Sự Tích Trung Thu: Nội Dung + Nguồn Gốc + Ý Nghĩa

Sự Tích Trung Thu ❤️️ Nội Dung, Nguồn Gốc, Ý Nghĩa ✅ Tuyển Tập Truyện Ngắn, Dễ Nhớ Cho Bé Mà Bố Mẹ Đừng Bỏ Lỡ Nhé.

Nội Dung Truyện Sự Tích Trung Thu

Thohay.vn chia sẻ thêm câu chuyện sự tích tết trung thu hay cho các bạn thiếu nhi bên dưới.

Ngày xửa ngày xưa có một nàng tiên nữ vô cùng xinh đẹp và rất yêu trẻ con, nàng tên là Hằng Nga. Một hôm nọ , Ngọc Hoàng tổ chức cuộc thi “Làm bánh ngày rằm” .

Nếu ai làm được bánh ngon, đẹp và lạ mắt sẽ được trọng thưởng. Hằng Nga tham dự cuộc thi làm bánh và cố gắng tìm ra công thức để làm ra loại bánh ngon nhất. Nàng tìm xuống trần gian thăm hỏi xem có ai giúp nàng không.

Và một ngày nọ, Hằng Nga đã gặp được chú Cuội

– một anh chàng không thật thà.

Hằng Nga thoảng giọng nhẹ nhàng hỏi:

– Chàng ơi, liệu có công thức nào để làm ra một loại bánh ngon và lạ nhất trên đời này không?

Chú Cuội chỉ nghe thoảng câu hỏi của Hằng Nga nhưng chàng không trả lời và im lặng một lúc thật lâu. Rồi sau đó mặt dù không biết câu trả lời nhưng chú Cuội vì muốn được tiếp tục nói chuyện với Hằng Nga. Chú Cuội đã vội vàng trả lời:

– Nàng ơi, nàng cứ đem hết nguyên liệu làm bánh mà trộn thật đều lại rồi đem nướng lên. Để một lúc sau rồi lấy ra thì nàng sẽ có món bánh thật tuyệt vời nhất trên thế gian này.

Hằng Nga mừng rỡ vì chàng Cuội đã chỉ cho nàng bí quyết đó. Nàng lấy lòng biết ơn và bắt đầu cùng chàng Cuội làm những chiếc bánh để có thể mang đi dự thi.

Trải qua một thời gian làm ra những chiếc bánh ngon nhất, nàng Hằng Nga cũng đã đến lúc phải mang trở về cho kịp dự thi lễ hội.

Nhưng chú Cuội lưu luyến không muốn rời xa Hằng Nga nên đã một tay nắm lấy nàng Hằng Nga và tay kia giữ vào cây đa nhưng sức mạnh kì lạ đã kéo cả chàng cùng cây đa đầu làng lên tận cung trăng.

Giờ đây ngồi trên cây đa, chú Cuội có thể thấy bọn trẻ đang chơi đùa, đôi lúc nhớ nhà, nhớ em, Cuội chỉ biết ngồi khóc và buồn bã.

Về đến thiên đình, thật bất ngờ món bánh của Hằng Nga lại ngon nhất và đặc biệt nhất. Những chiếc bánh của Hằng Nga đã giành giải nhất và lấy tên là “bánh Trung thu”, nàng đã ước mỗi năm cứ rằm tháng tám, nàng cùng chú Cuội được xuống trần gian chơi cùng các em nhỏ. Từ đó, Ngọc Hoàng đặt tên cho rằm tháng tám là “Tết Trung thu” – dịp tết vui chơi của các em nhỏ.

Kể từ đó hằng năm vào rằm tháng tám là Hằng Nga và chú Cuội lại được gặp nhau rồi cùng xuống trần gian mang những chiếc bánh đến cho các em nhỏ để quây quần bên nhau cùng ăn với gia đình các bé.

