15+ Bài Thơ Về Không Khí Cho Trẻ Mầm Non Hay Nhất Và Giáo Án Chi Tiết Chia Sẽ Đến Quý Thầy Cô Tham Khảo Làm Tư Liệu Giảng Dạy Cho Các Bé.
NỘI DUNG CHÍNH
Các chủ đề thơ về không khí cho trẻ mầm non
Thơ về không khí cho trẻ mầm non cần đơn giản, dễ hiểu và gần gũi với thế giới xung quanh của bé. Dưới đây là một số chủ đề thơ về không khí mà bạn có thể sáng tác:
1. Không khí trong lành:
Miêu tả sự trong lành của không khí: Tập trung vào cảm giác mát mẻ, dễ chịu khi hít thở không khí trong lành.
Liên hệ với thiên nhiên: Miêu tả không khí trong lành ở những nơi có nhiều cây xanh, hoa lá, như công viên, vườn cây, rừng cây.
Tác dụng của không khí trong lành: Nhấn mạnh lợi ích của không khí trong lành đối với sức khỏe của bé, như giúp bé khỏe mạnh, vui vẻ, học tập tốt.
2. Gió:
Miêu tả các loại gió: Gió nhẹ nhàng, gió mạnh, gió mát, gió nóng,…
Âm thanh của gió: Tiếng gió thổi qua lá cây, tiếng gió reo trong rừng thông,…
Hoạt động của gió: Gió thổi mây bay, gió làm quay chong chóng,…
3. Mây:
Hình dạng và màu sắc của mây: Mây trắng, mây đen, mây xám, mây hình con vật,…
Sự di chuyển của mây: Mây trôi lững lờ, mây bay nhanh,…
Mây và bầu trời: Mây và bầu trời tạo nên bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp.
Một số lưu ý khi dạy thơ về không khí cho các bé mầm non
Chọn thơ có nội dung đơn giản, dễ hiểu: Nên chọn những bài thơ có từ ngữ gần gũi, quen thuộc với các bé.
Hình ảnh sinh động: Sử dụng hình ảnh minh họa trực quan, sinh động để giúp các bé dễ hình dung và hiểu nội dung bài thơ.
Đọc thơ diễn cảm: Đọc thơ với giọng điệu truyền cảm, nhấn nhá để thu hút sự chú ý của các bé.
Tạo không khí vui vẻ: Tổ chức các hoạt động vui chơi, trò chơi liên quan đến bài thơ để các bé cảm thấy hứng thú và dễ tiếp thu.
Lồng ghép giáo dục: Kết hợp giáo dục về bảo vệ môi trường, giữ gìn không khí trong lành.
Các Bài Thơ Về Không Khí Cho Trẻ Mầm Non
Không Khí Tác giả: Chưa Rõ
Tôi là không khí Ở khắp mọi nơi Tôi chẳng có mùi Cũng không có vị
Tôi đây rất nhẹ Và không có màu Chẳng thiếu được đâu? Tôi là không khí!
Bài Thơ Không Khí Quanh Ta Tác giả: Chưa Rõ
Hôm nay đến lớp Cô dạy chúng con Bài về không khí Không màu, không mùi Nhưng có khắp nơi Để ta hít thở Không khí tồn tại Có ở quanh ta Và quan trọng lắm Cô dặn chúng em Bảo vệ không khí Là bảo vệ mình Chúng em vâng lời Mới là trò ngoan
Ve vẻ vè ve Nghe vè môi trường Chuyên gia dọn đường Là chị lao công Được mọi người trông Là anh xe rác.
Nước thải như thác Nhà máy, công trường Nước thải ra mương Khu nhà dân ở Trong từng nhịp thở Khí bụi vây quanh.
Rừng không còn xanh Do lâm tặc phá Đất cứng như đá Nhà nhà hoang mang Trông cảnh hoang tàn.
