Những Trò Lố Hay Là Varen Và Phan Bội Châu (Soạn Bài, Phân Tích)

Nội Dung Tác Phẩm Những Trò Lố Hay Là Varen Và Phan Bội Châu, Phân Tích, Đọc Hiểu, Sơ Đồ Tư Duy, Gợi Ý Tóm Tắt, Soạn Bài, Giáo Án Chi Tiết Nhất.

Giới Thiệu Tác Phẩm Những Trò Lố Hay Là Varen Và Phan Bội Châu

Về tác phẩm Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu, đây là tác phẩm thuộc thể loại truyện ngắn được Nguyễn Ái Quốc viết bằng tiếng Pháp ngay sau khi Phan Bội Châu bị bắt cóc (18/6/1925) ở Trung Quốc bị giải về giam ở Hoả Lò – Hà Nội.

Tác phẩm này nằm trong tập truyện ký của Nguyễn Ái Quốc và đã được dịch ra nhiều ngôn ngữ khác nhau.

Nội dung chính:

  • Bối cảnh: Truyện kể về cuộc gặp gỡ tưởng tượng giữa Va-ren, toàn quyền Đông Dương, và Phan Bội Châu, một nhà cách mạng Việt Nam bị bắt giam.
  • Nhân vật:
    • Va-ren: Một kẻ gian trá, lố bịch, đại diện cho thực dân Pháp phản động ở Đông Dương.
    • Phan Bội Châu: Một nhà cách mạng kiên cường, bất khuất, tiêu biểu cho khí phách dân tộc Việt Nam.
  • Cốt truyện: Va-ren hứa sẽ chăm sóc Phan Bội Châu nhưng thực chất chỉ là những lời nói dối để che đậy bản chất xảo quyệt của mình. Trong khi đó, Phan Bội Châu vẫn giữ vững tinh thần bất khuất, không khuất phục trước kẻ thù.

Giá trị nội dung:

  • Phê phán thực dân: Tác phẩm khắc họa rõ nét sự gian trá, lố bịch của thực dân Pháp thông qua hình ảnh Va-ren.
  • Ca ngợi tinh thần dân tộc: Phan Bội Châu được miêu tả như một anh hùng dân tộc, kiên cường và bất khuất

Nội Dung Tác Phẩm Những Trò Lố Hay Là Varen Và Phan Bội Châu

Trong bài viết hôm nay, hãy cùng Thohay.vn tìm hiểu chi tiết về nội dung và ý nghĩa tác phẩm Những trò lố hay là Varen và Phan Bội Châu nhé!

Những trò lố hay là Varen và Phan Bội Châu
Tác giả: Nguyễn Ái Quốc

Do sức ép của công luận ở Pháp và ở Đông Dương, ông Va-ren đã nửa chính thức hứa sẽ chăm sóc vụ Phan Bội Châu. Ông hứa thế; giả thử cứ cho rằng một vị toàn quyền Đông Dương mà lại biết giữ lời hứa đi chăng nữa, thì chúng ta vẫn được phép tự hỏi liệu quan Toàn quyền Va-ren sẽ “chăm sóc” vụ ấy vào lúc nào và ra làm sao.  

Trước hết, ngài chỉ muốn chăm sóc đến khi nào yên vị thật xong xuôi ở bên ấy đã.

Nhưng ngài lại chỉ vừa mới xuống tàu, mà hành trình từ Mác-xây đến Sài Gòn kéo dài chừng bốn tuần lễ cơ. Như vậy có nghĩa là trong bốn tuần lễ đó, Phan Bội Châu vẫn bị giam trong tù.

Nhưng chúng ta hãy theo dõi, theo dõi bằng đôi cánh của trí tưởng tượng, những trò lố chính thức của ông Va-ren. Hãy theo ông đến tận Hà Nội, tận cổng nhà lao chính, tận xà lim nơi người đồng bào tôn kính của chúng ta đang rên xiết.

Ôi thật là một tấn kịch! Ôi thật là một cuộc chạm trán! Con người đã phản bội giai cấp vô sản Pháp, tên chính khách đã bị đồng bọn đuổi ra khỏi tập đoàn, kẻ đã ruồng bỏ quá khứ, ruồng bỏ lòng tin, ruồng bỏ giai cấp mình, lúc này mặt đối mặt với Người kia, con người đã hy sinh cả gia đình và của cải để xa lánh khỏi thấy mặt bọn cướp nước mình, sống xa lìa quê hương, luôn luôn bị lũ này săn đuổi, bị chúng nhử vào muôn nghìn cạm bẫy, bị chúng kết án tử hình vắng mặt, và giờ đây đang bị, vẫn chúng, đeo gông lên vai đày đoạ trong nhà giam, ngày đêm bị bóng dáng của máy chém như một bóng ma ám kề bên cổ.

Giữa kẻ phản bội nhục nhã và bậc anh hùng, vị thiên sứ, đấng xả thân vì độc lập, được 20 triệu con người trong vòng nô lệ tôn sùng, giữa hai con người đó xẩy ra chuyện gì đây?

– “Tôi đem tự do đến cho ông đây!”

Va-ren tuyên bố vậy, tay phải giơ ra bắt tay Phan Bội Châu, còn tay trái thì nâng cái gông to kếch đang xiết chặt Phan Bội Châu trong nhà tù ảm đạm.  

– “Nhưng, có đi phải có lại, tôi yêu cầu ông lấy danh dự hứa với tôi là sẽ trung thành với nước Pháp, hãy cộng tác, hãy hợp lực với nước Pháp để tiến hành ở Đông Dương một sự nghiệp khai hoá và công lý”.

– “Ông Phan Bội Châu, tôi biết rõ tâm hồn cao thượng và cuộc đời đầy hy sinh, nhiều nguy nan của ông, và chính tôi, tôi xin là người đầu tiên, với tư cách là Toàn quyền Đông Dương, được bày tỏ tấm lòng rất mực quý trọng ông. Song những ý tưởng hào hiệp nhất phải chăng bao giờ cũng hay nhất? Phải chăng bao giờ cũng thực hiện được? Than ôi, không đâu, ông ạ! Vả lại, trời ơi! Tại sao chúng ta lại cứ cố chấp cãi lộn nhau mãi thế này, trong lúc ông và tôi, tay nắm chặt tay, chúng ta có thể làm được biết bao công việc tốt đẹp cho xứ Đông Dương này? Chúng ta có thể cùng nhau làm cho nước ông trở thành một quốc gia tân tiến lớn, một xứ tự trị, một nước Pháp ở châu Á!”

 – “Ô! ông nghe tôi, ông Phan Bội Châu này! Ông hãy để mặc đấy những ý nghĩ phục thù của ông, hãy từ bỏ đi những mưu đồ xưa cũ, và, thôi, chớ tìm cách xúi giục đồng bào ông nổi lên chống lại chúng tôi nữa; trái lại, ông hãy bảo họ cộng tác với người Pháp, và, làm như vậy ông sẽ được tất cả, được cho đất nước ông, được cho bản thân ông!”

– “Về chuyện này, tôi có thể kể ông nghe gương của một trong những trợ thủ cũ của ông, là ông Nguyễn Bá Trác; ông biết đấy, ông này đã biết điều rồi và hiện nay thì đã đứng về phía chúng tôi. Nhưng nếu gương của người đồng bào ông, ông cho là chưa đủ, thì tôi xin kể gương đồng bào của chính tôi cho ông nghe, gương các bạn học của tôi từ hồi còn nhỏ, các chiến hữu của tôi, Guy-xta-vơ, A-lếch-xăng, A-ri-xtit, An-be, Pôn và Lê-ông (5). Những vị ấy, ngày nay lừng danh cả, đều đã lần lượt đốt cháy những cái mà mình đã tôn thờ và đang tôn thờ những cái mà mình đã đốt cháy. Như vậy các vị ấy có sao không? Chẳng sao cả. Nền dân chủ của chúng tôi, nhờ Chúa! Rất là tốt! Thật thế, nền dân chủ hào hùng của nước Pháp, mà hôm nay tôi được vinh dự thay mặt giữa các ông, khoan dung với những người, như tôi, đã đoạn tuyệt với những lầm lạc của tuổi trẻ”.

-“Nhưng sao thế, ông hãy nhìn tôi này, ông Phan Bội Châu! Trước, tôi là đảng viên xã hội đấy, và giờ đây thì tôi làm Toàn quyền…!”

Ừ thì Phan Bội Châu nhìn Va-ren. Nhưng, lạ chưa! những lời nói của Va-ren hình như lọt vào tai Phan Bội Châu chẳng khác gì “nước đổ lá khoai”, và cái im lặng dửng dưng của Phan Bội Châu suốt buổi gặp gỡ hình như làm cho Va-ren sửng sốt cả người.

Không phải vì một bên nói tiếng Nam, một bên nói tiếng Tây: đã có một viên quan ở đấy làm thông ngôn cơ mà. Nhưng cứ xét binh tình, thì đó chỉ là vì Phan Bội Châu không hiểu Va-ren cũng như Va-ren không hiểu Phan Bội Châu.

Cuộc gặp giờ chấm dứt ở đấy, hay ít ra là không ai biết được gì hơn nữa. Chỉ có anh lính dõng An Nam bồng súng chào ở cửa ngục là cứ bảo rằng, nhìn qua chấn song, có thấy một sự thay đổi nhẹ trên nét mặt người tù lừng tiếng. Anh quả quyết – cái anh chàng ranh mãnh đó – rằng có thấy đôi ngọn râu mép người tù nhếch lên một chút rồi lại hạ xuống ngay, và cái đó chỉ diễn ra có một lần thôi.

Nếu quả thật thế, thì có thể là lúc ấy Phan Bội Châu có mỉm cười, mỉm cười một cách kín đáo, vô hình và im lặng, như cánh ruồi lướt qua vậy.

Nguyễn Ái Quốc 

T.B – nhân chứng thứ hai của cuộc hội kiến Va-ren – Phan Bội Châu (xin chẳng dám nêu tên nhân chứng này) lại quả quyết rằng Phan Bội Châu (8) đã nhổ vào mặt Va-ren; cái đó thì cũng có thể.

Đọc thêm🔰Bài Thơ Vô Đề Của Bác🔰 Nội Dung, Nghệ Thuật, Phân Tích

Về Tác Giả

Tóm tắt một số thông tin khái quát nhất về tác giả Nguyễn Ái Quốc.

