Bảo Kính Cảnh Giới Bài 26: Nội Dung Bài Thơ, Phân Tích

Bảo Kính Cảnh Giới Bài 26 ❤️️ Nội Dung Bài Thơ, Phân Tích ✅ Bảo Kính Cảnh Giới Bài 26 Là Một Trong Những Tác Phẩm Hay Và Bất Hủ Của Nguyễn Trãi.

Nội Dung Bài Thơ Bảo Kính Cảnh Giới 26

Bài thơ: Bảo kính cảnh giới bài 26
Tác giả: Nguyễn Trãi

Trong tạo hoá có cơ mầu,
Hay đỗ hay dừng mới kẻo âu.
Nước biếc non xanh thuyền gối bãi,
Đêm thanh nguyệt bạc khách lên lầu.
Chén châm rượu đục ngày ngày cạn,
Túi quẩy thơ nhàn chốn chốn thâu.
Kham hạ Nghiêm Quang từ chẳng đến,
Đồng giang được nấn một đài câu.

XEM BÀI THƠ 🔻Gia Huấn Ca [Nguyễn Trãi]🔻

Ý Nghĩa Bảo Kính Cảnh Giới Bài 26

Bài thơ ” Bảo Kính Cảnh Giới Bài 26 ” Nguyễn Trãi khuyên mình, khuyên người sống biết đủ, biết dừng, không nên tham lam; sống gắn bó với thiên nhiên, chọn cho mình lối sống thanh đạm với những thú vui thanh cao, tao nhã.

Xem thêm các bài thơ Bảo Kính Cảnh Giới Của Nguyễn Trãi:

Bảo Kính Cảnh Giới Bài 26 Đọc Hiểu

Đọc hiểu bài thơ ” Bảo Kính Cảnh Giới Bài 26 “

☛  Câu 1. Xác định thể thơ của văn bản.

Trả lời
: Thơ Nôm Đường luật thất ngôn xen lục ngôn

☛  Câu 2. Nêu bố cục và khái quát nội dung từng phần của bài thơ.

Trả lời

– Hai câu đề: Quan niệm sống “biết đủ biết dừng” của Nguyễn Trãi;
– Hai câu thực: Vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên quê nhà
– Hai câu luận: Những thú vui thanh cao của Nguyễn Trãi
– Hai câu kết: Ý nguyện học theo người xưa: Ở ẩn, lánh đục khơi trong.

☛ Câu 3. Bức tranh thiên nhiên hiện lên trong hai câu thực là bức tranh như thế nào?

Trả lời

Nước biếc non xanh, thuyền gối bãi,
Đêm thanh nguyệt bạc, khách lên lầu.
Là bức tranh thiên nhiên đẹp, thơ mộng: Có nước biếc, non xanh, con thuyền gối mũi lên bãi cát (bãi cỏ) ; đêm trong, trăng sáng..

☛  Câu 4. Điển tích được nhắc đến trong bài thơ là điển tích nào? Nêu tác dụng của việc dẫn điển tích đó.

Trả lời

– Điển tích được nhắc đến trong bài thơ là điển tích Nghiêm Quang – người Trung Quốc, được bạn hiền là vua Lưu Tú vời ra làm quan, nhưng vốn không ham danh lợi nên chọn ở núi Phú Xuân cày cấy câu cá.
– Tác dụng của việc dẫn điển tích:
+ Thể hiện Nguyễn Trãi là người học rộng, biết nhiều, đọc hiểu sách vở thánh hiền;
+ Nhấn mạnh lẽ sống mà Nguyễn Trãi lựa chọn: Học theo người xưa, tìm về với nơi điền viên thôn dã để di dưỡng tinh thần, tránh xa danh lợi.
+ Tạo độ hàm súc cho lời thơ.

XEM THÊM BÀI THƠ NỔI TIẾNG 👉 Côn Sơn Ca [Nguyễn Trãi]

☛  Câu 5. Nhận xét về vẻ đẹp tâm hồn Nguyễn Trãi trong bài thơ trên.

Trả lời

– Tâm hồn Nguyễn Trãi yêu thiên nhiên, gắn bó với cảnh sắc quê nhà;
– Tâm hồn Nguyễn Trãi thanh cao, không màng danh lợi, biết đủ biết dừng, lánh đục khơi trong;
– Tâm hồn Nguyễn Trãi bản lĩnh, cứng cỏi, sáng suốt trong sự lựa chọn lối sống.

☛  Câu 6. Theo em ý nghĩa khuyên răn của bài thơ thể hiện như thế nào?

