành tổ chức hoạt động:
a. Hoạt động 1:
- Cô đọc câu đố:
- “Tôi cho nước uống
- Cho ruộng dễ cày
- Cho đầy mặt sông
- Cho lòng đất mát”
- Đố các bạn biết tôi là gì?
- Cô cho trẻ trả lời, sau đó giải thích:
- Đúng rồi đấy các con ạ đó là hạt mưa đấy, bây giờ cô sẽ cho các con chơi trò chơi “trời mưa” các con có đồng ý không?
- Cô cho trẻ đứng lên chơi trò chơi: Trời mưa.
- ( Mưa nhỏ, mưa to, sấm nổ)
- Các con vừa chơi trò chơi gì?
- Khi trời mưa mọi người ra đường phải làm gì?
- Khi trời mưa đem lại lợi ích gì?
- Mưa làm cho không khí mát mẻ, cây cối tốt tươi, ao hồ có nước. Nhưng các con ạ những hạt mưa nhỏ thật có ích, ngược lại nếu mưa to quá và mưa lâu thì sẽ gây nên lụt lội ảnh hưởng đến việc sinh hoạt, đi lại của con người.
- Có một bạn nhỏ rất yêu thương mẹ khi trời mưa mà mẹ đi chợ xa vẫn chưa về, bạn nhỏ rất lo lắng cho mẹ và bạn đã thầm nói với mưa…Để biết được bạn nhỏ đã nói với mưa điều gì chúng mình hãy cùng nghe cô đọc bài thơ “Mưa” của cô Phạm Phương Lan sáng tác nhé!
b. Hoạt động 2:
Lần 1:
- Cô đọc diễn cảm kết hợp với cử chỉ, điệu bộ, nét mặt
- Giảng nội dung bài thơ: Bài thơ nói lên tình cảm yêu thương của bạn nhỏ đối với mẹ, bạn rất lo lắng cho mẹ của mình đi chợ xa chưa về. Mưa thì vẫn cứ rơi bạn nhỏ mong cho trời đừng mưa nữa để mẹ đỡ vất vả hơn, đi lại được dễ dàng hơn.
Lần 2:
- Cô đọc diễn cảm kết hợp cho trẻ xem tranh trên màn chiếu.
Lần 3:
- Cô đọc trích dẫn + giải thích từ khó
- Giải thích từ “mái rạ”: Là mái nhà lợp bằng rơm Ngày xưa và bây giờ ở những vùng sâu, vùng xa vẫn còn có nhà dùng rơm phơi khô nẹp vào thành từng cặp để lợp nhà.
- “Mùa hạ” còn gọi là mùa hè thường có mưa to, mưa rào, nước mưa chảy ào ào trên mái rạ càng làm cho bạn nhỏ lo lắng cho mẹ hơn.
- Giải thích từ “Liếp” là đồ đan bằng che, đan thành tấm dùng để che chắn.
- Đàm thoại
- Cô vừa đọc cho lớp chúng mình nghe bài thơ gì? Sáng tác của ai?
- Khi thấy trời mưa bạn nhỏ đã thầm nói với mưa như thế nào?
- Vì sao bạn nhỏ lại mong trời đừng mưa nữa?
- Đố các con câu thơ nào nói lên điều đó?
- Khi trời mưa bạn nhỏ đã lo lắng điều gì?
- Câu thơ nào nói lên điều đó?
- Tình cảm của bạn nhỏ đối với mẹ như thế nào?
- Câu thơ nào nói lên tình cảm của bạn nhỏ đối với mẹ?( 4 câu cuối)
- Bạn nhỏ rất yêu thương mẹ vất vả lo toan cho gia đình để nuôi con khôn lớn. Bạn đã khóc vì thương mẹ. Hình ảnh “Mưa ngập tràn mắt em “thật xúc động, nhà thơ đã ví những giọt nước mắt của bạn nhỏ nhiều như những giọt mưa ngoài trời.
- Bạn nhỏ rất yêu thương, quan tâm đến mẹ, thế còn các cháu, tình cảm của các cháu đối với mẹ như thế nào?( 1-3 trẻ)
- Yêu thương mẹ chúng mình làm gì để bố mẹ vui lòng?
- Giáo dục trẻ: Qua bài thơ cô hi vọng rằng các con cũng biết thương yêu mẹ như bạn nhỏ trong bài thơ và biết quan tâm giúp đỡ mẹ những công việc nhỏ vừa sức như: Quét nhà, chăn gà, lấy nước cho mẹ uống…và khi trời mưa các con không được chơi ngoài mưa kẻo bị ốm đấy…
- Dạy trẻ đọc thơ
- Cô đọc cho trẻ nghe 2 lần.
- Cô cho cả lớp đọc cùng cô từng câu liên tiếp 2- 3 lần (nếu trẻ chưa thuộc).
- Trong khi trẻ đọc cô chú ý sửa sai cho trẻ.
- Cô cho trẻ đọc theo tổ chú ý sửa sai.
- Cho trẻ đọc thơ nối tiếp theo tổ
- Nhóm bạn trai, nhóm bạn gái đọc (Cô chú ý sửa sai) tích hợp toán đếm số bạn trai, bạn gái lên đọc thơ.
- Cá nhân trẻ đọc thơ: Cô gọi 1- 2 cá nhân trẻ lên đọc thơ
- Cho cả lớp đọc lại bài thơ.
- Trò chơi: “ Đong nước”
- Cách chơi: Chia lớp thành 3 đội đứng thành 3 hàng dọc. Từng bạn trong đội sẽ đi trong đường hẹp lên dùng tay múc nước và đổ vào chai của đội mình, sau đó về cuối hàng, bạn kế tiếp sẽ lên.
- Luật chơi: Đội nào đổ nhiều nước trong chai nhất sẽ là đội chiến thắng
c. Hoạt động 3:
- Nhận xét, tuyên dương trẻ.
- Cô và trẻ hát bài “ Cho tôi đi làm mưa với”. Chuyển hoạt động
III. Hoạt động góc:
- Góc phân vai: Cửa hàng bán nước giải khát. (Trẻ biết thỏa thuận vai cùng bạn, biết tham gia chơi với bạn, biết mời chào hỏi khách khi khách đến mua nước giải khát, biết bán các loại nước uống..)
- Góc xây dựng : Xây công viên nước.
- Góc nghệ thuật:+ ÂN: Hát, vận động các bài hát về chủ đề nước
IV. Hoạt động ngoài trời:
- Cho trẻ chơi:
- Trời mưa
- Dạy kiến thức mới:
- Cho trẻ vẽ những hạt mưa bằng phấn trên sân trường
- Chơi tự do với đồ chơi ngoài trời
V. Hoạt động chiều:
- Cho trẻ chơi trò chơi: Lộn cầu vồng
- Chơi tự do ở các góc
- Vệ sinh cá nhân
VI. Hoạt động trả trẻ:
- Nêu gương
- Cô nhắc nhở trẻ chào cô giáo, ba mẹ, các bạn ra về.
- Nhắc nhở trẻ đi học đúng giờ
- Trao đổi với phụ huynh về hoạt động trong ngày của trẻ
Mời các phụ huynh và các bé đón đọc 🌨 Thơ Chủ Đề Hiện Tượng Tự Nhiên 🌨 đọc ngay cho bé nghe chùm thơ bổ ích này bạn nhé!