Thủ Vĩ Ngâm Của Nguyễn Trãi (Nội Dung + Phân Tích)

Thủ Vĩ Ngâm [Nguyễn Trãi] ❤️️ Nội Dung, Cảm Nhận Phân Tích Bài Thơ Thủ Vĩ Ngâm Hay Nhất ✅ Chia Sẻ Ý Nghĩa, Hướng Dẫn Soạn Bài, Đọc Hiểu Tác Phẩm.

Thủ Vĩ Ngâm Là Gì ?

Thủ vĩ ngâm là gì? Thủ là đầu, vĩ là đuôi; thủ vĩ ngâm là ngâm nối đầu đuôi, là thể thơ có tám câu, trong đó câu cuối lặp lại nguyên câu đầu. Để hiểu hơn về thể loại thơ này thì mời bạn cùng theo dõi nội dung bài thơ Thủ vĩ ngâm của Nguyễn Trãi trong bài viết hôm nay.

Đón đọc thêm ❤️️Thơ Chữ Hán Của Nguyễn Trãi ❤️️ Tập Thơ Nôm Nổi Tiếng Nhất

Nội Dung Bài Thơ Thủ Vĩ Ngâm Của Nguyễn Trãi

Cùng đọc và tìm hiểu nội dung bài thơ Thủ vĩ ngâm của Nguyễn Trãi ngay sau đây.

Thủ vĩ ngâm
Tác giả: Nguyễn Trãi

首尾吟

谷城南犼蔑間
奴搩俧少琟吿
昆隊遁揚埃眷
堏馭檝少几绖
傉瞸狹回坤且琾
茹涓趣庶礙挼働
朝官拯沛隱拯沛
谷城南伨蔑間

Phiên âm:

Góc thành Nam, lều một gian,
No nước uống, thiếu cơm ăn.
Con đòi trốn, dường ai quyến,
Bà ngựa gầy, thiếu kẻ chăn.
Ao bởi hẹp hòi khôn thả cá,
Nhà quen thú thứa ngại nuôi vằn.
Triều quan chẳng phải, ẩn chẳng phải,
Góc thành Nam, lều một gian.

Xem thêm 👉 Thuật Hứng 24 (Nội Dung, Đọc Hiểu, Phân Tích Bài Thơ)

Hoàn Cảnh Sáng Tác Bài Thơ Thủ Vĩ Ngâm

Cùng Thohay.vn tìm hiểu về hoàn cảnh sáng tác bài thơ Thủ vĩ ngâm ngay sau đây nhé!

Bài thơ Thủ vĩ ngâm có thể được làm trong lúc Nguyễn Trãi bị giam lỏng ở Đông Quan theo bài tựa của Nguyễn Khắc Kiệm hay là trong lúc ông bị Lê Thái Tổ ruồng bỏ sau khi bị giam vì bị nghi có liên quan với án Trần Nguyên Hãn, tuy được tha và vẫn giữ chức quan, nhưng không được làm việc gì. 

Đón đọc thêm 🌿Bảo Kính Cảnh Giới [Nguyễn Trãi] 🌿 Nội Dung, Nghệ Thuật, Phân Tích

Ý Nghĩa Bài Thơ Thủ Vĩ Ngâm

Bài thơ Thủ vĩ ngâm là lời than thở chán chường của Nguyễn Trãi về cuộc sống hiện tại, ông phải sống trong một ngôi lều nhỏ bé, cuộc sống thì thiếu thốn, đến cơm cũng không được no. Chẳng được tự do tự tại như dân, mà cũng chẳng phải quan, cuộc sống của ông hiện tại giống như bị giam lỏng.

Thohay.vn Tặng Bạn ❤️️ Ngôn Chí Bài 7 ❤️️ Nội Dung Bài Thơ, Đọc Hiểu, Cảm Nhận

Bố Cục Bài Thơ Thủ Vĩ Ngâm

Bố cục bài thơ Thủ vĩ ngâm có thể chia thành 4 phần Đề – thực – luận – kết.