  • Nguyễn Ái Quốc (1890-1969), là tên gọi rất nổi tiếng của chủ tịch Hồ Chí Minh, được dùng từ năm 1919 đến năm 1925.
  • Quê quán: huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An.
  • Bút danh Nguyễn Ái Quốc gắn với tờ báo Người cùng khổ, nhiều truyện kí và tác phẩm “Bản án chế độ thực dân Pháp”, viết trên đất Pháp, bằng tiếng Pháp trong thời gian từ 1922 đến 1925.
  • Phong cách nghệ thuật:
    • Người coi văn học là một vũ khí chiến đấu phục vụ cho sự nghiệp cách mạng.
    • Luôn chú trọng tính chân thực và tính dân tộc.
    • Luôn chú ý đến mục đích và đối tượng tiếp nhận để quyết định nội dung và hình thức của tác phẩm.
  • Tác phẩm tiêu biểu:
    • Tuyên ngôn độc lập (1945, văn chính luận)
    • Bản án chế độ thực dân Pháp (1925, văn chính luận)
    • Đường Kách Mệnh (1927, tập hợp những bài giảng)
    • Con rồng tre (1922, kịch )
    •  Nhật kí trong tù (thơ, 1942 – 1943)…

Đón đọc tác phẩm 🔰Giải Đi Sớm [Tảo Giải]🔰 Nội Dung Bài Thơ, Phân Tích

Xuất Xứ Và Hoàn Cảnh Sáng Tác Những Trò Lố Hay Là Varen Và Phan Bội Châu

Về xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác thì “Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu” được viết ngay sau khi nhà cách mạng Phan Bội Châu bị bắt cóc (18-6-1925) ở Trung Quốc giải về giam ở Hỏa Lò và sắp bị xử án, còn Va-ren thì chuẩn bị sang nhậm chức Toàn quyền Đông Dương.

Ý Nghĩa Nhan Đề Tác Phẩm Những Trò Lố Hay Là Varen Và Phan Bội Châu

Giải mã ý nghĩa nhan đề tác phẩm Những trò lố hay là Varen và Phan Bội Châu:

  • Cụm từ “những trò lố” trong nhan đề tác phẩm có ý nghĩa rất sâu sắc. Từ “trò” nó thường được gắn với thú chơi, trò chơi của trẻ em. Nhưng trong truyện nó gắn với người, lớn thì lại mang ý nghĩa khác, có ý mỉa mai, châm biếm, thậm chí còn có ý “lố bịch”.
  • Toàn bộ nhan đề cho người đọc thấy “những trò lố” là những trò hề của Va-ren diễn ra trước mặt Phan Bội Châu. Trò hề này chỉ gây cười, mang lại sự khinh miệt của người tù cách mạng, không đem lại hiệu quả gì.

Đừng bỏ lỡ ❤️️Bài Thơ Lịch Sử Nước Ta [Hồ Chí Minh] ❤️️Hay, Ý Nghĩa

Tóm Tắt Những Trò Lố Hay Là Varen Và Phan Bội Châu

Bạn có thể đọc thêm bản tóm tắt Những trò lố hay là Varen và Phan Bội Châu dưới đây để nhanh chóng hiểu được nội dung tác phẩm.

Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu là câu chuyện về cuộc gặp gỡ giữa Va-ren, tên toàn quyền Đông Dương lúc bấy giờ và Phan Bội Châu, hiện là một người tù bị bắt giam vì hoạt động Cách mạng.

Trong cuộc gặp gỡ tại nhà tù giam giữ Phan Bội Châu, Va-ren ra sức dùng lời lẽ dụ dỗ người chí sĩ yêu nước Phan Bội Châu phản bội dân tộc, làm tay sai cho Pháp. Nhưng với tinh thần dân tộc, ý chí Cách mạng của mình, Phan Bội Châu đã đáp trả Va-ren bằng thái độ dửng dưng, khinh bỉ thậm chí là nhổ vào mặt tên toàn quyền Đông Dương ấy.

Đọc Hiểu Tác Phẩm Những Trò Lố Hay Là Varen Và Phan Bội Châu

Đừng bỏ lỡ nội dung đọc hiểu tác phẩm Những trò lố hay là Varen và Phan Bội Châu mà Thohay.vn gợi ý dưới đây.

1. Va-ren và những trò lố của y trước khi gặp Phan Bội Châu

  • Y nhận chăm sóc cụ Phan Bội Châu nhưng đó lại là một lời hứa không phải do Va-ren tự nguyện mà là do sức ép của công luận Pháp ở Đông Dương.
  • Đó là một lời hứa rất đáng nghi ngờ vì:
  • Mới “nửa chính thức hứa: cho nên có thể dễ dàng thay đổi.
  • Tác giả nghi ngờ về thời gian và nội dung thực hiện: “Chăm sóc vụ ấy vào lúc nào, và ra làm sao?”.
  • Hắn “Chỉ muốn chăm sóc khi nào yên vị.” → Coi lời hứa không quan trọng bằng việc ổn định của mình.
  • Hơn nữa trước khi thực hiện lời hứa lại chẳng có gì đặc ân với Phan Bội Châu. → Giọng điệu mỉa mai, thái độ châm biếm sâu cay.

⇒ Trò lố đầu tiên và sự thâm hiểm, xảo quyệt của Va – ren.

2. Va – ren gặp Phan Bội Châu – Trò lố chính thức

a. Nhân vật

Va – renPhan Bội Châu
– Con người bị đuổi ra khỏi tập đoàn.– Kẻ phản bội nhục nhã.– Con người đã phải hi sinh cả gia đình và của cải để xa lánh khỏi phải thấy mặt bọn cướp nước mình.– Con người bị kết án tử hình vắng mặt, bị đày đoạ trong nhà giam, ngày đêm bị bóng dáng máy chém đe dọa vì tội “yêu nước.– Vị anh hùng xả thân vì độc lập.

=> Nhân cách đối lập

b. Hành động và thái độ của Va – ren:

  • Vừa nói sẽ trả lại tự do vừa nâng cái gông đang xiết chặt Phan Bội Châu lên.

→ Vừa đấm vừa xoa, vừa đề cao và dụ dỗ, song lại dọa công việc của Phan Bội Châu sẽ thất bại.

  • Đưa ra những lời hứa hão huyền.

+ Lấy các tấm hương phản bội mà không bị trừng phạt để mua chuộc Phạn Bội Châu.

  • Công khai đưa tấm gương phản bội của mình ra để làm ví dụ: “Hãy nhìn tôi này…tôi làm toàn quyền”.

→ Các chi tiết có chọn lọc, hình thức đối thoại đơn phương.

⇒ Va – ren một tên chính khách thực dân với nhân cách thấp hèn: một kẻ phản bội nhục nhã, một kẻ thực dụng đê tiện, một kẻ xảo quyệt và bịp bợm trắng trợn đang thực hiện những trò lố bịch đáng cười.

3. Thái độ của Phan Bội Châu đối với Va – ren

  • Im lặng dửng dưng thái độ coi thường Va – ren.
  • Bản lĩnh kiên cường không chịu khuất phục trước kẻ thù.
  • Sử dụng phương thức đối lập.

→ Khiến kẻ thù phải ngạc nhiên, sửng sốt.

⇒ Phan Bội Châu là người yêu nước vĩ đại, hiên ngang, bất khuất. Một vị anh hùng có nhân cách cứng cỏi, kiêu hãnh, không chịu khuất phục trước kẻ thù.

Phân tích bài thơ 🔰Sửa Đổi Lối Làm Việc 1947 🔰 Nội Dung Tác Phẩm, Ý Nghĩa, Liên Hệ

Giá Trị Tác Phẩm Những Trò Lố Hay Là Varen Và Phan Bội Châu

Tổng kết các giá trị của tác phẩm Những trò lố hay là Varen và Phan Bội Châu:

Giá trị nội dung

  • “Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu” đã khắc họa được hai nhân vật có tính cách đại diện cho hai lực lượng xã hội hoàn toàn đối lập nhau ở nước ta thời Pháp thuộc.
    • Va-ren: gian trá, lố bịch, đại diện cho thực dân Pháp phản động ở Đông Dương.
    • Phan Bội Châu kiên cường, bất khuất, xứng đáng là “bậc anh hùng, vị thiên sứ, đấng xả thân vì độc lập”, tiêu biểu cho khí phách dân tộc Việt Nam.

Giá trị nghệ thuật

  • Sử dụng triệt để biện pháp tương phản, đối lập nhằm khắc họa hai hình tượng nhân vật đối lập.
  • Lựa chọn các chi tiết miêu tả độc đáo, giàu ý nghĩa tượng trưng.
  • Sáng tạo hình thức ngôn ngữ độc thoại.
  • Giọng văn sắc sảo, hóm hỉnh.
  • Giàu khả năng liên tưởng, hư cấu.

Soạn Bài Những Trò Lố Hay Là Varen Và Phan Bội Châu Lớp 7

Gợi ý cách trả lời câu hỏi trong phần soạn bài Những trò lố hay là Varen và Phan Bội Châu lớp 7.

👉Câu 1 (trang 94 Ngữ Văn 7 Tập 2)

  • Đây là tác phẩm tưởng tượng hư cấu
  • Căn cứ vào nội dung truyện và hoàn cảnh sáng tác có thể thấy truyện xây dựng dựa trên kể về một sự kiện có thật và nhằm mục đích cổ động phong trào nhân dân trong nước và đòi thả Phan Bội Châu.

👉Câu 2 (trang 94 Ngữ Văn 7 Tập 2)

a. Varen hứa sẽ chăm sóc vụ Phan Bội Châu

b. Thực chất lời hứa đó là sự bịp bợm vì thực tế Phan Bội Châu vẫn nằm tù.

– Cụm từ nửa chính thức hứa” và câu hỏi của tác giả giả thử cứ cho rằng… sẽ chăm sóc vụ ấy vào lúc nào và ra làm sao là cách nói ẩn ý thâm thúy cho thấy lời hứa của Va-ren chỉ là lời nói không đáng tin cậy

👉Câu 3 (trang 94 Ngữ Văn 7 Tập 2)

a. Số lượng lời văn dành cho việc khắc họa tính cách từng nhân vật như sau:

  • Phần lớn từ ngữ khắc họa tính cách Va-ren
  • Còn để khắc họa Phan Bội Châu tác giả lại sử dụng ít từ ngữ và hầu như chỉ để cụ im lặng để thể hiện sự khinh bỉ.

=> Đây là lối viết độc đáo, thể hiện tính cách nhân vật theo cách sinh động thâm thúy

b. Qua những lời lẽ có tính chất độc thoại của Va-ren trước Phan Bội Châu động cơ, tính cách bản chất củaVa-ren được bộc lộ: Varen là tên bịp bợm trắng trợn

c. Qua sự im lặng của Phan Bội Châu ta thấy khí phách tư thế của ông hiện lên trước Va-ren: thái độ khinh bỉ của Phan Bội Châu cho thấy một lập trường kiên định một tình yêu nước mạnh mẽ.