Đến khi mưa xuống Nước trôi cuồn cuộn Cuốn sạch cửa nhà Vạn vật không tha Vậy là chấm hết.
Chúng em mong ước Mặt nước thêm xanh Không khí trong lành Môi trường xanh sạch.
Bảo Vệ Cây Tác giả: Chưa Rõ
Cây xanh có lợi Rất nhiều bạn ơi! Lương thực, đồ dùng Rồi thì quần áo cung cấp ôxi Cho con người thở Cây xanh là thế Cùng nhau iu quý Bảo vệ cây xanh!
Nếu đổi được kiếp này, tôi xin làm không khí, Thử khói bụi ngày đêm, thử ngột ngạt trưa hè, Thử không còn trong xanh vì lũ người ích kỷ, Thử tiếng ồn đinh tai, thử cái chết cận kề.
Dưới đây là những bài thơ về không khí cho trẻ mầm non hay và bổ ích nhất cung cấp nhiều kiến thức mới lạ cho trẻ:
Thơ 4 Chữ Về Bảo Vệ Môi Trường Tác giả: Chưa Rõ
Cây xanh quý lắm Chăm sóc bảo vệ Nhiệm vụ chúng ta Mỗi người một phần Không ai hơn cả Không nhiều ko ít Nhiệm vụ mỗi người Trồng cây gây rừng Bảo vệ cây xanh Tuyên truyền mọi người Giữ gìn chăm sóc Ko đc phá hoại Kể cả chiếc lá Chiếc lá tuy nhỏ Nhưng nó quang hợp Cùng với cây xanh Cây xanh có lợi Rất nhiều bạn ơi! Lương thực, đồ dùng Rồi thì quần áo cung cấp ôxi Cho con người thở Cây xanh là thế Cùng nhau iu quý Bảo vệ cây xanh!
Đọc ngay một số bài thơ về không khí cho trẻ hay nhất được chúng tôi tổng hợp được. Phụ huynh cùng tham khảo ngay dưới đây nhé
Bài Thơ Bé Trồng Cây Tác giả: Chưa Rõ
Hạt giống nhỏ xinh xinh Bé đem gieo xuống đất Hàng ngày bé tưới nước Mỗi sáng sớm và chiều.
Ôi vui biết bao nhiêu Mầm xanh giờ đó nhứ Hai lá mầm nho nhỏ Xòe trong gió rung rinh rinh.
Mầm ơi hãy lớn nhanh Vươn cành cho bóng mát Gọi chim về ca hát Cho quả ngọt trĩu cành.
Cho không khí trong lành Mọi người thêm sức khỏe Mầm ơi mau lớn nhé Cho màu xanh thêm xanh.
Môi Trường Tác giả: Chưa Rõ
Môi trường xanh sạch Nay bỗng đi đâu Chỉ còn ô nhiễm Bao người bị tiêm Vì viêm cái phổi Vì tội mũi xoang Vì đang hít bụi Chẳng chút trong lành Anh em hãy nhớ Môi trường của ta Là do ta tạo Chúng ta cần phải Bảo vệ nó sao Để cho cuộc sống Bao điều đẹp hơn
Cây Dây Leo Tác giả: Chưa Rõ
Cây dây leo Bé tí teo Ở trong nhà Lại bò ra Ngoài cửa sổ Và nghển cổ Lên trời cao Hỏi vì sao Cây trả lời Ra ngoài trời Cho dễ thở Tắm nắng gió Gội mưa rào Cây mới cao Hoa mới đẹp.
Trồng Cây Tác giả: Chưa Rõ
Sáng nay trời đẹp Cô giáo của em Hướng dẫn trồng cây Tô đẹp cho trường Tán lá của cây Che cho em mát Cây cho trái ngọt Cây cho lá xanh Cho cuộc đời mình Ngập tràn không khí Nào cùng chung tay Trồng cây ngay nhé
Tham khảo ngay một số mẫu giáo án thơ về không khí cực đầy đủ và chi tiết dưới đây nhé
Giáo Án Hiện Tượng Tự Nhiên – Chủ Đề “Không Khí Quanh Em”
I. Mục đích, yêu cầu:
Giáo dưỡng :
Hiểu được không khí là chất không màu, không mùi, không vị.