  • Phần 1: Từ đầu đến “thiếu cơm ăn”
  • Phần 2: Tiếp theo đến “thiếu kẻ chăn”
  • Phần 3: Tiếp theo đến “ngại nuôi vằn”
  • Phần 4: Hai câu thơ cuối

Phân tích❤️️ Nước Đại Việt Ta [Nguyễn Trãi] ❤️️ Nội Dung, Nghệ Thuật, Phân Tích

Đọc Hiểu Bài Thơ Thủ Vĩ Ngâm

Gợi ý đọc hiểu bài thơ Thủ vĩ ngâm chi tiết nhất, hãy cùng theo dõi ngay nhé!

👉Câu 1: Xác định những câu thơ lục ngôn trong bài thơ trên.

Đáp án: Những câu thơ lục ngôn trong bài thơ trên: 4 câu đầu và câu cuối

Góc thành Nam, lều một gian,
No nước uống, thiếu cơm ăn.
Con đòi trốn, dường ai quyến,
Bà ngựa gầy, thiếu kẻ chăn.
Góc thành Nam, lều một gian

👉Câu 2: Xác định thể thơ, phương thức biểu đạt chính của bài thơ.

Đáp án: Xác định thể thơ: Thơ Nôm Đường luật thất ngôn xen lục ngôn. Phương thức biểu đạt chính của bài thơ: Biểu cảm.

👉Câu 3: Dựa vào nội dung bài thơ và các thông tin liên quan, hãy cho biết bài thơ được sáng tác trong khoảng thời gian nào trong cuộc đời Nguyễn Trãi?

Đáp án: Nội dung bài thơ và các thông tin liên quan cho người đọc biết bài thơ được sáng tác trong khoảng thời gian: Nhà Hồ sang xâm lược, cha Nguyễn Trãi bị bắt sang Trung Quốc, bản thân Nguyễn Trãi bị giam lỏng ở thành Đông Quan.

👉Câu 4: Em hiểu điều gì về hoàn cảnh của Nguyễn Trãi trong bài thơ trên?

Đáp án: Hoàn cảnh của Nguyễn Trãi trong bài thơ trên: Nguyễn Trãi phải sống trong hoàn cảnh gò bó, mất tự do, sinh hoạt thiếu thốn: Cơm không đủ no, tôi đòi trốn mất, nhà cửa tuềnh toàng không người vun vén.

👉Câu 5: Cảm nhận về tâm trạng của Nguyễn Trãi trong bài thơ trên.

Đáp án: Cảm nhận về tâm trạng của Nguyễn Trãi trong bài thơ trên: Sống trong hoàn cảnh bị giam lỏng, tâm trạng Nguyễn Trãi u buồn, bức bối. Đó là lí do vì sao Nguyễn Trãi sau này tìm đến cuộc khởi nghĩa Lam Sơn do Lê Lợi khởi xướng.

👉Câu 6: Phép đối xuất hiện trong những câu thơ nào? Nêu tác dụng.

Đáp án:

Con đòi trốn >< Bà ngựa gầy, dường ai quyến >< thiếu kẻ chăn.

Ao >< Nhà, bởi hẹp hòi >< quen thú thứa, khôn thả cá >< ngại nuôi vằn.

Tác dụng:

  • Nhấn mạnh hoàn cảnh sống túng thiếu, chật vật của Nguyễn Trãi khi bị giam lỏng cùng tâm trạng xót xa, bức bối của nhà thơ.
  • Tạo sự cân xứng, hài hòa cho lời thơ.

👉Câu 7: So sánh tâm thế của nhà thơ trong bài thơ này với tâm thế của nhà thơ trong những câu thơ sau:

Rồi hóng mát thuở ngày trường
Hòe lục đùn đùn tán rợp giương.

