Côn Sơn Ca (Nguyễn Trãi) – Nội Dung Bài Thơ, Phân Tích

Côn Sơn Ca của Nguyễn Trãi ❤️️ Nội Dung Bài Thơ, Ý Nghĩa, Phân Tích ✅ Bài Thơ Được Nguyễn Trãi Sáng Tác Khi Ông Bị Chèn Ép, Đành Phải Cáo Quan Về Sống Ở Côn Sơn.

Hoàn cảnh sáng tác Côn Sơn Ca

Bài thơ “Côn Sơn Ca” của Nguyễn Trãi, một tác phẩm nổi tiếng trong văn học Việt Nam, được sáng tác trong hoàn cảnh đặc biệt của tác giả. Nguyễn Trãi, sau khi bị chèn ép, đã cáo quan và về sống ẩn dật tại Côn Sơn từ năm 1437 đến 1442.

Côn Sơn là tên một ngọn núi ở xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương, nơi có nhiều thắng cảnh nổi tiếng như động Thanh Hư và cầu Thấu Ngọc.

Trong thời gian ở ẩn, Nguyễn Trãi đã sáng tác “Côn Sơn Ca”, phản ánh tâm trạng và quan sát của ông về thiên nhiên và cuộc sống xung quanh mình. Bài thơ được viết bằng chữ Hán và sau này được dịch sang thể thơ lục bát, thể hiện sự giao hòa giữa con người và thiên nhiên, cũng như tâm hồn thi sĩ thanh cao của Nguyễn Trãi.

Thohay.vn Tặng Bạn 👉 Bài Thơ Dạy Vợ Con Của Nguyễn Trãi

Nội Dung Bài Thơ Côn Sơn Ca Của Nguyễn Trãi

Bài thơ: Côn sơn ca
Tác giả: Nguyễn Trãi

崑山歌

崑山有泉,
其聲冷冷然,
吾以為琴弦。
崑山有石,
雨洗苔鋪碧,
吾以為簞席。
岩中有松,
萬里翠童童,
吾於是乎偃息其中。
林中有竹,
千畝印寒綠,
吾於是乎吟嘯其側。
問君何不歸去來,
半生塵土長膠梏。
萬鐘九鼎何必然,
飲水飯蔬隨分足。
君不見:董卓黃金盈一塢,
元載胡椒八百斛。
又不見:伯夷與叔齊,
首陽餓死不食粟?
賢愚兩者不相侔,
亦各自求其所欲。
人生百歲內,
畢竟同草木。
歡悲憂樂迭往來,
一榮一謝還相續。
丘山華屋亦偶然,
死後誰榮更誰辱。
人間箬有巢由徒,
勸渠聽我山中曲。

Côn Sơn ca

Côn Sơn hữu tuyền,
Kỳ thanh lãnh lãnh nhiên,
Ngô dĩ vi cầm huyền.
Côn Sơn hữu thạch,
Vũ tẩy đài phô bích,
Ngô dĩ vi đạm tịch.
Nham trung hữu tùng,
Vạn lí thuý đồng đồng,
Ngô ư thị hồ yển tức kì trung.
Lâm trung hữu trúc,
Thiên mẫu ấn hàn lục,
Ngô ư thị hồ ngâm tiếu kì trắc.
Vấn quân hà bất quy khứ lai,
Bán sinh trần thổ trường giao cốc?
Vạn chung cửu đỉnh hà tất nhiên,
Ẩm thuỷ phạn sơ tuỳ phận túc.
Quân bất kiến: Đổng Trác hoàng kim doanh nhất ổ,
Nguyên Tái hồ tiêu bát bách hộc.
Hựu bất kiến: Bá Di dữ Thúc Tề,
Thú Dương ngạ tự bất thực túc?
Hiền ngu lưỡng giả bất tương mâu,
Diệc các tự cầu kì sở dục.
Nhân sinh bách tuế nội,
Tất cánh đồng thảo mộc.
Hoan bi ưu lạc điệt vãng lai,
Nhất vinh nhất tạ hoàn tương tục.
Khâu sơn hoa ốc diệc ngẫu nhiên,
Tử hậu thuỳ vinh cánh thuỳ nhục.
Nhân gian nhược hữu Sào Do đồ,
Khuyến cừ thính ngã sơn trung khúc.

