Tháng Giêng Là Tháng Ăn Chơi [Giải Thích + Phân Tích]

Bài Ca Dao Tháng Giêng Là Tháng Ăn Chơi ✅Cùng phân tích, giải thích và sưu tầm những câu ca dao tục ngữ hay về tháng giêng.

Bài Ca Dao Tháng Giêng Là Tháng Ăn Chơi

Tháng giêng là tháng ăn chơi,
Tháng hai trồng đậu, trồng khoai, trồng cà.
Tháng ba thì đậu đã già,
Ta đi, ta hái về nhà phơi khô.
Tháng tư đi tậu trâu bò,
Để ta sắp sửa làm mùa tháng năm.
Sớm ngày đem lúa ra ngâm,
Bao giờ mọc mầm ta sẽ vớt ra.
Gánh đi, ta ném ruộng ta,
Đến khi nên mạ, thì ta nhổ về.
Lấy tiền mượn kẻ cấy thuê,
Cấy xong rồi mới trở về nghỉ ngơi.
Cỏ lúa dọn đã sạch rồi,
Nước ruộng vơi mười, còn độ một hai.
Ruộng thấp đóng một gàu dai,
Ruộng cao thì phải đóng hai gàu sòng.
Chờ cho lúa có đòng đòng,
Bây giờ ta sẽ trả công cho người.
Bao giờ cho đến tháng mười,
Ta đem liềm hái ra ngoài ruộng ta.
Gặt hái ta đem về nhà,
Phơi khô quạt sạch ấy là xong công.

Gửi tặng bạn những câu 👉 Tục Ngữ Về Con Người Và Xã Hội ngắn gọn, súc tích phản ánh thế giới nội tâm của con người. 

Tại Sao Có Câu Tháng Giêng Là Tháng Ăn Chơi

“Tháng Giêng là tháng ăn chơi” là câu ca dao lưu truyền từ thời xa xưa, thể hiện điểm đặc trưng trong thói quen sinh hoạt của người Việt. Thuở xưa, khi nước ta còn thuần nông nghiệp, đa phần người dân chỉ quen với ruộng vườn, đồng áng. Người làm nông vất vả, một nắng hai sương, khi hết mùa vụ cũng không được thảnh thơi mà phải chăn nuôi, trồng thêm hoa màu. Cả năm trời đằng đẵng đầu tắt mặt tối như vậy, ai ai cũng đều muốn được nghỉ ngơi một vài ngày để vực lại tinh thần cũng như sức khỏe.

Tổ tiên của chúng ta lựa chọn Tết làm dịp nghỉ lễ, vì đây là thời điểm bắt đầu năm mới. Theo quan niệm xưa, năm mới được nghỉ ngơi nhàn hạ, ăn uống no đủ, vui chơi thỏa thích thì sẽ kéo theo cả năm cũng được may mắn như vậy. Phong tục nghỉ Tết Nguyên Đán với những ý nghĩa tốt lành kéo dài cho tới tận bây giờ, như một nét đẹp văn hóa truyền thống của người Việt. Tết Nguyên Đán chú trọng nhất khoảng thời gian bốn ngày 30, mùng 1, mùng 2, mùng 3 Tết, tuy nhiên dư âm của Tết thì vẫn còn kéo dài cho đến tận hết tháng Giêng.

Sau Tết, nhiều người vẫn đắm chìm trong dư âm của nó mà lơ là công việc, chưa muốn quay lại lao động. Vì thế mà câu ca dao “Tháng Giêng là tháng ăn chơi” ngoài mô tả thói quen, phong tục nghỉ Tết của người Việt còn được dùng để phê phán những kẻ biếng nhác, lợi dụng dịp Tết để tụ tập chơi bời, nhậu nhẹt, cờ bạc… không ngừng nghỉ. Đây là thói quen xấu, cần phải bài trừ, nhất là trong thời hiện đại ngày nay. Ông cha ta đã răn dạy “Tay làm hàm nhai”, “Có làm thì mới có ăn”, chính vì thế, ngay sau khi kết thúc những ngày nghỉ Tết, mọi người nên nhanh chóng quay lại nếp sống thường nhật để tránh ảnh hưởng đến công việc, sinh hoạt, học tập.

Mời bạn xem thêm những bài 🌿 Ca Dao Tục Ngữ Về Hạnh Phúc 🌿 đầy ý nghĩa.

