Thuật Hứng Bài 24 ❤️️ Nội Dung Bài Thơ, Đọc Hiểu, Phân Tích ✅ Bài Thơ Được Sáng Tác Trong Thời Kỳ Nguyễn Trãi Về Sống Ở Côn Sơn.
NỘI DUNG CHÍNH
Hoàn Cảnh Ra Đời Bài Thơ Thuật Hứng 24
Bài thơ Thuật hứng 24 là một bài thơ tự sự của Nguyễn Trãi, thể hiện sự hài lòng và thoải mái với cuộc sống đơn giản và yên bình ở quê nhà. Bài thơ cũng nhấn mạnh đến lòng yêu nước, nhân cách thanh cao và kiên trì với lý tưởng của nhà thơ.
Bài thơ Thuật hứng 24 được Nguyễn Trãi sáng tác khi ông đang trong tù ở địa phận Lạng Sơn, sau khi bị vua Hồ Quý Ly bắt giữ vì ông bày tỏ quan điểm không ủng hộ sự lật đổ triều đình nhà Hậu Lê để thành lập triều đình nhà Hồ. Đây là một thời kỳ khó khăn và bi đát của lịch sử Việt Nam, khi nước nhà bị chia cắt, nội chiến và bị xâm lược bởi quân Minh.
Nguyễn Trãi đã từng là một vị quan trọng góp phần vào công cuộc đánh đuổi quân Minh và giành lại độc lập cho đất nước. Tuy nhiên, sau khi đất nước giành độc lập, ông lại trở thành một vị quan liêm khiết, có lối sống thanh bạch. Nhưng cũng vì sự liêm khiết, thẳng thắn đó mà Nguyễn Trãi thường xuyên bị bọn nịnh thần ghen ghét, đố kị và tìm cách hãm hại.
Sau khi trải qua bao biến cố của cuộc đời, Nguyễn Trãi đã quyết định từ bỏ chốn quan trường mà lui về ở ẩn. Và khi ở ẩn ở núi Côn Sơn, Chí Linh, ông đã có những sáng tác hay, có giá trị, một trong số đó có thể kể đến là bài thơ “Thuật hứng”.
Xem thêm tác phẩm nổi tiếng của Nguyễn Trãi 🌼 Bình Ngô Đại Cáo 🌼 Nội Dung Bài Thơ, Nghệ Thuật, Phân Tích
Nội Dung Bài Thơ Thuật Hứng 24
Bài thơ: Thuật hứng bài 24
Tác giả: Nguyễn Trãi
述興
功名乑特合駆閑,
冷與謳之世議慿。
傉喼越鄽萞夢,
池清發礊秧蓮。
庫收風月苔戈耨,
船阻煙霞裵尾傁。
盃固沒峼忠免孝,
砙庄缺染庄顛。
Thuật hứng bài 24
Công danh đã được hợp về nhàn,
Lành dữ âu chi thế ngợi khen.
Ao cạn vớt bèo cấy muống,
Trì thanh phát cỏ ương sen.
Kho thu phong nguyệt đầy qua nóc,
Thuyền chở yên hà nặng vạy then.
Bui có một lòng trung liễn hiếu,
Mài chăng khuyết, nhuộm chăng đen.
Thohay.vn Tặng Bạn ❤️️ Ngôn Chí Bài 7 ❤️️ Nội Dung Bài Thơ, Đọc Hiểu, Cảm Nhận
Ý Nghĩa Thuật Hứng Bài 24
Bài thơ này là một bài tự sự của Nguyễn Trãi, thể hiện sự hài lòng và thoải mái với cuộc sống đơn giản và yên bình ở quê nhà. Bài thơ cũng nhấn mạnh đến lòng yêu nước, nhân cách thanh cao và kiên trì với lý tưởng của nhà thơ.
Thuật Hứng 24 thể thơ gì ?
Bài thơ Thuật hứng 24 của Nguyễn Trãi có thể thơ thất ngôn xen lục ngôn, bát cú, viết bằng chữ Nôm. Thể thơ này là một thể thơ phổ biến trong thơ cổ truyền của Việt Nam, có cấu trúc gồm 8 câu thơ, mỗi câu có 6 hoặc 7 âm tiết, xen kẽ nhau theo quy luật 6-7-6-7-7-6-7-6 hoặc 7-6-7-6-6-7-6-7.
