Nước Đại Việt Ta Của Nguyễn Trãi [Nội Dung + Nghệ Thuật + Phân Tích]

Nước Đại Việt Ta [Nguyễn Trãi] ❤️️ Nội Dung, Nghệ Thuật, Phân Tích ✅ Gợi Ý Cách Lập Dàn Ý, Soạn Giáo Án, Phân Tích Tác Phẩm Chi Tiết Nhất.

Nội Dung Bài Thơ Nước Đại Việt Ta

Nước Đại Việt ta trích từ Bình Ngô đại cáo là áng thiên cổ hùng văn thể hiện niềm tự hào, ý chí tự chủ của dân tộc, có ý nghĩa như bản tuyên ngôn độc lập. Dưới đây là nội dung bài thơ, mời bạn cùng xem

Nước Đại Việt ta
Tác giả: Nguyễn Trãi

Từng nghe:

Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân
Quân điếu phạt trước lo trừ bạo
Như nước Đại Việt ta từ trước
Vốn xưng nền văn hiến đã lâu
Núi sông bờ cõi đã chia
Phong tục Bắc Nam cũng khác
Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời xây nền độc lập
Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên hùng cứ một phương
Tuy mạnh yếu có lúc khác nhau
Song hào kiệt thời nào cũng có.

Vậy nên:

Lưu Cung tham công nên thất bại;
Triệu Tiết thích lớn phải tiêu vong;
Cửa Hàm tử bắt sống Toa Đô
Sông Bạch Đằng giết tươi Ô Mã
Việc xưa xem xét,
Chứng cứ còn ghi.

Chia sẻ thêm cho bạn tác phẩm 🌿Dục Thúy Sơn [Nguyễn Trãi] 🌿Nội Dung, Nghệ Thuật, Phân Tích

Về Nhà Thơ Nguyễn Trãi

Gửi đến bạn đọc một số thông tin quan trọng về nhà thơ Nguyễn Trãi.

  • Nguyễn Trãi (1380-1442), hiệu là Ức Trai, con của Nguyễn Phi Khanh, quê gốc ở xã Chi Ngại, huyện Chí Linh, Hải Dương, sau dời đến làng Nhị Khê, huyện Thường Tín, tỉnh Hà Tây.
  • Ông là một nhà chính trị, nhà thơ dưới thời nhà Hồ và nhà Lê sơ Việt Nam
  • Nguyễn Trãi tham gia khởi nghĩa Lam Sơn và trở thành cánh tay đắc lực của Lê Lợi, có công lớn trong công cuộc giải phóng dân tộc thế kỉ XV
  • Nguyễn Trãi là tác giả xuất sắc về nhiều thể loại văn học, trong sáng tác chữ Hán và chữ Nôm, trong văn chính luận và thơ trữ tình. Ông để lại một khối lượng sáng tác lớn với nhiều tác phẩm có giá trị.
  • Phong cách sáng tác: Thơ ông mang nhiều tư tưởng yêu nước, thể hiện những triết lí sâu sắc, tinh tế lãng mạn, sáng tạo và thanh khiết.
  • Các tác phẩm tiêu biểu: Bình Ngô đại cáo, Ức Trai thi tập, Quốc âm thi tập…

Về Tác Phẩm Nước Đại Việt Ta

Về tác phẩm Nước Đại Việt ta tác phẩm này thuộc thể loại: Cáo – là thể văn được vua chúa, thủ lĩnh soạn thảo để trình bày chủ trương hay công bố kết quả sự nghiệp. Được trích từ Bình Ngô Đại Cáo.

  • Bài đại cáo trên được viết theo lối văn biền ngẫu, có vận dụng thể tứ lục (từng cặp câu, mỗi câu 10 chữ ngắt nhịp 4/6).
  •  Bình Ngô Đại Cáo là tuyên bố về sự nghiệp dẹp giặc Ngô đã xong. Bài cáo được coi như một bản Tuyên ngôn độc lập của đất nước ta lúc bấy giờ.

Đón đọc tác phẩm 🔰Bảo Kính Cảnh Giới [Nguyễn Trãi] 🔰 Nội Dung, Nghệ Thuật, Phân Tích

Hoàn Cảnh Sáng Tác Bài Thơ Nước Đại Việt Ta

Tiếp theo, hãy cùng tìm hiểu về hoàn cảnh sáng tác bài thơ Nước Đại Việt ta ngay sau đây nhé!

Đầu năm 1428, sau khi quân ta đại thắng và làm tan rã 15 vạn viện binh của quân Minh xâm lược. Buộc Vương Thông phải giảng hòa, rút quân về nước. Nguyễn Trãi đã thừa lệnh vua Lê Thái Tổ (Lê Lợi) soạn thảo Bình Ngô đại cáo để thông cáo với toàn dân về sự kiện có ý nghĩa trọng đại này.

=> Văn bản trên được trích từ phần đầu của “Bình Ngô Đại Cáo”.

Ý Nghĩa Nhan Đề Bài Thơ Nước Đại Việt Ta

Đoạn trích “Nước Đại Việt ta” được trích trong Bình Ngô đại cáo do Bùi Văn Nguyên dịch dựa theo bản dịch của Bùi Kỷ. Nhan đề đoạn trích do người biên soạn đặt tên. Dưới đây là ý nghĩa nhan đề của tác phẩm gốc – Bình Ngô Đại Cáo.

  • Đại: lớn;
  • Cáo: báo cáo;
  • Bình: dẹp yên giặc, bình định xong;
  • Ngô: Giặc Ngô (Nhà Minh Trung Quốc). 

=> Bản cáo lớn gửi đến quốc dân đồng bào về chiến thắng oanh liệt của quân dân ta đánh tan được quân Ngô. Bản văn viết bằng Hán văn do Nguyễn Trãi viết theo thể văn biền ngẫu, trình bày sự gian khổ của 10 năm kháng chiến và thắng lợi chống quân Minh của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. Đây có thể xem là bản tuyên ngôn độc lập thứ hai sau bài Nam quốc sơn hà của Lý Thường Kiệt trong văn học cổ.

Xem thêm tác phẩm 🌿Thư Lại Dụ Vương Thông 🌿Nội Dung Tác Phẩm, Giá Trị, Phân Tích

Bố Cục Bài Thơ Nước Đại Việt Ta

Bố cục bài thơ Nước Đại Việt được chia làm 3 phần như sau:

  • Phần 1: Hai câu đầu: Tư tưởng nhân nghĩa
  • Phần 2: Tám câu tiếp theo: Chân lí về sự tồn tại độc lập của đất nước
  • Phần 3: Sáu câu cuối: Minh chứng cho sức mạnh nhân nghĩa của dân tộc

Giá Trị Tác Phẩm Nước Đại Việt Ta

Giá trị tác phẩm Nước Đại Việt ta được đúc kết thành hai nội dung chính như sau:

Giá trị nội dung

  • Đoạn trích Nước Đại Việt ta có ý nghĩa như một bản tuyên ngôn độc lập: Nước ta là đất nước có nền văn hiến, có lãnh thổ riêng, phong tục riêng, có chủ quyền, có truyền thống lịch sử…bất kì hành động xâm lước trái đạo lí nào của kẻ thù đều sẽ phải chịu một kết cục thất bại

Giá trị nghệ thuật

  • Áng văn chính luận với lập luận chặt chẽ
  • Chứng cứ hùng hồn giàu sưc thuyết phục
  • Lời thơ đanh thép thể hiện ý chí của dân tộc
  • Lời văn biền ngẫu nhịp nhàng

Chia sẻ thêm tác phẩm 🍃Nam Quốc Sơn Hà 🍃 Nội Dung Bài Thơ, Nghệ Thuật, Phân Tích

Dàn Ý Nước Đại Việt Ta

Tham khảo ngay cách lập dàn ý phân tích bài Nước Đại Việt ta được Thohay.vn gợi ý dưới đây nhé!