Không khí có ở khắp mọi nơi, mọi loài đều cần có không khí đê sinh sống.
Cách bảo vệ và giữ không khí trong sạch.
Phát triển :
Tưởng tượng, tư duy, khả năng quan sát có chủ định.
Kiến thức về môi trường xung quanh
Kĩ năng :
Làm các thí nghiệm đơn giản
Cách chơi theo nhóm
Rút kết luận từ thí nghiệm đơn giản
Giáo dục :
Tinh thần tập thể, tích cực tham gia trò chơi
Lắng nghe cô và bạn
Vui hát bài : Bầu trời xanh.
II. Nội dung kết hợp:
Âm nhạc, trò chơi.
III. Chuẩn bị :
Vườn cây, hộp giấy, con cào cào .
Bộ ly có nước lọc và ống hút cho mỗi trẻ.
Bong bóng và ống bơm.
Hệ thống kiến thức câu hỏi, môi trường lớp học phù hợp với đề tài, Đàn Organ.
IV. Tiến hành:
Hoạt động 1 : Ổn định lớp.
Cả lớp cùng cô dạo quanh vườn hoa hít thở không khí trong lành. Sau bài hát cô và trẻ cùng ngồi vòng tròn và đàm thoại :
“Đây là gì vậy con ?”( Cô chỉ vào vườn cây )
Đây là gì vậy con ?”( Cô chỉ vào thùng giấy)
Sáng nay khi các con chưa đến, cô có thả 2 chú Cào cào,1 con bên vườn cây, 1 con bên trong thùng giấy. Bây giờ hãy nhìn kĩ xem những chú Cào cào này như thế nào nha !”.
Cô nhấc từ từ 2 con cào Cào ra và hỏi :”Cào Cào bên vườn cây như thế nào ?.””Cào cào trong thùng giấy này như thế nào?” Tại sao lại như vậy ?”
Hôm nay trời cúp điện, con cảm thấy như thế nào?’.
(cô mang quạt ra và quạt nhẹ vào người trẻ ):”Con cảm thấy trong người như thế nào ?”…
“nhờ vào điều gì mà con thấy mát mẻ?”
Không khí là chất gì ? tại sao con biết có không khí? “theo con không khí có ở đâu ? “xung quanh chúng ta có không khí không ? (Cho trẻ chơi trò chơ bắt, nếm, ngửi không khí)
Đàm thoại : “Không khí có màu gì ? có mùi gì ? có vị như thế nào ?”( cho trẻ dùng giác quan đẻ thử).
Câu hỏi trải nghiệm: Theo con không khí có cần cho chúng ta không? Tại sao ?(cho trẻ dùng tay bịt mũi 5 giây và nói lên cảm giác như thế nào ?)
Kết luận : Không khí là chất không màu, không mùi, không vị. Không khí cần thiết cho tất cả mọi loài : Con vật, con người, Cây xanh.
Để hiểu không khí và cách sử dụng không khí thì Cô mời các con cùng làm thí nghiệm vơi Cô nha.
Hoạt động 2 : Trẻ chia nhóm làm thí nghiệm
Cô cho trẻ về 2 nhóm: Nhóm ông Mặt trời và nhóm Mặt trăng.
Nhóm mặt trời :Dùng ống bơm, bơm không khí váo trong quả bong bóng.
Nhóm Mặt trăng: dùng ống hút thổ vào trong ly nước lọc.
Sau đó trẻ cùng Cô đàm thoại và nhận xét kết quả của 2 thí nghiệm, rút ra kết luận, ứng dụng của không khí trong thực tế .