Về sau hễ cứ đến rằm tháng tám là gia đình sum họp quây quần bên nhau cùng tất cả các thành viên ăn món bánh truyền thống mang tên “Bánh Trung Thu” ngày nay.

Đây chính là câu chuyện được dân gian kể lại về sự tích Tết Trung Thu cho đến bây giờ.

Thohay.vn Tặng Bạn ❤️️ Cây Tre Trăm Đốt ❤️️ Nội Dung Truyện Cổ Tích, Ý Nghĩa, Giáo Án

Sự Tích Trung Thu Hài Hước

Sau đây thohay.vn chia sẽ đến bạn đọc kịch bản tết trung thu hài hước, độc đáo bên dưới giúp bạn có thêm ý tưởng để xây dựng một cái tết đoàn viên vui vẻ.

Giới thiệu chương trình và đại biểu:

Chị Hằng: Kính thưa các thầy giáo cô giáo cùng toàn thể các bạn học sinh thân mến. Vào mỗi đêm Trung thu, trăng sáng tỏ khắp trần gian, trẻ em lại náo nức rước đèn phá cỗ. Ở Việt Nam, từ sau khi Cách mạng Tháng Tám thành công, Tết Trung thu đã thực sự trở thành Tết của thiếu nhi cả nước.

– Cuội: Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh – người luôn dành những tình cảm yêu thương và sự quan tâm sâu sắc tới các cháu Thiếu niên Nhi đồng. Trung thu nào Người cũng có thư gửi cho các cháu với những lời thơ đầy cảm động.

“Trung thu trăng sáng như gương

Bác Hồ ngắm cảnh nhớ thương Nhi đồng

Sau đây Bác viết mấy dòng

Gửi cho các cháu, tỏ lòng nhớ nhung”

Cuội: Vui tết Trung thu – đón trăng – nhớ Bác Hồ, những đoàn viên thanh niên của… tổ chức Đêm hội trăng rằm với biết bao điều lý thú và bổ ích cho các em thiếu niên, nhi đồng là con em cán bộ đang công tác tại bệnh viện cùng các em thiếu niên, nhi đồng là bệnh nhi đang điều trị tại bệnh viện. Cùng vui tết Trung thu hôm nay, chúng ta rất vinh dự được đón tiếp các vị đại biểu.

Xin được trân trọng giới thiệu:…

– Cuội: Chúng ta cùng vui mừng chào đón các vị đại biểu đại diện cho các khoa phòng, đoàn thể, các bậc phụ huynh, các anh chị đoàn viên thanh niên trong chi đoàn…và hơn ……… em thiếu nhi đã có mặt đông đủ, đề nghị chúng ta nhiệt liệt chào mừng.

– Hằng Nga: Tiếp tục chương trình tôi xin trân trọng giới thiệu đồng chí …………… ……… ………….lên phát biểu động viên các em thiếu niên nhi đồng đang có mặt trong đêm Vui hội trăng rằm ngày hôm nay. Xin trân trọng kính mời đồng chí.

– Cuội: Vừa rồi chúng ta đã được nghe bác……………………………. Phát biểu động viên và thể hiện sự quan tâm của các bác, các cô các chú lãnh đạo…tới các em thiếu niên, nhi đồng. Chúng mình sẽ cùng nhau xin hứa sẽ chăm ngoan học giỏi để xứng đáng là cháu ngoan Bác Hồ các em có đồng ý không? (Hằng Nga và Cuội cùng đưa mic xuống phía các em) (đồng thanh: Đồng ý)

Chương trình chi tiết:

– Bờm: Xuất hiện trong tay cầm quạt

– Hằng Nga: Này Bờm, Bờm có biết hôm nay là ngày gì không mà chẳng đổi quạt mo cho phú ông đi !