I/ Mở bài

  • Giới thiệu đôi nét về tác giả Nguyễn Trãi- là một vị tướng tài của dân tộc, thêm nữa còn là một nhà thơ là một nhà yêu nước nồng nàn
  • Bài “Nước Đại Việt ta” – một bản tuyên ngôn độc lập khẳng định chủ quyền dân tộc và nêu rõ rằng nước ta hoàn toàn tự chủ, độc lập, tự cường

II/ Thân bài

1. Nêu cao tư tưởng nhân nghĩa

  • “Yên dân”- làm cho nhân dân được hưởng thái bình, hạnh phúc
  • “Trừ bạo”: Diệt mọi thế lực tàn bạo để giữ yên cuộc sống cho nhân dân

=> Nhân nghĩa là lo cho dân vì dân, là yêu nước, chống quân xâm lược là ngăn chặn mọi thế lực có thể làm hại đến dân, cho nhân dân hưởng thái bình hạnh phúc

2. Chân lí về sự tồn tại độc lập có chủ quyền

Lời thơ khẳng định chân lí về sự độc lập của dân tộc thông qua việc chứng minh đất nước ta là một đất nước có:

  • Có nền văn hiến riêng
  • Có lãnh thổ riêng
  • Có phong tục riêng
  • Có lịch sử riêng
  • Có chế độ, chủ quyền riêng

=> Chứng cứ hùng hồn giàu sưc thuyết phục, lời thơ đanh thép thể hiện ý chí của dân tộc, lời văn biền ngẫu nhịp nhàng => khẳng định Đại Việt là một quốc gia có độc lập chủ quyền, là một nước tự lực tự cường, có thể vượt mọi thử thách để đi đến độc lập

3. Sức mạnh của nhân nghĩa, sức mạnh của độc lập dân tộc

  • Sức mạnh làm cho kẻ thù thất bại thảm hại, sức mạnh ấy đập tan mọi khó khăn mọi thử thách

=> Đó là hậu qủa của những kẻ xâm lược phi nghĩa làm trái mệnh trời, những kẻ dám làm tổn hại đến dân tộc ta chắc chắn không có kết quả tốt đẹp.

III/ Kết bài

  • Khẳng định lại giá trị nghệ thuật, nội dung của văn bản: Bài Cáo của Nguyễn Trãi có thể nói như một bản tuyên ngôn độc lập, khẳng định rõ ràng chủ quyền dân tục
  • Liên hệ bản thân: Cần cố gắng giữ gìn bảo vệ đất nước, cô gắng khẳng định đất nước trên đấu trường quốc tế với bạn bè năm châu

Soạn Bài Nước Đại Việt Ta

Hướng dẫn các em học sinh cách soạn bài Nước Đại Việt ta để chuẩn bị bài học trước khi đến lớp.

👉Câu 1 (trang 69, SGK Ngữ văn 8, tập 2): Đoạn trích là phần mở đầu Bình Ngô đại cáo. Đoạn này có ý nghĩa nêu tiền đề cho toàn bài, tất cả nội dung được phát triển về sau đều xoay quanh tiền đề đó. Theo em, khi nêu tiền đề, tác giả đã khẳng định những chân lý nào?

Đáp án:

Nguyễn Trãi đã khẳng định chân lý rằng nước ta là một nước có:

  • Nền văn hiến lâu đời: Vốn xưng nền văn hiến đã lâu
  • Lãnh thổ riêng: Núi sông bờ cõi đã chia
  • Phong tục, tập quán: Phong tục Bắc Nam cũng khác
  • Lịch sử với các triều đại: Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời gây nền độc lập

👉Câu 2 (trang 69, SGK Ngữ văn 8, tập 2): Qua hai câu “Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân – Quân điếu phạt trước lo trừ bạo”, có thể hiểu cốt lõi tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi là gì? Người dân mà tác giả nói tới là ai? Kẻ bạo ngược mà tác giả nói tới là kẻ nào?

  • “Yên dân”: làm cho nhân dân được hưởng thái bình, hạnh phúc
  • “Trừ bạo”: Diệt mọi thế lực tàn bạo để giữ yên cuộc sống cho nhân dân

=> Nhân nghĩa là phải vì nhân dân, chống quân xâm lược là ngăn chặn mọi thế lực có thể làm hại đến dân, cho nhân dân hưởng thái bình hạnh phúc.

  • “Người dân”: Nhân dân Đại Việt.
  • “Kẻ bạo ngược”: Giặc Minh.

👉Câu 3 (trang 69, SGK Ngữ văn 8, tập 2): Để khẳng định chủ quyền độc lập dân tộc, tác giả đã dựa vào những yếu tố nào?

Đáp án:

Nguyễn Trãi đưa ra những yếu tố căn bản để xác định độc lập, chủ quyền của dân tộc:

  • Nền văn hiến lâu đời
  • Cương vực lãnh thổ
  • Phong tục tập quán
  • Lịch sử riêng
  • Chế độ riêng.

   Đây chính là sự tiếp nối và phát triển ý thức dân tộc so với bài thơ “Sông núi nước Nam” bởi tính toàn diện và sâu sắc của nó.

👉Câu 4 (trang 69, SGK Ngữ văn 8, tập 2):Hãy chỉ ra những nét đặc sắc nghệ thuật của đoạn trích và phân tích tác dụng của chúng.

Đáp án:

Những nét đặc sắc về nghệ thuật trong đoạn trích:

  • Tác giả sử dụng nhiều lớp từ ngữ diễn đạt tính chất hiển nhiên, vốn có lâu đời của nước Đại Việt ta. Các từ như: từ trước, vốn xưng, đã lâu, đã chia, cũng khác,…
  • Biện pháp so sánh kết hợp với liệt kê cũng tạo cho đoạn văn hiệu quả cao trong lập luận.
  • Những câu văn biền ngẫu chạy song song liên tiếp với nhau cũng giúp cho nội dung nghệ thật và chân lí mà tác giả muốn khẳng định chắc chắn và rõ ràng hơn

👉Câu 5 (trang 69, SGK Ngữ văn 8, tập 2):Sức thuyết phục của văn chính luận Nguyễn Trãi là ở chỗ kết hợp giữa lí lẽ và thực tiễn. Qua đoạn trích trên, hãy chứng minh.

Đáp án:

  • Câu văn biến ngẫu cân xứng, nhịp nhàng.
  • Ở Bình Ngô đại cáo sau khi nêu nguyên lí nhân nghĩa, nêu chân lí khách quan. Nguyễn Trãi đưa ra những chứng minh đầy tính thuyết phục về sức mạnh của nhân nghĩa, của chân lí, nói chung lại là sức mạnh của chính nghĩa

👉Câu 6 (trang 69, SGK Ngữ văn 8, tập 2): Thử khái quát trình tự lập luận của đoạn trích Nước Đại Việt ta bằng một sơ đồ.

Đáp án:

Sơ đồ
Sơ đồ khái quát trình tự lập luận

Đọc thêm tác phẩm 🌿 Bạch Đằng Hải Khẩu 🌿 Nội Dung, Nghệ Thuật 

Giáo Án Nước Đại Việt Ta

Nếu bạn là giáo viên Ngữ văn thì nhất định không nên bỏ qua gợi ý giáo án bài Nước Đại Việt ta sau đây.

I. Mục tiêu bài học

1. Kiến thức

  • Học sinh hiểu sơ giản về thể cáo, hoàn cảnh lịch sử liên quan đến sự ra đời của bài Bình Ngô đại cáo.
  • Hiểu được nội dung tư tưởng tiến bộ của Nguyễn Trãi về đất nước, dân tộc.
  • Hiểu được đặc điểm văn chính luận của Bình ngô đại cáo ở một đoạn trích.