Thể thơ này có đặc điểm là có vần đồng thanh ở các câu chẵn, và có vần đối ở các câu lẻ. Thể thơ này thường được sử dụng để thể hiện tâm sự, tình cảm, cảm xúc của tác giả một cách tự nhiên, chân thực, sâu sắc.
Xem chùm 👉 Thơ Chữ Hán Của Nguyễn Trãi
Thuật Hứng Bài 24 Đọc Hiểu
Thohay.vn chia sẽ một số đề đọc hiểu bài thuật hứng bài 24 đọc hiểu bên dưới.
☛ Đọc Hiểu Thuật Hứng Bài 24 Đề Số 1
☛ Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản
Trả lời: Phương thức biểu đạt bài Thuật hứng 24: Biểu cảm
☛ Câu 2. Tìm những hình ảnh thiên nhiên được miêu tả trong đoạn văn bản trên
Trả lời: Ao cạn, bèo, muốn, phong nguyệt, yên hà.
☛ Câu 3. Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu thơ:
Ao cạn vớt bèo cấy muống
Đìa thanh phát cỏ ương sen
Trả lời:
Liệt kê “ao cạn, vớt bèo, cấy muốn, phát cỏ, ương sen”
Tác dụng:
Làm tăng sức gợi hình, gợi cảm, tạo nhịp điệu cho câu thơ
Nhấn mạnh về cuộc sống bình dị, nông nhàn của tác giả
Tình yêu thiên nhiên, sự gắn bó với cuộc sống bình dị
☛ Câu 4. Anh/ chị hiểu như thế nào về tấm lòng của Nguyễn Trãi qua hai câu thơ cuối.
Trả lời:
Tấm lòng của Nguyễn Trãi là tấm lòng của một người yêu nước thương dân. Ngay cả khi sống trong cảnh nhàn hạ, gần gũi với thiên nhiên thì ông vẫn không quên mối lo cho dân, cho nước. Tấm lòng của Nguyễn Trãi là tấm lòng yêu nước, thương dân nồng nàn, thiết tha.
Đón đọc thêm 🌿Bảo Kính Cảnh Giới [Nguyễn Trãi] 🌿 Nội Dung, Nghệ Thuật, Phân Tích
☛ Đọc Hiểu Thuật Hứng Bài 24 Đề Số 2
☛ Câu 1: Nêu tên thể thơ của văn bản trên.
Trả lời: Thể thơ: thất ngôn xen lục ngôn
☛ Câu 2. Nêu tên một biện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu luận.
Trả lời: Biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong cặp câu luận: đối, phóng đại…
☛ Câu 3: Hai câu kết cho thấy vẻ đẹp gì của Nguyễn Trãi?
Trả lời: Vẻ đẹp tâm hồn của Nguyễn Trãi thể hiện qua cặp câu kết: tấm lòng trung hiếu/ lòng yêu nước, thương dân/ kiên trì với lí tưởng yêu nước thương dân…
☛ Câu 4. Hai câu đề của bài thơ trên gợi cho em nghĩ đến bài thơ nào trong chương trình Ngữ Văn 10? Chỉ ra một điểm giống nhau giữa hai bài thơ?
Trả lời: Điểm giống nhau giữa 2 bài thơ: đều thể hiện tâm hồn thanh cao, lối sống thanh nhàn, hòa hợp với thiên nhiên,…
Phân tích❤️️ Nước Đại Việt Ta [Nguyễn Trãi] ❤️️ Nội Dung, Nghệ Thuật, Phân Tích
☛ Đọc Hiểu Thuật Hứng Bài 24 Đề Số 3
☛ Câu 1: Bài thơ viết theo thể thơ nào?
A. Thất ngôn bát cú
B. Thất ngôn tứ tuyệt
C. Thất ngôn bát cú Đường luật.
D. Lục bát
Trả lời
C. Thất ngôn bát cú Đường luật.
☛ Câu 2: Ý nào dưới đây đúng khi nói về nghĩa của câu thơ thứ nhất?
A. Hoàn cảnh hiện tại của Nguyễn Trãi thích hợp với việc về nhàn.
B. Nguyễn Trãi vẫn rất khao khát đối với việc lập công danh nhưng thời thế không cho phép, bắt buộc ông phải về nhàn.
C. Đối với Nguyễn Trãi, nếu không còn công danh thì lựa chọn tốt nhất là lui về nhàn.
D. Đối với Nguyễn Trãi, công danh chỉ là tạm bợ, thú nhàn là điều ông luôn hướng tới.
Trả lời
A. Hoàn cảnh hiện tại của Nguyễn Trãi thích hợp với việc về nhàn.
☛ Câu 3: Phép đối được sử dụng trong những câu thơ nào?