Trả lời

Theo em ý nghĩa khuyên răn của bài thơ trên là: Nguyễn Trãi khuyên mình, khuyên người sống biết đủ, biết dừng, không nên tham lam; sống gắn bó với thiên nhiên, chọn cho mình lối sống thanh đạm với những thú vui thanh cao, tao nhã.

Đừng bỏ lỡ tác phẩm 👉 Tự Thán [Nguyễn Trãi]

☛  Câu 7. Em có đồng tình với quan niệm “Hay đủ hay dừng” của Nguyễn Trãi thể hiện trong bài thơ trên không? Vì sao?

Trả lời

– Em có đồng tình với quan niệm “Hay đủ hay dừng” của Nguyễn Trãi thể hiện trong bài thơ trên.
– Vì: Đó là lối sống mang lại sự bình yên, thanh thản cho tâm hồn; giúp con người biết dừng lại trước cám dỗ, không sinh lòng tham mà làm những điều trái với đạo lí, pháp lí; giúp con người không phải đối diện với hiểm nguy bởi những bon chen, sát phạt của những kẻ xấu..

Phân Tích Bảo Kính Cảnh Giới Bài 26

Tham khảo dàn ý chi tiết bên dưới để làm bài văn phân tích bài thơ Bảo Kính Cảnh Giới bài 26 hay nhất.

👉 Mở bài

Nguyễn Trãi là một con người vĩ đại, toàn đức, toàn tài. Nguyễn Trãi sống dưới ba vương triều: cuối Trần, Hồ và đầu Lê. Ông là người thức thời, yêu nước. Tuy đỗ đạt dưới thời nhà Hồ, nhưng không câu nệ tư tưởng trung quân, đã hăng hái dâng Bình Ngô sách cho Lê Lợi và có công rất lớn trong sự nghiệp kháng chiến chống giặc Minh.

Ông là nhà tư tưởng chính trị, quân sự, nhà nhân đạo chù nghĩa kiệt xuất, một nhân cách cao đẹp của một ngàn năm phong kiến Việt Nam. Tư tưởng nhân nghĩa, thân dân, mưu phạt tâm công (đánh vào lòng người), lấy ít địch nhiều, lúc nào cũng canh cánh nỗi niềm dân, nước.

Là nhà văn hóa lớn: nhà thơ vĩ dại, nhà văn hóa xuất sắc, tập đại thành của thơ Nôm 5 thế kỉ (TK X đến TK XV), nhà địa lí học nổi tiếng với tác phẩm Dư địa chí, người viết thư, thảo hịch thứ nhất ở nước ta.

Tuy có công lao to lớn nhưng số phận một người tài ba lỗi lạc như Nguyễn Trãi lại luôn bị nghi kị, gièm pha và cuối cùng chịu tai họa thảm khốc. Cái chết của ông cũng là một bài học, nỗi đau của chính trị một thời.

👉 Thân bài: Phân tích vẻ đẹp tâm hồn Nguyễn Trãi qua một sô câu thơ mà anh (chị) cảm nhận sâu sắc nhất.

Bui một tấc lòng ưu ái cũ
Đêm ngày cuồn cuộn nước triều đông
(Thuật hứng bài 2)

Lí tưởng của người anh hùng là sự quyện hòa giữa nhân nghĩa với yêu nước, thương dân. Lí tưởng ấy lúc nào cũng thiết tha, mãnh liệt. Lo nước, yêu dân chính là nỗi thao thức, khắc khoải suốt một đời thơ Nguyễn Trãi.

Phượng những tiếc cao diều hãy liệng
Hoa thì hay héo cỏ thường tươi.
(Tự thuật bài 9)

Là bậc anh hùng lí tưởng cao cả, Nguyễn Trãi cũng là một con người trần thế. Ông đau nỗi đau con người, yêu tình yêu của con người, ông đau đớn khi chứng kiến nghịch cảnh éo le của xã hội cũ: phượng và diều; hoa và cỏ là những ẩn dụ đối sách chỉ người quân tử và kẻ tiểu nhân: cái ác và cái thiện trong nỗi xót xa khi cái ác cứ tung hoành.

Nước biếc non xanh thuyền gối bãi
Đêm thanh nguyệt bạc khách lên lầu
(Bảo kính cảnh giới – bài 26)

Tình yêu thiên nhiên là một vẻ đẹp trong hồn thơ Nguyễn Trãi. Đây là cảnh non nước đêm trăng êm đềm và hình ảnh khách lên lầu. Một hình ảnh thiên nhiên trong hình ảnh và nỗi niềm vừa tiêu dao vừa cô đơn thanh cao đẹp như bức tranh lụa xinh xắn, phảng phất phong vị thơ Đường.