2. Kĩ năng: Rèn kỹ năng đọc- hiểu một văn bản theo thể cáo. Nhận ra đặc điểm của kiểu văn nghị luận trung đại ở thể cáo.

3. Thái độ: Giáo dục cho học sinh lòng yêu nước căm thù giặc,trân trọng những trang sử vẻ vang của dân tộc .

II. Chuẩn bị tài liệu

1. Giáo viên: Soạn bài, nghiên cứu bài, nghiên cứu bài, đọc tài liệu tham khảo, tài liệu chuẩn kiến thức kĩ năng.

2. Học sinh: Chuẩn bị bài, học bài cũ, sgk,nháp, vở ghi…

III. Tiến trình tổ chức dạy học

1. Ổn định tổ chức: Sĩ số

2. Kiểm tra

H: Phân tích thái độ phê phán những hành động sai của TQT đối với tướng lĩnh dưới quyền? Những hành động nên làm mà ông phân tích cho họ là gì?

3. Bài mới

Nguyễn Trãi là nhà yêu nước, anh hùng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới. Các em đã học bài “Côn Sơn Ca” ở lớp 7. Hôm nay chúng ta tìm hiểu tiếp 1 ĐV trong tác phẩm có ý nghĩa trọng đại như một bản tuyên ngôn độc lập đó là bài “Bình Ngô Đại Cáo” của ông qua đoạn trích “Nước Đại Việt ta”.

