Trọn Bộ 34+ Bài Thơ Hiện Tượng Tự Nhiên Cho Trẻ Mầm Non Gồm Nhiều Chủ Đề Nước, Mưa, Nắng, Mặt Trời, Cầu Vồng Gió… Và Giáo Án Chi Tiết Cho Quý Thầy Cô Giáo Tham Khảo Làm Tư Liệu Giảng Dạy.
NỘI DUNG CHÍNH
Các chủ đề thơ hiện tượng tự nhiên mầm non
Thơ về các hiện tượng tự nhiên là một chủ đề thú vị và bổ ích cho trẻ mầm non. Dưới đây là một số chủ đề thơ về hiện tượng tự nhiên mà bạn có thể sáng tác:
Mưa
Miêu tả tiếng mưa: Tí tách, lộp độp, rào rào,…
Hình ảnh mưa rơi: Mưa rơi trên lá cây, trên mái nhà, trên đường phố,…
Hoạt động trong mưa: Bé che ô đi học, cây cối tắm mưa,…
Cảm xúc về mưa: Vui thích, mát mẻ, dễ chịu,…
Nắng
Miêu tả ánh nắng: Vàng tươi, ấm áp, rực rỡ,…
Hình ảnh nắng chiếu: Nắng chiếu trên cánh đồng, trên mái nhà, trên gương mặt bé,…
Hoạt động dưới nắng: Bé chơi đùa, phơi quần áo,…
Cảm xúc về nắng: Vui vẻ, ấm áp, yêu đời,…
Gió
Miêu tả các loại gió: Gió nhẹ nhàng, gió mạnh, gió mát, gió nóng,…
Âm thanh của gió: Tiếng gió thổi qua lá cây, tiếng gió reo trong rừng thông,…
Hoạt động của gió: Gió thổi mây bay, gió làm quay chong chóng,…
Cảm xúc về gió: Mát mẻ, sảng khoái, tự do,…
Mây
Hình dạng và màu sắc của mây: Mây trắng, mây đen, mây xám, mây hình con vật,…
Sự di chuyển của mây: Mây trôi lững lờ, mây bay nhanh,…
Mây và bầu trời: Mây và bầu trời tạo nên bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp.
Cảm xúc về mây: Bồng bềnh, nhẹ nhàng, mơ mộng,…
Cầu vồng
Miêu tả màu sắc của cầu vồng: Đỏ, cam, vàng, lục, lam, chàm, tím,…
Hình ảnh cầu vồng xuất hiện: Sau cơn mưa, trên bầu trời,…
Cảm xúc về cầu vồng: Ngạc nhiên, thích thú, kỳ diệu,…
Sấm chớp
Miêu tả âm thanh và ánh sáng của sấm chớp: Tiếng sấm vang rền, ánh chớp lóe sáng,…
Cảm xúc về sấm chớp: Hồi hộp, sợ hãi, tò mò,…
Bài học về an toàn khi có sấm chớp: Không ra ngoài trời, không đứng dưới gốc cây,…
Sao và trăng
Miêu tả vẻ đẹp của sao và trăng: Lấp lánh, lung linh, huyền ảo,…
Hình ảnh sao và trăng trên bầu trời đêm: Bầu trời đầy sao, trăng tròn, trăng khuyết,…
Cảm xúc về sao và trăng: Yên bình, tĩnh lặng, mơ mộng,…
Nắng vừa đậu trên lá Gió rung nắng rơi ngay Em chay vội ra nhặt Nắng không vào bàn tay. Hoa cúc vàng nắng đậu Hoa cúc càng vàng tươi Nắng mà có hoa cúc Nắng cũng thơm nắng ơi!
Sắp mưa Sắp mưa Những con mối Bay ra Mối trẻ Bay cao Mối già Bay thấp Gà con Rối rít tìm nơi Ẩn nấp Ông trời Mặc áo giáp đen Ra trận Muôn nghìn cây mía Múa gươm Kiến Hành quân Đầy đường Lá khô Gió cuốn Bụi bay Cuồn cuộn Cỏ gà rung tai Nghe Bụi tre Tần ngần Gỡ tóc Hàng bưởi Đu đưa Bế lũ con Đầu tròn Trọc lốc Chớp Rạch ngang trời Khô khốc Sấm Ghé xuống sân Khanh khách Cười Cây dừa Sải tay Bơi Ngọn mùng tơi Nhảy múa Mưa Mưa Ù ù như xay lúa Lộp bộp Lộp bộp… Rơi Rơi… Đất trời Mù trắng nước Mưa chéo mặt sân Sủi bọt Cóc nhảy chồm chồm Chó sủa Cây lá hả hê Bố em đi cày về Đội sấm Đội chớp Đội cả trời mưa…
Mưa Rơi Tác giả: Trương Thị Minh Huệ
Tí tách đều đều Từng giọt mưa rơi Mưa xanh cây lúa Mưa mát cánh đồng.