A. Hai câu đề
B. Hai câu thực, hai câu luận
C. Hai câu luận, hai câu kết
D. Hai câu kết
Trả lời
B. Hai câu thực, hai câu luận
☛ Câu 4: Nhận xét: “Dường như tác giả đã thu nhận tất cả vẻ đẹp thiên nhiên vào làm tài sản riêng của mình, đúng như mơ ước “Túi thơ chứa hết mọi giang san” Phù hợp với nội dung những câu thơ nào dưới đây?
A. Hai câu đề
B. Hai câu thực
C. Hai câu luận
D. Hai câu kết
Trả lời
C. Hai câu luận
☛ Câu 5: Hai câu thực và hai câu luận có nội dung biểu đạt là gì?
A. Nói về cuộc sống lao động bình dị và khẳng định cuộc sống tinh thần phong phú của Nguyễn Trãi khi về nhàn.
B. Nói về cuộc sống lao động vất vả nhưng đầy đủ vật chất của Nguyễn Trãi khi về nhàn.
C. Nối về cuộc sống lao động thiếu thốn trong hiện tại, đối lập với cuộc sống giàu sang ngày còn làm quan của Nguyễn Trãi.
D. Nói về những công việc lao động lặp lại nhàm chán và ước mơ của Nguyễn Trãi về một cuộc sống phóng túng.
Trả lời
A. Nói về cuộc sống lao động bình dị và khẳng định cuộc sống tinh thần phong phú của Nguyễn Trãi khi về nhàn.
☛ Câu 6: “Về nhàn rồi thì việc tốt xấu đến cũng không sợ người đời khen hay chê nữa” suy nghĩ trên được thể hiện trong câu thơ nào?
A. Lành dữ âu chi thế ngợi khen.
B. Công danh đã được hợp về nhàn,
C. Mài chăng khuyết, nhuộm răng đen
D. Bui có một lòng trung liễn hiếu,
Trả lời
A. Lành dữ âu chi thế ngợi khen.
☛ Câu 7: Ý nào sau đây đúng khi nói về nội dung của câu thơ cuối?
A. Thể hiện lòng hiếu thảo của Nguyễn Trãi đối với cha mẹ.
B. Thể hiện lòng trung thành của Nguyễn Trãi đối với vua.
C. Thể hiện tấm lòng phục tùng vua bất kể đúng sai của Nguyễn Trãi.
D. Thể hiện lòng trung với nước, hiếu với dân của Nguyễn Trãi.
Trả lời
D. Thể hiện lòng trung với nước, hiếu với dân của Nguyễn Trãi.
☛ Câu 8: Nêu nội dung chính của bài thơ trên.
Trả lời:
Bài thơ thể hiện sự lựa chọn của Nguyễn Trãi khi lui về ở ẩn, trở về với cuộc sống hòa mình vào thiên nhiên, với công việc đồng ruộng và rời xa chốn quan trường đầy toan tính.
Tuy vậy, ẩn sâu trong tâm hồn ông vẫn là tấm lòng luôn hướng về dân về nước. Bài thơ ca ngợi tâm hồn thanh cao, trái tim yêu nước thương dân của Nguyễn Trãi.
☛ Câu 9: Nêu những yếu tố của văn học dân gian trong bài thơ.
Trả lời
- Viết về lối sống nhàn, gần gũi với thú vui của người xưa trong ca dao
- Tâm thế an nhàn, ung dung, tự tại của Nguyễn Trãi có nét tương đồng với tâm thế của người bình dân trong ca dao, dân ca.
- Sử dụng hình ảnh, ngôn ngữ dân gian tự nhiên, gần gũi.
→ Những yếu tố tượng trưng, ước lệ của thơ trung đại đã được thay thế bằng những chất liệu gần gũi, ngôn ngữ dân tộc được sử dụng tinh tế, gợi cảm.
☛ Câu 10: Bài thơ trên thể hiện vẻ đẹp gì trong tâm hồn của Nguyễn Trãi.
Trả lời
Qua bài thơ, người đọc có thể nhận thấy vẻ đẹp thanh cao của một con người trọng khí tiết trong Nguyễn Trãi.