Hoạt động của GV và HSKiến thức cần đạt
HĐ1.HDHS đọc và tìm hiểu chú thích:
– GV đọc mẫu.
– Yêu cầu HS đọc với giọng trang trọng, hùng hồn, tự hào.
H: Qua phần chú thích, nêu những hiểu biết của em về tác giả?
I. Đọc và tìm hiểu chú thích :
1. Đọc:
2. Chú thích :
a. Tác giả: N/Trãi (1380- 1442)
– Hiệu: ức Trai , cha là Nguyễn Phi Khanh.
– Quê: Chí Linh – Hải Dương.
– Ông tham gia khởi nghĩa Lam Sơn với vai trò rất lớn bên cạnh Lê Lợi → trở thành một nhân vật lịch sử lỗi lạc, toàn tài hiếm có . Nhưng cuối đời ông đã bị giết hại một cách oan khốc và thảm thương vào năm 1442. Đến năm 1464 mới được vua Lê Thánh Tông chiêu tuyết (rửa oan ). Ông là người Việt Nam đầu tiên được UNESCO công nhận là danh nhân văn hoá thế giới.
– Là nhà yêu nước, anh hùng dân tộc.
H: “Bình ngô đại cáo” ra đời trong hoàn cảnh nào? Có ý nghĩa gì?b. T/ phẩm:
– Bình ngô đại cáo do Nguyễn Trãi thừa lệnh Vua Lê Lợi soạn thảo, đc công bố ngày 17 tháng chạp năm Đinh Mùi (1428) sau khi quân ta đại thắng, diệt và làm tan dã 15 vạn viện binh của giặc Minh, buộc Vương Thông phải giảng hoà, chấp nhận rút quân về nước.Bài cáo có ý nghĩa trọng đại của một bản tuyên ngôn độc lập.
– Đoạn trích “ Nước Đại Việt ta” nằm ở phần đầu của bài cáo.
H: Dựa vào chú thích nêu hiểu biết của em về thể cáo?
– Thừa lệnh Lê Lợi, N.Trãi soạn thảo là bài cáo, sau khi quân ta đại thắng, Vương Thông giảng hòa, rút quân về nước.
– GV hướng dẫn HS giải nghĩa từ khó.
– GThích Bình ngô đại cáo: Chu Nguyên Chương khởi nghiệp ở đất Ngô, xưng là Ngô Vương sau trở thành Minh Thành Tổ → Dùng từ Ngô chỉ nhà Minh.
c. Thể cáo:
– Cáo là thể văn nghị luận cổ, thường được vua chúa hoặc thủ lĩnh dùng để trình bày một chủ trương hay công bố một kết quả của sự nghiệp để mọi người cùng biết . Phần nhiều được viết bằng thể văn biền ngẫu, có tính chất hùng biện, lời lẽ đanh thép, lí luận sắc bén , kết cấu chặt chẽ mạch lạc.
d. Từ khó : 1,2,3,4
HĐ2.HDHS đọc hiểu văn bản:
H: VB thuộc thể loại nào?
– BNĐCáo có 4 phần: Luận đề chính nghĩa, lập bản cáo trạng tội ác giặc Minh, P/ ánh cuộc KN Lam Sơn, lời tuyên bố kết thúc , khẳng định nền độc lập.
H: Đoạn trích “Nước Đ/ Việt ta” gồm có mấy ý lớn?Nội dung của từng ý lớn là gì ?
II. Đọc hiểu văn bản:
1. Thể loại :
– Cáo (văn nghị luận TĐ)
2. Bố cục :
– Đoạn trích gồm 2 ý:
+ 2 câu đầu: Nguyên lý nhân nghĩa
+ 8 câu còn lại: Chân lí và sự tồn tại độc lập có chủ quyền của dân tộc Đại việt.
– Gọi HS đọc 2 câu đầu
H: Em hiểu nguyên lí cơ bản mà tác giả nêu lên trong phần đầu bài cáo là nguyên lí nào?
3. phân tích:
a. Nguyên lý nhân nghĩa:“ Việc nhân nghĩa cốt ở yên dânQuân điếu phạt trước lo trừ bạo”- Nguyên lí “nhân nghĩa” là nguyên lí cơ bản làm nền tảng để triển khai toàn bộ nội dung bài cáo.Hướng đến những người cùng khổ, đông đảo nhất trong xã hội để cho họ được yên ổn lầm ăn, sinh sống.
– Muốn yên dân phải diệt giặc ác,đem lại độc lập cho đất nước, thái bình cho dân.
H: Cốt lõi của tư tưởng nhân nghĩa mà Nguyễn Trãi nêu lên là gì?
H: Em hiểu người dân mà tác giả nói đến là ai? Bạo là ai?
– Dân → Đại Việt
– Kẻ bạo ngược → là quân xâm lược nhà Minh
– Cốt lõi tư tưởng nhân nghĩa của NT là “yên dân”; “trừ bạo”.
( Dân → dân Đại việt đang bị xâm lược.
– Yên dân: làm cho dân được hưởng thái bình hạnh phúc. Bạo: quân xâm lược nhà Minh.)
H: Em hiểu nghĩa của hai câu đầu bài cáo là gì?– Việc chiến đấu chống lại quân xâm lược là việc làm nhân nghĩa để yên dân. Muốn yên dân thì phải trừ diệt mọi thế lực tàn bạo.
Tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi có chỗ nào tiếp thu Nho giáo, chỗ nào sáng tạo và phát triển?H: Từ đó em hiểu gì về tính chất của cuộc kháng chiến chống giặc Minh??
Tư tưởng nhân nghĩa gắn với tư tưởng yêu nước chống xâm lược như thế nào?
– Nguyễn Trãi đem đến nội dung mới, lấy ra từ thực tiễn dân tộc để đưa vào tư tưởng nhân nghĩa. Tư tưởng nhân nghĩa trở thành sợi chỉ đỏ xuyên suốt lịch sử Việt Nam, đòi nào cũng có anh hùng hào kiệt.
⇒ Kháng chiến chống quân Minh là việc làm chính nghĩa hợp với lòng dân → Thân dân, tiến bộ.
– Ta chống xâm lược là thực hành nhân nghĩa, chính nghĩa, giặc xâm lược cướp nước là bạo ngược phi nghĩa.
– Tóm lại:
Nhân nghĩa – yên dân – trừ bạo – chống ngoại xâm – bảo vệ đất nước và nhân dân là nguyên lí gốc, là tiền đề, là cơ sở lí luận, nguyên nhân thắng lợi của nghĩa quân Lam Sơn trong kháng chiến chống quân Minh, là điểm tựa linh hồn bài Bình Ngô đại cáo.
– Gọi HS đọc đoạn 2
– Đọc ” Như nước Đại Việt … cũng có”
– Đọc lại Sông núi nước Nam.
Em thấy tác giả quan niệm về Tổ quốc và độc lập dân tộc triều đại trước như thế nào?
Ở Nguyễn Trãi có gì tiến bộ hơn? Điều đó chứng tỏ điều gì?
(Quan niệm TQ phong phú hơn, sâu sắc hơn).
H: Tác giả khẳng định chủ quyến độc lập dân tộc ta dựa vào những yếu tố nào?
– Nền văn hiến lâu đời
– Núi sông bờ cõi đã chia
– Phong tục B-N khác
– Từ Triệu, Đinh, Lí, Trần …..
H: Có ý kiến cho rằng : bài cáo là sự tiếp nối và phát triển ý thức dân tộc ở bài thơ sông núi nước Nam, Theo em những yếu tố nào đã được nói tới trong bài “Sông núi nước Nam”, những yếu tố noà mới được bổ sung trong “Nước Đại Việt ta”? → mỗi bên xưng đế 1 phương (đế và vương đều là vua) → KĐ Đại Việt có chủ quyền ngang hàng với phương Bắc)
b. Chân lí về sự tồn tại độc lập có chủ quyền của dân tộc Đại Việt:
– Bốn thế kỉ trước ” Nam … hà ” được coi là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của dân tộc Đại Việt có lãnh thổ riêng, hoàng đế riêng theo sách trời.
-Nguyễn Trãi dựa vào văn hiến, phong tục, tập quán, truyền thống lịch sử (so sánh từng triều đại đối lập) có hoàng đế riêng, không còn dựa vào thần linh mà dựa vào lịch sử.
– Nền văn hiến lâu đời
– Núi sông bờ cõi đã chia
– Phong tục B-N khác
– Lịch sử riêng, triều đại riêng (Triệu, Đinh, Lí, Trần – độc lập cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên…)
– Bài “ Sông núi nước Nam” → K/ đ 2 yếu tố lãnh thổ và chủ quyền “Nam quốc sơn hà Nam đế cư
Tiệt nhiên định phận tại thiên thư”
– Bài “Nước Đại Việt ta” → ba yếu tố nữa được bổ sung: Nền văn hiến, phong tục tập quán và lịch sử.
H: Vậy ở bài cáo này tác giả đã thể hiện ý thức dân tộc như thế nào?
Tác giả so sánh các triều đại phong kiến nước ta với các triều đại phong kiến Trung Quốc như thế nào?
Cách so sánh ấy có dụng ý gì? (Ta ngang hàng với phong kiến phương Bắc).
Thể hiện tư tưởng gì ? (Lòng tự hào dân tộc)
H: Tác giả sử dụng nghệ thuật gì?
– Đọc tiếp ” Vậy nên…còn ghi”.
H:Tác giả dẫn ra những sự kiện lịch sử trên nhằm mục đích gì?(Minh chứng hùng hồn có sứ thuyết phục).
H: Em hiểu như thế nào về giá trị của bài cáo ?
H: Em hiểu gì về giọng điệu lời cáo, Cách trình bày câu văn câu văn?
– Tư tưởng tự hào dân tộc: Đất nước có truyền thống văn hiến lâu đời, có chủ quyền dân tộc, ngang hàng với phong kiến phương Bắc.
– Ta ngang hàng với TQ về trình độ chính trị, tổ chức, quản lí quốc gia.
– Nghệ thuật: dùng hình ảnh đối lập.
– Để chứng minh cho tính chất hiển nhiên, tác giả dựa vào sự thật lịch sử để chứng minh:
Lưu Cung tham công nên thất bại
Triệu Tiết thích lớn phải tiêu vong
Cửa Hàm Tử …
Sông Bạch Đằng …
→ Dẫn chứng cụ thể sinh động, giọng châm biếm,khinh bỉ khảng định sự thất bại của phong kiến TQ khi chúng tham lam, bành trướng, bá quyền, đi ngược lại chân lí hiển nhiên, thì chuốc lấy bại vong.
→ Khẳng định chủ quyền độc lập của nước ta.Tự hào về truyền thống đấu tranh vẻ vang của dân tộc.
⇒ Bài cáo vừa thể hiện chân lí về sự tồn tại độc lập dân tộc vừa phát huy niềm tự hào dân tộc đã trở thành truyền thống của thế hệ đi trước.
H: Tác giả đã sử dụng các biện pháp nghệ thuật nào để tạo nên sức thuyết phục của bài cáo?c. Những đặc sắc nghệ thuật:
– Câu văn biền ngẫu đối xứng song song; lời văn đanh thép.
– Tác giả sử dụng từ ngữ có tính chất hiển nhiên, vốn có, lâu đời của nước Đại Việt độc lập: “ từ trước”; “ vốn xưng” ; “ đã lâu”; “ đã chia”; “ cũng khác”. phép so sánh ngang bằng ta với TQ về chính trị,tổ chức chế độ, quản lí quốc gia
– Phép liệt kê:Hán -Đường- Tống -Nguyên ; Triệu- Đinh – Lý – Trần…
– Từ đối lập: Mạnh – yếu từng lúc khác nhau… Nổi bật chiến công của ta và thất bại của địch.
H: Để làm sáng tỏ sức mạnh của nguyên lí nhân nghĩa và sức mạnh của chân lí dân tộc tác giả đã chứng minh bằng thực tiễn như thế nào?
H: Qua tìm hiểu bài cáo hình tượng người anh hùng dân tộc NT hiện lên như thế nào?
– Nêu chân lí khách quan,sức mạnh của chính nghĩa: Lưu Cung thất bại; Triệu Tiết tiêu vong; Toa Đô, Mã Ô kẻ bị bắt , người bị giết “ chứng cớ còn ghi” → chứng minh cho sức mạnh của chính nghĩa.Lí lẽ và dẫn chứng đó đã tạo nên sức thuyết phục của bài cáo.
→ Người anh hùng mang tư tưởng nhân nghĩa ,tiến bộ. Giàu tình cảm và ý thức dân tộc.Giàu lòng tự hào dân tộc ,yêu nước thương dân.
HĐ3.HDHS tổng kết:
H: Hãy khái quát trình tự lập luận của bài cáo bằng một sơ đồ?
GV hướng dẫn HS lập sơ đồ.
– Hs thảo luận làm theo nhóm, đại diện trình bày.
– Gv nhận xét, sửa chữa.
H: Nêu giá trị nội dung và nghệ thuật?
H: Từ chân lí về tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi em liên hệ với đất nước Việt Nam hôm nay ?H: Bài học về tư tưởng nhân nghĩa của NT được em vận dụng vào cuôc sống như thế nào? Tình cảm gì được bồi dưỡng trong em sau khi học bài cáo?
III. Tổng kết:
a. Nội dung:
– Nước ta có độc lập chủ quyền trên có vua, dưới có dân, có đạo lí dân tộc không chịu khuất phục trước kẻ thù có bề dày lịch sử đấu tranh bảo vệ đất nước, độc lập dân tộc trên tư tưởng nhân nghĩa vì dân.
b. Nghệ thuật:
– Giàu chứng cứ lịch sử, cảm xúc tự hào, giọng hùng hồn, lời văn biền ngẫu nhịp nhàng ngân vang.
* Ghi nhớ: SGK/69

4. Củng cố, luyện tập

H: Nêu giá trị nội dung và nghệ thuật, tư tưởng nhân nghĩa của bài cáo?

