Nội Dung Bài Thơ Mưa Của Nguyễn Diệu ❤️️ Trọn Bộ Đầy Đủ Hình ảnh, Giáo Án + 5+ Mẫu Cảm Nhận Chi Tiết ✅ Cùng Thohay.vn Tìm Hiểu Cơn Mưa Qua Bài Thơ Mưa Mầm Non Nhé.
NỘI DUNG CHÍNH
Nội Dung Bài Thơ Mưa Của Nguyễn Diệu
Cùng bé tìm hiểu nội dung chi tiết về các hiện tượng thiên nhiên qua bài thơ mưa.
Bài Thơ: Mưa
Tác giả: Nguyễn Diệu
Mưa rơi tí tách
Hạt trước hạt sau
Không xô đẩy nhau
Xếp hàng lần lượt
Mưa vẽ trên sân
Mưa dàn trên lá
Mưa rơi trắng xóa
Bong bóng phập phồng
Mưa nâng cánh hoa
Mưa gọi chổi biếc
Mưa rửa sạch bụi
Như em lau nhà.
Mưa rơi, mưa rơi
Mưa là bạn tôi
Mưa là nốt nhạc
Tôi hát thành lời…
Ngoài bài thơ mưa của Nguyễn Diệu thêm chùm thơ mưa mầm non cho các bé:
- Bài Thơ Mưa Của Phạm Phương Lan
- Bài Thơ Mưa Và Bé
- Bài Thơ Mưa Của Trần Đăng Khoa
- Bài Thơ Mưa Rơi
- Bài Thơ Hạt Mưa
Tranh Bài Thơ Mưa Rơi Tí Tách
Bài thơ sẽ sống động hơn thông qua loạt tranh về hiện tượng mưa mà thohay.vn sưu tầm gửi đến con
Bên cạnh bài thơ mưa Nguyễn Diệu, Cập Nhật Ngay🌹Bài Thơ Giờ Chơi Của Bé🌹 Để Cùng Bé Phát Triển Thêm Về Ngôn Ngữ Nhé
Hình Ảnh Bài Thơ Mưa Của Nguyễn Diệu
Quan sát hiện tượng mưa thông qua hình ảnh mà thohay.vn gửi đến con nhé
Đừng Bỏ Lỡ 😍Bài Thơ Giờ Ăn Cơm😍 Tặng Thêm Phần Phong Phú Cho Bài Học Của Bé
5+ Mẫu Cảm Nhận Về Bài Thơ Mưa Của Nguyễn Diệu
Thohay.vn chia sẽ bạn 5+ Mẫu Cảm Nhận Về Bài Thơ Mưa Của Nguyễn Diệu hay nhất mời bạn tham khảo dưới đây:
Cảm Nhận Về Bài Thơ Mưa Ngắn Nhất
Các hiện tượng thiên nhiên cũng luôn luôn là đề tài được đưa vào thơ. Trong đó bài thơ ” Mưa” của nhà thơ Nguyễn Diệu. Bài thơ ngắn gọn, nhưng đem lại cho chúng ta nhiều cảm xúc. tác giả đã miêu tả rất đơn thuần ” Mưa rơi tí tách/ Hạt trước hạt sau”. Những hạt mưa đó cũng như con người khi tác giả sử dụng biện pháp nhân hóa ” Không xô đẩy nhau/ Xếp hàng lần lượt”. Con người và hạt mưa cũng vậy đều xếp hàng ngăn ngắn, thẳng hàng. Mưa đưa đến mọi nơi từ cành cây, mái nhà, sân . Mưa cũng chính là người bạn của em và tất cả mọi người.
Cảm Nhận Về Bài Thơ Mưa Hay
Trong những bài thơ hay nhất nói về mưa, chúng ta không thể không nhắc đến bài thơ “Mưa” của Nguyễn Diệu. Đó là một trong những bài thơ nhí nhảnh, vui tươi thể hiện sự thân quen, đặc tính, ý nghĩa của mưa. Mưa rơi như xếp hàng, từng giọt từng giọt nhỏ xuống. Không chỉ thế, khi rơi, mưa còn như vẽ trên sân, như dàn trên lá hay rơi trắng xóa tạo bong bóng tuyệt đẹp. Mưa còn như nâng cánh hoa, gọi chổi biếc hay rửa sạch đi nhưng khói bụi trong không khí. Mưa cứ rơi, cứ rơi để rồi tác giả xem mưa như một người bạn, như một nốt nhạc để tác giả ngân vang những tiếng hát, luôn ở bên, chia sẻ buồn vui với nhau.