Mưa cho hoa lá Nảy lộc đâm chồi Từng giọt… từng giọt Mưa rơi… mưa rơi.
Mưa Tác giả: Lê Lâm
Mưa ở trên trời Mưa rơi xuống đất Vừa ngồi trong nước Đã nhào ra sân Mưa không có chân Ở đâu cũng đến.
Gió thổi dồn mây đen Ông trời nổi sấm chớp Mưa trút xuống ào ào Gà đi về nơi nào Ôi gà con ướt lạnh! Nhím liền đến bên cạnh Lấy ô che cho gà Ếch cũng đem ô ra Ðể che mưa cho gà Mưa tạnh, gió đi xa Gà con cám ơn Nhím Gà con cám ơn Ếch
Bầu trời xanh bao la Những đám mây bồng bềnh Trôi mau đi, trôi mau Cùng vui đùa với gió Gió ơi, tôi gọi gió Cùng với đám mây trôi.
Chị Gió Tác giả: Đoàn Vị Thượng
Cuốn sách ai để trên bàn Tự mình biết lật từng trang học bài Mẹ bận phơi áo sân ngoài Võng ru bé ngủ – miệt mài cứ ru Ngọn lửa trong bếp cháy lu Bỗng reo tí tách, tựa như lửa cười… Thì ra Chị Gió ngược xuôi Đến đâu cũng muốn giúp người một tay
Chiếc cầu vồng bảy sắc Uốn mình góc trời xa Cầu vồng cũng có bạn Cùng vươn qua mái nhà
Chiếc cầu vồng bảy sắc Lung linh cong lên trời Như lưng mẹ hôm sớm Làm lụng chẳng nghỉ ngơi Ơ kìa cầu vồng nhỏ Còng lưng cõng cầu to Như đôi bạn thân thiết Chẳng xa nhau bao giờ!
Bài Thơ Mặt Trời
Mặt Trời Tác giả: Nguyễn Thị Tố Quyên
Mặt trời đỏ rực Lên từ đằng Đông Như quả cầu hồng Ai treo lơ lửng
Nước ơi, nước ơi Lại đây với bé Cho bé rửa mặt Cho bé rửa tay Cho bé sạch sẽ Rồi bé đi chơi Mắt bé sáng ngời Miệng cười xinh xắn Răng bé rất trắng Bé cắn rất đau!
Tên tôi là Gió Đi khắp mọi nơi Công việc của tôi Không bao giờ nghỉ Tháng ngày chăm chỉ Tôi dài hơn sông Suốt đời mênh mông Rộng hơn biển cả Tên tôi là Gió Các bạn nhớ không ? Tôi không dáng hình Tên tôi là Gió…
Ông mặt trời óng ánh Tỏa nắng hai mẹ con Bóng mẹ và bóng con Dắt nhau đi trên đường. Ông nhíu mắt nhìn em Em nhíu mắt nhìn ông. Ông ở trên trời nhé! Cháu ở dưới này thôi Hai ông cháu cùng cười Mẹ cười đi bên cạnh Ông mặt trời óng ánh.
Gió Tác giả: Chưa Rõ
Gió lúc nào cũng chạy Suốt ngày vội thế à Lúc nào cũng huýt sáo Lúc nào cũng hát ca … Gió thích chơi chong chóng Cùng bé chơi thả diều Lại giật tung nón bé Gió bông đùa chọc trêu
Thohay.vn xin giới thiệu đến bạn đọc mẫu giáo án thơ chủ đề hiện tượng tự nhiên đầy đủ nhất, chi tiết nhất. Mời các bạn cùng đọc và tham khảo nhé!
Giáo Án – Chủ Hiện Tượng Tự Nhiên Qua Bài Thơ “Mưa”
I. Hoạt động đón trẻ:
Đón trẻ:
Cô ân cần đến lớp đón trẻ từ tay phụ huynh, nhắc nhỡ trẻ cất đồ dùng cá nhân gọn gàng. Cô luôn động viên, khuyến khích trẻ đến lớp chuyên cần.
Thường xuyên trao đổi với phụ huynh về tình hình sức khỏe của trẻ để chăm sóc trẻ tốt hơn..
Gợi ý cho trẻ chơi các góc.