Bài thơ khiến người đọc thêm yêu mến nhân cách và tấm lòng ông dành trọn cho nhân dân, đất nước.
Xem thêm 👉 Thủ Vĩ Ngâm Của Nguyễn Trãi [Nội Dung + Phân Tích]
2 Mẫu Dàn Ý Phân Tích Bài Thơ Thuật Hứng 24
Để phân tích bài thơ này, bạn có thể tham khảo một số dàn ý sau:
Dàn ý 1:
- Mở bài: Giới thiệu tác giả, tác phẩm, hoàn cảnh sáng tác, nội dung chính của bài thơ.
- Thân bài: Phân tích từng câu thơ về nghĩa, nghệ thuật, tâm tư tình cảm của tác giả.
- Hai câu thơ đầu: Tác giả bày tỏ quan niệm về công danh, cho rằng không cần thiết phải theo đuổi vinh hoa phú quý, mà chỉ cần sống nhàn hạ, không để ý đến sự khen chê của thế gian.
- Hai câu thơ tiếp theo: Tác giả miêu tả những thú vui đơn sơ của cuộc sống quê hương, như vớt bèo, cấy rau, ăn ương sen, rau muống. Những hình ảnh này thể hiện sự giản dị, gần gũi, chân thực của tác giả.
- Bốn câu thơ cuối: Tác giả thể hiện tâm hồn thanh cao, ung dung, tự tại, biết tận hưởng những điều đẹp đẽ của thiên nhiên, như gió, trăng, nước. Tác giả cũng bộc bạch tấm lòng trung hiếu, yêu nước, thương dân, không để bụi trần làm đen tâm hồn mình.
- Kết bài: Tổng kết lại ý nghĩa, giá trị nghệ thuật và nhân cách của bài thơ, khẳng định tác phẩm là một kiệt tác trong nền thơ Nôm của Việt Nam.
Dàn ý 2:
- Mở bài: Giới thiệu tác giả, tác phẩm, hoàn cảnh sáng tác, nội dung chính của bài thơ.
- Thân bài: Phân tích theo các khía cạnh sau:
- Quan niệm sống của tác giả: Tác giả có quan niệm sống thanh bạch, giản dị, không ham công danh, không quan tâm đến sự khen chê của thế gian, mà chỉ cần sống hòa hợp với thiên nhiên và con người.
- Cuộc sống nhàn hạ của tác giả: Tác giả miêu tả những hoạt động, món ăn, cảnh vật của cuộc sống quê hương, thể hiện sự yêu thích, hài lòng và thư thái với cuộc sống đơn giản, bình dị, không có sơn hào hải vị.
- Tâm hồn thanh cao của tác giả: Tác giả thể hiện tâm hồn phong phú, sáng tạo, biết tận hưởng những điều đẹp đẽ của thiên nhiên, như gió, trăng, nước. Tác giả cũng thể hiện tấm lòng trung hiếu, yêu nước, thương dân, không để bụi trần làm đen tâm hồn mình.
- Kết bài: Tổng kết lại ý nghĩa, giá trị nghệ thuật và nhân cách của bài thơ, khẳng định tác phẩm là một kiệt tác trong nền thơ Nôm của Việt Nam.
5+ Mẫu Phân Tích Bài Thơ Thuật Hứng 24 Hay Nhất
Share top bài văn mẫu phân tích bài thơ Thuật Hứng 24 hay nhất bên dưới.
Phân Tích Bài Thơ Thuật Hứng 24 Dài
Nguyễn Trãi là một nhà chính trị lỗi lạc, ông còn là nhà văn, nhà thơ kiệt xuất. Ông đóng góp cho kho tàng văn học Việt Nam rất nhiều tác phẩm nổi tiếng. Các tác phẩm của ông thể hiện tư tưởng nhân nghĩa nỗi niềm bâng khuâng, trăn trở về thế thái nhân tình. Không thể không kể đến bài thơ “Thuật hứng” trích “Quốc âm thi tập”.
Nguyễn Trãi quả thật là bậc anh hùng tái thế, văn võ song toàn. Có lẽ bởi vậy mà ngay từ câu thơ đầu, ông đã ngầm khẳng định điều đó “công danh đã được”.