Phân Tích Tháng Giêng Là Tháng Ăn Chơi

“Tháng Giêng là tháng ăn chơi” là câu ca dao lưu truyền từ thời xa xưa, thể hiện điểm đặc trưng trong thói quen sinh hoạt của người Việt. Thuở xưa, khi nước ta còn thuần nông nghiệp, đa phần người dân chỉ quen với ruộng vườn, đồng áng. Người làm nông vất vả, một nắng hai sương, khi hết mùa vụ cũng không được thảnh thơi mà phải chăn nuôi, trồng thêm hoa màu. Cả năm trời đằng đẵng đầu tắt mặt tối như vậy, ai ai cũng đều muốn được nghỉ ngơi một vài ngày để vực lại tinh thần cũng như sức khỏe.


Tổ tiên của chúng ta lựa chọn Tết làm dịp nghỉ lễ, vì đây là thời điểm bắt đầu năm mới. Theo quan niệm xưa, năm mới được nghỉ ngơi nhàn hạ, ăn uống no đủ, vui chơi thỏa thích thì sẽ kéo theo cả năm cũng được may mắn như vậy. Phong tục nghỉ Tết Nguyên Đán với những ý nghĩa tốt lành kéo dài cho tới tận bây giờ, như một nét đẹp văn hóa truyền thống của người Việt. Tết Nguyên Đán chú trọng nhất khoảng thời gian bốn ngày 30, mùng 1, mùng 2, mùng 3 Tết, tuy nhiên dư âm của Tết thì vẫn còn kéo dài cho đến tận hết tháng Giêng.

Sau Tết, nhiều người vẫn đắm chìm trong dư âm của nó mà lơ là công việc, chưa muốn quay lại lao động. Vì thế mà câu ca dao “Tháng Giêng là tháng ăn chơi” ngoài mô tả thói quen, phong tục nghỉ Tết của người Việt còn được dùng để phê phán những kẻ biếng nhác, lợi dụng dịp Tết để tụ tập chơi bời, nhậu nhẹt, cờ bạc… không ngừng nghỉ. Đây là thói quen xấu, cần phải bài trừ, nhất là trong thời hiện đại ngày nay. Ông cha ta đã răn dạy “Tay làm hàm nhai”, “Có làm thì mới có ăn”, chính vì thế, ngay sau khi kết thúc những ngày nghỉ Tết, mọi người nên nhanh chóng quay lại nếp sống thường nhật để tránh ảnh hưởng đến công việc, sinh hoạt, học tập.

Bạn đọc đừng bỏ lỡ những câu Tục Ngữ Kính Thầy Hay Nhất tại thohay.vn nhé!

Những Câu Ca Dao Tục Ngữ Về Tháng Giêng Hay

Cùng thohay.vn sưu tầm những câu ca dao tục ngữ hay nhất về tháng Giêng nhé!

Qua giêng hết năm
Qua rằm hết tháng

Tháng giêng là tháng ăn chơi
Anh ra nằm bãi hòn Khơi một mình

Trăm hoa đua nở tháng giêng
Có bông hoa cải nở riêng tháng mười

Tháng giêng chân bước đi cày
Tháng hai vãi lúa ngày ngày siêng năng
Thuận mưa lúa tốt đằng đằng
Tháng mười gặt lúa ta ăn đầy nhà.

Tháng giêng khô hạn, bàu cạn sen tàn
Đêm khuya trải lá gan vàng
Trông mau tới sáng ra đàng gặp em

Một năm có mười hai kỳ,
Thiếp ngồi thiếp tính có gì chẳng ra.
Tháng Giêng ăn Tết ở nhà,
Tháng Hai rỗi rãi quay ra nuôi tằm.
Tháng Ba đi bán vải thâm,
Tháng Tư đi gặt, tháng Năm trở về.
Tháng Sáu em đi buôn bè,
Tháng Bảy, tháng Tám trở về đong ngô.
Chín, Mười cất giạ đồng mùa,
Một, Chạp vớ được anh đồ dài lưng.
Anh ăn rồi anh lại nằm,
Làm cho thiếp phải quanh năm lo phiền.
Chẳng thà lấy chú lực điền,
Gạo bồ thóc giống còn phiền nỗi chi?

Tháng Giêng rét dài, tháng Hai rét lộc, tháng Ba rét nàng Bân.