Cô cho trẻ xem khẩu trang, và nêu tình huống : Tại sao khi ra đường các con và mọi người phải dùng đến khẩu trang ? Không khí bị ô nhiễm là do đâu ? để bảo vệ không khí chúng ta cần làm những việc gì ?
V. Kết thúc:
Cô và trẻ cùng hát bài :”Bầu Trời Xanh” và vận động với các mô hình, dụng cụ.
Đến dự với tiết học của chúng mình ngày hôm nay, có các cô trong ban giám hiệu nhà trường.
Chúng mình hãy khoanh tay đẹp chào các cô đi nào.
Chúng mình có thích xem ảo thuật không?
Xin mời ảo thuật gia: ảo thuật gia làm ảo thuật về thổi bóng to, bóng tự to lên.
Hỏi trẻ tại sao quả bóng lại to lên? (Cô thổi không khí vào trong)
Muốn biết vì sao khi cô thổi không khí vào trong quả bóng, bóng lại to lên thì hôm nay cô con mình hãy cùng nhau đi tìm hiểu về điều kỳ diệu của không khí nhé.
Phương pháp và hình thức tổ chức
A. Tính chất của không khí :
Chúng mình hít thở được là nhờ cái gì các con? Chúng mình hãy gọi to không khí nhé “không khí ơi!” không khí có ra không các con? Theo các con thì không khí có ở đâu? (không khí có ở trong lớp, ngoài sân trường, ở nhà ,công viên.. không khí có ở xung quanh chúng ta.) Vậy chúng mình dùng những bàn tay xinh của chúng mình để bắt không khí xem có bắt được không nhé. Không thể dùng tay để bắt không khí được. Vậy các con thử nghĩ xem chúng mình sẽ dùng gì để bắt không khí? Có rất nhiều ý kiến để bắt không khí. Cô thấy ý kiến dùng túi nilông rất hay. Cô có gì đây? Túi nilông như thế nào các con? Cô dùng túi khua vào không gian để bắt không khí, sau đó vặn túi lại. Bây giờ túi này như nào ?(phồng lên) khác gì so với túi lúc đầu? Vì sao túi nilông lại phồng lên? Trong này có gì ? Cô cũng đã bí mật chuẩn bị cho chúng mình những chiếc túi ni lông rồi chúng mình hãy lấy ra và cùng cô bắt không khí nào. Cho trẻ khua lấy không khí. Cho trẻ giơ túi nilông lên cảm nhận và quan sát Hỏi trẻ không khí nhẹ hay nặng? Có nhìn thấy không khí không? Bây giờ các con hãy dùng tăm nhọn chọc cho thủng túi không khí ra và để tay vào chỗ thủng. Khi để tay lên chỗ thủng các con có cảm giác như thế nào? Vì sao? (không khí thoát ra từ lỗ thủng) Các con có ngửi thấy mùi gì không? Các con nếm xem không khí có vị gì không? -> Không khí ë xung quanh chóng ta, không khí không màu, không mùi, không vị. Không khí chuyển động. Cô thổi bong bóng xà phòng. Chúng mình thấy bong bóng xà phòng như thế nào?( bay lung tung) Vì sao bong bóng xà phòng lại bay lung tung khắp nơi?
Vì không khí luôn luôn chuyển động từ nơi này tới nơi khác Cô cho trẻ nhắm mắt lại. Cô xịt nước hoa. Các con có ngửi thấy gì không? Vì sao cô xịt nước hoa một chỗ từ rất xa mà các con lại ngửi thấy. -> Kết luận: Không khí ở xung quanh chúng ta, không khí không màu, không mùi, không vị, không khí luôn luôn chuyển động. Cô chia chúng mình thành 3 nhóm. Cô có rất nhiều chai lọ, bóng bay chúng mình hãy cùng làm thí nghiệm với những vật dụng này với cô nhé.