Trò chuyện với trẻ về một số tính chất của nước (không màu, không mùi, không vị, có thể hòa tan một số chất.
Trẻ biết được các nguồn nước: nước mưa, nước giếng, nước sông, nước biển….
Thể dục buổi sáng: Tập bài: “Cho tôi đi làm mưa với”
Tay – vai:
Hai tay giơ thẳng qua đầu
Đưa 2 tay về trước
Đưa 2 tay lên cao
Hạ 2 tay xuống, xuôi theo người
Bụng:
Đứng thẳng, tay chống hông
Quay người sang phải
Quay người sang trái
Chân:
Chân phải bước lên trước, khụy đầu gối
Chân trái bước lên trước, khụy đầu gối
Bật:
Hai chân bật tách hai bên, hai tay sang ngang
Hai chân bật chụm chân vào, 2 tay đưa lên cao chụm lại
Điểm danh.
II. Tổ chức hoạt động:
Lĩnh vực: phát triển ngôn ngữ
Hoạt động học: làm quen văn học
Đề tài: Thơ : “Mưa”
Mục đích, yêu cầu:
a. Kiến thức:
Trẻ nhớ tên bài thơ, tên tác giả.
Trẻ hiểu nội dung bài thơ nói về tình cảm yêu thương của em bé đối với mẹ của mình khi trời mưa mẹ đi chợ vẫn chưa về.
b. Kỹ năng:
Rèn kỹ năng đọc diễn cảm, kỹ năng ghi nhớ bài thơ
Trả lời câu hỏi ràng, mạch lạc, phát triển ngôn ngữ và làm giàu vốn từ cho trẻ
c. Thái độ:
Qua bài thơ giáo dục trẻ biết mưa là một trong những hiện tượng tự nhiên.
Trẻ cũng biết quan tâm yêu thương những người thân trong gia đình nhất là với mẹ.
Chuẩn bị:
Giáo án điện tử
Các bài hát trong chủ đề.
Sắc xô, hộp quà..
Tranh minh họa bài thơ
Đồ dùng, đồ chơi phục vụ tiết học
Tiến hành tổ chức hoạt động:
a. Hoạt động 1:
Cô đọc câu đố:
“Tôi cho nước uống
Cho ruộng dễ cày
Cho đầy mặt sông
Cho lòng đất mát”
Đố các bạn biết tôi là gì?
Cô cho trẻ trả lời, sau đó giải thích:
Đúng rồi đấy các con ạ đó là hạt mưa đấy, bây giờ cô sẽ cho các con chơi trò chơi “trời mưa” các con có đồng ý không?
Cô cho trẻ đứng lên chơi trò chơi: Trời mưa.
( Mưa nhỏ, mưa to, sấm nổ)
Các con vừa chơi trò chơi gì?
Khi trời mưa mọi người ra đường phải làm gì?
Khi trời mưa đem lại lợi ích gì?
Mưa làm cho không khí mát mẻ, cây cối tốt tươi, ao hồ có nước. Nhưng các con ạ những hạt mưa nhỏ thật có ích, ngược lại nếu mưa to quá và mưa lâu thì sẽ gây nên lụt lội ảnh hưởng đến việc sinh hoạt, đi lại của con người.
Có một bạn nhỏ rất yêu thương mẹ khi trời mưa mà mẹ đi chợ xa vẫn chưa về, bạn nhỏ rất lo lắng cho mẹ và bạn đã thầm nói với mưa…Để biết được bạn nhỏ đã nói với mưa điều gì chúng mình hãy cùng nghe cô đọc bài thơ “Mưa” của cô Phạm Phương Lan sáng tác nhé!
b. Hoạt động 2:
Lần 1:
Cô đọc diễn cảm kết hợp với cử chỉ, điệu bộ, nét mặt
Giảng nội dung bài thơ: Bài thơ nói lên tình cảm yêu thương của bạn nhỏ đối với mẹ, bạn rất lo lắng cho mẹ của mình đi chợ xa chưa về. Mưa thì vẫn cứ rơi bạn nhỏ mong cho trời đừng mưa nữa để mẹ đỡ vất vả hơn, đi lại được dễ dàng hơn.
Lần 2:
Cô đọc diễn cảm kết hợp cho trẻ xem tranh trên màn chiếu.
Lần 3:
Cô đọc trích dẫn + giải thích từ khó
Giải thích từ “mái rạ”: Là mái nhà lợp bằng rơm Ngày xưa và bây giờ ở những vùng sâu, vùng xa vẫn còn có nhà dùng rơm phơi khô nẹp vào thành từng cặp để lợp nhà.