Dịch nghĩa Bài ca Côn Sơn

Côn Sơn suối chảy rì rầm,
Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai.
Côn Sơn có đá rêu phơi,
Ta ngồi trên đá như ngồi đệm êm.
Trong ghềnh thông mọc như nêm,
Tìm nơi bóng mát ta lên ta nằm.
Trong rừng có bóng trúc râm,
Dưới màu xanh mát ta ngâm thơ nhàn.
Về đi sao chẳng sớm toan,
Nửa đời vướng bụi trần hoàn làm chi?
Muôn chung chín vạc làm gì,
Cơm rau nước lã nên tuỳ phận thôi.
Đổng, Nguyên để tiếng trên đời,
Hồ tiêu ăm ắp, vàng mười chứa chan.
Lại kia trên núi Thú San,
Di, Tề nhịn đói chẳng màng thóc Chu.
Hai đàng khó sánh hiền ngu,
Đều làm cho thoả được như ý mình.
Trăm năm trong cuộc nhân sinh,
Người như cây cỏ thân hình nát tan.
Hết ưu lạc đến bi hoan,
Tốt tươi khô héo, tuần hoàn đổi thay.
Núi gò đài các đó đây,
Chết rồi ai biết đâu ngày nhục vinh.
Sào, Do bằng có tái sinh,
Hãy nghe khúc hát bên ghềnh Côn Sơn.

Thohay.vn Tặng Bạn ❤️️ Tự Thán [Nguyễn Trãi] ️ ❤️️ Nội Dung Bài Thơ, Phân Tích

Ý Nghĩa Bài Thơ Bài ca Côn Sơn

Bài thơ là một bài ca giao cảm với thiên nhiên, cũng là bài ca tâm trạng thời thế, triết lý về cuộc đời. Bài thơ miêu tả vẻ đẹp thanh tĩnh, nên thơ của Côn Sơn cũng như thể hiện sự giao hòa trọn vẹn giữa con người và thiên nhiên bắt nguồn từ nhân cách thanh cao, tâm hồn thi sĩ của chính Nguyễn Trãi.

Đọc Hiểu Bài Thơ Côn Sơn Ca Lớp 7

☛ Câu 1: Bài thơ “Bài ca Côn Sơn” thuộc thể thơ gì?

Trả lời: Thể thơ: lục bát

☛ Câu 2: Nhân vật “ta” trong bài thơ “Bài ca Côn Sơn” là ai?

Trả lời: Trong bài thơ từ ta xuất hiện 5 lần. Ta chính là tác giả Nguyễn Trãi

☛ Câu 3: Cùng với hình ảnh của nhân vật ta, cảnh tượng Côn Sơn trong “Bài ca Côn Sơn” được gợi tả bằng những chi tiết nào? Nhận xét về cảnh tượng Côn Sơn.

Trả lời:

– Bằng vài nét phác họa, thi sĩ Nguyễn Trãi đã vẽ ra ngay trước mắt người đọc một bức tranh phong cảnh khoáng đạt, nên thơ và hữu tình.
– Cảnh tượng Côn Sơn: Có tiếng suối rì rầm, có đá rêu phơi, có thông vi vút, có trúc bóng râm.
– Chỉ qua vài nét vẽ, ta thấy cảnh Côn Sơn đẹp tựa như tranh, rất nên thơ, hữu tình và khoáng đạt.
– Cảnh như bao bọc lấy của con người trong sự êm đềm thanh tĩnh của nó. Dưới ngòi bút tinh tế của tác giả, bức tranh Côn Sơn nên thơ, nên hoạ, nên nhạc đã đề lại trong lòng người đọc dấu ấn khó phai mờ. Con người và thiên nhiên đã tạo nên một không gian rộng lớn bao trùm lên con người của tác giả.

☛ Câu 4: Nêu nhận xét về con người Nguyễn Trãi qua bài thơ “Bài ca Côn Sơn”.

Trả lời:

– Đến với câu thơ cuối, ta bắt gặp nhân vật trữ tình (ta) ngâm thơ dưới màu xanh mát của trúc bóng râm, gợi cho ta nghĩ đến hình ảnh một tiên ông nhàn tản, không chút vấn vương thế sự. Đó một thi sĩ đa tình đang thả trọn tâm hồn với thiên nhiên.
– Bài thơ được sáng tác trong hoàn cảnh Nguyễn Trãi về Côn Sơn ở ẩn, để tránh xa chốn quan trường đầy rẫy những xu nịnh, bất công.v.v… nhưng ông vẫn một lòng lo cho nước, cho dân.
– Chính vì thế mà chúng ta càng phải cảm phục vẻ đẹp tài hoa và tâm hồn thi sĩ của ông. Trong muôn vàn vướng bận, Nguyễn Trãi vần dành cho thiên nhiên một tình yêu thật tươi trong và tuyệt đẹp. Đó cũng chính là vẻ đẹp nhất trong tâm hồn cao quý của ông.

