Bài Thơ Nắng Bốn Mùa ❤️️ Nội Dung, Hình Ảnh Tranh Thơ, Giáo Án ✅ Bài Thơ Nắng Bốn Mùa Mang Lại Sự Ấm Áp Cho Chúng Ta
NỘI DUNG CHÍNH
Nội Dung Lời Bài Thơ Nắng Bốn Mùa
Nắng bốn mùa
Tác giả : Mai Anh Đức
Dịu dàng và nhẹ nhàng
Vẫn là chị nắng xuân
Hung hăng, hay giận dữ
Là ánh nắng mùa hè
Vàng hoe như muốn khóc
Chẳng ai khác nắng thu
Mùa đông khóc hu hu
Bởi vì không có nắng.
Tranh Bài Thơ Nắng Bốn Mùa
Tặng Bạn ❤️️ Bài Thơ Bác Nông Dân ❤️️ Nội Dung, Hình Ảnh, Giáo Án
Giáo Án Bài Thơ Nắng Bốn Mùa
Dưới đây là giáo án bài thơ nắng bốn mùa cho các cô tham khảo để dạy bé trên lớp.
1 Mục đích yêu cầu
- Trẻ đọc thuộc nội dung bài thơ. Nhớ tên bài thơ, tác giả.
- Thể hiện giọng đọc thơ diễn cảm. Biết kết hợp các động tác qua nội dung từng khổ thơ.
- Giáo dục trẻ giữ gìn và bảo vệ sức khỏe, ăn mặc phù hợp với thời tiết.
2 Chuẩn bị
- Tranh hình ảnh minh họa bài thơ
3 Cách tiến hành
a) Hoạt động 1: Ổn định, gây hứng thú.
- Cả lớp cùng chơi T/C “Trời nắng – trời mưa”
- Các con có biết bây giờ đang chuẩn bị bước sang mùa gì rồi không?
- Có tiếng con gì kêu báo hiệu mùa hè sắp đến? (Ve)
- Có hoa gì nở rộ?
- Mùa hè khí hậu thế nào ?
- Và nó xuất hiện những hiện tượng gì ?
- Những mùa nào thì có nắng ?…
- Muốn biết nắng có ở những mùa nào và nắng ở mỗi mùa ra sao chúng mình hãy chú ý lắng nghe cô đọc bài thơ “Nắng bốn mùa” nhé!
b) Hoạt động 2: Cô đọc kết hợp trích dẫn, đàm thoại
- Cô đọc diễn cảm lần 1 – hỏi tên bài thơ, tác giả.
- Cô đọc lần 2 – kết hợp tranh minh hoạ.
- Trích dẫn:
- Dịu dàng….nắng mùa hè -> Nắng xuân nhẹ nhàng còn nắng mùa hè nóng, oi bức, khắc nhiệt.
- Vàng hoe…..không có nắng -> Mùa thu nắng nhạt, mùa đông ít khi có nắng
c) Hoạt động 3: Trẻ đọc thơ
- Cả lớp đọc cùng cô 2 lần
- 3 tổ lên đọc luân phiên từng câu
- Nhóm, cỏ nhân lên đọc bằng hình ảnh, động tác minh họa
- Cả lớp đứng dậy đọc làm một số động tác minh hoạ.
d) Hoạt động 4: Chơi T/C: “Tìm nơi trú ẩn”.
- Cô nêu tên trò chơi, cách chơi.
- Chơi 2 lần.
- Cô nhận xét, tuyên dương
e) Kết thúc: Trẻ vui đọc thơ và ra sân chơi.
Chia sẽ giáo án hay khác
- Mục tiêu: a. Kiến thức
- Trẻ nhớ được tên bài thơ, tên tác giả
- Trẻ nắm được nội dung chính của bài thơ
- Trẻ nghe và cảm nhận được nhịp điệu của bài thơ
b. Kĩ năng
- Phát triển tư duy, trí nhớ, cảm xúc, ngôn ngữ cho trẻ
c. Thái độ
- Giáo dục cảm xúc thẩm mỹ và yêu thích thơ
- Giáo dục tình yêu thiên nhiên.
- Chuẩn bị:
- Hình ảnh minh họa nội dung bài thơ
- Máy tính
- Tổ chức hoạt động:
Hoạt động của cô
- Gây hứng thú:
- Cho trẻ chơi trò chơi “Nắng và mưa”
- Các con vừa được chơi trò chơi gì?
Nội dung bài
- Đọc thơ: Nắng bốn mùa
- Hôm nay cô cũng có một bài thơ nói về những tia nắng cũng rất hay đấy đó là bài thơ: “Nắng bốn mùa” chúng mình cùng nghe nhé.
- Cô đọc lần 1: Đọc rõ lời, thể hiện tình cảm
- Cô đọc lần 2: Kết hợp hình ảnh minh họa
Trích dẫn đàm thoại
- Cô vừa đọc cho lớp mình bài thơ gì?
- Do ai sáng tác?
- Bài thơ nói về cái gì?
- Cô đọc 4 câu đầu.
- Trong 4 câu đầu có xuất hiện 2 mùa, đó là mùa nào nhỉ các con?
- Vậy bạn nào giỏi cho cô biết nắng mùa xuân thì như thế nào?
- Các con biết không nắng mùa xuân thật là dịu dàng và ấm áp.
- Mùa xuân là mùa cho muôn hoa đua nởđấy như hoa đào, hoa mai….và cũng là khởi đầu của một năm mới đấy các con.
Dạy trẻ đọc thơ:
- Cho trẻ đọc thơ cùng cô 2 – 3 lần
- Cho tổ đọc thơ thi đua.
- Nhóm đọc thơ ( 2 nhóm: 1 nhóm trai, 1 nhóm gái)
- Cá nhân đọc thơ ( 2 trẻ)
- Cô chú ý sửa sai cho trẻ
- Cho cả lớp đọc lại một lần nữa 1 lần
- Trò chơi: “ Đố vui” Mùa gì cho lá xanh cây
- Cho bé thêm tuổi hây hây má hồng?
- Mùa gì phượng đỏ rực trời
- Ve kêu ra rả rộn ràng khắp nơi?
- Mùa gì bé đón trăng rằm
- Rước đèn, phá cỗ, chị Hằng cùng vui?
- Mùa gì gió rét căm căm
- Đi học bé phải quàng khăn, đi giày?
- Khen ngợi và tuyên dương trẻ
Kết thúc:
- Cho trẻ hát bài” Trời nắng trời mưa” .
Thohay.vn chia sẽ ❤️️ Bài Thơ Cảm Ơn ❤️️ Nội Dung, Hình Ảnh Tranh Thơ, Giáo Án