👉Câu 4 (trang 94 Ngữ Văn 7 Tập 2)

– Truyện không thể kết thúc ở câu đó vì như thế truyện sẽ kém thú vị, hấp dẫn nếu thiếu đi lời bình luận sắc xảo của người viết

– Giá trị câu chuyện được nâng cao bởi đã tiếp tục nâng cấp tính cách của Phan Bội Châu:   

  • Chữ không hiểu được giải thích một nửa ( không phải vì không hiểu tiếng nói của nhau vì đã có thông ngôn), bỏ ngỏ để độc giả tự ngẫm.   
  • Phan Bội Châu vẫn giữ im lặng thể hiện thái độ khinh bỉ trước dối trá, bịp bợm của Va-ren   
  • Sự im lặng của Phan Bội Châu cho thấy bản lĩnh bất khuất  trước tên Toàn quyền Đông Dương

👉Câu 5 (trang 95 Ngữ Văn 7 Tập 2)

  • Giá trị của lời T.B: khiến câu chuyện tăng ý nghĩa
  • Điều thú vị trong sự phối hợp giữ lời kết và lời T.B: sự căm ghét Varen của Phan Bội Châu được nâng lên thành hành động quyết liệt: nhổ vào mặt hắn, cho thấy một thái độ khinh bỉ và không nhún nhường trước tên toàn quyền xảo trá.

👉Câu 6 (trang 95 Ngữ Văn 7 Tập 2)

  • Tính cách hai nhân vật- Va-ren: lố bịch, bịp bợm là đại diện cho quân xâm lược Pháp.
  • Phan Bội Châu:kiên cường bất khuất xứng đáng là vị thiên sứ đại diện cho dân tộc Việt Nam.

Giới thiệu tác phẩm 🔰Tinh Thần Yêu Nước Của Nhân Dân Ta🔰 Tìm hiểu chi tiết

Giáo Án Những Trò Lố Hay Là Varen Và Phan Bội Châu Lớp 7

Các giáo viên có thể tham khảo mẫu giáo án Những trò lố hay là Varen và Phan Bội Châu lớp 7 dưới đây để chuẩn bị cho tiết dạy trên lớp được thuận lợi hơn.

I. Mục tiêu bài học

1. Kiến thức

  • Học sinh hiểu được giá trị của đoạn văn trong việc khắc hoạ sắc nét của hai nhân vật Va – Ren và Phan Bội Châu, với hai tính cách đại diện cho hai lực lượng xã hội phi nghĩa và chính nghĩa lúc bấy giờ – Thực dân Pháp và nhân dân Việt Nam.
  • Nghệ thuật truyện ngắn gọn, đặc sắc trong bút pháp Nguyễn Ái Quốc.

2. Kĩ năng: Đọc, tóm tắt truyện, phân tích truyện – đặc biệt là kỹ năng phân tích nhân vật.

3. Thái độ: Có ý thức đấu tranh loại trừ những điều phi nghĩa, bất công.

II. Chuẩn bị tài liệu

1. Chuẩn bị của Giáo viên: Soạn bài, sgk, sgv, tài liệu chuẩn kiến thức kĩ năng, các sách tham khảo có liên quan đến bài học.

2. Chuẩn bị của học sinh: Chuẩn bị bài, trả lời các câu hỏi bài tập SGK.

III. Tiến trình tổ chức dạy học

1. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số

2. Kiểm tra đầu giờ

  • H: Phân tích nghệ thuật tương phản, tăng cấp trong truyện ngắn “Sống chết mặc bay” và cho biết tác dụng của việc sử dụng nghệ thụât đó trong truyện?
  • H: Nêu giá trị nội dung và nghệ thuật của truyên ngắn Sống chết mặc bay.

3. Bài mới

Năm 1925, nhà chí sĩ yêu nước PBC (1867 – 1940) bị bọn thực dân Pháp bắt cóc ở Thượng Hải (TQ), rồi đưa về HNội kết án tù chung thân. Đó cũng là thời gian viên toàn quyền Pháp Đông Dương Va-ren chuẩn bị sang VN nhâm chức. Hắn hứa sẽ quan tâm tới vụ của PBC.Trên báo Lơ Pa-ri-a, số 36-37 phát hành 9/10/1925 tại Pa-ri có đăng truyện ngắn châm biếm của NAQ. Tác phẩm góp thêm một tiếng nói đầy sức mạnh với phong trào đòi thả tự do cho cụ Phan đang rầm rộ ở VN lúc bấy giờ.