– Bờm: Ơ, ngày gì mà phải đổi ? Quạt mo vừa to vừa đẹp, mỗi lần quạt là như “chém gió”, mát ơi là mát…( vừa đi vừa vênh mặt, phe phẩy các cô 1 lượt đổ xiêu vẹo) quạt về phía các cô

– Hằng Nga : Bờm vẫn đúng là Bờm ! Ngốc ơi là Ngốc… (ấn 1 ngón tay vào giữa trán Bờm rồi bước lên trên). Hôm nay là Rằm Trung Thu, ngày mà mặt trăng to, tròn và sáng nhất (làm động tác vẽ vòng tròn). Ơi anh chị em ơiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiii

– Đồng thanh hô : Ơiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiii

– Hằng Nga: Rằng thì là ta đi phá cỗ nào….(cả lũ kéo nhau chạy ra ngoài sân khấu, Bờm chạy với theo nhưng không kịp)

– Bờm: huhu…. Thế là các bạn bỏ Bờm đi phá cỗ rồi. Hôm nay Bờm chỉ có quạt mo này để chơi thôi (nét mặt tỏ vẻ thích thú với cái quạt mo)

“Quạt trần to (chỉ lên trời)

Quạt máy nhỏ (chỉ dưới đất)

Cũng không bằng quạt mo nhà ta”

(Bờm vừa đi loanh quanh sân khấu, vừa phe phẩy quạt khoái chí)

– Đồng thanh hô: “Cũng không bằng quạt mo nhà taaaa…”

(Cuội từ cánh gà chạy ra, chống gậy, vuốt râu)

– Cuội: Ối, ối, ối! Ai làm gì mà gió to bão lớn thế này? (nghiêng ngả, nhìn nó xung quanh). A! Tưởng Bà La Sát dùng quạt ba tiêu thổi gió, hóa ra lại là Bờm nhà ta. Chào chú Bờm, lâu lắm không gặp chú.

– Bờm: Ô… anh là…? (cắn móng tay, ra điều vắt óc suy nghĩ)

– Cuội: ấy ấy, mới có một năm không gặp mà chú đã lớn phổng phao rồi nhỉ? (vỗ vai ra vẻ thân quen)

– Bờm: đau đau em… mà nói thật, em cũng chẳng nhớ đại ca là ai đâu ạ (gãi đầu gãi tai)

– Cuội: chẹp, chán chú quá! Nào ngồi đây, anh gợi ý.

(Bờm ngồi xuống sân khấu, 2 tay chống cằm, mắt chớp chớp.

Cuội rao bước quanh sân khấu, 2 tay chắp đằng sau. Cuội đi đến đâu, Bờm xoay người theo đấy)

– Cuội: mấy nghìn năm trước, lâu ơi là lâu, xưa ơi là xưa. Anh đã từng là một cậu nhóc như chú bây giờ (chỉ gậy vào người Bờm, Bờm tung chân gạt gậy). Rồi thì một ngày đẹp giời, anh đi chăn trâu mà mải chơi, để trâu ăn lúa nhà người, về nhà bị cô chú mắng (tủi thân khóc, lấy khăn thấm nước mắt, vắt nước chảy ròng ròng)

– Bờm: vâng, em hiểu nỗi lòng bác. Rồi sao nữa bác?

– Cuội: ừ đấy, rồi thì anh ra gốc cây đa ngồi, cũng bằng cái dáng chú đang ngồi ý (cầm gậy chỉ Bờm đang ngồi). thế mà như nào ngủ quên mất, cây đa bay tuốt lên trời.

– Cuội:!!! Ở dưới này chú có bao nhiêu là bạn. Trên kia anh chỉ có mỗi 1 mình, chị Hằng Nga thì đi thẩm mỹ suốt. Anh nói nhỏ nhé (thì thầm): nhờ thế mà hôm trước Thiên đình tổ chức thi Hoa hậu Thiên Cung, Hằng Nga nhà ta đoạt giải “Người đẹp dao kéo” đấy

– Bờm: úi trời, bà đấy ngày xưa béo mũm mĩm, số đo 3 vòng như cái bánh mì, mặt dài ngoằng như kẹo kéo.Vậy mà cũng đoạt giải hả anh?