5. Hướng dẫn học ở nhà

Học bài cũ, chuẩn bị: “Hành động nói ( tiếp)

Chia sẻ thêm 🌿Bài Thơ Đi Đường [Tẩu Lộ] 🌿 Nội Dung, Nghệ Thuật, Phân Tích

Sơ Đồ Tư Duy Nước Đại Việt Ta

Tổng hợp một số sơ đồ tư duy bài Nước Đại Việt ta cho những bạn đang tìm kiếm.

Sơ Đồ Tư Duy Nước Đại Việt Ta
Sơ Đồ Tư Duy Nước Đại Việt Ta
Sơ Đồ Tư Duy Nước Đại Việt Ta Đơn Giản
Sơ Đồ Tư Duy Nước Đại Việt Ta Đơn Giản
Sơ Đồ Tư Duy Nước Đại Việt Ta Chi Tiết
Sơ Đồ Tư Duy Nước Đại Việt Ta Chi Tiết
Sơ Đồ Tư Duy Nước Đại Việt Ta Dễ Nhớ
Sơ Đồ Tư Duy Nước Đại Việt Ta Dễ Nhớ
Sơ Đồ Tư Duy Nước Đại Việt Ta Dễ Hiểu
Sơ Đồ Tư Duy Nước Đại Việt Ta Dễ Hiểu

5 Mẫu Phân Tích Bài Thơ Nước Đại Việt Ta Hay Nhất

Gửi đến bạn 5 mẫu phân tích bài thơ Nước Đại Việt ta hay nhất không nên bỏ lỡ.

Mẫu Phân Tích Bài Thơ Nước Đại Việt Ta Hay – Mẫu 1

“Bình Ngô đại cáo” được Nguyễn Trãi thừa lệnh Lê Thái Tổ soạn thảo, được công bố vào đầu năm 1428. Tác phẩm là một bài cáo có ý nghĩa trọng đại của một bản tuyên ngôn độc lập. Đoạn trích “Nước Đại Việt ta” đã nêu lên một Tuyên ngôn mang ý nghĩa lịch sử vô cùng quan trọng, khẳng định nước ta là một nước có nền văn hiến lâu đời, có lãnh thổ, phong tục, chủ quyền, và kẻ xâm lược và phản nhân nghĩa, nhất định sẽ phải chuốc lấy thất bại.

Mở đầu đoạn trích, cũng chính là phần mở đầu của bài “Bình Ngô đại cáo”, có nghĩa nó cũng là nêu tiền đề cho toàn bài. Khi nêu tiền đề, tác giả đã góp phần khẳng định những chân lí không bao giờ thay đổi:

“Từng nghe
Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân,
Quân điếu phạt trước lo trừ bạo”

Nguyễn Trãi đã nêu lên cốt lõi tư tưởng nhân nghĩa, đó chính là “cốt ở yên dân”, nghĩa là dân là trên hết. Cuộc sống của người dân thái bình thịnh trị, no đủ chính là việc quan trọng nhất. “Nhân nghĩa” vốn được hiểu là khái niệm đạo đức của Nho giáo, đó chính là đạo lý, là cách ứng xử chuẩn mực, bày tỏ tính thương yêu giữa con người với con người.

Nguyễn Trãi đã tiếp thu tư tưởng này, luôn hướng đến lợi ích của nhân dân, đó là lấy dân làm gốc. Một chí lớn của kẻ sĩ ở đời, là phải đem lại được cuộc sống yên ổn cho nhân dân, đó là việc nhân nghĩa nhất. Và xuất phát từ tình yêu với nhân dân, thì đánh kẻ có tội, kẻ gây ra lầm than cho nhân dân sẽ bị đánh dẹp. Kẻ bạo ngược mà tác giả muốn nói tới ở đây chính là quân Minh xâm lược.

Để khẳng định chủ quyền độc lập dân tộc, tác giả đã dựa vào rất nhiều yếu tố, đó chính là những dẫn chứng hùng hồn và chặt chẽ nhất:

“Như nước Đại Việt ta từ trước
Vốn xưng nền văn hiến đã lâu,
Núi sông bờ cõi đã chia,
Phong tục Bắc Nam cũng khác.
Từ Triệu, Đinh, Lí, Trần bao đời xây nền độc lập,
Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên, mỗi bên xưng đế một phương”

Tác giả đã nêu ra dẫn chứng Nước ta là một nước có nền văn hiến từ rất lâu đời, “núi sông bờ cõi đã chia/phong tục Bắc Nam cũng khác” chính là chỉ ra việc rạch ròi về lãnh thổ giữa Trung Quốc và nước ta. Mỗi nước có lãnh thổ riêng, cho nên phong tục cũng sẽ khác nhau, có chủ quyền rõ ràng.

Nước ta có truyền thống lịch sử lâu đời, văn hóa mang bản sắc Đại Việt. Tác giả nêu tên các triều đại trước đây của ta, và song hành cùng đó, ngang hàng với các triều đại phong kiến phương Bắc, điều đó ám chỉ mỗi nước có lãnh thổ riêng, không ai xâm phạm đến ai. Tác giả còn nêu lên truyền thống đánh giặc ngoại xâm anh hùng của dân tộc ta”

Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau
Song hào kiệt đời nào cũng có”

Đó chính là niềm tự hào dân tộc, tự hào về truyền thống đấu tranh chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta. Cho nên, tác giả đã nêu lên một khí chất anh hùng của cả dân tộc, cũng như một lời cảnh báo đến quân thù, luôn mang âm mưu thôn tính nước ta:

Vậy nên
Lưu Cung tham công nên thất bại;
Triệu Tiết chí lớn phải vong thân;
Cửa Hàm tử bắt sống Toa Đô
Sông Bạch Đằng giết tươi Ô Mã
Việc xưa xem xét.
Chứng cớ còn ghi”

Tác giả đã nêu lên các danh tướng của các triều đại Trung Quốc, khi mang quân sang xâm lược nước ta đều bị đánh bại một cách thảm hại, đơn giản vì đó là hành động phi nghĩa, trái với Sách trời, cho nên ắt phải chuốc lấy thất bại. Tác giả đã nêu lên chân lí: kẻ có âm mưu xâm lược nước khác, và đem quân xâm lược nước khác, chính là kẻ phản nhân nghĩa, chắc chắn sẽ chuốc lấy thất bại.

Sức thuyết phục của văn chính luận Nguyễn Trãi chính là ở chỗ kết hợp giữa lí lẽ và thực tiễn. Qua đoạn trích trên, ta càng thấy được Nguyễn Trãi đã lập luận một cách chặt chẽ và chứng cứ hùng hồn, nêu lên được hào khí dân tộc, khẳng định chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ nước Đại Việt ta.

Mẫu Phân Tích Bài Thơ Nước Đại Việt Ta Hay Đặc Sắc – Mẫu 2

Nguyễn Trãi sống trong một thời đại đầy biến động: nhà Trần suy vi, Hồ Quý Ly lập nghiệp chưa được bao lâu thì giặc Minh xâm lược. Cha bị bắt, Nguyễn Trãi muốn làm tròn đạo hiếu nhưng nghe lời cha dặn đã quay về báo thù cho nước, rửa nhục cho cha. Bị giam lỏng ở thành Đông Quan, Nguyễn Trãi bỏ trốn tìm đến cuộc khởi nghĩa Lam Sơn của Lê Lợi dâng Bình Ngô sách. Từ đó, Nguyễn Trãi trở thành quân sư đắc lực của Lê Lợi, đưa cuộc kháng chiến mười năm chống quân Minh giành thắng lợi.