Nêu khái quát những giá trị cơ bản về nội dung và nghệ thuật của thơ văn Nguyễn Trãi.
Nguyễn Trãi là tác giả xuất sắc ở nhiều thể loại văn học, trong sáng tác chữ Hán hay chữ Nôm, văn chính luận hay thơ trữ tình đều có những thành tựu nghệ thuật lớn.

a.Về nội dung.

Văn chương Nguyễn Trãi mang tinh thần chiến đấu vì độc lập dân tộc, vì đạo lí chính nghĩa. Tư tưởng yêu nước và tư tưởng nhân nghĩa có cả trong những tác phẩm chính luận viết về quốc gia đại sự như Quân trung từ mệnh tập, Bình Ngô đại cáo, văn loại… và cả trong những áng thơ trữ tình đậm cảm xúc cá nhân như ức Trai thi tập (chữ Hán), Quốc âm thi tập (chữ Nôm).

Tư tưởng Nguyễn Trãi là đỉnh cao kết tinh tư tưởng Việt Nam thời trung đại. Ý thức dân tộc ở Nguyễn Trãi phát triển rất cao, rất sâu sắc (có thể so sánh ý thức dân tộc trong Đại cáo bình Ngô với bài thơ Sông núi nước Nam ). Quan niệm sức mạnh yêu nước vô địch là bắt nguồn từ “chí nhân”, “đại nghĩa”, bắt nguồn từ nhân nghĩa – một tư tưởng lớn, độc đáo của dân tộc Việt Nam khi đó, mà Nguyễn Trãi là người phát ngôn, kết tinh.

Vẻ đẹp tâm hồn Nguyễn Trãi qua thơ văn là sự kết hợp hài hòa giữa người anh hùng vĩ đại và “con người trần thế nhất trần gian” trong thơ. Khía cạnh con người nhân bản trong người anh hùng Nguyễn Trãi: đau nỗi đau con người, yêu tình yêu con người. Đây là những câu thơ hay viết về tình yêu thiên nhiên, tình quê hương, tình cha con, tình bạn của Nguyễn Trãi:

Khách đến chim mừng hoa xảy động
Chè tiên nước ghín nguyệt đeo về
(Thuật hứng – bài 3)

Câu rợp chồi cành, chim kết tổ
Ao quang mấu ấu, cá nên bày
(Ngôn chí – bài 11)

Bao giờ nhà dựng đầu non
Pha trà nước suối gối hòn đá ngơi

(Hà thì kết ốc phong văn hạ
Cấp giản phanh trà chẩm thạch miên)
(Loạn hậu đảo Côn Sơn cảm tác)

XEM THÊM BÀI THƠ 👉 Bảo Kính Cảnh Giới Bài 12

Bảo Kính Cảnh Giới Bài 12
Bảo Kính Cảnh Giới Bài 12

b. Về nghệ thuật:

Văn chương Nguyễn Trãi là thành tựu nghệ thuật mang ý nghĩa kết tinh trên cả hai bình diện cơ bản nhất là thể loại và ngôn ngữ (thể thơ thất ngôn xen lục ngôn của Nguyễn Trãi là một cố gắng Việt hóa thơ Đường luật. Ông sử dụng nhiều từ thuần Việt, vận dụng thành công tục ngữ, ca dao và lời ăn tiếng nói hàng ngày của nhân dân) “Nguyễn Trãi là bông hoa đầu mùa tuyệt đẹp của thơ Nôm Việt Nam” (Lê Trí Viễn).

Quân thân chưa báo lòng canh cảnh
Tình phụ cơm trời, áo cha
(Ngôn chí – bài 7)

Láng giềng một áng mây nổi
Khách khứa hai ngàn núi xanh
Có thuở biếng thăm bạn cũ
Lòng thơ ngàn dặm nguyệt ba canh
(Bảo kính cảnh giới – bài 42)

Kết bài: Tóm lại Nguyễn Trãi là một anh hùng dân tộc, con người toàn tài hiếm có, nhà văn, nhà thơ, nhà chính luận kiệt xuất, danh nhân văn hóa thế giới, cũng là người chịu oan khốc hiếm có trong lịch sử Việt Nam.

Thohay.vn Chia Sẽ ❤️️ Mạn Thuật Bài 5 ❤️️ Nội Dung Bài Thơ, Đọc Hiểu, Phân Tích

2 bình luận về “Bảo Kính Cảnh Giới Bài 26: Nội Dung Bài Thơ, Phân Tích”

Viết một bình luận