– Cuội: Thời ấy xưa rồi, bây giờ cứ gọi là:

“Da trắng như tuyết

Môi đỏ như son

Tóc đen như gỗ mun”

Chị Hằng bỗng từ đâu xuất hiện, tay cầm chổi lông gà, cầm chổi đuổi:

– Hằng: áh àh, dám đứng đây mà túm năm tụm ba nói xấu chị ah? Này nhé

Nhạc nổi lên

Chị Hằng chống nạnh đi lượn vòng sân khấu trong khi đang play nhạc. Cuội + Bờm ngả người theo hướng đi của Hằng, đến câu cuối cả 2 cùng xỉu

– Hằng: (lấy chổi vụt vụt) này này, tỉnh tỉnh!!! Đúng là mình có vẻ đẹp “nghiêng nước nghiêng thành” (cười thẹn)

– Đồng thanh: ối giời ơi, chúng em công nhận ạ!!!!

– Hằng: mà hôm nay Trung Thu các em có biết gì về Sự tích Tết Trung thu không?

– Bờm: À cái này thì em biết. Để em xem nào? (lục các túi áo túi quần lấy ra mảnh giấy viết về Sự tích Tết Trung thu và đọc:

Nguồn gốc tết Trung thu:

Theo sách cổ thì Tết Trung thu bắt đầu từ đời nhà Đường, thời vua Duệ Tôn, niên hiệu Văn Minh. Nguyên vào năm đó, đêm rằm tháng Tám trời thật đẹp, trăng tròn sáng tỏ, gió mát hây hây, say cảnh đẹp của trời đất, nhà vua ngự chơi ngoài thành mãi đến trời khuya. Lúc đó, một ông già râu tóc bạc phơ trắng như tuyết chống gậy đến bên nhà vua. Trông người và theo cử chỉ, nhà vua đoán ngay là một vị thượng tiên giáng thế. Ông già kính cẩn chào nhà vua rồi hỏi:

– Bệ hạ có muốn lên cung trăng không?

Nhà vua liền trả lời là có. Vị tiên liền đưa chiếc gậy lên trời, hoá phép ra một chiếc cầu vồng, một đầu giáp cung trăng, một đầu ăn xuống đất. Tiên ông đưa nhà vua trèo lên cầu vòng, chẳng bao lâu đã đến cung trăng. Phong cảnh nơi đây thật đẹp, một vẻ đẹp khác xa nơi trần thế. Có những tiên nữ nhan sắc với xiêm y cực kỳ lộng lẫy, xinh như mộng, đẹp như những bài thơ hay, nhảy múa theo những vũ điệu vô cùng quyến rũ, đủ muôn hồng nghìn tía.

Nhà vua đang say sưa với những cảnh đẹp thì tiên ông đưa nhà vua trở lại cung điện. Về đến trần thế, nhà vua còn luyến tiếc cảnh trên cung Quảng và những giờ phút đầy thơ mộng nên để kỷ niệm ngày du Nguyệt điện, nhà vua đã đặt ra Tết Trung thu. Trong ngày Tết này, người ta uống rượu thưởng trăng nên còn gọi là Tết Trông trăng.)

– Hằng: Ồ em không Bờm như nhiều người nói đâu. Em thông minh đấy. Các cụ có câu: Một nét mực mờ còn hơn một trí nhớ tốt. Em biết ghi chép thế là thông minh lắm đấy. Các bạn nhỏ ơi. Các bạn phải học tập theo Bờm nhé. Khi đi học nhớ ghi chép cẩn thận.

– Dưới hô: Vâng ạ.

– Hằng: Hôm nay là Tết Thiếu nhi, các em có đi không?

– Cuội + Bờm: hay quá, Chị cho chúng em đi với.

– Cả ba đồng thanh: Chúng ta cùng đi nào!