“Mùa hạ” còn gọi là mùa hè thường có mưa to, mưa rào, nước mưa chảy ào ào trên mái rạ càng làm cho bạn nhỏ lo lắng cho mẹ hơn.
Giải thích từ “Liếp” là đồ đan bằng che, đan thành tấm dùng để che chắn.
Đàm thoại
Cô vừa đọc cho lớp chúng mình nghe bài thơ gì? Sáng tác của ai?
Khi thấy trời mưa bạn nhỏ đã thầm nói với mưa như thế nào?
Vì sao bạn nhỏ lại mong trời đừng mưa nữa?
Đố các con câu thơ nào nói lên điều đó?
Khi trời mưa bạn nhỏ đã lo lắng điều gì?
Câu thơ nào nói lên điều đó?
Tình cảm của bạn nhỏ đối với mẹ như thế nào?
Câu thơ nào nói lên tình cảm của bạn nhỏ đối với mẹ?( 4 câu cuối)
Bạn nhỏ rất yêu thương mẹ vất vả lo toan cho gia đình để nuôi con khôn lớn. Bạn đã khóc vì thương mẹ. Hình ảnh “Mưa ngập tràn mắt em “thật xúc động, nhà thơ đã ví những giọt nước mắt của bạn nhỏ nhiều như những giọt mưa ngoài trời.
Bạn nhỏ rất yêu thương, quan tâm đến mẹ, thế còn các cháu, tình cảm của các cháu đối với mẹ như thế nào?( 1-3 trẻ)
Yêu thương mẹ chúng mình làm gì để bố mẹ vui lòng?
Giáo dục trẻ: Qua bài thơ cô hi vọng rằng các con cũng biết thương yêu mẹ như bạn nhỏ trong bài thơ và biết quan tâm giúp đỡ mẹ những công việc nhỏ vừa sức như: Quét nhà, chăn gà, lấy nước cho mẹ uống…và khi trời mưa các con không được chơi ngoài mưa kẻo bị ốm đấy…
Dạy trẻ đọc thơ
Cô đọc cho trẻ nghe 2 lần.
Cô cho cả lớp đọc cùng cô từng câu liên tiếp 2- 3 lần (nếu trẻ chưa thuộc).
Trong khi trẻ đọc cô chú ý sửa sai cho trẻ.
Cô cho trẻ đọc theo tổ chú ý sửa sai.
Cho trẻ đọc thơ nối tiếp theo tổ
Nhóm bạn trai, nhóm bạn gái đọc (Cô chú ý sửa sai) tích hợp toán đếm số bạn trai, bạn gái lên đọc thơ.
Cá nhân trẻ đọc thơ: Cô gọi 1- 2 cá nhân trẻ lên đọc thơ
Cho cả lớp đọc lại bài thơ.
Trò chơi: “ Đong nước”
Cách chơi: Chia lớp thành 3 đội đứng thành 3 hàng dọc. Từng bạn trong đội sẽ đi trong đường hẹp lên dùng tay múc nước và đổ vào chai của đội mình, sau đó về cuối hàng, bạn kế tiếp sẽ lên.
Luật chơi: Đội nào đổ nhiều nước trong chai nhất sẽ là đội chiến thắng
c. Hoạt động 3:
Nhận xét, tuyên dương trẻ.
Cô và trẻ hát bài “ Cho tôi đi làm mưa với”. Chuyển hoạt động
III. Hoạt động góc:
Góc phân vai: Cửa hàng bán nước giải khát. (Trẻ biết thỏa thuận vai cùng bạn, biết tham gia chơi với bạn, biết mời chào hỏi khách khi khách đến mua nước giải khát, biết bán các loại nước uống..)
Góc xây dựng : Xây công viên nước.
Góc nghệ thuật:+ ÂN: Hát, vận động các bài hát về chủ đề nước
IV. Hoạt động ngoài trời:
Cho trẻ chơi:
Trời mưa
Dạy kiến thức mới:
Cho trẻ vẽ những hạt mưa bằng phấn trên sân trường
Chơi tự do với đồ chơi ngoài trời
V. Hoạt động chiều:
Cho trẻ chơi trò chơi: Lộn cầu vồng
Chơi tự do ở các góc
Vệ sinh cá nhân
VI. Hoạt động trả trẻ:
Nêu gương
Cô nhắc nhở trẻ chào cô giáo, ba mẹ, các bạn ra về.
Nhắc nhở trẻ đi học đúng giờ
Trao đổi với phụ huynh về hoạt động trong ngày của trẻ