Đáp án:

Tâm thế của nhà thơ trong hai bài thơ là khác nhau:

  • Trong bài thơ Gương báu khuyên răn số 43 ta thấy nhà thơ hiện lên với tâm thế an nhàn, thảnh thơi, ông nhàn rỗi cả một ngày dài ngồi ngắm cảnh. Tâm trạng của Nguyễn Trãi vui với cảnh, nhìn cảnh vật vì thế cũng sinh động, nhiều sắc màu.
  • Trong bài Thủ vĩ ngâm, Nguyễn Trãi xuất hiện trong tâm thế bất đắc dĩ, gò bó, bị mất tự do. Tâm trạng của ông vì thế cũng đau khổ, xót xa cho chính mình.

=>Tâm thế của nhà thơ trong hai bài thơ khác nhau bởi được sáng tác trong những thời điểm khác nhau của cuộc đời ông: Khi ông bị giam lỏng và khi ông cáo quan về ở ẩn tại quê nhà, vui với thiên nhiên.

Xem thêm tác phẩm nổi tiếng của Nguyễn Trãi 🌼 Bình Ngô Đại Cáo 🌼 Nội Dung Bài Thơ, Nghệ Thuật, Phân Tích 

3+ Mẫu Phân Tích Bài Thơ Thủ Vĩ Ngâm Hay Nhất

Gửi đến bạn đọc mẫu cảm nhận, phân tích bài thơ Thủ vĩ ngâm hay nhất dưới đây. Đọc ngay để hiểu hơn về nội dung, ý nghĩa tác phẩm nhé!

Phân tích bài thơ Thủ Vĩ Ngâm hay

Nhắc đến Nguyễn Trãi là ta nhớ ngay tới tuyệt tác thơ Nôm “Quốc âm thi tập” của ông. Trước Nguyễn Trãi cũng có nhiều người làm thơ bằng chữ Nôm, thậm chí là khá nhiều, thế nhưng đến Nguyễn Trãi, ông được xem là có tác phẩm viết bằng chữ Nôm quy mô nhất, và dường như còn nguyên vẹn cho đến ngày hôm nay.

Và “Quốc âm thi tập” được xem là tác phẩm đậm đà tính dân tộc, mang hồn thơ nước Việt và vẫn vẹn nguyên giá trị cho tới ngày nay dù dã đi qua nhiều thế kỉ.

“Thủ vĩ ngâm” là bài thơ mở đầu cho tập thơ “Quốc âm thi tập”, theo nhóm nghiên cứu Đào Duy Anh, bài thơ này có thể được sáng tác trong lúc Nguyễn Trãi bị giam lỏng ở Đông Quan theo bài tựa của Nguyễn Khắc Kiệm hoặc là trong lúc ông bị vua Lê Thái Tổ ruồng bỏ sau khi bị giam vì bị nghi có liên quan đến án Trần Nguyên Hãn, tuy được tha và vẫn giữ chức quan nhưng không được làm việc gì.

Theo nhóm nghiên cứu đoán là bài thơ được sáng tác trong trường hợp thứ hai, vì trong thơ đã có vẻ chán chường lắm, không thể là giọng thơ của một người thanh niên tuổi còn đầy tráng khí mới gặp khó khăn nhất thời được. Và chăng nếu bị giam ở Đông Quan thì không thể có câu “Triều quan chẳng phải, ẩn chẳng phải”.

Nguyễn Trãi sinh ra không nhầm thời,có tài nhưng trở thành bất tài.Cả vương triều mù đâu có thấy ánh sáng của Nguyễn Tướng công Hành khiển. Tất cả đổ đầu cho Nguyễn Trãi và đó là lòng “Oán thác”của ông.

Tất cả cuốn phăng đi bao nhiêu hoài bão của Nguyễn Trãi bởi những đám hoạn quan,những triều thần ngơ ngáo,trục lợi đâm ra nghi ngờ,vu khống,tù ngục, bải chức điều mà làm cho người ta thấy được Nguyễn Trãi mang nặng trên vai những nỗi thống khổ của thân phận, mà thân phận như muốn nhìn thân phận khác. Phải chịu nhận thời gian trôi chảy với thời gian.