Như vậy, qua bài thơ, bạn đọc thêm hiểu rõ về tình yêu cảnh vật thiên nhiên của tác giả. Mưa vốn dĩ tưởng thật bình thường nhưng qua lăng kính của Nguyễn Diệu, mưa hiện lên thật sinh động và tràn đày sức sống. Qua đó, tác giả như muốn cho người đọc thấy sự trân quý, nâng niu những thứ tưởng như giản dị, bình thường nhất để mỗi người sẽ có những sự tận hưởng, trải nghiệm mới mẻ và cũng như để về sau, không ai phải tiếc nuối hay hối hận vì khoảnh khắc ấy đã qua.
Cảm Nhận Về Bài Thơ Mưa Ngắn Dài Nhất
Khi nhắc đến tác giả Nguyễn Diệu chắc hẳn chúng ta sẽ nghĩ ngay đến bài thơ Mưa đầy dí dỏm và hài hước. Khi được đọc bài thơ Mưa, em đã cảm thấy vô cùng thích thú bởi chất thơ của tác giả vô cùng phù hợp với một người yêu thích mưa như em. Tác giả Nguyễn Diệu đã miêu tả vô cùng chi tiết cách mà hạt mưa rơi xuống. Từng hạt cứ lần lượt rơi, không chen lấn xô đẩy nhau. Âm thanh của những hạt mưa nghe rất êm tai khiến chúng ta cảm thấy vô cùng dễ chịu.
Mưa rơi trên sân, trên lá giúp cây cối tươi tốt và cuốn sạch mọi bụi bẩn như cách mà chúng ta lau nhà. Những cơn mưa ấy như một người bạn thân thiết với chúng ta vậy. Chắc hẳn nhiều người thắc mắc rằng không biết mưa có ý nghĩa như thế nào đối với chúng ta. Và bài thơ Mưa đã phần nào giải đáp cho chúng ta hiểu rõ hơn về thắc mắc ấy. Ngoài việc tưới tắm cho cây cối, rửa trôi bụi bặm ngoài không khí như tác giả Nguyễn Diệu nêu ra thì mưa còn vô vàn những tác dụng khác.
Sau những cơn mưa thì không khí luôn mang một hương thơm nhè nhẹ của thiên nhiên rất dễ chịu và không khí cũng không bị khô giúp chúng ta cảm thấy dễ chịu. Mưa cũng loại bỏ một lượng lớn vi khuẩn trong không khí giúp không khí trở lên trong lành hơn. Cũng qua đây, tác giả đã cho chúng ta thấy đẹp vẻ đẹp của những cơn mưa. Một vẻ đẹp mà thiên nhiên đã ban tặng cho chúng ta. Vì vậy chúng ta cũng phải biết trân quý người bạn này.
Cảm Nhận Bài Thơ Mưa Của Nguyễn Diệu Súc Tích
Bài thơ Mưa của tác giả Nguyễn Diệu là một bài thơ với giọng thơ vô cùng tinh nghịch và dí dỏm. Với những lời thơ dí dỏm ấy đã giúp cho tác phẩm phù hợp cho mọi lứa tuổi. Phải chăng Nguyễn Diệu cũng là một người thích mưa nên đã sáng tác ra bài thơ này để cho chúng ta thấy được vẻ đẹp của cơn mưa ấy. Một cơn mưa mang theo âm điệu tí tách chứ không ồn ào khiến chúng ta khó chịu.
Nhiều người thường nghe tiếng mưa để giải tỏa áp lực của bản thân. Trong tác phẩm này những hạt mưa đã rơi một cách có quy luật. Từng hạt rơi một và xếp hàng lần lượt chứ không xô đẩy nhau. Tác giả cũng sử dụng biện pháp nhân hóa để nhân hóa hạt mưa ấy như một người bình thường. Nó cũng có những hành giống như con người là vẽ, dàn, nâng và gọi. Có thể thấy rằn, mưa không khác gì một người bạn tri kỉ đối với chúng ta. Nó cũng như nốt nhạc giúp cuộc sống của chúng ta trở nên hài hòa hơn và không bị tẻ nhạt.
Qua bài thơ này tác giả Nguyễn Diệu cũng muốn chúng ta biết được tác dụng vô cùng to lớn của những cơn mưa. Mưa giúp cho không khí trong lành hơn, cây cối cũng tươi tốt hơn. Ngoài ra mưa còn góp phần to lớn vào việc cung cấp nước cho các ao, hồ, sông, suối và mạch nước ngầm cùng những vai trò quan trọng khác. Vì vậy tác giả cũng muốn nhắn nhủ chúng ta rằng phải biết bảo vệ môi trường để môi trường không bị ô nhiễm.