Công danh đã được hợp về nhàn,
Lành dữ ân chi thế nghị khen
Nhưng trớ trêu thay người hiền tài luôn bị những kẻ tiểu nhân dòm ngó, hãm hại. Ông bị bọn gian thần bày mưu tính kế chèn ép mà người liêm khiết như ông thà chết chứ không chịu khuất phục. Vậy nên ông gạt bỏ công danh để “hợp về nhàn”. Đó phải chăng là quyết định đúng đắn! Câu nói của ông thể hiện rõ thái độ dửng dưng, không quan tâm chuyện thị phi “lành dữ” hay lời khen chê, ông đã sống thật tâm, hết lòng thì đến nay chút lời ra tiếng vào với ông đã chẳng còn quan trọng. Đến đây ta có thể khẳng định chắc chắn đó là quyết định đúng đắn, là khí chất của kẻ sĩ khi đã buông bỏ vòng xoay danh lợi.
Rời xa trốn hư vinh, ông khoan thai, ung dung trước cuộc sống tự do, tự tại:
Ao cạn vớt bèo cấy muống.
Đìa thanh phát cỏ ương sen.
Hai câu thơ trên với giọng thơ đủng đỉnh và thể thơ lục ngôn, ta thấy được nhịp sống của ông khi “về nhàn” thật thanh bình, êm dịu. Phép đói “Ao cạn” với “đìa thanh”, “vớt bèo cấy muống” với “phát cỏ ương sen” được vận dụng khéo léo khắc họa được cuộc sống thanh tao, cần mẫn quá đỗi tự hào. Tuy trước làm quan nhưng khi về già không có sơn hào hải vị mà chỉ có “muống”, có “sen”. Ông vẫn giữ mãi cái thanh liêm thưở nào.
Hai câu thơ tiếp theo càng lột tả rõ nét vẻ đẹp con người của Nguyễn Trãi với ngôn từ cổ điển, đậm đà thi vị:
Kho thu phong nguyệt đầy qua nóc,
Thuyền chở yên hà nặng vạy then.
Trở về chốn quê yên bình, ông lấy “phong”, lấy “nguyệt” làm bạn, lấy “yên”, lấy “hà” làm thú vui. Hỏi thử trên thế gian, mấy ai biết tận hưởng cuộc sống một cách thanh cao, đẹp đẽ như Nguyễn Trãi? Ông không chỉ cảm nhận cuộc sống bằng mắt thường, ông hòa mình vào chúng để tận hưởng, để thấy mùa thu như một nhà kho chứa đầy ắp gió trăng.
Con thuyền của bậc thi nhân vốn chỉ trở khói ráng nay cũng phải lằn mình lại những chiếc thang thuyền. Có thể thấy tâm hồn thanh tao vẫn còn đó nhưng nay nó còn được hấp thụ thêm nét phóng khoáng, tự do của Ức Trai chan hòa với thiên nhiên, cây cỏ.
Tuy đã về với đồng, với cỏ thế nhưng tấm lòng trung với nước, hiếu với dân của ông vẫn luôn hiện hữu và được thổ lộ ở hai câu kết:
Bui có một lòng trung lẫn hiếu,
Mài chăng khuyết, nhuộm chăng đen.
Theo tiếng cổ, “bui” có nghĩa là “chỉ”. Nguyễn Trãi bộc lộ lòng trung hiếu, một lòng của mình đối với giang sơn và với bậc cha mẹ của mình. Tấm lòng son đó mãi trường tồn, thủy chung để dù có mài đi cũng không khuyết, có nhuộm màu cũng chẳng đen, chẳng hề vẩn đục. Câu thơ cuối sử dụng hai vế đối như một lời thề chắc nịc của chính ông với đất nước, với vua và đấng sinh thành.
Bài thơ “Thuật hứng” với giọng thơ nhẹ nhàng, sâu lắng, nhưng không kém phần thanh cao. Nó là lời bày tỏ tình cảm cao đẹp của ông với cuộc đời nhàn hạ, thanh bạc mà không một lần quên nghĩ về nghĩa tử với nước với dân, nghĩ về tấm lòng trung hiếu. Quả thật, Nguyễn Trãi hoàn toàn xứng đáng với lời ngợi ca của vua Lê Thánh Tông đã dành cho ông: “Ức Trai tâm thượng quang Khuê tảo”.
