Bài Thơ Trăng Rằm Tháng Tám ❤️️ Nội Dung, Ý Nghĩa, Giáo Án ✅ Chia Sẽ Bài Thơ Ngắn, Dễ Nhớ Dành Cho Trẻ Mầm Non.
NỘI DUNG CHÍNH
Nội Dung Bài Thơ Trăng Rằm Tháng Tám
Bài thơ: Trăng rằm tháng tám
Tác giả: Nlp Trinh
Trăng rằm tháng Tám
Sáng tỏ như gương
Tròn như chiếc bánh
Treo trên đỉnh trời
Nhìn trăng như muốn
Cùng em đi chơi
Rước đèn, ăn cỗ
Xem lân hội rằm
Trăng như người bạn
Soi bước em đi
Khắp làng, khắp xóm
Vui mừng trung thu.
Thohay.vn Tặng Bạn ❤️️ Sự Tích Bánh Trung Thu ❤️️Nội Dung Truyện, Ý Nghĩa, Giáo Án
Ý Nghĩa Bài Thơ Trăng Rằm Tháng Tám
Bài thơ miêu tả cảnh đẹp và không khí vui tươi của ngày rước đèn, ăn cỗ và xem lân hội rằm.
Giáo Án Bài Thơ Trăng Rằm Tháng Tám
Thohay.vn chia sẽ thêm giáo án bài thơ trên cho các cô cùng tham khảo.
I.Mục đích – Yêu cầu:
1.Kiến thức
– Trẻ biết tên bài thơ, hiểu nội dung bài thơ, trẻ thuộc bài thơ
– Qua bài thơ trẻ biết được mỗi khi có trăng tròn và đẹp nhất đó là ngày rằm tháng 8, là ngày tết trung thu
2. Kỹ năng
– Rèn kỹ năng đọc thơ diễn cảm, rõ lời, thể hiện được cử chỉ, điệu bộ, sắc thái theo lời thơ.
– Rèn kỹ năng ghi nhớ, mở rộng vốn từ giúp trẻ phát triển ngôn ngữ
3. Thái độ
– Trẻ biết ý nghĩa của ngày tết trung thu.
II. Chuẩn bị:
1. Đồ dùng của cô
– Nhạc: Rước đèn dưới trăng.
– Tranh minh họa nội dung bài thơ
2. Đồ dùng của trẻ
– Trẻ ngồi hình chữ u.
III. Tổ chức thực hiện
1. Hoạt động 1: Gây hứng thú
– Cô cho trẻ hát bài “rước đèn tháng tám”
– Cô và trẻ trò chuyện về nội dung bài hát
+ Các con vừa hát đến bài hát gì?
+ Bài hát nói về ngày gì?
+ Khi tết trung thu đến các con thấy trên bầu trời buổi tối có gì?
2. Hoạt động 2: Thơ: Trăng rằm tháng tám
a. Cô đọc mẫu
– Để biết ông trăng xuất hiện trong dịp tết trung thu đẹp như thế nào thì các con hãy lắng nghe cô đọc bài thơ nhé.
– Cô đọc lần 1: Không tranh – cử chỉ điệu bộ
+ Cô hỏi trẻ tên bài thơ?
-Cô đọc lần 2: Kết hợp tranh minh họa nội dung bài thơ
+ Nội dung bài thơ nói về Trăng rằm tháng tám, trăng sáng như gương, trong như chiếc bánh, ông trăng cùng các bạn nhỏ xem vui chơi, xem múa lân, đi chơi khắp làng xóm”
b.Giảng giải – đàm thoại – trích dẫn
– Cô vừa đọc bài thơ gì?
– Bài thơ nói đến gì?
– Khi trung thu đến thì trên bầu trời xuất hiện cái gì?
– Ông trăng sáng như thế nào?
– Ông trăng tròn như cái gì?
“Trăng rằm tháng tám
………………………………
Tròn như chiếc bánh”
-Ông trăng đã cùng bạn nhỏ làm gì?
“Treo trên đỉnh đầu
…………………………..
Xem hội trăng rằm”
– Ông trăng đã giúp gì cho bạn nhỏ?
“Trăng như người bạn
…………………………….
Vui mừng trung thu”
c. Cô tổ chức cho trẻ đọc thơ
– Cô tổ chức cho cả lớp đọc thơ 2,3 lần
– Cô quan sát sửa sai cho trẻ
– Cô mời tổ, nhóm thi đua đọc bài thơ
– Cá nhân trẻ đọc thơ
– Cô bao quát động viên, khuyến khích trẻ đọc thơ
– Cô mời cả lớp đọc lại bài thơ 1 lần nữa.
3. Hoạt động 3: Kết thúc
– Cô cho trẻ hát bài “rước đèn trung thu” và chuyển hoạt động.
Thohay.vn Chia Sẽ ❤️️Sự Tích Trung Thu ❤️️ Nội Dung, Nguồn Gốc, Ý Nghĩa