– Nối đuôi nhau chạy 1 vòng quanh sân khấu

– Hằng: đến nơi rồi, chúng mình cùng chơi nào.

– Hằng, Cuội, Bờm: các bạn ơiiiiiiiiii! Các bạn biết hôm nay là ngày gì không?

– Ở dưới đồng thanh: Tết Trung Thu

– Bờm: xuất hiện. Chị Hằng ơi em muốn chơi trò chơi cơ.

– Chị Hằng: Được rồi ngay bây giờ sẽ đến phần trò chơi và đố vui về nhà trường

– Bờm: Em có, em có.

– Chị Hằng: Trường tiểu học … có bao nhiêu lớp học?15

– Chị Hằng + Cuội: phù phù, các bạn ở đây giỏi thật. Nóng nóng!!! Cuội, quạt

– Bờm: Em chả thấy nóng gì cả. (ra vẻ quạt quạt vì có chiếc quạt mo)

Cuội lon ton chạy theo đòi mượn nhưng Bờm nhất quyết không cho.

– Hằng: thời buổi nào rồi còn dùng quạt mo, xem chị đây. (rút từ trong túi ra quạt pin, đảo 1 vòng trên sân khấu)

Nhạc “quạt giấy”, Cuội + Bờm lon ton chạy theo. Chị Hằng đột nhiên tắt phụt

Hằng: Vô duyên!

– Bờm: Chị chị, hay đổi cho em cái quạt mo lấy quạt xịn xịn này đi. Phú ông đổi 3 bò 9 trâu em cũng ko ưng, nhưng cái quạt của chị thì em ưng rồi đấy

– Cuội: Ấy ấy, bà chị đừng nghe nó, quạt mo là động cơ tay, quạt chị là động cơ pin con thỏ nhé, ko nên ko nên. Còn chị lấy tạm gốc đa của em về mà ngủ, êm lắm êm lắm. Còn cái quạt của chị thì để em cầm cho đỡ nặng.(Cuội định giật nhưng chị Hằng đã nhanh tay giơ lên. Cuội + Bờm nhao với)

– Hằng: Thôi thôi! Hai đứa nghe lời chị nào. Nghiêm! Đằng trước quay! (Cuội + Bờm đừng nghiêm, quay mặt về phía khán giả)

– Hằng: này này, chị hỏi tiếp nhé. Bạn nào cho chị biết mô hình của trường ta là gì? (Khát vọng và long nhân ái)

– Cuội: Vậy giờ là câu hỏi của mình đố các bạn đây: đố các bạn biết. Trường mình mang tên anh hùng nhỏ tuổi nào?

– Hằng: Chị cũng có câu hỏi dành cho các em nữa đây. Em nào cho chị biết họ và tên đầy đủ của cô Hiệu trưởng và cô hiệu phó trường ta… Nhanh nhanh nào

Và bây giờ các bạn có muốn biết lớp nào có mâm ngũ quả đẹp nhất không? Chúng ta hãy cùng lắng nghe các bạn của các khối lớp thuyết trình cho mâm ngũ của mình các bạn ấy sẽ cho chúng ta biết ý nghĩa tết Trung Thu nhé. Tặng quà cho học sinh đặc biệt khó khăn nhân dịp Trung thu. …………(Cô…)

* Cuội: Các bạn ơi, các em có đoán được chương trình tiếp theo là chương trình gì không? chúng ta hãy cùng xem múa Lân nhé. Tiết mục không chỉ thỏa mãn niềm đam mê, sở thích của các cháu mà còn thể hiện niềm vui, sự hồn nhiên, nhí nhảnh của lứa tuổi thiếu nhi. Xin quý vị đại biểu, quý phụ huynh, cùng các cháu thiếu nhi thưởng thức.