Sống chết là lẽ thường tình; đó là hai cực điểm của sự chuyển vần. Ra khỏi cảnh ngục tù Nguyễn Trãi rơi vào cảnh nghèo túng và trong phút hiện hữu đó của cảnh đời Nguyễn Trãi đi lần vào bóng xế của tuổi già thì thấy không gian mình đang sống là bi đát là thê thảm của những tình huống xảy ra như bị thời gian hủy diệt trong từng phút, từng giây. Bài “Thủ Vĩ Ngâm” dưới đây nói lên cái bi đát cùng cực đó.

Góc thành Nam, lều một gian,
No nước uống, thiếu cơm ăn.
Con đòi trốn, dường ai quyến,
Bà ngựa gầy, thiếu kẻ chăn.
Ao bởi hẹp hòi khôn thả cá,
Nhà quen thú thứa ngại nuôi vằn.
Triều quan chẳng phải, ẩn chẳng phải,
Góc thành Nam, lều một gian.

Điều đầu tiên ta có thể cảm nhận ngay khi nhìn vào bài thơ đó là cảm giác chán chường bao phủ từ câu thơ đầu cho đến câu thơ cuối cùng, từ sự chán chường của con người mà dẫn đến việc chủ thể trữ tình nhìn đâu cũng thấy chật chội, hẹp hòi, thiếu thốn.

Là thực cảnh triều quan chẳng phải, ở ẩn lại càng không, là một cuộc sống mang tiếng là ở ẩn nhưng thực chất tù túng, ngột ngạt một cách đáng sợ. Khiến cho lòng người trở nên chán nản tột cùng, cuộc sống thì thiếu thốn, đến cả nhu cầu cơ bản nhất là ăn uống cũng không được đáp ứng đủ, huống gì là những nhu cầu cuộc sống khác. Có lẽ vì vậy mà chủ thể chán đến mức:

“ Bà ngựa gầy thiếu kẻ chăn
Ao bởi hẹp hòi khôn thả cá
Nhà quen thú thứa ngại nuôi vằn”

Là người ngại, hay cảnh vật khiến cho lòng người chán nản, là tình cảnh áp đặt lên khiến con người ta không còn chút kháng cự?

Tâm trạng của nhân vật trữ tình cũng chính là tâm trạng của tác giả, trong một hoàn cảnh éo le như vậy, bị giam lỏng, một tâm trạng của nhân vật trữ tình đầy u ám, u buồn và đầy bức xúc. Đó là nguyên nhân sau này Nguyễn Trãi tìm đến cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.

Cuộc sống đầy khó khăn qua từng lời thơ, cơm ăn không đủ no, gia quyến không gặp và người giúp việc cũng trốn mất, ngựa gầy yếu không ai chăn, tất cả là một nỗi u buồn đầy hẩm hiu của nhân vật trữ tình.

Cuối bài thơ, tác giả lặp lại câu “Góc thành Nam, lều một gian” (theo lối thủ vĩ ngâm) mang âm hưởng kì lạ với ý nghĩa nhấn mạnh tình cảnh khổ cực, thiếu thốn hiện tại nhằm thể hiện ý chí vùng vẫy tìm đường giải thoát quê hương dân tộc khỏi vòng nô lệ phương Bắc.

Chia sẻ chi tiết về 🌿Dục Thúy Sơn [Nguyễn Trãi] 🌿Nội Dung, Nghệ Thuật, Phân Tích

Phân tích Thủ Vĩ Ngâm ngắn gọn

Trước Nguyễn Trãi cũng có nhiều người làm thơ bằng chữ Nôm, thậm chí là khá nhiều, thế nhưng đến Nguyễn Trãi, ông được xem là có tác phẩm viết bằng chữ Nôm quy mô nhất, và dường như còn nguyên vẹn cho đến ngày hôm nay, chứ không bị thất lạc như các tác phẩm của các tác giả khác. Đây là tác phẩm đậm đà tính dân tộc, mang hồn thơ nước Việt và vẫn vẹn nguyên giá trị cho tới ngày nay dù dã đi qua nhiều thế kỉ.