☛ Câu 5: Hãy chỉ ra hiện tượng dùng điệp từ trong đoạn thơ “Bài ca Côn Sơn” và phân tích tác dụng của điệp từ đối với việc tạo nên giọng điệu của đoạn thơ.

Trả lời:
– Điệp từ trong đoạn thơ: Côn Sơn : điệp 2 lần; ta: điệp 5 lần; trong: điệp 3 lần; có: điệp 2 lần.
– Tác dụng: Cách điệp từ trong các câu thơ có ý nghĩa rất đặc biệt nó tiết tấu nhịp nhàng của bài thơ, không gian như được mở rộng bao la và cả những hình tượng thơ sâu sắc đã làm cho tâm hồn của tác giả có những cảm nhận mới mẻ từ đó giúp cho nhân vật hiểu sâu sắc và có định hướng trong sáng tác.

☛ Câu 6: Cách ví von tiếng suối của Nguyễn Trãi trong “Bài ca Côn Sơn” và của Hồ Chí Minh trong câu thơ “Tiếng suối trong như tiếng hát xa” (Cảnh khuya) có gì giống và khác nhau?

Trả lời:

– Giống nhau:
+ Cả hai đều thể hiện tâm hồn hòa nhập với thiên nhiên.
+ Cả hai đều giống nhau ở sự so sánh, liên tưởng: nhạc của thiên nhiên với nhạc của con người. Sự tinh tế tài hoa của hai thi nhân.
– Khác nhau:
Cách ví von tiếng suối của Hồ Chí Minh có phần sinh động hơn vì được so sánh với tiếng hát của con người. Còn cách ví von của Nguyễn Trãi lại mang sắc thái cổ điển hơn, được so sánh với tiếng đàn cầm.

☛ Câu 7: Nội dung và nghệ thuật của bài thơ “Bài ca Côn Sơn”

Trả lời:

– Nội dung: Là bức tranh thiên nhiên và con người giao hòa. Ca ngợi vẻ đẹp thanh tĩnh, nên thơ của Côn sơn, qua đó bộc lộ cốt cách thanh cao, tâm hồn thi sĩ của Nguyễn Trãi.
– Nghệ thuật:
+ Đan xen các câu thơ tả cảnh và tả người
+ Lời thơ trong sáng, giọng điệu nhẹ nhàng, êm ái
+ Sử dụng các biện pháp nghệ thuật: So sánh, điệp ngữ
+ Bản dịch thơ sử dụng thể thơ lục bát, tạo ra vần điệu nhịp nhàng, sinh động

☛ Câu 8: Hình ảnh và tâm hồn của nhân vật ta hiện lên trong bài thơ “Bài ca Côn Sơn” như thế nào?

Trả lời:

– Qua các chi tiết: lúc lắng nghe tiếng suối, lúc ngồi trên đá êm, lúc nằm dưới bóng thông xanh, lúc ngâm thơ giữa rừng trúc cho thấy tác giả đang sống trong những giây phút thảnh thơi, thanh nhàn. Thi sĩ như đang thả hồn, hòa mình với thiên nhiên, để thưởng ngoạn cảnh trí Côn Sơn – một cảnh đẹp nên thơ, khoáng đạt.

☛ Câu 9: Tiếng suối chảy rì rầm được ví với tiếng đàn cầm; Đá rêu phơi được ví với chiếu êm. Cách ví von đó giúp em cảm nhận được gì về nhân vật ta trong bài thơ “Bài ca Côn Sơn”?

Trả lời:

– Bài thơ có nhiều hình ảnh so sánh ví von: “tiếng suối” ví như “tiếng đàn cầm”, “đá rêu phơi” so sánh với “chiếu êm”.
– Cách ví đó thể hiện sự tinh tế, sự liên tưởng – tưởng tượng độc đáo, lãng mạn tài hoa của nhà thơ. Qua đó thể hiện tâm hồn giao hòa với thiên nhiên của Nguyễn Trãi.