* Chị Hằng: Các bé ơi? Trung thu đến các con thích ba mẹ mua cho mình gì nhất nè? ( lồng đèn, bánh trung …) đúng rồi trong đêm trăng sáng để đi xem múa lân thì những chiếc lồng đèn không thể thiếu đúng không nè? Với những chiếc lồng đèn đủ màu sắc ngộ nghĩnh của các cháu thiếu nhi, sau đây chúng ta cùng thưởng thức màn trình diễn “ Lồng đèn cùng bé xem hội múa lân” do các siêu mẫu nhí của trường trình bày. Xin 1 tràn pháo tay chào đón các siêu mẫu nhí.

* Cuội: Các bạn ơi! Lồng đèn có đẹp không? Vậy thì hãy cho một tràng pháo tay thật lớn nào. Ah, cho Cuội hỏi nè ? Thế các bạn có biết vào đêm trung thu chúng ta nhìn thấy cái gì mà thật sáng mà ánh sáng diệu dàng, mát mẻ không như mặt trời? ( mặt trăng) đúng rồi. Vậy các con có biết tuổi của trăng là bao nhiêu không? ( không). Vậy muốn biết tuổi của trăng bao nhiêu sau đây chúng ta cùng nghe 2 bạn nhỏ hát bài “ Tuổi của trăng” do chú Trịnh Vĩnh Thành sáng tác nha.

Chị Hằng: Các bé ơi, các bé có thích phá cỗ để lấy những may mắn, những phần quà cho mình không? Bây giờ chị Hằng xin hô khẩu hiệu 1.2.3 bạn nào nhanh tay nhanh chân lấy nha, nhưng không được tranh dành đâu đó.

Chị Hằng: Chương trình văn nghệ văn nghệ “ Vui tết trung thu” đến đây xin khép lại. Kính chúc quý vị đại biểu dồi dào sức khỏe, hạnh phúc và đặc biệt các cháu thiếu nhi có 1 mùa trung thu vui vẻ, rộn ràng, tưng bừng để bắt đầu năm học mới thật nhiều thành tích mới.

Sự Tích Trung Thu Bằng Tiếng Anh

Sự Tích Trung Thu Bằng Tiếng Anh

Once upon a time, there was a very beautiful fairy who loved children very much, her name was Hang Nga. One day, Ngoc Hoang held a contest "Make cakes on a full moon day".

If anyone can make delicious, beautiful and fancy cakes, they will be rewarded. Hang Nga participates in a baking contest and tries to find the recipe to make the best cake. She looked down to earth to see if anyone could help her.

And one day, Hang Nga met Uncle Cuoi - an insincere guy.

Hang Nga gently asked:

– Man, is there a recipe to make the most delicious and strange cake in the world?

Uncle Cuoi only occasionally heard Hang Nga's question, but he did not answer and was silent for a long time. Then, even though he didn't know the answer, Uncle Cuoi wanted to continue talking to Hang Nga. Uncle Cuoi hastily replied:

– Madam, you just bring all the ingredients to make the cake, mix it well and then bake it. Leave it for a while and then take it out and she will have the most wonderful cake in the world.

Hang Nga was happy because Cuoi showed her that secret. She was grateful and started with Cuoi to make cakes so that she could take them to the competition.

After a while of making the most delicious cakes, it was time for her to bring it back in time for the festival.

But Uncle Cuoi did not want to leave Hang Nga, so he grabbed Hang Nga with one hand and held on to the banyan tree with the other, but the strange power pulled both him and the banyan tree at the top of the village to the moon.

Now sitting on the banyan tree, Uncle Cuoi can see the children playing, sometimes homesick, misses you, Cuoi can only cry and be sad.

Returning to heaven, suddenly, Hang Nga's cake was the most delicious and special. Hang Nga's cakes won the first prize and was named "moon cake", she wished every year on the full moon of August, she and Uncle Cuoi could come down to earth to play with the children. Since then, Ngoc Hoang named the full moon of August as "Mid-Autumn Festival" - a fun festival for children.

Since then, every year on the full moon of August, Hang Nga and Uncle Cuoi meet again and then come down to earth to bring cakes to the children to gather together and eat with their families.