“Thủ vĩ ngâm” là bài thơ mở đầu cho tập thơ “Quốc âm thi tập”, theo nhóm nghiên cứu Đào Duy Anh, bài thơ này có thể được sáng tác trong lúc Nguyễn Trãi bị giam lỏng ở Đông Quan theo bài tựa của Nguyễn Khắc Kiệm hoặc là trong lúc ông bị vua Lê Thái Tổ ruồng bỏ sau khi bị giam vì bị nghi có liên quan đến án Trần Nguyên Hãn, tuy được tha và vẫn giữ chức quan nhưng không được làm việc gì. Theo nhóm nghiên cứu đoán là bài thơ được sáng tác trong trường hợp thứ hai, vì trong thơ đã có vẻ chán chường lắm, không thể là giọng thơ của một người thanh niên tuổi còn đầy tráng khí mới gặp khó khăn nhất thời được. Và chăng nếu bị giam ở Đông Quan thì không thể có câu “Triều quan chẳng phải, ẩn chẳng phải”

“ Góc thành Nam lều một gian
No nước uống, thiếu cơm ăn
Con đòi trốn, dường ai quyến
Bà ngựa gầy, thiếu kẻ chăn
Ao bởi hẹp hòi khôn thả cá
Nhà quen thú thứa, ngại nuôi vằn
Triều quan chẳng phải, ẩn chẳng phải
Góc thành Nam, lều một gian”

Đọc bài thơ thấy rằng điều đầu tiên ta có thể cảm nhận ngay khi nhìn vào bài thơ đó là cảm giác chán chường bao phủ từ câu thơ đầu cho đến câu thơ cuối cùng, từ sự chán chường của con người mà dẫn đến việc chủ thể trữ tình nhìn đâu cũng thấy chật chội, hẹp hòi, thiếu thốn. Là thực cảnh triều quan chẳng phải, ở ẩn lại càng không, là một cuộc sống mang tiếng là giam lỏng nhưng thực chất tù túng, ngột ngạt một cách đáng sợ. Khiến cho lòng người trở nên chán nản tột cùng, cuộc sống thì thiếu thốn, đến cả nhu cầu cơ bản nhất là ăn uống cũng không được đáp ứng đủ, huống gì là những nhu cầu cuộc sống khác. Có lẽ vì vậy mà chủ thể chán đến mức:

“ Bà ngựa gầy thiếu kẻ chăn
Ao bởi hẹp hòi khôn thả cá
Nhà quen thú thứa ngại nuôi vằn”

Là người ngại, hay cảnh vật khiến cho lòng người chán nản, là tình cảnh áp đặt lên khiến con người ta không còn chút kháng cự?

Cảm nhận bài thơ Thủ Vĩ Ngâm hay

Bài thơ Thủ vĩ ngâm của Nguyễn Trãi được viết trong thời gian ông bị giam lỏng tại Đông Quan và trở thành một tác phẩm nổi tiếng với những ý nghĩa sâu sắc và ẩn dụ.

“Góc thành Nam, lều một gian,
No nước uống, thiếu cơm ăn.
Con đòi trốn, dường ai quyến,
Bà ngựa gầy, thiếu kẻ chăn.
Ao bởi hẹp hòi khôn thả cá,
Nhà quen thú thứa ngại nuôi vằn.
Triều quan chẳng phải, ẩn chẳng phải,
Góc thành Nam, lều một gian.”

Nhân vật trữ tình trong bài thơ này được miêu tả với tâm trạng u ám, buồn bã và căng thẳng, phản ánh tâm trạng của tác giả trong hoàn cảnh khó khăn và bị giam giữ. Thật vậy, chính những khó khăn, bất hạnh và cảm xúc đau buồn của Nguyễn Trãi đã thúc đẩy ông tham gia vào cuộc khởi nghĩa Lam Sơn sau này. Từng câu thơ của bài Thủ vĩ ngâm đều thể hiện một cuộc sống đầy khó khăn và u sầu, với những lời thề non hẹn biển, chuyện ăn không đủ no và ngựa gầy yếu không ai chăn, tất cả đều thể hiện nỗi u buồn và tuyệt vọng của nhân vật trữ tình.

Viết một bình luận