Thohay.vn Tặng Bạn Chùm 👉 Thơ Chữ Hán Của Nguyễn Trãi

Cách Phân Tích Bài Thơ Côn Sơn Ca

Cách Phân tích theo góc độ biểu cảm và triết lý

  1. Bối cảnh sáng tác:
    • Bài thơ được sáng tác trong bối cảnh Nguyễn Trãi tìm đến sự thanh tịnh và tự do tại Côn Sơn sau những biến cố chính trị.
  2. Biểu cảm của tác giả:
    • Nguyễn Trãi thể hiện tâm trạng yên bình, tĩnh lặng khi hòa mình vào thiên nhiên.
    • Bài thơ là lời tự tình, tự sự của tác giả với thiên nhiên, với cuộc đời.
  3. Triết lý sống:
    • Bài thơ mang đậm triết lý “tĩnh” trong đạo Phật, tìm kiếm sự giải thoát và bình yên nội tâm.
    • Thể hiện quan điểm sống giản dị, xa lánh danh lợi, hướng tới giá trị tinh thần.
  4. Phân tích từ ngữ và hình ảnh:
    • Sử dụng từ ngữ giản dị nhưng giàu chất thơ, tạo nên hình ảnh thiên nhiên đẹp đẽ, trữ tình.
    • Hình ảnh thiên nhiên trong bài thơ vừa thực vừa mơ, vừa cụ thể vừa trừu tượng.
  5. Ý nghĩa nhân văn:
    • Bài thơ là lời nhắn nhủ về việc sống hài hòa với thiên nhiên, tìm kiếm sự thanh thản trong tâm hồn.
    • Khẳng định giá trị của sự tự do tinh thần, không phụ thuộc vào vật chất và quyền lực.

Xem thêm 👉 Thủ Vĩ Ngâm Của Nguyễn Trãi

5 Bài Văn Cảm Nhận, Phân Tích Bài Thơ Côn Sơn Ca Hay Nhất

Thohay.vn tổng hợp những mẫu văn cảm nhận, phân tích bài thơ Côn Sơn Ca hay nhất dưới đây và chia sẽ cho các bạn cùng tham khảo.

Hy vọng các bài văn phân tích trên sẽ giúp bạn hiểu sâu hơn về bài thơ “Côn Sơn Ca” và tâm hồn của Nguyễn Trãi.

Phân tích bài thơ Côn Sơn của Nguyễn Trãi

Nguyễn Trãi, một trong những nhân vật lớn của văn học Việt Nam, đã để lại cho hậu thế bài thơ “Côn Sơn Ca” – một tác phẩm thể hiện tâm hồn thi sĩ đồng thời phản ánh quan niệm sống và tư tưởng nhân nghĩa của ông. Bài thơ được sáng tác trong bối cảnh Nguyễn Trãi rời bỏ cuộc sống chốn quan trường, tìm về với thiên nhiên, sống ẩn dật tại Côn Sơn.

“Côn Sơn Ca” không chỉ là lời ca ngợi vẻ đẹp của núi rừng Côn Sơn mà còn là tiếng lòng của Nguyễn Trãi khi ông tìm kiếm sự thanh thản trong tâm hồn. Bài thơ là sự giao thoa giữa con người và thiên nhiên, giữa tâm tư tác giả và vẻ đẹp của cảnh vật. Nguyễn Trãi đã sử dụng ngôn từ giàu hình ảnh, giàu chất thơ để miêu tả cảnh sắc thiên nhiên, từ đó thể hiện tâm trạng và suy tư sâu sắc của mình.

Qua bài thơ, Nguyễn Trãi cũng muốn gửi gắm thông điệp về việc sống hài hòa với thiên nhiên, tìm kiếm sự bình yên trong tâm hồn, xa lánh danh lợi và cuộc sống bon chen. “Côn Sơn Ca” không chỉ là một tác phẩm văn học mà còn là một bài học về tư tưởng và triết lý sống.

Xem thêm tuyển tập các bài 👉 Bảo Kính Cảnh Giới

Phân Tích Côn Sơn Ca Học Sinh Giỏi

Nguyễn Trãi một người quân sư tài ba, một nhà thơ lớn của dân tộc. Ông không trực tiếp đánh giặc nhưng qua ngòi bút của mình ông đã làm lung lay biết bao nhiêu quân xâm lược khiến cho chúng không cần đánh cũng đã thua rồi.

Căn bản là ở sự chính nghĩa của ta và ngòi bút sắc sảo không thể chối cãi được của Nguyễn Trãi. Tuy nhiên thì chúng ta không chỉ biết đến ông hùng hồn sắc sảo trong Bình Ngô đại cáo mà còn biết đến sự nhẹ nhàng của thiên nhiên trong Côn Sơn ca của ông. Có thể nói ông viết thơ ca chính luận cũng hay mà đến thơ ca thiên nhiên cũng hay không kém.