Hoạt động của GV và HSKiến thức cần đạt
HĐ 1. HD đọc và tìm hiểu chú thích:
– GV hướng dẫn cách đọc
– HS đọc
– HS nhận xét cách đọc của bạn
– GV nhận xét.
? Tóm tắt truyện ngắn?
I.Đọc, tìm hiểu chú thích:
1. Đọc.
– Chú ý lời kể chuyện vừa bình thản, vừa dí dỏm, hài hước những câu cảm thán, những lời nói đọc thoại của Va-ren trong cuộc đối thoại với Phan Bội Châu.
? Nêu những hiểu biết ngắn gọn của em về tác giả Nguyễn ái Quốc ?
? Nêu hoàn cảnh sáng tác và mục đích của văn bản này?
2. Tìm hiểu chú thích.
a.Tác giả: Nguyễn ái Quốc (1890- 1969) là tên gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh được dùng từ 1919 – 1945.
– Lãnh tụ vĩ đại, nhà văn lớn, anh hùng dân tộc, và Danh nhân văn hoá thế giới.
– Tại Pháp, Bác viết nhiều thể loại: Truyện, kí, phóng sự, kịch…
? Em hiểu biết gì về Phan Bội Châu?
GV: Cho HS xem chân dung của Nguyễn Ái Quèc, Phan Bội Châu .
VD: Vi hành, Lời than vãn của bà Trưng Trắc, Bản án chế độ thực dân P, Con rồng tre.
– Tác phẩm : Những trò lố hay là Va-ren và PBC
+ Hoàn cảnh sáng tác: Năm 1925- sau khi Phan Bội Châu bị bắt cóc ở Trung Quốc và bị giải về Hỏa Lò – Hà Nội chờ xét xử
+ Mục đích sáng tác:
– Cổ động phong trào của nhân dân trong nước đòi thả Phan Bội Châu.
– Vạch trần bộ mặt giả dối của tên toàn quyền Va-ren khi sang Đông Dương nhận chức.
– Ngợi ca nhà chí sĩ yờu nước PBC.
– GV giải thích rõ ràng từ khó mà HS còn thắc mắc, chưa hiểu rõ.– Từ khó : SGK
HĐ 2. HDHS đọc hiểu văn bản:
CH: Theo em đây là một truyện ký ghi chép thực sự hay tưởng tượng?
? Căn cứ vào đâu để kết luận?
II. Đọc- hiểu văn bản:
1. Kiểu văn bản: Tự sự
– Thể loại: Truyện ký
– Đây là một truyện ngắn, hình thức có vẻ như là một bài ký sự, nhưng thực sự là một câu chuỵên hư cấu.
– Truyện được viết trước khi Va-ren sang nhậm chức toàn quyền Đông Dương và thực tế khi y sang Đông Dương cũng không có chuỵên gặp Phan Bội Châu ở Hoả Lò – Hà Nội.
? Xác định bố cục của văn bản?
?Truyện này có bpháp nghệ thuật nào giống với Nght tp “Sống chết mặc bay”.
– NT tương phản. Nhưng NAQ thể hiện mới mẻ hơn.
2. Bố cục: 3 đoạn
– Đoạn 1: Từ đầu => Phan Bội Châu vẫn bị giam trong tù. Lời hứa của Va-ren.
– Đoạn 2: Tiếp => không hiểu Phan Bội Châu. Cuộc gặp gỡ giữa Va-ren và Phan Bội Châu trong nhà tù ở Hoả lò – Hà Nội.
– Đoạn 3: Kết. Thái độ của PBC với Va-ren
? Em hiểu thế nào về nghĩa của cụm từ “Những trò lố”?3. Phân tích:
* Nhan đề của truyện:
– Những trò lố: Những trò hề nhảm nhí, tồi tệ, kệch cỡm mà người làm trò diễn, càng diễn càng bộc lộ sự vô duyên, tức cười.
? Nhan đề truyện có tác dụng gì đvới việc thể hiện giá trị nội dung tác phẩm?– Nhan đề truyện có t/d: muốn hé cho người đọc đây là những trò lố cuối cùng, hấp dẫn nhất mà Va-ren kiêm luôn các công việc: biên kịch, đạo diễn và diễn viên chính.
? Nhân vật chính, trung tâm trong truyện là ai? Được bộc lộ trong những hoàn cảnh nào?3/1: Hình tượng nhân vật toàn quyền Va-ren qua các trò lố.
– Nhân vật chính – trung tâm: Va-ren.
– Thể hiện qua các cảnh:
+ Trên đường sang VN.
+ Trên đường tuần du ở SGòn
+ Ở kinh đô Huế
+ Trong nhà tù ở Hoả Lò (HNội)
– GV yêu cầu HS đọc lại đoạn 1 của tác phẩm.
?Khi VR trên đường sang Đ.Dương thì PBC ntn?
a. Va -ren và trò lố thứ nhất: (Đ1).
– Khi VR trên đường sang Đ Dương thì PBC vẫn nằm tù.
? Để được sang nhận chức toàn quyền ở Đông Dương, Va-ren đã hứa gì?– Va -Ren nửa chính thức hứa sẽ chăm sóc vụ của Phan Bội Châu:
? Tại sao hắn lai phải hứa như vậy?+ Do sức ép của công luận Pháp và Đ.Dương.
? Tác giả đã nói về lời hứa đó như thế nào? Tính chất của lời hứa đó ra sao?+ Cụm từ “ nửa chính thức hứa” câu hỏi mang tính chất nghi ngờ:
? Vậy thực chất lời hứa đó là gì?– Có thể thay đổi lời hứa
? Nhận xét của em về bản chất của VR từ t/chất của lời hứa trên?
GV: Trên thực tế Va-ren là người đứng đầu trong việc cai trị Đông Dương, còn Phan Bội Châu là một người cách mạng bị cầm tù.
– Hay bên đối lập nhau do vậy không có lời hứa của Va – Ren (đó chính là lời hứa bịp bợm)
GV bổ sung thêm nội dung văn bản cho học sinh nắm vững về cuộc hành trình của Va-ren
– Nhiều khả năng chưa chắc giữ lời hứa vì hắn biết trước hắn sẽ nuốt lời.
=> Đó là lời hứa dối trá, hứa để ve vuốt trấn an.
– Từ Mác –xây – SGòn: 4 tuần ở Sài Gòn Va-ren đi tuần du kĩ càng toàn phố.
+ Va – Ren đi từ Sài Gòn => Huế: ở Huế hắn lại vô cùng bình tĩnh đi thăm cung đình Huế, dự yến tiệc, gắn mề đay…công việc cũng chậm chạp, dềnh dàng để kéo dài thời gian.
* Điệp ngữ:“Trong khi đó – Phan Bội Châu vần nằm tù”
=> Tác giả đã lật tẩy sự giả dối trong lời hứa của Va- Ren.
– Nhân dân Việt Nam đang đấu tranh đòi thả Phan Bội Châu.
– Hành trình của Ve-ren kéo dài tới 4 tuần lễ -> Sự chậm chẽ cố ý, muốn PBC bị xử tử rồi sẽ phủi tay.
=> Lời hứa đó thực chất là một trò lố kệch cỡm và đáng cười, bộc lộ thủ đoạn xảo trá, tính chất cơ hội của kẻ làm chính trị.
– Đồng thời châm biếm kín đáo cách làm trò bẩn thỉu của Va-ren.
– HS đọc đoạn 2.
? Thực tế khi xuống tàu, V đã làm gì?
b. Va-ren với trò lố thứ hai: Va-ren ở Gài Gòn.
– Chỉ muốn chăm sóc vụ PBC khi nào thật yên vị.
-> T/giả tạo ra sự nghi ngờ, mỉa mai = thực tế: PBC vẫn nằm tù.
? Cảnh đón đoàn Va-ren ở SG diễn ra ntn?
+ Ch/quyền?
– Cảnh đón V ở SGòn:
+ Ch/quyền: quấn quýt, lôi kéo, giằng co, ấp ủ trong mớ bòng bong những buổi chiêu đãi, tiếp rước và chúc tụng.
+ Dân chúng?+ Dân chúng:
– Bị lùa đi dưới ngọn roi gân bò và tiếng quát tháo.
. Xem V như đi xem hát tuồng.
. Bình phẩm V: Rậm râu, sâu mắt
. Cảnh tượng nhốn nháo.
-> Thái độ dân chúng thấy tò mò và lạ lẫm với một nhân vật xảo quệt, độc ác.
H: Ch/q và V hiện lên ntn?-> Chính quyền như một gánh xiếc, mà V là nhân vật chính trong gánh xiếc ấy.
=> V hiện lên như một tên hề lố bịch và nực cười. Tên hề xảo trá, bịp bợm đang cố kéo dài thời gian để nuốt lời hứa của mình.
Cảnh đón V tại triều đình Huế tuy ngắn mà đặc sắc.
H:Qua đoạn văn em hãy so sánh thái độ của triều đình Huế và cách ứng xử của V?
Triều đình Khải Định
– Tất tưởi nghênh tiếp
– Đức kim Thượng sẽ thỉnh thăm hoàng cung, sẽ thỉnh dự yến.
– Mời ngài
– Cài lên ngực bội tinh Nam Long.
=> Bên trọng: xum xoe, vồ vập -> Sự hèn hạ.
c. Va-ren với trò hề thứ ba:
*Toàn quyền Va-ren
– Sẽ dừng lại
– Sẽ vào, sẽ ăn
-> Từ ngữ miễn cưỡng, thụ động, nhạt nhẽo.
– Được gắn mề đay.
=> Bên khinh:
Tiếp nhận không khách khí, không từ chối.
Thái độ khinh khỉnh, hống hách, hợm hĩnh ra oai với thuộc hạ bản xứ -> đã hài lòng.
– Tác giả nhắc lại: PBC vẫn nằm tù.
-> Mỉa mai và cho thấy rõ sự dối trá của V.
? TG tiếp tục nhấn lại điệp ngữ nào? T/d?
? Trong đoạn văn có hai nhân vật là Va- Ren và Phan bội Châu được xây dựng theo mối quan hệ nào? và cụ thể như thế nào?
d. Va-ren với màn trò hề thứ tư: Cuộc gặp gỡ giữa Va – Ren và Phan Bội Châu ở Hoả Lò (Hà Nội).
Tác giả giới thiệu hai nhân vật trước mối quan hệ tương phản, đối kháng:
Tên Va-ren:
+ Tên toàn quyền mới nhận chức ở Đông Dương
+ Con người phản bội G/C vô sản, bị đồng bọn đuổi ra khỏ tập đoàn.
+ Kẻ ruồng bỏ quá khứ, lòng tin vào GC mình
=> Một kẻ phản bội nhục nhã.
Phan Bội Châu:
+ Một người đang ở tù vì dám đứng dậy đấu tranh chống lại chế độ thực dân trên đất nước mình.
+ Hi sinh cả gia đình và của cải, quê hương để không phải sống cùng lũ cướp nước, bán nước.
+ Một người đang gần kề với cái chết.
=> Một vị thiên sứ, đấng xả thân vì độc lập, được cả dân tộc tôn sùng
? Cuộc gặp gỡ trong hoàn cảnh nào?* Trong cuộc gặp gỡ ở trong tù
? Khi gặp Phan Bội Châu Va-ren đã nói và hành động như thế nào? Em nhận xét như thế nào về lời nói và hành động đó của Va -ren.Nhân vật Va-ren:
– Mở đầu:
+ Va-ren tuyên bô “Tôi đem tự do đến cho ông đây”
+ Hành động:Tay phải dơ ra bắt tay Phan Bội Châu, còn tay trái thì nâng cái gông to lên.
-> Lời nói và hành động, thể hiện sự tự cao, hống hách và rất giả dối
?Va-ren đa thuyết phục gì ở Phan Bội Châu?– Va-ren thuyết phục Phan Bội Châu hãy trung thành, cộng tác và hợp lực với nước Pháp.
?Để thuyết phục được Phan Bội Châu, Va-ren đã dùng những lí lẽ như thế nào?– Va-ren đưa ra những tấm gương phản bội và khoe khoang về sự phản bội của chính mình.
CH: Lời lẽ của Va-ren mang hình thức ngôn ngữ gì? Hình thức ngôn ngữ đó nói lên điều gì về Va-ren?– Va-ren đối thoại đơn phương, gần như là độc thoại, tự nói với mình (Phan Bội Châu không hề nói lại).
T/d: Bộc lộ rõ ràng động cơ, tính cách của một kẻ tiểu nhân bất đắc dĩ: vừa vuốt ve, dụ dỗ, vừa bịp bợm một cách trắng trợn, vô liêm sỉ, với cái tự tin làm chủ tình huống của một kẻ xảo quyệt, phản bội, trâng tráo, nhục nhã.
? Nếu gọi cuộc gặp gỡ này là một màn kịch, thì ai là diễn viên chủ yếu? Tên diễn viên đó như thế nào?– Trong màn kịch này V vừa là biên kịch, vừa là đạo diễn , vừa là diễn viên chính.
-> Đây là một trò lố sinh động nhất của tên toàn quyền Đông Dương trong truyện này. Qua trò lố này tính chất bỉ ổi, xảo trá được hiện lên rõ nhất.
-> Trước mặt P, V rơi vào tình cảnh thật thảm hại và nhục nhã.
? Đứng trước Va-ren, Phan Bội Châu có thái độ như thế nào?3/2. Nhân vật Phan Bội Châu
– Phan Bội Châu im lặng, dửng dưng, phớt lờ, coi như là không nghe thấy gì?
=> Đó là thái độ khinh bỉ, bản lĩnh kiên cường của ông trước Va-ren.
?Tác giả bàn luận như thế nào về thái độ đó về Phan Bội Châu– Tác giả cho rằng sự dửng dưng, im lặng, của Phan Bội Châu là do Phan Bội Châu là một người cộng sản nên không thể chấp nhận, không thể hiểu nổi những lời lẽ, luận điệu của bọn thực dân giả dối. Qua đó khẳng định thêm tính cách của Phan Bội Châu.
GV: Câu chuyện có thêm đoạn kết với lời quả quyết của anh lính An Nam và lời đoán thêm của tác giả, khiến câu chuyện có ý nghĩa gì?– Đoạn kết tác giả tiếp tục nâng cao tính cách và thái độ của Phan Bội Châu:
+ Lời của chú lính: “Thấy đôi ngọn râu mép của anh tù nhếch lên một chút rồi hạ xuống ngay”
+ Lời bàn của tác giả: “Có thể lúc ấy Phan Bội Châu có mỉm cười – mỉm cười kín đáo, vô hình và im lặng như cánh ruồi lướt qua”
=> Thái độ khinh bỉ, mỉa mai kẻ thù của PBC.
? Cho biết ý nghĩa của lời tái bút, sự kết hợp của lời kết và lời tái bút?+ Thái độ của Phan Bội Châu ở lời tái bút: “nhổ vào mặt nó” Cử chỉ dữ dội, bất ngờ, một thái độ quyết liệt, một sự khinh bỉ tột cùng, không thể kìm nén được.
? Em có cảm nghĩ gì về nhân vật Phan Bội Châu=> Phan Bội Châu là một người điềm tĩnh, có ý chí kiên cường, bất khuất – một nhân cách cao cả trước kẻ thù đê tiện, gian trá.
Ông là một người đáng kính, đáng khâm phục tương phản hoàn toàn với tên toàn quyền Đ.D bỉ ổi, hèn hạ.
? Nêu giá trị nội dung và nghệ thuật đặc sắc của tác phẩm?4. Tổng kết:
a.NT:
– Giọng văn châm biếm
– Đối lập, tương phản mới mẻ, hiện đại.
– Kể chuyện nối tiếp tạo ra các màn, lớp, cảnh hấp dẫn.
– Điệp câu để nhấn mạnh so sánh.
– Kết truyện hiện đại: Có thêm đoạn Tái bút.
b.ND: Vạch trần bộ mặt gian trá, xảo quyệt, bịp bợm củatên toàn quyền Đ.D – Đại diện cho chế độ tdân .
– Ngợi ca kí tiết kiên trung, cao đẹp của anh hùng PBC – Đại diện cho khí phách dân tộc VN.
*Ghi nhớ SGK trang 95
HĐ 2. HDHS tổng kết:
– HS đọc CH1 SGK
– HS thảo luận và trả lời nhanh
III. Luyện tập.
Bài 1:
– Đó là tình cảm yêu mến, kính phục, ngợi ca tâm hồn cao thượng và khí phách của Phan Bội Châu.
– Căn cứ vào những lời bàn luậngián tiếp.

4. Củng cố, luyện tập

  • Tóm tắt tác phẩm?
  • Em có nhận xét gì về cách dẫn vào truyện của Nguyễn Ái Quốc?

5. Hướng dẫn về nhà

  • Ôn nội dung bài học
  • Đọc kỹ đoạn 2,3 và tập phân tích, tìm hiểu theo SGK

Sơ Đồ Tư Duy Những Trò Lố Hay Là Varen Và Phan Bội Châu

Chia sẻ thêm những mẫu sơ đồ tư duy của tác phẩm Những trò lố hay là Varen và Phan Bội Châu sau đây. Các em học sinh có thể học bài thông qua các mẫu sơ đồ để nhanh nắm bắt bài đọc.