B. Sự kì diệu của không khí :
Nhóm 1: Không khí có ở khắp mọi nơi : Cô có rất nhiều những chai lọ khác nhau chúng mình hãy dùng những chai lọ này nhúng vào chậu nước xem có hiện tượng gì xảy ra nhé.
Nhóm 2: Làm thí nghiệm phản ứng các chất tạo thành không khí: Trẻ đổ bột baking soda vào trong quả bóng bay, đổ một chút giấm vào trong chai, sau đó lồng miệng bóng bay vào miệng của chai. Nhấc cao quả bóng lên để bột baking soda rơi vào chai.
Nhóm 3: Không khí nặng hay nhẹ. Cô đã chuẩn bị những quả bóng bay bên trong những quả màu xanh cô cho thật nhiều nước, những quả màu vàng cô thổi không khí vào trong, chúng mình hãy cho những quả bóng này vào nước xem hiện tượng gì xảy ra. Cho trẻ lấy đồ dùng về nhóm chơi của mình.
C. Trẻ giới thiệu về thí nghiệm của mình
Nhóm một các con có những gì?
Các con đã làm gì?
Khi con cho chai vào nước thì con thấy thế nào?(Bong bóng nổi lên)
Khi cho chai rỗng vào trong nước thì thấy bong bóng nổi lên chứng tỏ rằng không khí có ở khắp mọi nơi, ở cả những chỗ rỗng.
Nhóm hai các con có những gì?
Các con đã làm gì?
Con thấy điều gì xảy ra?
Theo con vì sao lại xảy ra như vậy?
-> Kết luận: bột baking soda phản ứng với giấm tạo thành không khí mạnh thổi quả bóng to ra.
Nhóm ba các con có những gì?
Trẻ giới thiệu khi cho bóng nước và bóng không khí vào chậu nước thì bóng nước chìm và bóng không khí nổi
Theo con vì sao lại xảy ra như vậy? vì bóng không khí nhẹ hơn
-> Kết luận: Bóng không khí nhẹ hơn bóng nước nên bóng không khí nổi còn bóng nước chìm chứng tỏ không khí rất là nhẹ.
D. Sự cần thiết của không khí:
Theo con không khí có cần cho chúng ta không? Tại sao ?
Cả lớp cùng khép miệng và lấy tay bịt mũi 5 giây
Con cảm thấy thế nào?
Cô làm thí nghiệm không khí cần cho sự cháy:
Thắp hai cây nến, lấy một chiếc cốc úp lên một cây nến.
Con thấy điều gì xảy ra?
Theo con vì sao lại xảy ra như vậy?
-> Kết luận: Khi úp cốc vào nến nến tắt vì trong cốc không còn không khí. Không khí cần cho sự cháy.
Không khí dùng để làm gì?
Không có không khí điều gì sẽ xảy ra?
Kết luận: Con người, mọi loài vật cây cối đều cần không khí.
Cho trẻ xem video về ô nhiễm không khí.
Giáo dục: Không khí rất cần thiết trong sinh hoạt, cho sự sống của người và vật vì vậy chúng ta phải giữ gìn vệ sinh môi trường để cho nguồn không khí luôn sạch.
Mở rộng : Đồ gì trong cuộc sống sinh hoạt của chúng mình cần bơm khí vào mới dùng được? (bóng ,lốp xe, phao bơi…)
Đồ dùng gì trong nhà mình để tạo không khí? (quạt điện ,điều hòa, quạt hơi nước…)
Củng cố:
Trò chơi : Thổi bóng và kẹp bóng về đích
Cô chia lớp thành 2 nhóm chơi, phát cho mỗi thành viên của nhóm 1 quả bóng. Nhiệm vụ của các thành viên là thổi bóng lên sau đó buộc lại và kẹp bóng vào giữa 2 chân để đi về đích khi bạn về thì bạn tiếp theo mới tiếp tục lên, thời gian là 1 bản nhạc, trong 1 bản nhạc đội nào kẹp được nhiều bóng về đích hơn thì đội đó giành chiến thắng.