Khó thay công việc nhà quê
Quanh năm khó nhọc dám hề khoan thai
Tháng chạp thì mắc trồng khoai
Tháng giêng trồng đậu tháng hai trồng cà
Tháng ba cày vỡ ruộng ra
Tháng tư bắc mạ thuận hòa mọi nơi
Tháng năm gặt hái vừa rồi
Bước sang tháng sáu lúa trôi đầy đồng
Nhà nhà vợ vợ chồng chồng
Đi làm ngoài đồng sá kể sớm trưa
Tháng sáu tháng bảy khi vừa
Vun trồng giống lúa bỏ chừa cỏ tranh
Tháng tám lúa giỗ đã đành
Tháng mười cắt hái cho nhanh kịp người
Khó khăn làm mấy tháng trời
Lại còn mưa nắng thất thời khổ trông
Cắt rồi nộp thuế nhà công
Từ rày mới được yên lòng ấm no.

Tháng giêng khô hạn, bàu cạn sen tàn
Đêm khuya trải lá gan vàng
Trông mau tới sáng ra đàng gặp em

Mình rằng mình quyết lấy ta
Ðể ta hẹn cưới hăm ba tháng này
Hăm ba nay đã đến ngày
Ta hẹn mình rày cho đến tháng giêng
Tháng giêng năm mới chưa nên
Ta hẹn mình liền cho đến tháng hai
Tháng hai có đỗ có khoai
Ta lại vật nài cho đến tháng tư
Tháng tư ngày chẵn tháng dư
Ta lại chần chừ cho đến tháng năm
Tháng năm là tháng trâu đầm
Ta hẹn mình rằng tháng sáu mình lên
Tháng sáu lo chửa kịp tiền
Bước sang tháng bảy lại liền mưa ngâu
Tháng bảy là tháng mưa ngâu
Bước sang tháng tám lại đầu trăng thu
Tháng tám là tháng trăng thu
Bước sang tháng chín mù mù mưa rươi

Ngoài những câu ca dao tục ngữ về tháng giêng hay, mời bạn cùng đón đọc những câu 😄 Ca Dao Tục Ngữ Chế Hài Hước 😄 để giải trí nhé!

1 bình luận về “Tháng Giêng Là Tháng Ăn Chơi [Giải Thích + Phân Tích]”

  1. “Tháng Giêng là tháng ăn chơi
    Tháng Hai cờ bạc, tháng Ba hội hè
    Tháng Tư đong đậu nấu chè.
    Ăn tết Đoan Ngọ trở về tháng Năm.
    Tháng Sáu buôn nhãn bán trăm
    Tháng Bảy ngày rằm xá tội vong nhân.
    Tháng Tám chơi đèn kéo quân …”

    Đây mới chính là bài ca dao về ăn chơi.

    Còn câu đầu: Tháng Giêng là tháng ăn chơi
    Mà câu thứ hai là: “Tháng Hai trồng đậu, trồng khoai, trồng cà ”
    Điều này không phù hợp ở 02 chỗ:
    Một là chủ đề của bài ca dao mở đầu là “ăn chơi” mà câu thứ 02 lại lạc sang lao động.
    Hai là: tháng hai (âm lịch) mà trồng đậu, trồng khoai thì rõ là không phải con nhà nông rồi
    “Khó thay công việc nhà quê
    Quanh năm vất vả dám bề khoan thai.
    Tháng Chạp thì mắc trồng khoai,
    Tháng Giêng trồng đậu, tháng Hai trồng cà…”
    Trồng khoai lang vào tháng Chạp mới đúng vụ vì lúc này đất đã đươc phơi khô (khoai mới sai củ). Sau đó tiết Đông chí trở gió đông, trời mưa phùn cho đến tháng hai là khoai đã xanh tốt để đến tháng 4 là thu hoạch. Chẳng ai lại sang tháng hai mới trồng khoai (đất ướt làm gì có củ chỉ có hái lá mà ăn) và tháng 02 trồng khoai thì tháng 06 mới dỡ sao. Trong khi đó tháng 04 dỡ khoai là đầu mùa mưa, lấy ruộng này để gieo mạ (ruộng lúa thì tháng 5 mới gặt).
    Tháng Hai mới trồng đậu thì làm gì sang tháng Tư đã có đậu hạt mà đong (Tháng tư đong đậu, nấu chè…)

    Trả lời

Viết một bình luận