Sơ Đồ Tư Duy Những Trò Lố Hay Là Varen Và Phan Bội Châu Chi Tiết
Sơ Đồ Tư Duy Những Trò Lố Hay Là Varen Và Phan Bội Châu Chi Tiết
Sơ Đồ Tư Duy Những Trò Lố Hay Là Varen Và Phan Bội Châu Đầy Đủ
Sơ Đồ Tư Duy Những Trò Lố Hay Là Varen Và Phan Bội Châu Đầy Đủ
Sơ Đồ Tư Duy Những Trò Lố Hay Là Varen Và Phan Bội Châu
Sơ Đồ Tư Duy Những Trò Lố Hay Là Varen Và Phan Bội Châu

Tìm hiểu chi tiết về 🔰Đường Kách Mệnh🔰 Nội Dung Tác Phẩm, Giá trị, Phân Tích

5 Mẫu Phân Tích Những Trò Lố Hay Là Varen Và Phan Bội Châu Hay Nhất

Các em học sinh có thể xem và tham khảo 5 mẫu phân tích Những trò lố hay là Varen và Phan Bội Châu hay nhất sau đây:

Mẫu Phân Tích Những Trò Lố Hay Là Varen Và Phan Bội Châu Ngắn Hay – Mẫu 1

Nguyễn Ái Quốc trong thời kỳ sống và hoạt động ở Pháp đã viết một số truyện kí bằng tiếng Pháp như Vi hành, Lời than vãn của bà Trưng Trắc, Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu… Đó là những tác phẩm giàu chất trí tuệ và tính hiện đại, thể hiện một quan niệm lấy văn chương để phục vụ chính trị và dân tộc.

Tác phẩm Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu đăng trên báo Người cùng khổ số 36 – 37 vào tháng 9, 10 – 1925. Truyện gồm có ba cảnh: cảnh 1, Va-ren đến Sài Gòn được bọn tay chân đón rước linh đình; cảnh 2, Va-ren dừng lại Huế được bọn bù nhìn đãi yến và gắn mề-đay Nam Long bội tinh; cảnh 3, Va-ren đến Hà Nội và gặp Phan Bội Châu đang bị thực dân Pháp cầm tù với bản án tử hình.

Cuộc chạm trán giữa Va-ren và Phan Bội Châu cho thấy ngòi bút châm biếm sâu sắc của tác giả Nguyễn Ái Quốc. Tác giả đã sử dụng thủ pháp tương phản đối lập để tạo nên tính chiến đấu sắc bén.

Va-ren đã vào “tận xà lim” nơi Phan Bội Châu “đang rên xiết”. Va-ren là con người “đã phản bội giai cấp vô sản Pháp, tên chính khách đã bị đồng bọn đuổi ra khỏi tập đoàn, kể đã ruồng bỏ quá khứ, ruồng bỏ lòng tin, ruồng bỏ giai cấp mình”… Phan Bội Châu là con người “đã hy sinh cả gia đình và của cải”, phải “sống xa Ha quê hương” để tìm đường cứu nước cứu dân, bị bọn thực dân “kết án tử hình vắng mặt”, đang bị “đeo gông” chờ ngày lên “máy chém”.

Hai nhân cách đối đầu, một bên là “kẻ phản bội nhục nhã”, một bên là “bậc anh hùng, vị thiên sứ, đấng xả thân vì độc lập, được 20 triệu con người trong vòng nô lệ tôn sùng.”. Ngòi bút của Nguyễn Ái Quốc biểu lộ thái độ yêu, ghét, tôn trọng, khinh bỉ rất rõ ràng, dứt khoát.

Bằng trí tưởng tượng kì diệu, tác giả đã vạch trần bộ mặt xảo quyệt, giả nhân giả nghĩa, thủ đoạn dụ dỗ, mua chuộc của tên thực dân cáo già! Va-ren “tay phải giơ ra bắt tay Phan Bội Châu trong nhà tù ảm đạm”. Va-ren dụ dỗ Phan Bội Châu hãy “trung thành”, “cộng tác”, “hợp lực” với nước Pháp vì sự nghiệp “khai hóa và công lý”.

Hắn khuyên nhà cách mạng Việt Nam đừng “xúi giục” đồng bào ta nổi lên chống Pháp… Hắn khoe mẽ ở Đông Dương “nền dân chủ… nhờ Chúa, rất là tốt!”… Cuối cùng hắn tự vạch trần chân tướng là một kẻ phản bội, tên cơ hội hãnh tiến: “Ông hãy nhìn tôi này, ông Phan Bội Châu! Trước tôi là Đảng viên xã hội đấy và giờ đây thì tôi làm Toàn quyền!…”.

Trái lại, trong cuộc chạm trán ấy, Phan Bội Châu rất chủ động “im lặng, dửng dưng”, “mỉm cười một cách kín đáo…”. Đặc biệt ở phần “tái bút”, tác giả cho biết một nhân chứng quả quyết rằng “Phan Bội Châu đã nhổ vào mặt Va-ren”. Một cái nhổ khinh bỉ. Vị toàn quyền “tôn kính” đã bị hạ nhục!

Tác giả Nguyễn Ái Quốc viết truyện này không chỉ nhằm mục đích ca ngợi Phan Bội Châu “một người lừng tiếng” mà còn đòi ân xá cho cụ, đồng thời vạch trần bộ mặt xảo quyệt, bẩn thỉu của tên Toàn quyền Va-ren nói riêng và lũ thực dân Pháp nói chung.

Giọng văn đả kích châm biếm đầy khinh bỉ. Một lối viết ngắn, tạo tình huống rất độc đáo về cuộc chạm trán giữa Va-ren và Phan Bội Châu. Trang văn của tác giả Nguyễn Ái Quốc trở thành lưỡi gươm chống thực dân, chống kẻ thù xâm lược! Vô cùng sắc bén!

Mẫu Phân Tích Những Trò Lố Hay Là Varen Và Phan Bội Châu Hay Đặc Sắc – Mẫu 2

Chảy trong dòng sông văn học Việt Nam giai đoạn từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám 1945, truyện ngắn Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu của Nguyễn Ái Quốc mang một màu sắc và âm điệu độc đáo: được viết bằng chữ Pháp, xuất hiện trên đất Pháp, có tính chiến đấu cao và bút pháp điêu luyện, thể hiện đại.

Trong khi nhiều tác giả trong nước bóng bẩy phê phán bọn phong kiến ươn hèn, để nhân dân đói khổ (như Phạm Duy Tốn, Nguyễn Bá Học), hoặc gửi gắm tâm sự yêu nước, lo đời kín đáo, mơ hồn (như Tản Đà, Trần Tuấn Khải) thì Nguyễn Ái Quốc thẳng thắn vạch mặt lo thực dân xâm lược xảo trá, dã man, bộc lộ một tấm lòng yêu nước, căm thù giặc mạnh mẽ, cháy bỏng. Trái tim người cầm bút yêu, ghét rõ ràng.

Vì thế, tuy xuất bản ở nước ngoài, dùng tiếng nước ngoài, song truyện ngắn Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu này, cùng nhiều tác phẩm khác mà Bác Hồ viết với bút danh Nguyễn Ái Quốc, vẫn có giá trị như một áng văn Việt Nam đích thực, góp phần làm sôi động thêm dòng chảy của văn chương dân tộc. Đọc truyện, chúng ta cảm thật rõ ràng hai hình tượng nhân vật đối lập nhau: Đó là những nhân chứng lịch sử và những nhân cách con người…

Trước hết là hình tượng nhân vật Va-ren – một chính khách thực dân xảo quyệt, một kẻ phản bội nhục nhã. Ngay từ những dòng đầu của truyện, Va-ren đã được giới thiệu như một kẻ có lời nói và hành động mập mờ nửa chính thức hứa… giả thử biết giữ lời hứa… liệu quan Toàn quyền sẽ chăm sóc vụ ấy vào lúc nào và ra làm sao? Đó là những từ ngữ mỉa mai, châm biếm nhẹ mà sắc! Và cũng từ đó tác giả định hướng cho nhân vật hiện lên trong thời gian (vào lúc nào) và mang những phẩm chất, tính cách cụ thể (ra làm sao).

Về thời gian khi còn ở Pháp, toàn quyền Va-ren chỉ muốn chăm sóc cụ Phan Bội Châu khi nào yên vị thật xong xuôi ở bên ấy đã. Nghĩa là hắn lo cho địa vị thật vững vàng trước đã. Hắn muốn tỏ rõ uy quyền thực dân với công chúng ở Đông Dương trước đã. Còn Phan Bội Châu ra sao, hãy đợi đấy!

Do đó, sau khi rời nước Pháp với lời hứa nửa chính thức sẽ chăm sóc cụ Phan Bội Châu, toàn quyền Va-ren đã làm một chuyến đi dềnh dàng, vừa đi vừa nhấm nháp, hưởng thụ những của ngon vật lạ, những lời nói, cử chỉ nịnh hót, tâng bốc của lũ tay sai cấp dưới.

Tác giả sử dụng ngòi bút kể chuyện, xen kẽ miêu tả, đối chứng bằng điệp ngừ và những câu văn kéo dài chia chuyến đi của Va-ren làm bốn chặng. Chặng thứ nhất: trên tàu 4 tuần lễ. Trong bốn tuần lễ đó Phan Bội Châu vẫn bị giam trong tù. Chặng thứ hai: Va-ren đến Sài Gòn, thực hiện “một cuộc tuần du linh đình”… Trong khi đó thì Phan Bội Châu vẫn nằm tù. Tới Huế – chặng thứ ba: Va-ren dự yến tiệc, rồi được gắn phần chương thật rôm rả, tưng bừng.

Trong khi đó thì Phan Bội Châu vẫn nằm tù… và đến Hà Nội – tới đích… những trò lố chính thức, … đã diễn ra. Như vậy, Va-ren đúng là kẻ chỉ hứa suông – hắn chẳng quan tâm chút nào tới Phan Bội Châu, cũng là viên quan mẫn cán trong công việc. Bản chất Va-ren là một kẻ hám chức quyền, thích hưởng thụ ăn chơi. Chúng ta hãy lắng nghe nhà văn vạch trần cái bản chất xấu xa, bỉ ổi đó của Va-ren qua hai chặng dừng chân công cán ở Sài Gòn và ở Huế.

Tới Sài Gòn, Va-ren bị quấn quýt lấy, tôi kéo đi, giằng co, ru vỗ ấp ủ trong mớ bòng bong – những cuộc tiếp rước, những lời chúc với tụng. Tiếp đấy là một cuộc tuần du – đi dạo phố phường – để tiếp tục được đón rước, chúc tụng, được hưởng niềm kiêu hãnh trước vẻ sầm uất – tác giả gọi là cái huyền diệu của mảnh đất mà nước Pháp đã khai hóa. Rồi dừng chân tại Huế. Va-ren lại tiếp tục nhận được sự nghênh tiếp chào mời khúm núm của vua quan nhà Nguyễn.

Kể về những cuộc đón tiếp này, tác giả sử dụng ngòi bút thật hóm hỉnh. Câu chữ cứ nhấp nháy, nhảy múa, sấp ngửa, nửa nghiêm trang nửa đùa cợt, vừa nghĩa đen vừa nghĩa bóng. Bộ mặt thật của Va-ren dần dần lộ rõ.