Bài thơ này được viết vào những năm Nguyễn Trãi về quê ở ẩn. Những năm tháng ấy ông sống trong cảnh thiên nhiên của Côn Sơn. Bài thơ như những nốt nhạc thanh thản của Nguyễn Trãi sau khi cáo quan trường về sống với làng quê thiên nhiên. Bức tranh thiên nhiên Côn Sơn hiện lên thật đẹp qua cảm nhận của tác giả. Chúng ta như đắm chìm cùng những sắc đẹp nơi đây:

“Côn Sơn suối chảy rì rầm,
Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai.
………
Trong rừng có bóng trúc râm,
Dưới màu xanh mát ta ngâm thơ nhàn.”

Bức tranh thiên nhiên ấy hiện lên với âm thanh, màu sắc, hình ảnh rất đẹp. Chỉ có trong mấy câu thơ mà tác dụng sử dụng đến ba phép so sánh nhằm nhấn mạnh những vẻ đẹp thiên nhiên nơi đây. Tiếng suối Côn Sơn không giống như tiếng hát của người con gái trong Cảnh khuya, Hồ Chí Minh đã nói: “Tiếng suối trong như tiếng hát xa”.

Mà tiếng suối ở đây được ví như tiếng đàn cầm du dương bên tai, trong rừng rêu trên đá khiến cho nhà thơ ngồi trên đó cảm giác giống như là đang ngồi trên đệm êm. Những bóng trúc râm và những cây thông cao vút. Có thể nói nơi đây từ màu sắc xanh của cây rừng đến những tiếng suối rì rầm kia giao hòa với tâm hồn người nghệ sĩ. Dưới sự thoải mái của tâm hồn cũng như thanh thản tươi đẹp của thiên nhiên nhà thơ cất lên những câu thơ như ngâm nga trong khoảng không gian ấy.

Thông được so sánh như nêm để cho thấy được ở Côn Sơn những cây thông ấy quả thật rất nhiều. Phải chăng chính sự dày đặc của thông của trúc là nơi che chở tâm hồn nhà thơ tránh khỏi những bụi trần? Cũng có thể những cây thông kia là những người tri kỉ bầu bạn với nhà thơ. Là một người nghệ sĩ thì thiên nhiên cảnh đẹp luôn làm cho người ta thoải mái và thăng hoa.

Chính vì thế mà thiên nhiên chính là những gì mà nhà thơ tìm thấy được khi về quê ở ẩn. Nhà thơ đang vui say như thế nhưng giọng thơ bỗng nhiên như trùng lại vì những câu thơ tiếp theo nhà thơ bỗng trầm ngâm tự nói với mình, tự nhắc nhở mình:

“Về đi sao chẳng sớm toan,
Nửa đời vướng bụi trần hoàn làm chi?
………
Hai đàng khó sánh hiền ngu,
Đều làm cho thỏa được như ý mình. ”

Nhà thơ như thể hiện sự đúng đắn của mình khi cáo quan về ở ẩn. Nửa đời làm quan Nguyễn Trãi bị những nịnh thần chèn ép. Chính vì thế mà ông chán ghét cảnh quan trường sự tận trung của ông như thế được coi là đã đủ. Câu hỏi “Nửa đời vướng bụi trần hoàn làm chi?” như lời tự nhắc nhở của nhà thơ đối với chính bản thân mình.

Nhà thơ cũng giống như Nguyễn Bỉnh Khiêm “Ta dại ta tìm nơi vắng vẻ/ Người khôn người đến chốn lao xao”. Để về được Côn Sơn một cách thật sự thì Nguyễn Trãi cũng phải trải qua biết bao nhiêu lần được vua mời ra làm quan. Ông tự cảm thấy vừa mừng vì được vua tín nhiệm nhưng cũng vừa sợ trước cảnh quan trường nhiều thủ đoạn bon chen.

Ông quả thật là một người “nhân nghĩa quá, trung thực quá, thanh liêm quá…” (Phạm Văn Đồng). Và phải chăng đó chính là bi kịch giằng xé trong Nguyễn Trãi. Ông muốn giúp nước giúp vua nhưng lại không muốn chịu cảnh quan trường bon chen hãm hại lẫn nhau.

Điều đó làm cho lương tâm ngay thẳng của ông không thể chấp nhận được. Mà một khi đã không còn thích với chốn quan trường ấy thì nhất quyết là không thể làm được gì. Thế rồi nhà thơ nói về quy luật ở đời. Đồng Trác đời Đông Hán, Nguyên Tải đời Đường kia đều có những công danh, vinh hóa phú quý cả một đời thế nhưng khi chết lại để lại tiếng xấu, còn Bá Di thúc tề đời Ân, Chu thà nhịn đói cũng không lấy thóc.