Cảm Nhận Bài Thơ Mưa Nâng Cao
Mưa là một hiện tượng của tự nhiên vô cùng có ích cho thiên nhiên cũng như con người. Theo như những lời thơ của tác giả Nguyễn Diệu đã cho chúng ta thấy được vẻ đẹp của những hạt mưa. Mưa như những người bạn thân thiết, gắn bó với chúng ta không thể tách rời. Từng hạt mưa đua nhau rơi xuống nhưng lại rơi một cách có trật tự và hệ thống.
Chúng xếp hàng lần lượt, hạt trước hạt sau rơi chứ không chen lấn xô đẩy. Có thể thấy rằng những hạt mưa như những đứa trẻ ngoan, lúc nào cũng xếp hàng thật ngay ngắn và gọn gàng. Không những vậy, tác giả Nguyễn Diệu còn sử dụng biện pháp nhân hóa để miêu tả hoạt động của mưa. Chúng vẽ trên sân, dàn trên lá, nâng cánh hoa, gọi chổi biếc và rửa sạch bụi.
Mưa rơi trắng xóa tạo thành những bong bóng vô cùng xinh đẹp. Chúng ta cũng coi mưa như một người bạn không thể thiếu trong cuộc sống hay như một nốt nhạc để hòa vào cùng âm thanh của thiên nhiên. Người bạn ấy luôn giúp chúng ta có một cuộc sống muôn màu muôn vẻ, tràn trề sức sống. Khi trời mưa, không khí trở lên trong lành hơn, cây cối thì được tắm mát.
Ngoài ra mưa còn vô vàn những lợi ích khác mà chúng ta không thể kể hết được. Qua đây, tác giả cũng muốn chúng ta nhận thực được tầm quan trọng của mưa. Vì vậy chúng ta cần phải bảo vệ môi trường để được hưởng thụ những cơn mưa mát mẻ nhất.
Giáo Án Bài Thơ Mưa Của Nguyễn Diệu
Cô và phụ huynh hãy cùng thohay.vn tham khảo nội dung giáo án giúp cho bài học được hoàn thành theo đúng mục tiêu nhé
GIÁO ÁN SỐ 1
I. KẾT QUẢ MONG ĐỢI
1. Kiến thức:
- Trẻ nhớ tên bài thơ, tên tác giả
- Hiểu nội dung của bài thơ
- Trẻ cảm nhận được nhịp điệu của bài thơ. Biết đọc thơ cùng cô.
2. Kĩ năng:
- Rèn khả năng chú ý, ghi nhớ có chủ định
- Trẻ nghe hiểu và trả lời câu hỏi của cô.
3. Giáo dục:
- Giáo dục trẻ biết quý trọng nguồn nước, tiết kiệm nước….
II. CHUẨN BỊ
- Tranh minh họa lời thơ “Mưa”.
- Đàn Organ.
III. TIẾN HÀNH
* Ổn định, gây hứng thú, giới thiệu bài thơ
- Vẫy trẻ lại gần cô
- Cho trẻ hát với cô bài hát “Cho tôi đi làm mưa vơi”
- Các con vừa hát bài hát gì?
- Trong bài hát có nhắc đến hiện tượng gì?
- Cô cũng có một bài thơ nói về mưa rất hay, các con có muốn biết bài thơ đó không nào? Cô mời các con về chỗ ngồi của mình và lắng nghe cô đọc bài thơ “Mưa” của nhà thơ Nguyễn Diệu sáng tác.
* Hoạt động 1: Cô đọc thơ, trích dẫn đàm thoại.
- Cô đọc thơ lần 1 (Không tranh)
- Cô vừa đọc cho các con nghe bài thơ gì nhỉ?
- Tác giả là ai?
- Cô đọc thơ lần 2 (Kết hợp tranh minh họa), Hỏi trẻ:
- Cô vừa đọc bài thơ gì? (Mưa) Do ai sáng tác? (Nguyễn Diệu)
- Bài thơ nói lên ích lợi của mưa đối với đời sống con người và các sinh vật trên trái đất.
- Trong bài thơ nói về hiện tượng gì ?( Trời mưa)
- Mưa rơi như thế nào?
- Mưa rơi xuống đâu?