Mùa xuân năm 1428, Nguyễn Trãi thay Lê Lợi viết Bình Ngô đại cáo – một áng Thiên cổ hùng văn tuyên cáo độc lập dân tộc. Đoạn trích Nước Đại Việt ta thuộc phần đầu của bài cáo, là đoạn trích có vị trí quan trọng – làm tiền đề cho bài cáo.

Đoạn trích Nước Đại Việt ta có ý nghĩa như một lời tuyên bố hùng hồn về chủ quyền độc lập. Hai nội dung chính của đoạn trích là nguyên lý nhân nghĩa và chân lí về chủ quyền dân tộc thiêng liêng của dân tộc Đại Việt.

Mở đầu đoạn trích, tác giả viết:

“Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân
Quân điếu phạt trước lo trừ bạo.”

Có thể coi hai câu thơ này là cốt lõi tư tưởng của Nguyễn Trãi nói riêng và của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn nói chung.

Nhân là quan niệm đạo đức có từ lâu đời mà ý nghĩa ban đầu của nó chỉ bó hẹp trong sự tương thân, tương ái giữa người với người. Chữ nhân trong chính sách cai trị của vua biểu hiện ở khuynh hướng coi trọng dân chúng, lấy dân làm gốc: Dân vi quý, xã tắc thứ chi, quân vi khinh. Nhân nghĩa trong đạo lí được mở rộng thành lòng thương người và những việc tốt đẹp nên làm.

Nguyên lí nhân nghĩa là nền tảng cơ bản để Nguyễn Trãi triển khai nội dung bài Bình Ngô đại cáo. Tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi biểu hiện cụ thể qua hành động yên dân, trừ bạo. Yên dân là vỗ về, an ủi, làm cho dân chúng được hưởng cuộc sống ấm no, thái bình. Muốn yên dân thì phải trừ bạo, tức là tiêu diệt mọi thế lực bạo tàn làm khổ dân.

Đặt trong hoàn cảnh lịch sử Nguyễn Trãi viết Bình Ngô đại cáo thì dân mà tác giả nói tới là người dân Đại Việt phải chịu cảnh đau thương, tang tóc dưới ách thống trị của quân xâm lược; còn kẻ bạo tàn chính là giặc Minh mà tác giả gọi một cách khinh bỉ là quân cuồng Minh.

Với Nguyễn Trãi việc nhân nghĩa gắn liền với hành động cứu nước, cứu dân. Nội dung nhân nghĩa không còn bó hẹp trong phạm vi quan hệ giữa người với người như trong quan niệm của Nho giáo mà nó đã liên quan tới vận mệnh của dân tộc, giữa mối quan hệ giữa dân tộc với dân tộc. Đây là sự phát triển cao độ của tư tưởng nhân nghĩa ở Nguyễn Trãi.

Sau khi nêu cao tư tưởng nhân nghĩa, Nguyễn Trãi đã khẳng định chân lí bất di bất dịch về chủ quyền độc lập của quốc gia Đại Việt trong tám câu tiếp theo:

“Như nước Đại Việt ta từ trước,
Vốn xưng nền văn hiến đã lâu,
Núi sông bờ cõi đã chia,
Phong tục Bắc Nam cũng khác.
Từ Triệu, Đinh, Lí, Trần bao đời xây nền độc lập,
Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên hùng cứ một phương,
Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau,
Song hào kiệt đời nào cũng có.”

Tác giả đã đưa ra những yếu tố căn bản để xác định chủ quyền độc lập của dân tộc Đại Việt. Đó là nền văn hiến lâu đời, cương vực lãnh thổ rõ ràng, phong tục tập quán, lịch sử riêng, chế độ riêng. Văn hiến nghĩa là gốc dùng để chỉ sách vở, chỉ người hiền tài; nghĩa khái quát là nền văn hóa, văn minh của một quốc gia, dân tộc.

Dựa trên những yếu tố này, Nguyễn Trãi đã nêu lên một quan niệm đầy đủ được người đời sau đánh giá là kết tinh học thuyết về quốc gia, dân tộc.

So với thời Lí, học thuyết đó phát triển cao hơn bởi tính toàn diện và sâu sắc của nó. Quan niệm về quốc gia, dân tộc trong Nam quốc sơn hà được xác định chủ yếu qua hai yếu tố: lãnh thổ và chủ quyền. Đến Bình Ngô đại cáo, thêm ba yếu tố nữa được bổ sung: văn hiến, phong tục tập quán và lịch sử. Ông khẳng định mạnh mẽ điều mà kẻ xâm lược phương Bắc luôn tìm cách phủ định là nước Nam không có nền văn hiến.

Mẫu Phân Tích Bài Thơ Nước Đại Việt Ta Chọn Lọc – Mẫu 3

Nguyễn Trãi là một vị anh hùng dân tộc, một nhà văn hóa kiệt xuất, nhân vật toàn tài số một của lịch sử Việt Nam thời phong kiến. Nguyễn Trãi đã từng thay Lê Lợi viết “Bình Ngô đại cáo” – một áng thiên cổ hùng văn tuyên cáo độc lập dân tộc. Đoạn trích “Nước Đại Việt ta” thuộc phần đầu của bài cáo, là đoạn trích có vị trí quan trọng – làm tiền đề cho bài cáo.

Năm 1428, cuộc kháng chiến chống quân Minh thắng lợi, Nguyễn Trãi thay Lê Lợi viết bài cáo công bố trước toàn dân Bình Ngô đã thắng lợi. Đoạn trích “Nước Đại Việt ta” có ý nghĩa như một lời tuyên bố hùng hồn về chủ quyền độc lập nêu lên nguyên lý nhân nghĩa và chân lí về chủ quyền dân tộc thiêng liêng của dân tộc Đại Việt.

Ở hai câu đầu tác giả đưa ra quan niệm “nhân nghĩa” theo Nho giáo:

“Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân
Quân điếu phạt trước lo trừ bạo”

Theo Nho giáo, “nhân” là lòng thương người, “nghĩa” là hành động hợp lẽ phải, biết làm điều thiện. Nhưng cốt lõi tư tưởng “nhân nghĩa” của Nguyễn Trãi là “yên dân”, hành động nhân nghĩa là “trừ bạo”. “Yên dân” là làm cho dân được sống yên ổn, thái bình. “Trừ bạo là diệt thế lực bạo tàn. Trong hoàn cảnh đất nước lúc bấy giờ, “dân” là con dân nước Đại Việt, “bạo” là quân Minh bạo tàn, “quân điếu phạt” nghĩa là quân Lam Sơn.

Như vậy, với Nguyễn Trãi “nhân nghĩa” là yêu nước, chống quân xâm lược Nhưng “nhân nghĩa” không chỉ bó hẹp trong mối quan hệ giữa người với người mà còn là quan hệ giữa dân tộc và dân tộc. Đây chính là sự phát triển trong tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi so với nho giáo. Cách mở đề rất cô đọng, ngắn gọn như một câu tục ngữ, một mệnh đề triết học đã nêu bật được ý nghĩa giặc Minh xâm lược nước ta là trái nhân nghĩa, ta đứng lên chống giặc Minh là thuận nhân nghĩa, ta thắng giặc Minh là tất yếu.

Sau khi nêu nguyên lí nhân nghĩa, Nguyễn Trãi đã khẳng định về sự tồn tại độc lập chủ quyền của dân tộc:

“Như nước Đại Việt ta từ trước,
Vốn xưng nền văn hiến đã lâu,
Núi sông bờ cõi đã chia,
Phong tục Bắc Nam cũng khác.
Từ Triệu, Đinh, Lí, Trần bao đời xây nền độc lập,
Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên hùng cứ một phương,
Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau,
Song hào kiệt đời nào cũng có.”