Later, every full moon in August, the family gathers together with all members to eat a traditional cake called "Mooncake" today.

This is the story told by folk about the Mid-Autumn Festival until now.

Nguồn Gốc Sự Tích Trung Thu Rằm Tháng 8

Nguồn Gốc Sự Tích Trung Thu Rằm Tháng 8.

Cho đến tận bây giờ thì nguồn gốc về sự ra đời của ngày Tết Trung Thu vẫn chưa có những thông tin chính xác.

Theo một số giả thuyết cho rằng, Tết Trung Thu xuất hiện từ thời Đường của Trung Quốc. Chuyện kể vào một buổi tối rằm tháng 8, trăng đêm ấy rất tròn và sáng, vua Đường Minh Hoàng bèn có ngẫu hứng dạo chơi trong vườn Ngự Quyển.

Trong lúc đắm chìm trong sự thơ mộng của cảnh đẹp thì nhà vua gặp một vị đạo sĩ tên La Công Viễn (có giả thuyết thì nói rằng vị đạo sĩ này tên Diệp Pháp Thiện). Sử dụng phép tiên của mình, La Công Viễn đã đưa vua Đường Minh Hoàng lên cung trăng một chuyến.

Trong không gian huyền ảo, nhà vua hân hoan đắm chìm vào điệu múa thướt tha của các nàng tiên nữ xinh đẹp. Giữa chốn bồng lai tiên cảnh đầy mê hoặc, Đường Minh Hoàng đã quên hết mọi thứ kể cả thời gian, đến khi đạo sĩ La Công Viễn nhắc nhở thì nhà vua mới chịu ra về.

Về lại trần gian, vua Đường Minh Hoàng vẫn còn vương vấn sự lộng lẫy, xinh đẹp và huyền diệu nơi tiên giới nên đã cho người viết ra tác phẩm Khúc Nghê Thường Vũ Y.

Về sau, cứ đến rằm tháng 8 âm lịch hằng năm, nhà vua lại cùng với phi tần và quan lại trong triều tổ chức tiệc thưởng nguyệt ngắm trăng, nho nhã uống rượu, xem cung nữ biểu diễn múa hát để kỷ niệm lần du ngoạn lên cung trăng kỳ diệu.

Kể từ đó, việc tổ chức rước đèn và bày tiệc trong ngày rằm tháng tám đã trở thành phong tục của dân gian của Trung Quốc, lan rộng sang các nước láng giềng và cả thuộc địa Trung Hoa.

Sách sử Việt thì không nói rõ dân ta bắt đầu chơi Tết Trung Thu từ bao giờ, chỉ biết từ mấy trăm năm trước, tổ tiên ta cũng đã theo tục này và tồn tại cho đến ngày nay.

Tết trung thu diễn ra vào ngày 15 của tháng 8 trong Âm Lịch và đã có từ ngàn năm nay, đây là thời gian mặt trăng tròn nhất và sáng nhất, đây cũng là thời gian người Châu Á thu hoạch xong mùa vụ và bắt đầu tổ chức những lễ hội mà tiêu biểu trong đó là lễ hội trăng rằm.

Món ăn được người Á Đông lưu tâm nhất trong mùa lễ hội này đó là Bánh Trung Thu, với rất nhiều hương vị khác nhau và thường được thưởng thức với trà, thường là trà đặc.

Ý Nghĩa Câu Chuyện Sự Tích Tết Trung Thu

Sự tích tết Trung Thu giúp chúng ta biết được vì sao rằm tháng 8 được xem là tết Trung thu, là tết đoàn viên cũng như lý giải tên gọi Bánh Trung thu – Món ăn truyền thống trong dịp này.

Thohay.vn Chia Sẽ ❤️️ Sự Tích Con Cóc ❤️️ Nội Dung Câu Chuyện, Ý Nghĩa Truyện Cổ Tích

Viết một bình luận