Dưới con mắt của nhân dân Sài Gòn, viên toàn quyền – người lo lắng, nực cười. Ngài có cái mũ hai sừng trên chóp sọ… Cái áo dài đẹp chưa? Đôi bắp chân ngài bọc ủng… Rậm râu, sâu mắt… Từng nét, từng nét qua lời nhận xét của một em bé, rồi lời khen của chị con gái, lời trầm trồ của bác cu-li xe và nhất là lời phê phán, đánh giá của một nhà nho, chân dung toàn quyền Va-ren là một mớ hổ lớn, pha tạp;……

Chúng ta ngỡ vị toàn quyền ấy dễ tính, mời đi đâu, sẵn sàng đi đấy, mời ăn gì sẵn sàng ăn nấy, tặng gì sẵn sàng nhận luôn. Không, sự “dễ tính” ấy bộc lộ một thói tham lam, háu ăn, hám danh vọng rất đáng ghét. Câu văn đầy tính kịch vì nó miêu tả một cuộc gặp gỡ hài hước mà kẻ thăm, người rước đều chỉ là những kẻ lố bịch, những anh hề của một sân khấu hài kịch. Ý nghĩa châm biếm, đả kích của văn Nguyễn Ái Quốc sâu sắc, mạnh mẽ xiết bao!

Tới Hà Nội – cái đích quan trọng nhất của chuyến đi – những trò lố chính thức của Va-ren mới thực sự diễn ra, bộ mặt hề mồi phản trắc, xảo quyệt của tên chính khách thực dân mới thực sự phơi bày Bằng đôi cánh của trí tưởng tượng, người đọc được nhà văn dẫn vào tận cổng nhà lao chính, tận xà lim nơi người đồng bào tôn kính của chúng ta đang rên xiết. Ôi thật là một tấn kịch, tác giả đã kêu lên như vậy. Nếu những cảnh trên là… hài kịch thì tới đây tấn kịch diễn ra vừa hài, vừa bi.

Màn chưa mở. Tác giả dành một đoạn văn trữ tình ngoại đề để tóm tắt cái tiểu sử bất hảo của Va-ren, đồng thời ca ngợi phẩm chất anh hùng của Phan Bội Châu, về Va-ren, chúng ta đọc thấy rặt những dòng chữ đen ngòm, nhơ nhớp con người đã phản bội, tên chính khách đã bị đồng bọn đuổi… kẻ đã ruồng bỏ quá khứ, ruồng bỏ lòng tin, trò lố diễn ra suốt buổi Va-ren gặp Phan Bội Châu.

Trong cuộc chạm trán này, Va-ren tỏ ra là người chủ động, một nhân vật cao sang, hào hiệp. Tôi đem tự do đến cho ông đây. Hắn tuyên bố, rồi nâng cái gông to kếch ở cổ người tù… Chỉ thế thôi, Va-ren treo cái bánh vẽ tự do trước đối thủ, rồi… tấn công, ào ạt, liên hồi… bằng những lời nói dài vòng vo chân thành, thống thiết, lúc châm chọc mỉa mai, lên bổng xuống trầm… Đúng là giọng lưỡi của một anh hề.

Va-ren nói những gì? Trước hết, Va-ren mặc cả với Phan Bội Châu về hai chữ Tự do. Một đằng hắn hứa đem trả tự do cho Phan Bội Châu hãy từ bỏ những mưu đồ… chớ tìm cách xúi giục đồng bào… hãy cộng tác với người Pháp. Như vậy, Va-ren đâu có “quý trọng” Phan như hắn nói! Thực chất, hắn đã dụ dỗ người chiến sĩ kiên cường, bất khuất… đầu hàng, phản lại lý tưởng chiến đấu suốt đời mình… Lời Va-ren nói nghe ngọt xớt. Đó là vị ngọt chứa thuốc độc của kẻ phản bội.

Tiếp sau, Va-ren nêu những tên tuổi, những chính khách nổi tiếng… về sự phản bội. Từ Nguyễn Bá Trạc – người Việt Nam – đến những “Guy”, những “A – lếch”, những “An – be”, “Pôn”… người Pháp. Cuối cùng hắn khoe với sự thành đạt, sự thăng tiến của bản thân: Trước tôi là đảng viên Xã hội, giờ đây tôi là toàn quyền… trơ trẽn thay, lố bịch thay là kẻ cầm quyền thực dân Pháp tôn thờ sự phản bội, lấy sự phản bội làm chuẩn mực để ngợi ca những nhân cách xấu xa. Do đó tất cả những lời nói của Va-ren lọt vào tai Phan Bội Châu như “nước đổ lá khoai” nghĩa là nó tuột đi, nó vô nghĩa.

Tất cả những thái độ “nhiệt tình, chân thành” của kẻ phản bội đã khiến Phan Bội Châu dửng dưng, hoặc chỉ nhếch đôi ngọn râu mép lên một chút. Hoặc nhổ vào mặt Va-ren.

Càng về cuối truyện, nhân vật Va-ren càng hiện rõ bản chất xấu xa. Những trò lố của hắn đã tự lột trần cái bộ mặt tên chính khách xảo quyệt, kẻ phản bội nhục nhã. Miêu tả chân dung Va-ren, Nguyễn Ái Quốc dùng ngòi bút lạnh lùng, hóm hỉnh, thông- minh, sắc sảo. Đó là ngòi bút điêu luyện, hiện đại, kết hợp chất châu Âu sôi nổi và âm điệu Á Đông thâm trầm. Càng về cuối càng thâm trầm.

Miêu tả thái độ và cử chỉ Phan Bội Châu trước những lời lố bịch của Va-ren, tác giả đã đập thẳng vào mắt kẻ thù – kẻ thù của cụ Phan, kẻ thù của cả dân tộc – những đòn trí mạng. Đó là lưỡi gươm sắc bén mà người thanh niên yêu nước đã vung lên trong buổi đầu chiến đấu chống ngoại xâm vì độc lập tự do dân tộc.

Mẫu Phân Tích Những Trò Lố Hay Là Varen Và Phan Bội Châu Chọn Lọc – Mẫu 3

Bác Hồ không chỉ được biết đến với những bài thơ dung dị, giàu ý nghĩa mà trong thời gian hoạt động ở nước ngoài đặc biệt là Pháp, tại đây Nguyễn Ái Quốc đã có những tác phẩm viết bằng chữ Pháp có tính chiến đấu mạnh mẽ. Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu là một tác phẩm như vậy. Tác phẩm đã cho thấy vẻ đẹp phẩm chất, nhân cách của người anh hùng Phan Bội Châu đồng thời vạch trần bộ mặt gian xảo của tên Va-ren.

Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu đăng trên báo Người cùng khổ số 36, 37 tháng 9 và tháng 10 năm 1925. Đoạn trích thuộc phần thứ ba nội dung chính là cuộc chạm trán giữa Va-ren và Phan Bội Châu đầy kịch tính, cho thấy ngòi bút châm biếm sắc sảo của Nguyễn Ái Quốc.

Câu chuyện được bắt đầu bằng tình huống hết sức gay cấn, là cuộc gặp gỡ giữa hai nhân vật: vị lãnh tụ cách mạng Phan Bội Châu và bên kia là Va-ren, kẻ sang Việt Nam nhận chức toàn quyền Đông Dương.

Trên thực tế không có cuộc gặp gỡ nào giữa hai nhân vật này, mà thực chất đây chỉ là tình huống hư cấu, tác phẩm được viết trước khi Va-ren sang Việt Nam nhận chức. Cách xây dựng tình huống như vậy nhằm vạch trần bộ mặt bịp bợm, hèn hạ của Va-ren và làm nổi bật vẻ đẹp nhân cách của cụ Phan Bội Châu.

Trò lố của Va-ren được tác giả vạch trần ngay từ đầu tác phẩm, vì sức ép của dư luận nên hắn mới phải “nửa chính thức hứa” chăm sóc vụ Phan Bội Châu. Nhưng điều hắn chỉ muốn “chăm sóc đến khi nào yên vị thật xong xuôi ở bên ấy đã”. Những từ ngữ mỉa mai, châm biếm để người đọc có một định hướng về tính cách của nhân vật này.

Và bộ mặt thực sự của hắn đã bị vạch trần trong cuộc đụng độ, chạm trán với cụ Phan Bội Châu. Có thể thấy rằng, trong cuộc gặp gỡ này, nhà cách mạng của chúng ta không nói bất cứ điều gì với hắn, chỉ có một mình Va-ren độc thoại, từ đó bộc lộ bản chất xảo quyệt của chính mình.

Trước khi bắt đầu cuộc hội thoại mà thực chất là độc thoại, Nguyễn Ái Quốc đã viết một đoạn bình luận vô cùng xuất sắc “Ôi thật là một tấn bi kịch! Ôi thật là một cuộc chạm trán….”, “một kẻ đã ruồng bỏ quá khứ, ruồng bỏ lòng tin, ruồng bỏ giai cấp” – Va-ren với một bên là cụ Phan Bội Châu “hi sinh cả gia đình và của cải để xa lánh khỏi thấy bọn cướp nước mình, sống xa lìa quê hương, luôn luôn bị lũ này săn đuổi….”.

Vẽ nên chân dung đối lập giữa hai nhân vật đã cho thấy rõ thái độ của người viết với đối tượng, một bên là mỉa mai, châm biếm, coi thường, một bên là ngợi ca, tôn vinh, yêu quý.

Cuộc mặc cả, ra giá bắt đầu, y dụ dỗ, yêu cầu cụ Phan Bội Châu hãy từ bỏ ngay ý định chiến đấu vì nền độc lập dân tộc: “Ông hãy để mặc đấy những ý nghĩ phục thù” “bỏ đi những mưu đồ xưa cũ và thôi, chớ tìm cách xúi giục đồng bảo ông nổi lên” cùng nhau làm những việc tốt đẹp cho xứ Đông Dương, “làm như vậy ông sẽ được tất cả, được cho đất nước ông, được cho bản thân ông”.

Không chỉ dùng lời lẽ đe dọa, hắn còn lấy những dẫn chứng, những kẻ phản bội để cho Phan Bội Châu nghe gương mà bị thuyết phục: Nguyễn Bá Trác, Guy-xta-vơ, A-lếch-xăng,… không dừng lại ở đó, hắn còn khoe những chiến công mình giành được khi phản bội lại giai cấp, phản bội lại bạn bè, phản bội niềm tin: “Trước tôi là đảng viên xã hội đấy, và giờ đây thì tôi làm Toàn quyền…”.

Càng về cuối bản chất xảo trá, bịp bợm của Va-ren càng bị vạch trần rõ nét hơn. Những lời Va-ren nói, những hành động hắn làm cho thấy hắn là kẻ bịp bợm, phản phúc và trơ trẽn đến tột cùng.

Trong màn hài kịch trên, Phan Bội Châu hoàn toàn im lặng, sự im lặng đó thể hiện rõ thái độ của nhà cách mạng. Trước hết, ông coi Va-ren không có mặt, bởi vậy, những lời nói của Va-ren chỉ như nước đổ lá khoai. Qua đó còn thể hiện thái độ khinh bỉ “đôi ngọn râu mép người tù nhếch lên một chút rồi lại hạ xuống ngay, mỉm cười một cách kín đáo, vô hình và im lặng, như cánh ruồi lướt qua vậy”.