Hai cách sống, hai cách lựa chọn khác nhau ấy đã làm nổi bật lên quan điểm sống của Nguyễn Trãi đã chọn. Đó là thà có ăn uống nước lã đi chăng nữa mà để lại tiếng thơm muôn đời còn hơn là phú quý giàu sang để rồi để một đời ô nhục không bao giờ hết. Chung quy sự “hiền, ngu” ở đời đều là để thỏa ý mình mà thôi. Và cũng chính từ những suy nghĩ ấy Nguyễn Trãi như thể hiện cuộc đời triết lý nhân sinh của mình:

“Trăm năm trong cuộc nhân sinh,
Người như cây cỏ thân hình nát tan.
……….
Sào, Do bằng có tái sinh,
Hãy nghe khúc hát bên ghềnh Côn Sơn. ”

Nhà thơ ví thân phận của con người chẳng khác nào cây cỏ cả rất dễ nát tan, dễ bị dẫm đạp. Quan điểm triết lý ấy chưa hẳn là bi quan mà nó nói lên cái mong manh của sự sống chết của con người. Nó giống như câu thơ “Sông có khúc, người có lúc”. Thân phận con người không thể lúc nào cũng hiển đạt sung sướng được vì thế cho nên cũng giống như cây cỏ kia con người có lúc giàu sang hạnh phúc nhưng cũng có lúc nghèo khổ ô nhục.

Cái sự tốt tươi kia thay đổi tuần hoàn. Nguyễn Trãi viết “Côn Sơn ca” trước bao lâu vụ án Lệ Chi Viên xảy ra? Tâm trạng thời thế, triết lí về cuộc đời mà Nguyễn Trãi nói đến trong phần hai bài ca là cả một nỗi buồn thấm sâu, tỏa rộng trong tâm hồn nhà thơ. Suy cho cùng thì dẫu có hiển đạt hay nhục nhã thì khi chết đi con người cũng chẳng biết gì nữa. Đặc biệt là hai câu thơ cuối của tác giả đã thể hiện được sự thiết tha của Nguyễn Trãi:

“Sào, Do bằng có tái sinh,
Hãy nghe khúc hát bên ghềnh Côn Sơn. ”

Sài Phủ, Hứa Do đều là những vị quan thanh liêm thời vua Nghiêu Trung Quốc. Cả hai người ấy đều không màng danh lợi mà quyết định sống một cuộc đời ẩn dật chính vì thế mà nhà thơ như học tập những con người như thế.

Và bằng tiếng gọi tha thiết nhà thơ như muốn nếu họ tái sinh thì hãy nghe khúc hát bên ghềnh Côn Sơn. Bài ca ấy thể hiện nỗi niềm của nhà thơ và phải chăng nhà thơ như muốn tìm những người tri kỉ, những người có thể hiểu được bản thân mình.

Như vậy qua đây ta thấy được những tâm tư tình cảm của Nguyễn Trãi qua bài thơ này. Nhà thơ về quê ở ẩn đắm chìm trong không gian cảnh vật nơi Côn Sơn, thiên nhiên ấy giống như tri kỉ của nhà thơ vậy. Hồn thơ cùng với thiên nhiên như hòa vào làm một. Đặc biệt qua đó ta cũng thấy được những quan điểm suy nghĩ của nhà thơ về sự “hiền, ngu” trong cuộc đời.

Phân Tích Côn Sơn Ca Ngắn Gọn

“Côn Sơn Ca” của Nguyễn Trãi là một bài thơ lớn, không chỉ về mặt văn học mà còn về mặt tư tưởng. Bài thơ được sáng tác trong những năm tháng Nguyễn Trãi sống ẩn dật, tách biệt khỏi những xô bồ của đời sống chính trị để trở về với thiên nhiên, với cuộc sống giản dị.

Thiên nhiên trong “Côn Sơn Ca” không chỉ là bối cảnh mà còn là nguồn cảm hứng, là nơi tác giả tìm thấy sự an yên và tự do tinh thần. Bài thơ thể hiện tâm trạng yên bình, tĩnh lặng của Nguyễn Trãi, cũng như tư tưởng nhân nghĩa và quan điểm sống của ông. Nguyễn Trãi đã dùng từ ngữ tinh tế, giàu ý nghĩa để vẽ nên những hình ảnh thiên nhiên đẹp đẽ, qua đó phản ánh tâm hồn và tư tưởng của mình.

Bài thơ còn là sự thể hiện của quan niệm sống “tĩnh” trong đạo Phật, tìm kiếm sự giải thoát và bình yên nội tâm. “Côn Sơn Ca” không chỉ là một tác phẩm văn học xuất sắc mà còn là một triết lý sống, một lối sống mà Nguyễn Trãi muốn truyền đạt đến người đọc.