- Hạt mưa có màu sắc như thế nào?
- Hạt mưa đã tạo thành cái gì?
- Mưa đã giúp cho chúng ta những gì?
* Giáo dục
- Các con ạ! Mưa là một hiện tượng tự nhiên, mưa mang đến cho chúng ta nguồn nước uống sạch sẽ và mát lành vì vậy chúng mình hãy bảo vệ môi trường trong sạch để có những hạt mưa trong và sạch nhé.
* Hoạt động 2: Dạy trẻ đọc thơ:
- Cho cả lớp đứng dậy đọc cùng cô 1- 2 lần.
- Mời bạn nữ, bạn nam, tổ, nhóm, cá nhân:
- Cho trẻ đọc thơ nối tiếp theo hiệu lệnh của cô.
- Cho trẻ đọc thơ to nhỏ theo tay cô (Dơ thấp đọc nhỏ, dơ cao đọc to dần)
- Cho 2-3 trẻ đọc thơ qua tranh chữ to.
- Cô chú ý để giúp cháu đọc đúng lời thơ, đọc diễn cảm bài thơ.
* Hoạt động 3: Trò chơi vận động và kết thúc.
- Trò chơi: “Trời nắng trời mưa”..
- Cô nêu luật chơi, cách chơi
- Cho trẻ chơi 2 -3 lần
* Kết thúc:
- Cô nhận xét, tuyên dương trẻ
- Trẻ vui đọc thơ “Mưa” và ra sân chơi.
GIÁO ÁN SỐ 2
I. Mục tiêu:
- Trẻ nhớ tên bài thơ, tên tác giả, hiểu nội dung của bài thơ
- Trẻ đọc thuộc thơ.
- Trẻ nghe hiểu và trả lời câu hỏi của cô rõ ràng, đúng nội dung.
- Trẻ biết đọc thơ diễn cảm
- Trẻ chú ý, tích cực tham gia giờ học
- Giáo dục trẻ biết quý trọng nguồn nước, tiết kiệm nước.
II. Chuẩn bị.
1. Đồ dùng của cô:
- Máy tính, bài giảng điện tử.
- Hình ảnh minh họa nội dung bài thơ.
2. Đồ dùng của trẻ:
- Trang phục gọn gàng
III. Tổ chức hoạt động:
- Cô cùng trẻ chơi trò chơi “mưa to, mưa nhỏ”
- Khi trời mưa các con thấy gì?
- Nước dùng để làm gì?
- Cô khẳng định lại câu trả lời của trẻ và giới thiệu bài thơ “Mưa” của nhà thơ Nguyễn Diệu.
2.Nội dung
Hoạt động 1: Cô đọc thơ cho trẻ nghe
+ Lần 1: Cô đọc thể hiện tình cảm bài thơ.
- Cô giảng giải nội dung bài thơ:
- Bài thơ nói về hiện tượng tự nhiên là trời mưa và ích lợi của mưa đối với con người, cỏ cây…
+ Lần 2: Cô đọc diễn cảm kết hợp hình ảnh minh họa.
* Hoạt động 2: Đàm thoại, giúp trẻ hiểu nội dung bài thơ.
- Cô vừa đọc bài thơ gì? Do ai sáng tác?
- Trong bài thơ nói về hiện tượng gì ?
- Mưa rơi như thế nào?
- Hạt mưa đã giúp gì cho cây cối?
- Với con người mưa trở thành gì?
* Cô chốt lại:
- Các con ạ! Bài thơ nói về một hiện tượng tự nhiên: Mưa, mưa như mang đến cho con người, cảnh vật sức sống mới. vui hơn, tươi mới hơn….
* Hoạt động 3: Dạy trẻ đọc thơ
- Cô cho lớp đọc 2 lần: Tổ đọc – nhóm đọc -cá nhân đọc
- Cô sửa sai cho trẻ
- Cô dạy trẻ đọc thơ diễn cảm Cô động viên, khen trẻ. Cho trẻ nhắc lại tên bài thơ, tên tác giả.
* Hoạt động 4:Trò chơi: “Trời nắng trời mưa”.
- Cô nêu luật chơi, cách chơi
- Cho trẻ chơi 2 -3 lần
- Cô bao quát động viên trẻ
3. Kết thúc: Trẻ đọc thơ “Mưa” rồi chuyển hoạt động.
Chia Sẻ Đến Bé 😘Bài Thơ Mẹ Dẫn Bé Qua Đường😘 Mà thohay.vn Đã Sưu Tầm nhé