Thái độ ứng xử đó một lần nữa khẳng định phẩm chất đẹp đẽ của ông: suốt một đời hi sinh cho cách mạng, cho độc lập, tự do của đất nước. Không có bất cứ điều gì có thể lay chuyển ý chí cách mạng, tinh thần sắt đá đó của ông.

Đặc biệt những dòng kết thúc tác phẩm càng làm nổi bật hơn nữa phẩm chất của cụ Phan Bội Châu: nếu ở trên ta thấy ông im lặng, khinh bỉ thì trong T.B ông thể hiện phản kháng quyết liệt: nhổ vào mặt Va-ren, chi tiết này cho thấy sự khinh bỉ đã được đẩy lên đến tột cùng. Như vậy, cách khép lại tác phẩm đã tạo ra độ mở cho câu chuyện và làm nổi bật chủ đề tác phẩm.

Tác phẩm được viết bằng chất giọng châm biếm, mỉa mai, hóm hỉnh. Tạo dựng tình huống hư cấu bất ngờ, hấp dẫn thể hiện trí tưởng tượng tài hoa của người viết. Qua đó đã làm nổi bật phẩm chất đáng quý của Phan Bội Châu, và bản chất lố bịch, xấu xa của Va-ren.

Mẫu Phân Tích Những Trò Lố Hay Là Varen Và Phan Bội Châu Sâu Sắc – Mẫu 4

Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu là truyện kí xuất sắc của Nguyễn Ái Quốc khi hoạt động ở Pháp. Thông qua cuộc gặp gỡ tưởng tượng giữ một vị toàn quyền xảo quyệt và người tù cách mạng vĩ đại, Nguyễn Ái Quốc thầm kín đả kích bản chất giả dối của chủ nghĩa thực dân và đề cao khí phách của người anh hùng dân tộc Phan Bội Châu.

Tác phẩm được viết ngay sau khi nhà cách mạng Phan Bội Châu bị bắt (18-6-1925) ở Trung Quốc giải về giam ở Hỏa Lò – Hà Nội và sắp bị xử án. Phong trào đấu tranh đòi thả cụ Phan diễn ra rất sôi nổi ở trong nước. Cũng vào thời gian này, Va-ren chuẩn bị sang nhậm chức ở Đông Dương. Chưa có tài liệu nào khẳng định Va-ren đã vào nhà tù để thăm Phan Bội Châu.

Phan Bội Châu (1867 – 1940), biệt hiệu Sào Nam, quê làng Đan Nhiễm, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An, là nhà yêu nước, cách mạng lớn nhất của dân tộc Việt Nam trong hơn hai mươi năm đầu thế kỷ XX. Ông còn là nhà văn, nhà thơ lớn với một sự nghiệp sáng tác khá đồ sộ, gồm nhiều thể loại, viết bằng chữ Hán, chữ Nôm và chữ quốc ngữ, hầu hết đều thấm đượm tình yêu nước thương dân thống thiết…

Các tình tiết trong truyện là sản phẩm của trí tưởng tượng phong phú của tác giả. Nguyễn Ái Quốc đã viết truyện ngắn này nhằm các mục đích vạch rõ chủ trương bịp bợm của chủ nghĩa thực dân Pháp và phơi bày những trò lừa đảo, lố’ bịch của Va-ren. Tác phẩm góp một tiếng nói vào phong trào đấu tranh đòi thả nhà chí sĩ cách mạng Phan Bội Châu. Đồng thời đó cũng là bài ca ca ngợi vị lãnh tụ yêu nước Phan Bội Châu và ngầm thể hiện tình cảm yêu nước của tác giả.

Nhan đề Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu có ý nghĩa vô cùng sâu sắc. Những trò lố là những trò lố lăng, lố bịch, kệch cỡm, đáng cười. Nhan đề khơi gợi sự hấp dẫn, thu hút sự tò mò của người đọc.

Nhan đề cũng góp phần thể hiện tư tưởng chủ đề của tác phẩm: Vạch trần bộ mặt xảo trá, lố bịch của Va-ren, hé mở cho người đọc thấy rằng những tấn hò mà Va-ren bày ra với Phan Bội Châu là những trò hề lố bịch, kệch cỡm, đáng cười. Nhan đề còn thể hiện sự đối lập, tương phản giữa hai nhân vật chính trong truyện ngắn.

Nghệ thuật trần thuật của tác giả trong văn bản rất sinh động. Văn bản kể lại toàn bộ diễn biến cuộc gặp gỡ của Va-ren với Phan Bội Châu trong nhà lao Hỏa Lò. Cuộc gặp gỡ ấy diễn ra như một màn hài kịch chi có Va-ren như một diễn viên chủ đạo, như một con rối, y tự tin, trơ trẽn, thao thao bất tuyệt. Hắn cố trổ hết tài năng diễn thuyết và dồn hết tâm huyết hi vọng có thể thuyết phục đối phương đi theo con đường phản bội nhục nhã của mình. Còn Phan Bội Châu thì tuyệt nhiên chẳng thèm nhếch mép nói một lời nào.

Kết quả ra sao? Độc giả hồi hộp chờ đợi, còn tác giả cũng chẳng chẳng nói ra một cách rõ ràng, mà chỉ tiết lộ một cách bí mật thông qua nhân xét rất khách quan của một vài nhân vật chứng kiến cuộc gặp gỡ. Đặc biệt là lời bình luận của nhân vật được đặt ở phần tái bút đã có sức thuyết phục rất lớn, còn tác giả thì dường như chẳng hé bộc lộ một chút tình cảm, thái độ gì…

Toàn bộ văn bản là một cuộc hành trình chỉ diễn ra trong trí tưởng tượng của Nguyễn Ái Quốc, nhưng qua nghệ thuật kể chuyện độc đáo của tác giả, chúng ta cảm thấy như tùng bước đi của Va-ren hiện ra một cách rõ ràng và sinh động trước ống kính máy quay của một phóng viên thời sự thông minh, năng động, nhạy bén và sắc sảo vậy.

Nhân vật Va-ren và Phan Bội Châu được xây dựng theo quan hệ đối lập, tương phản gay gắt. Trước hết, ở mỗi nhân vật, tác giả có cách giới thiệu khác nhau:

Va-ren hiện lên là một con người đã phản bội giai cấp vô sản Pháp, tên chính khách đã bị đồng bọn đuổi ra khỏi tập đoàn, kẻ ruồng bỏ quá khứ, ruồng bỏ niềm tin, ruồng bỏ giai cấp mình. Hắn đích thực là một kẻ phản bội nhục nhã. Hắn là một kẻ bất lương, nhưng nắm quyền thống trị. Va-ren nói rất nhiều, hắn thao thao bất tuyệt hòng làm lung lạc ý chí và tinh thần của nhà cách mạng Phan Bội Châu.

Ngược lại, Phan Bội Châu xuất hiện với tư cách con người đã hy sinh cả gia đình và của cải đề xa lánh khỏi thấy mặt bọn cướp nước, sống xa lìa quê hương, luôn luôn bị lũ này săn đuối. Cụ luôn bị chúng nhử vào muôn ngàn cạm bẫy, bị chúng kết án tử hình vắng mặt. Cụ xứng đáng là bậc anh hùng, vị thiên sứ, đấng xả thân vì độc lập được hai mươi triệu con người trong vòng nô lệ.

Trong cuộc chạm trán giữa Va-ren và Phan Bội Châu, vị thế mỗi người cũng hoàn toàn đối lập nhau và gần như đảo ngược. Vì thế của Va-ren, kẻ thống trị mỗi lúc một thám hại. Còn Phan Bội Châu đang ở vị thế của người anh hùng dân tộc mỗi lúc được nâng cao. Trước lời phỉnh dụ của Va-ren, Phan Bội Châu im lặng. Mọi lời nói của Va-ren chỉ như “nước đổ lá khoai”. Đó là thái độ bất hợp tác và khinh bỉ đến tột độ.

Thái độ của tác giả đối với mỗi nhân vật cũng hiện ra rất rõ. Với Va-ren là căm thù, khinh ghét; với Phan Bội Châu là ca ngợi, tôn sùng.

Ngay từ lúc bắt đầu câu chuyện, bản chất của Va-ren đã phần nào được hé lộ qua lời “nửa chính thức hứa” của hắn trước sức ép của công luận Pháp và Đông Dương. Nghe qua đó mà đã thấy nực cười. Nửa lời hứa thì còn gì là hứa hẹn. Ấy vậy mà hắn dám trình bày trước công luận. Hơn nữa nó lại được trình bày dưới giọng lưỡi của một vị Toàn quyền Đông Dương…

Sau đó tác giả có đưa ra lời bình luận: giả thử chữ chăm sóc được đặt trong ngoặc kép một cách rất có chủ ý. Tất cả những điều đó phần nào vẽ ra một chân dung Va-ren mũ cao áo dài bảnh chọe nhưng tính cách thì xảo trá, cơ hội.

Quả đúng như vậy, sau lời hứa, hành động của Va-ren tỏ ra vô cùng thư thả “ngài chì muốn chăm sóc đến khi nào yên vị thật xong xuôi ở bên ấy đã”, “mà hành trình từ Mác-xây đến Sài Gòn kéo dài chừng bốn tuần lễ”. Phải chăng sự chùng chình đó nhằm cố tình đẩy Phan Bội Châu bị kìm kẹp, tra tấn lâu hơn nữa trong tù?

Nhưng tất cả bộ mặt của Va- ren mới được phơi bày cụ thể và rõ nét trong trò lố chính thức của hắn, khi hắn đối mặt với Phan Bội Châu. Hắn vào nhà tù với câu nói đầy vẻ hào hiệp: “Tôi mang tự do đến cho ông đây!”. Đi kèm với lời nói của một vị thiên sứ ấy là một hành động hết sức lá phải lá trái “tay phải giơ tay bắt Phan Bội Châu, còn tay trái thì nâng cái gông to kệch đang xiết chặt Phan Bội Châu trong nhà tù ảm đạm”.

Phải chăng, với lời nói và hành động ấy, Va- ren đã hớ hênh cho người ta thấy rằng bản chất của tự do mà hắn đem đến cho người khác là sự tự do giả hiệu, là sự nô lệ, đàn áp và bóc lột dã man? Lời nói và hành động ấy đã chỉ cho người đọc thấy hắn là một kẻ hai mặt, độc ác, đê hèn và thấp kém.

Nhưng còn nữa, vừa mới nói rất khoa trương, hào phóng thì giờ hắn lại mặc cả như một mụ đàn bà: Nhưng có đi phải có lại, tôi yêu cầu ông lấy danh dự hứa với tôi rằng…”. Hắn còn giờ giọng phình phờ, giả ca ngợi Phan Bội Châu rồi ra đòn bằng một loạt những câu hỏi phản đề dồn dập hòng làm lung lạc ý chí và tinh thần của nhà cách mạng. Sau đó, Va-ren đưa ra những lời khuyên cho hành động bằng việc sử dụng một loạt các câu cầu khiến ông hãy.., chớ tìm cách xúi giục.., ông hãy bảo họ….