Cảm Nhận Về Bài Thơ Côn Sơn Ca Đặc Sắc

Nguyễn Trãi nhà văn hóa, nhà thơ lớn của dân tộc. Ông để lại số lượng tác phẩm đồ sộ, phong phú. Bên cạnh những tác phẩm thể hiện lòng yêu nước, thương dân thiết tha còn có một mảng sáng tác khác thể hiện tâm hồn rất thi sĩ của ông đó là mảng đề tài sáng tác về thiên nhiên, qua đó thể hiện lòng yêu thiên nhiên, cảnh vật ở mỗi vùng quê khác nhau. Côn sơn ca là một bài thơ như vậy.

Bài ca Côn Sơn được Nguyễn Trãi viết bằng chữ Hán với thể thơ khác, khi dịch được viết bằng thể thơ lục bát, một thể thơ thuần dân tộc. Tác phẩm nhiều khả năng được sáng tác vào thời gian Nguyễn Trãi bị chèn ép phải cáo quan trở về ở ẩn tại Côn Sơn. Nhưng trong bài thơ vẫn nổi bật lên là tình yêu thiên nhiên, cảnh vật sâu sắc của tác giả.

Viết về Côn Sơn trong sáng tác của Nguyễn Trãi có rất nhiều, nhưng ít có bài nào lại miêu tả cụ thể và chi tiết về Côn Sơn như vậy. Trong đoạn thơ được trích, cảnh vật Côn Sơn được miêu tả khá đầy đủ: dòng suối, phiến đá, rừng tùng, rừng trúc. Điều đặc biệt khi miêu tả Côn Sơn tác giả đã vận dụng hết các giác quan để cảm nhận đầy đủ vẻ đẹp của nó: cảm nhận bằng âm thanh (rì rầm); cảm nhận bằng xúc giác (ngồi trên đá rêu như ngồi trên chiếu êm); cảm nhận bằng thị giác (màu xanh của rừng trúc) kết hợp với đó là biện pháp so sánh: như tiếng đàn cầm, như chiếu êm, như nêm đã gợi ra khung cảnh thiên nhiên lâu đời, nguyên thủy, tạo ra cảm giác thanh cao, mát mẻ, trong lành.

Côn Sơn đã được Nguyễn Trãi cảm nhận bằng sự hiểu biết, bằng tâm hồn thiết tha yêu quý, bởi vậy nó mang một vẻ đẹp sống động, đầy ắp âm thanh, đậm đà màu sắc, giàu chất nhạc, chất họa. Qua những cảm nhận đó ta còn thấy được những sáng tạo độc đáo của ông trong bút pháp thể hiện. Nhà thơ đã lấy âm thanh của con người để ví với âm thanh của tiếng suối, khiến cho âm thanh đó trở gần gũi, ấm áp hơn. Thiên nhiên còn đáp ứng tất cả các yêu cầu khác của con người: nghe, nằm, ngâm thơ,… kết hợp với đại từ ta, khẳng định tư thế làm chủ trước thiên nhiên của con người. Nhưng đằng sau đó vẫn là sự hòa hợp giữa con người và thiên nhiên, đến với thiên nhiên để tìm lại cảm giác thanh tĩnh, yên bình cho bản thân.

Qua bức tranh phong cảnh Côn Sơn ta không chỉ thấy một Côn Sơn đẹp đẽ, trong lành mà còn thấy được tấm lòng của Nguyễn Trãi đối với nơi đây. Ông là người có lòng yêu thiên thiên tha thiết, hơn nữa còn cho thấy tâm hồn thanh cao, giàu cảm xúc và mang trong mình nhân cách trong sáng của một nhà thơ lớn.

Trong đoạn trích, tác giả đã vận dụng linh hoạt các biện pháp nghệ thuật, vẽ nên bức tranh Côn Sơn thật đẹp đẽ, trong trẻo. Sử dụng biện pháp liệt kê, so sánh (như ngồi chiếu êm, như nêm,…). Nhịp thơ đa dạng như bản nhạc, khiến cho cả bức tranh trở nên tươi vui, tràn đầy sức sống.

Bằng tình yêu thiên nhiên Côn Sơn tha thiết, Nguyễn Trãi đã khắc họa nơi đây thật trong trẻo, thanh bình. Con người và thiên nhiên hòa quyện làm một với nhau bắt nguồn từ nhân cách thanh cao, tâm hồn thi sĩ của chính Nguyễn Trãi.