Nguyễn Trãi đưa ra những yếu tố căn bản để xác định chủ quyền: quốc hiệu, nền văn hiến, lãnh thổ, phong tục tập quán, lịch sử, nhân tài hào kiệt,… Tác giả đưa yếu tố “văn hiến” lên đầu bởi phong kiến phương Bắc luôn tìm cách phủ nhận nền văn hiến của ta, từ đó phủ nhận tư cách độc lập của ta. Nhưng dân tộc ta vẫn giữ vững bản sắc riêng cho dù nền phong kiến có thay đổi, lịch sử có lúc thăng lúc trầm nhưng văn hiến, phong tục tập quán, nhân tài hào kiệt không bao giờ thay đổi.

Bên cạnh đó, Nguyễn Trãi còn thể hiện niềm tự hào dân tộc qua từ “đế”. Phong kiến phương Bắc chỉ nước ta là một nước chư hầu, chỉ phong vương cho ta nhưng cách xưng “đế” khẳng định rằng Đại Việt có chủ quyền, ngang hàng với phương Bắc. Để tăng sức thuyết phục, tác giả đã sử dụng những từ ngữ mang tính hiển nhiên, vốn có: “đã lâu, đã chia, cũng khác, cũng có”. Như vậy, nước Đại Việt đã có lịch sử lâu đời và có chiều sâu văn hiến.

Để làm sáng tỏ sức mạnh nhân nghĩa và chân lý về chủ quyền độc lập dân tộc, Nguyễn Trãi đưa ra những dẫn chứng trong lịch sử:

“Vậy nên:
Lưu Cung tham công nên thất bại,
Triệu Tiết thích lớn phải tiêu vong,
Cửa Hàm Tử bắt sống Toa Đô,
Sông Bạch Đằng giết tươi Ô Mã”

Hai chữ “vậy nên” đã diễn đạt một quan hệ nhân quả: kẻ nào xâm phạm đến chính nghĩa sẽ chuốc lấy thất bại. Các dẫn chứng được nêu trong trình tự thời gian, từ Lưu Cung – vua Nam Hán đến Triệu Tiết – tướng nhà Tống đến Toa Đô, Ô Mã Nhi – tướng nhà Nguyên. Cách nêu dẫn chứng linh hoạt, có khi nhấn mạnh thất bại quân giặc, có khi ca ngợi chiến thắng của ta. Lời khẳng định: “Việc xưa xem xét / Chứng cứ còn ghi” một lần nữa nhấn mạnh sức mạnh chính nghĩa là chân lý về độc lập dân tộc không gì thay đổi được.

Bài cáo với lập luận chặt chẽ, kết hợp hài hòa giữa lý trí và tình cảm, lời lẽ và thực tiễn, giọng văn hùng hồn. Đoạn trích mở đầu bài “Bình Ngô đại cáo” sáng ngời chính nghĩa được viết bởi trí tuệ sắc sảo của một trái tim yêu nước thương dân. Đoạn văn đã khẳng định tư tưởng nhân nghĩa, lòng tự hào về lịch sử dân tộc của người anh hùng Nguyễn Trãi.

Đoạn văn mở đầu bài “Bình Ngô đại cáo” ngắn gọn, cô đọng, súc tích, là điểm tựa, là nền móng lí luận cho toàn bài. Đoạn văn vừa là lời nghiêm khắc răn dạy vừa mang chiều sâu thấm thía tư tưởng nhân nghĩa cốt lõi của đạo làm người.

Mẫu Phân Tích Bài Thơ Nước Đại Việt Ta Tiêu Biểu – Mẫu 4

Nguyễn Trãi là một nhân vật lịch sử lỗi lạc, không chỉ có tài quân sự mà ông còn là một nhà thơ, nhà văn lớn. Ông để lại sáng tác đồ sộ trên cả hai mảng sáng tác chữ Hán và chữ Nôm. Các tác phẩm thơ cũng như văn chính luận của ông đều đạt đến độ xuất sắc. Trong sự nghiệp văn học đồ sộ của Nguyễn Trãi ta không thể không nhắc đến Bình ngô đại cáo. Đoạn trích Nước Đại Việt ta là phần đầu của bài cáo này, đã phần nào cho thấy tài năng của Ức Trai.

Bình Ngô đại cáo ra đời trong hoàn cảnh đất nước ta đã dẹp yên giặc Minh. Nguyễn Trãi thừa lệnh Lê Lợi, soạn bài đại cáo tổng kết hành trình mười lăm năm chống Minh xâm lược đầy gian khổ mà hào hùng của nhân dân ta. Tác phẩm là áng thiên cổ hùng văn, là bản anh hùng ca hào sảng của cả dân tộc, khẳng định tính chất chính nghĩa của cuộc kháng chiến và mở ra một kỉ nguyên mới cho dân tộc.

Đoạn trích Nước Đại Việt ta nằm ở phần đầu của bài cáo, nên lên luận đề nhân nghĩa đồng thời khẳng định chủ quyền vốn có của dân tộc Đại Việt. Mở đầu tác phẩm, Nguyễn Trãi nên lên luận đề nhân nghĩa, đây chính là sợi chỉ đỏ xuyên suốt toàn bộ văn bản:

Từng nghe: Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân
Quân điếu phạt trước lo trừ bạo.

Đối với Nguyễn Trãi, nhân nghĩa chính là làm cho nhân dân có cuộc sống được yên ổn, hạnh phúc, và để làm được điều đó cần phải diệt giặc tàn bạo. Trong bối cảnh nước ta lúc bấy giờ, trừ bạo ở đây chính là đánh tan quân Minh. Hai mặt này gắn bó chặt chẽ, khăng khít với nhau, không trừ được bạo ngược chắc chắn sẽ không thể đem đến cuộc sống yên ổn cho nhân dân.

Đây chính là nguyên lí cơ bản, làm cơ sở để Nguyễn Trãi triển khai toàn bộ luận đề phía sau. Sau khi nêu lên luận đề nhân nghĩa, Nguyễn Trãi đã đưa ra những dẫn chứng, chân lí về sự tồn tại độc lập của dân tộc ta:

Như nước Đại Việt ta từ trước
Vốn xưng nên văn hiến đã lâu

….

Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau
Song hào kiệt đời nào cũng có

Các yếu tố được Nguyễn Trãi đưa ra để khẳng định chủ quyền dân tộc hết sức đa dạng và có chiều sâu. Nếu như ở bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên Nam quốc sơn hà, mới chỉ dừng lại khẳng định trên hai phương diện là chủ quyền và lãnh thổ, thì đến đây Nguyễn Trãi đã đưa thêm các yêu tố khác: phong tục, tập quán, lịch sử và chế độ riêng. Những yếu tố được bổ sung thuộc về chiều sâu văn hóa mà phải mất hàng nghìn năm bồi đắp và sang lọc mới có được.

Với những yếu tố đó, Nguyễn Trãi đã hoàn chỉnh quan niệm về quốc gia, dân tộc, đây là một bước chuyển mình lớn, sâu sắc hơn so với bản tuyên ngôn trước đó. Qua đây, ta thấy được nhận thức sâu sắc, đúng đắn của Nguyễn Trãi đối với vấn đề chủ quyền của nước nhà.

Trong đoạn thơ trên, bản tuyên ngôn có sức thuyết phục rất lớn đối với người đọc khi Nguyễn Trãi đã sử dụng linh hoạt các từ ngữ mang tính chất hiển nhiên, sẵn có: từ nghe, vốn xưng, đã lâu, đã chia,… để khẳng định sự tồn tại độc lập của đất nước. Ông còn sư dụng linh hoạt biện pháp so sánh, so sánh các triều đại của ta với các triều đại Trung Quốc.