Va-ren vẽ ra một ảo vọng ngời ngời được cho nước ông, được cho bản thân ông! Với những viên đạn bọc đường, Va-ren đang cố làm cho đối thủ của mình mắc bẫy. Hắn đang cố lừa bịp để dẫn dắt Phan Bội Châu đến một nhà tù lớn hơn, nhà tù của một đất nước nô lệ vĩnh viễn. Và hắn tưởng hắn thành công, hoặc giả hắn cố đọc nốt phần diễn thuyết mà hắn đã chuẩn bị. Va-ren nêu gương. Những tấm gương phản bội Tổ quốc nhục nhã. Trong đó hắn là kẻ đốn mạt nhất. Cao trào của sự lố bịch cũng nằm cả ở đây.

Tác giả đã sử dụng thủ pháp gậy ông đề đập lưng ông một cách hết sức tài tình. Toàn bộ lời nói của Va-ren đã tự vạch mặt hắn. Hắn huênh hoang, tự đắc. Hắn vênh váo vì hắn là một kẻ phản bội nhục nhã, đáng ghê tởm đã lần lữa đốt cháy những cái mà mình đã tôn thờ và đang tôn thờ những cái mà mình đã đốt cháy. “Trước tôi là đảng viên Xã hội đấy, và giờ đây thì tôi làm Toàn quyền…”

Vậy ra, để có được cái chức Toàn quyền hắn sẵn sàng đánh đổi cả niềm tin, danh dự, cả lý tưởng sống của mình. Và bây giờ, để mua chuộc nhà cách mạng, hắn cũng chẳng từ một thủ đoạn nào, kể cả lấy mình ra làm trò hề. Bản chất bất lương, đê tiện, vô liêm sỉ của Va-ren được tập trung thể hiện tại đây.

Thế nhưng, cả bài diễn thuyết hùng hồn và lâm li, tâm huyết của Va-ren lại bị rơi tõm vào sự im lặng của người đối thoại. Điều đó khiến hắn sủng sốt cả người. Hắn quá ngạc nhiên và không thể hiểu nổi. Nhưng có một điều hắn cảm nhận rõ nhất đó là hắn đã thất bại thảm hại.

Như vậy, trong cuộc chạm trán giữa Va-ren và Phan Bội Châu, Va-ren đã nói hết, hắn thao thao bất tuyệt một cách trơn tru bởi chẳng có ai thèm ngắt lời hắn cũng chẳng có ai thèm nghe hắn nói. Hình thức ngôn ngữ của Va-ren là hình thức độc thoại.

Sự thảm hại của Va-ren còn được ngầm thể hiện một cách rất tinh tế, tất nhiên vẫn qua ngôn ngữ của hắn. Ban đầu là: Tôi đem tự do đến cho ông đây.” Sau đó, người ta chẳng còn thấy một thiên sứ nữa mà thấy một kẻ bất lương.

Vả lại trời ơi! Tại sao chúng ta lại cứ cố chấp, cãi lộn nhau mãi thế này… trong khi chẳng ai thèm nói với hắn câu nào. Rồi đến “Ô! ông nghe tôi ông Phan Bội Châu này” Nhưng đến cuối cuộc gặp gỡ thì, “thôi không nghe cũng được”. Chỉ cần Phan Bội Châu nhìn một cái với hắn là cũng đủ lắm rồi: Nhưng sao thể, ông hãy nhìn tôi này….”.

Trong cả cuộc gặp mặt Va-ren, Phan Bội Châu chi im lặng dửng dưng. Mọi lời nói của Va-ren như “nước đổ lá khoai”. Và hơn thế, “đôi ngọn râu mép người tù nhếch lên một chút rồi lại hạ ngay xuống, mỉm cười một cách kín đáo như cánh ruồi lướt qua vậy“. Và cao trào là Phan Bội Châu đã “nhổ vào mặt Va-ren”.

Tất cả những hành động đó dần tăng cấp sự coi thường, khinh bỉ của Phan Bội Châu đối với Va-ren. Chúng thể hiện sự kiên định của ông đối với lí tưởng yêu nước. Chúng tôn lên bản lĩnh kiên cường, bất khuất của “người tù lừng danh”.

Mẫu Phân Tích Những Trò Lố Hay Là Varen Và Phan Bội Châu Hay – Mẫu 5

Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu là một truyện ngắn đặc sắc và độc đáo của Nguyễn Ái Quốc, sáng tác năm 1925 sau sự kiện nhà chí sĩ cách mạng Phan Bội Châu bị thực dân Pháp bắt cóc từ Trung Quốc áp giải về Việt Nam và xử tù chung thân. Trước phong trào đấu tranh sôi sục của nhân dân cả nước đòi thả cụ Phan, chúng đã phải ra lệnh ân xá rồi đem cụ về giam lỏng ở Bến Ngự, kinh đô Huế, cho đến ngày cụ qua đời (1940).

Va-ren vốn là đảng viên Đảng Xã hội Pháp. Sau khi phản bội Đảng, hắn được cử làm Toàn quyền Đông Dương, thay cho Méc-lanh bị chiến sĩ cách mạng Phạm Hồng Thái ám sát hụt phải về nước.

Trước ngày chuẩn bị sang Đông Dương nhậm chức, Va-ren tuyên bố sẽ quan tâm tới cụ Phan Bội Châu. Ngay lập tức, Nguyễn Ái Quốc viết tác phẩm Những trò lố hay là Va- ren và Phan Bội Châu để phơi bày bộ mặt lố bịch cùng bản chất xấu xa của hắn.

Hình thức tác phẩm giống như một bài kí sự nhưng thực ra nó là một truyện ngắn hư cấu (nghĩa là tưởng tượng trên cơ sở những yếu tố có thật).

Nhân vật có thật là Va-ren toàn quyền Pháp mới tại Đông Dương; Phan Bội Châu – là chí sĩ yêu nước đang bị chính quyền thực dân Pháp bắt giam tại Hà Nội. Sự kiện có thật là phong trào đấu tranh sôi sục của nhân dân đòi thả cụ Phan Bội Châu đang dâng cao khắp ba miền.

Những tình tiết hư cấu là truyện được viết trước khi Va-ren sang nhậm chức Toàn quyền Đông Dương và thực tế sau khi sang Đông Dương cũng không có chuyện Va-ren gặp Phan Bội Châu ở nhà tù Hỏa Lò, Hà Nội. Nội dung cuộc gặp gỡ giữa Va-ren với Phan Bội Châu cũng là do tác giả tưởng tượng ra. Thông qua hai nhân vật Va-ren và Phan Bội Châu, chúng ta hiểu rõ thái độ căm thù, khinh bỉ quân xâm lược và lòng yêu nước thiết tha của Nguyễn Ái Quốc.

Đặt cụm từ Những trò lố trong nhan đề tác phẩm, tác giả có chủ ý vạch trần hành động giả dối, lố bịch và bản chất xấu xa của tên cáo già Va-ren. Truyện được kể theo trình tự thời gian: Từ Pa-ri, Va-ren xuống tàu sang Việt Nam rồi tới khám giam cụ Phan Bội Châu tại Hỏa Lò.

Chuyến đi chia thành bốn chặng. Chặng 1: Bốn tuần lễ đầu, Va-ren ở trên tàu trong hành trình từ Mác-xây đến Sài Gòn. Chặng 2: Va-ren đến Sài Gòn, được chính quyền sở tại đón tiếp “nhiệt tình”. Chặng 3: Va-ren tới Huế, được triều đình nghênh tiếp, được dự yến và gắn mề đay. Chặng 4: Va-ren ra Hà Nội, tiến hành cuộc hội kiến với Phan Bội Châu ở trong tù và những trò lố của hắn đã diễn ra. Phần trích trong sách giáo khoa là chặng 1 và chặng 4.

Qua cách kể chuyện và miêu tả của tác giả, người đọc có thể hình dung ra chuyến đi dềnh dàng kéo dài và những trò lố (những trò nhố nhăng, bịp bợm, đáng cười) của tên Toàn quyền Va-ren.

Trong đoạn văn có hai nhân vật chính là Va-ren và Phan Bội Châu. Hai nhân vật này được xây dựng bằng nghệ thuật tương phản. Va-ren (kẻ thống trị) bất lương đối lập với cụ Phan Bội Châu là một tù nhân (người bị trị) nhưng lại cao cả và vĩ đại.

Ngôn ngữ sử dụng trong việc khắc họa tính cách của từng nhân vật cũng khác nhau. Tác giả dùng ngôn ngữ trần thuật để khắc họa tính cách của Va-ren. Còn với Phan Bội Châu, tác giả dùng phương pháp đối lập là sự im lặng. Đây là bút pháp tinh tế, sắc sảo có khả năng gợi tả, gợi cảm lớn.

Va-ren nhậm chức toàn quyền, đứng đầu bộ máy cai trị của thực dân Pháp tại Đông Dương (gồm ba nước Việt Nam, Lào và Cam-pu-chia). Trò lố đầu tiên của hắn là hứa chăm sóc cụ Phan Bội Châu.

Tác giả ngầm khẳng định: Va-ren vừa mới nhậm chức nên muốn trấn an dư luận. Vì thế nên lời hứa của hắn chỉ là lời hứa suông để mị dân, làm dịu không khí đấu tranh chống Pháp đang sôi nổi khắp nơi. Điều đó cho thấy Va-ren là một kẻ nham hiểm, xảo quyệt, lời hứa đó để đối phó trước sức ép của công luận ở Pháp và Đông Dương. Nói khác đi, đó là lời hứa gượng ép, miễn cưỡng.

Tác giả đã bình luận việc này như sau: Ông hứa thế; giả thử cứ cho rằng một vị Toàn quyền Đông Dương mà lại biết giữ lời hứa đi chăng nữa, thì chúng ta vẫn được phép tự hỏi liệu quan Toàn quyền Va-ren sẽ “chăm sóc” cụ ấy vào lúc nào và ra làm sao? Tác giả vạch ra mâu thuẫn giữa nội dung lời hứa và thời gian thực hiện lời hứa. Thời gian thực hiện còn lâu, vì Va- ren vừa mới xuống tàu, mà hành trình đường biển kéo dài chừng bốn tuần lễ. Trong khi đó, Phan Bội Châu vẫn bị giam trong tù.

Cho nên, lời hứa của hắn là trò lố bịch. Tác giả dùng cụm từ nửa chính thức hứa một cách mỉa mai và câu hỏi nghi vấn để thể hiện điều đó. Thực tế, Va-ren vẫn là một tên thực dân đứng đầu guồng máy cai trị ở Đông Dương; còn Phan Bội Châu vẫn là lãnh tụ cách mạng bị cầm tù. Hai người đại diện cho hai phía đối lập nhau.

Đọc hiểu tác phẩm 🔰Lời Kêu Gọi Toàn Quốc Kháng Chiến 🔰 Nội Dung, Phân Tích

Viết một bình luận