Tặng bạn bài thơ nổi tiếng 👉 Cảnh Ngày Hè (Nguyễn Trãi)

Phân Tích Bài Thơ Côn Sơn Ca Ngắn Hay

Bài ca Côn Sơn” được tác giả Nguyễn Trãi sáng tác trong thời gian hòa bình, ông đã cáo quan về sống ở Côn Sơn. Mảnh đất Côn Sơn này không chỉ là quê hương mà còn là mảnh đất nuôi dưỡng tâm hồn Nguyễn Trãi. Bài thơ “Côn Sơn ca” vừa là bài ca thiên nhiên, vừa là bài ca tâm trạng, chúng hòa quyện thống nhất trong cảm xúc của thi nhân. Vừa mang vẻ đẹp thiên nhiên nhưng vẫn thấm nhuần ý vị trữ tình của tâm trạng.

Sự giao hòa giữa con người và cảnh vật thiên nhiên được thể hiện khá rõ trong đoạn thơ, qua đó đã phản ánh được nhân cách thanh cao và tâm hồn phóng khoáng của Nguyễn Trãi:

“Côn Sơn suối chảy rì rầm,
Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai.
Côn Sơn có đá rêu phơi,
Ta ngồi trên đá như ngồi chiếu êm,
Trong rừng thông mọc như nêm,
Tìm nơi bóng mát ta lên ta nằm.
Trong rừng có bóng trúc râm,
Dưới màu xanh mát ta ngâm thơ nhàn…”

Với nhịp thơ rộn rã như nhịp đàn, nhịp phách. Tinh thần sảng khoái trong tâm hồn tác giả đã tạo nên chất phóng khoáng của lời thơ. Cảnh vật thiên nhiên hiện lên với dòng nước suối trong chảy róc rách, rì rầm như tiếng đàn lúc khoan lúc nhặt. Phiến đá thì phẳng và mọc rêu xanh, mịn như chiếu êm, các cây tùng thông mọc như nêm, rừng trúc bạt ngàn màu xanh tươi mát. Khung cảnh Côn Sơn hiện lên với những vẻ đẹp riêng biệt, không lẫn với bất cứ bức tranh sơn thủy nào.

Trong bài thơ, ta thấy đại từ “ta” xuất hiện đến năm lần,và đó chính là tác giả, hình ảnh đó khiến cho tác giả giống như một nhà hiền triết hoặc một Tiên ông đang đắm mình vào thiên nhiên tuyệt mĩ.

Nguyễn Trãi đã vẽ nên một bức tranh Côn Sơn với cây, suối, và có chính nhân vật trữ tình là mình. Thiên nhiên Côn Sơn khoáng đạt và thanh tĩnh, bao trùm lên tất cả là màu sắc xanh tươi, hình ảnh cây trúc, cây tùng trong văn chương còn tượng trưng cho khí phách cứng cỏi của người quân tử.

Nhà thơ đã hòa mình vào thiên nhiên hoang sơ đầy quyến rũ, bao nhiêu lo lắng muộn phiền của cuộc đời dường như được trút sạch, còn người và thiên nhiên đã hòa vào làm một. Nhà thơ không chỉ cảm nhận cảnh vật thiên nhiên ấy bằng thị giác và thính giác mà còn cảm nhận bằng cả trái tim, ta có thể nhận thấy cái “tâm” trong sáng và cái tài độc đáo của Nguyễn Trãi qua bài thơ này.

Bốn câu thơ đầu là cảnh thiên nhiên thì ở bốn câu thơ sau, tác giả đã kín đáo lồng vào trong đó lời khuyên xuất thế. Nguyễn Trãi cáo quan về quê, người ta tưởng ông bất mãn, chán đời và sống ẩn dật để quên đời quên mình. Nhưng thực tế không phải vậy, khi ông được trở về Côn Sơn, ông như con chim được sổ lồng tung cánh, cảm thấy mình thực sự được tự do giữa trời cao đất rộng, được sống thật với chính mình. Thi sĩ đã có những lúc dạo chơi, cao hứng ngâm nga giữa núi rừng quê nhà. Phong thái ấy thật giản dị, ung dung mà thật cởi mở và chan hòa.

Đọc bài thơ “Bài ca Côn Sơn” của Nguyễn Trãi, chúng ta hiểu thêm về tình yêu thiên nhiên đất nước sâu nặng của ông, đồng thời cảm nhận được nỗi lòng của một người đã gần trọn cuộc đời lo cho dân, cho nước như Nguyễn Trãi, khi cuối đời lại phải sống trong lòng đố kị, ghen ghét của bọn nịnh thần.

Thohay.vn Chia Sẽ ❤️️ Bài Thơ Tiếc Cảnh❤️️ Nội Dung Bài Thơ, Cảm Nhận

Viết một bình luận