Ngoài ra còn kết hợp với giọng văn đanh thép, dõng dạc càng khẳng định hơn nữa ý thức về độc lập, chủ quyền của dân tộc. Đoạn thơ cuối nêu lên sự thất bại thảm hại của kẻ thù khi sang xâm lược nước ta. Đó là Lưu Công, Triệt Tiết,… những kẻ nghịch lỗ, lai xâm phạm Đại Việt đều phải chịu kết cục hết sức bi thảm. Hai câu thơ cuối ngắn gọn, súc tích nhưng lại có sức nặng lơn, một lần nữa khẳng định chân lí tồn tại độc lập của dân tộc ta.

Với trình tự lập luận chặt chẽ, giọng văn đanh thép, sắc sảo, Nước Đại Việt ta xứng đáng là áng văn chính luận, bản tuyên ngôn độc lập của dân tộc. Đằng sau giọng văn hùng hồn, dẫn chứng chân thực là một lòng yêu nước nồng nàn, lòng tự hào, tự tôn dân tộc sâu sắc của Nguyễn Trãi.

Mẫu Phân Tích Bài Thơ Nước Đại Việt Ta Hay Sâu Sắc – Mẫu 5

Trong lịch sử văn học dân tộc, áng thiên cổ hùng văn “Bình Ngô đại cáo” của Nguyễn Trãi được coi là bản tuyên ngôn độc lập thứ hai. Đó là áng văn tràn đầy lòng tự hào dân tộc. Chỉ qua đoạn trích “Nước Đại Việt ta” (Sách giáo khoa Ngữ văn 8 tập 2) ta đã thấy rõ điều đó.

“Bình Ngô đại cáo” ra đời sau khi Lê Lợi cùng nghĩa quân Lam Sơn đánh tan bè lũ xâm lược nhà Minh. Bài cáo ra đời bố cáo với toàn thiên hạ chiến thắng của dân tộc, khẳng định nền độc lập tự chủ của nước nhà đồng thời cảnh tỉnh ý thức của binh lính nhà Minh về cuộc chiến tranh phi nghĩa xâm lược nước ta.

Văn bản Nước Đại Việt ta là phần mở đầu của bài cáo. Tuy ngắn gọn nhưng đoạn trích nêu lên những tiền đề cơ bản, làm nổi bật những quan điểm tích cực, có ý nghĩa then chốt đối với nội dung của toàn bài. Những tiền đề đó là chân lí về nhân nghĩa và chân lí về sự tồn tại độc lập có chủ quyền của dân tộc Đại Việt.

Văn bản được mở đầu bằng những lời văn đầy nhân nghĩa:

“Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân
Quân điếu phạt trước lo trừ bạo”

Cốt lõi tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi là “yên dân”, “trừ bạo”. Yên dân là làm cho dân được hưởng thái bình, hạnh phúc. Mà muốn yên dân thì trước hết phải diệt trừ bọn tàn bạo. Người dân mà tác giả nói đến ở đây là những người dân Đại Việt đang phải chịu bao đau khổ dưới ách thống trị của giặc Minh. Như vậy khái niệm nhân nghĩa của Nguyễn Trãi gắn liền với lòng yêu nước, gắn liền với quốc gia, dân tộc. Những kẻ bạo ngược mà tác giả nói đến ở đây không phải ai khác, đó chính là bọn giặc Minh nói riêng và bè lũ xâm lược nói chung.

Đoạn trích được nối tiếp bằng những dòng văn đầy tự hào:

“Như nước Đại Việt ta từ trước
Vốn xưng nền văn hiến đã lâu
Núi sông bờ cõi đã chia
Phong tục Bắc Nam cũng khác
Từ Triệu Đinh Lí Trần bao đời xây nền độc lập
Cùng Hán Đường Tống Nguyên mỗi bên xưng đế một phương
Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau
Song hào kiệt đời nào cũng có

Để khẳng định chủ quyền độc lập của dân tộc, Nguyễn Trãi đã dựa vào các yếu tố như: nền văn hiến lâu đời, cương vực lãnh thổ, phong tục tập quán, lịch sử riêng, chế độ riêng. Với những yếu tố căn bản này, tác giả đã đưa ra một khái niệm khá hoàn chỉnh về quốc gia, dân tộc.

Sức thuyết phục của văn chính luận Nguyễn Trãi là ở chỗ kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và thực tiễn. Quả đúng như vậy! Người anh hùng Nguyễn Trãi đã tự tin khẳng định truyền thống văn hiến lâu đời của nước Việt ta. Và quả thực chúng ta rất tự hào bởi trên thực tế:

Núi sông bờ cõi đã chia
Phong tục Bắc Nam cũng khác

Nhân dân ta có chủ quyền, có thuần phong mỹ tục riêng làm nên hai phương Bắc – Nam khác biệt. Ta có nền độc lập vững vàng được xây bằng những trang sử vẻ vang. Hùng cứ cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên ở phương Bắc là các triều Triệu, Đinh, Lý, Trần ở phương Nam. Hơn thế nữa, bao đời nay:

Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau
Song hào kiệt đời nào cũng có

So với ý thức về quốc gia dân tộc trong bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của dân tộc – bài thơ “Sông núi nước Nam” – thì ở tác phẩm này của Nguyễn Trãi, ta thấy nó vừa có sự kế thừa lại vừa có sự phát huy và hoàn thiện.

Ý thức về nền độc lập của dân tộc thể hiện trong bài Sông núi nước Nam được xác định ở hai phương diện: lãnh thổ và chủ quyền; còn trong bài: Nước Đại Việt ta, ý thức dân tộc đã phát triển cao, sâu sắc và toàn diện. Ngoài lãnh thổ và chủ quyền, ý thức về độc lập dân tộc còn được mở rộng, bổ sung thành các yếu tố mới: đó là nền văn hiến lâu đời, đó là phong tục tập quán riêng, truyền thống lịch sử anh hùng. Có thể nói, ý thức dân tộc đến thế kỉ XV đã phát triển sâu sắc, toàn diện hơn nhiều so với thế kỉ X.

Trong phần văn bản “Nước Đại Việt ta”, tác giả sử dụng nhiều lớp từ ngữ diễn đạt tính chất hiển nhiên, vốn có lâu đời của nước Đại Việt ta. Các từ như: từ trước, vốn xưng, đã lâu, đã chia, cũng khác,… Bên cạnh đó, biện pháp so sánh kết hợp với liệt kê cũng tạo cho đoạn văn hiệu quả cao trong lập luận (tác giả đặt nước ta ngang hàng với Trung Hoa về nhiều phương diện như: trình độ chính trị, văn hoá,…). Đặc biệt, những câu văn biền ngẫu, chạy song song liên tiếp với nhau cũng giúp cho nội dung nghệ thật và chân lí mà tác giả muốn khẳng định chắc chắn và rõ ràng hơn.

Với tư cách là phần văn bản mở đầu áng thiên cổ hùng văn “Bình Ngô đại cáo” của Nguyễn Trãi, văn bản “nước Đại Việt ta” đã khẳng định lí tưởng yêu nước, thương dân của những nhà lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. Hơn thế, đoạn trích còn khẳng định vị thế dân tộc trên nhiều phương diện, từ đó thể hiện lòng tự hào dân tộc vô bờ của tác giả.

Sưu tầm mẫu phân tích 🔰Bài Thơ Ngắm Trăng [Vọng Nguyệt] 🔰 Nội Dung, Nghệ Thuật, Phân Tích

Viết một bình luận