Chia sẻ chi tiết về 🌿Dục Thúy Sơn [Nguyễn Trãi] 🌿Nội Dung, Nghệ Thuật, Phân Tích
Phân Tích Bài Thơ Thuật Hứng 24 Học Sinh Giỏi
Nguyễn Trãi (1380-1442) là ngôi sao Khuê lấp lánh trên bầu trời Đại việt trong thế kỷ 15. “Quốc âm thi tập” và “Ức trai thi tập” là hai kiệt tác trong nền thơ ca Việt Nam. Riêng “Quốc âm thi tập” – là một tập thơ viết bằng chữ Nôm ra đời sớm nhất mà ta còn giữ được gồm 254 bài – nó như ánh hào quang của ngôi sao Khuê lấp lánh xuyên suốt hành trình thiên niên kỷ của dân tộc.
“Quốc âm thi tập” nhìn chung không có tên àải riêng cho mỗi bài thơ. Nguyễn Trãi nhóm thành nhiều chùm thơ: Ngôn chí, Mạn thuật, Trần tình, Thuật hứng, Tự thán, Tức sự, Bảo kính cảnh giớ.v.v… Đây là bài thơ số 24 trong chùm thơ “Thuật hứng” 25 bài:
Công danh đã được hợp về nhàn,
……
Mài chăng khuyết, nhuộm chăng đen”.
“Hợp” nghĩa là “nên”, là “đáng”; “âu chi” nghĩa là “lo chi” Nguyễn Trãi là cháu ngoại tướng công Trần Nguyên Đán, đã từng đỗ Thái học sinh (Tiến sĩ). Ông là mưu sĩ của Lê Lợi trong 10 năm kháng chiến chống giặc Minh “viết thư thảo hịch tài giỏi hơn hết mọi thời”, từng làm chánh chủ khảo khoa thi Tiến sĩ đầu tiên của triều Lê. Ông là người anh hùng dân tộc văn võ song toàn, đúng là “công danh đã được”.
Về sau, ông bị bọn nịnh thần chèn ép. “Lưng khôn uốn, lộc nên từ”, ông đã vứt bỏ mọi công danh, tự dăn lòng mình: “hợp về nhàn”, nên về Côn Sơn ở ẩn, sống cuộc đời thanh nhàn chan hoà với tạo vật. Câu thơ thứ hai nói lên thái độ, cách ứng xử của Nguyễn Trãi: chẳng quan lâm gì trước mọi chuyện thị phi “lành dữ”, khen chê nữa.
Mọi sự đánh giá sẽ do lịch sử, cần chi phải mệt lòng trăn trở. Đó là thái độ đúng, là khí tiết của kẻ sĩ khi đã thoát vòng danh lợi, lui về suối rừng ở ẩn. Trong bài thơ “Cuối xuân tức sự”, ông có viết: “Suốt ngày nhàn nhã khép phòng văn,
Khách tục không ai bên mảng gần”.
Một giọng thơ đủng đỉnh, khoan thai phản ánh một cuộc đời ung dung, tự tại. Hai câu trong phần “thực” nói lên nhịp điệu cuộc sống của Ức Trai khi đã “về nhàn”: “Ao cạn vớt bèo cấy muống.
Phân Tích Bài Thơ Thuật Hứng 24 Đặc Sắc
Tác giả Nguyễn Trãi là một nhà văn hóa lớn, là anh dân tộc đã cống hiến hết mình cho đất nước ta. Ông đã để lại cho chúng ta nhiều di sản có giá trị đặc biệt là trong nền văn học. Tác gia Nguyễn Trãi cũng góp phần làm phong phú nền văn học nước nhà qua nhiều tác phẩm nổi bật trong đó có bài thơ Thuật hứng đã thể hiện lối sống thanh nhàn của chính mình.
Chúng ta thường mong muốn bản thân mình có một cuộc sống thanh nhàn nhưng liệu chúng ta đã hiểu rõ ý nghĩa của lối sống này chưa? Lối sống thanh nhàn ở đây có nghĩa là lối sống giản dị mà thanh cao, coi thường mọi thị phi ngoài thiên hạ, hướng con người ta hòa hợp vào thiên nhiên. Tác giả Nguyễn Trãi cũng là một trong những người có lối sống ấy. Cũng nhờ đó mà ông đã sáng tác ra bài thơ Thuật hứng để thể hiện cho người thấy lối sống thanh nhà của ông như thế nào.
Công danh đã được hợp về nhàn
Lành dữ âu chi thế nghị khen
Đối với mọi người thì chuyện công danh sự nghiệp luôn được ưu tiên hàng đầu. Ở thời ấy những nhà Nho mang trong mình tình yêu quê hương đất nước đều chăm chỉ học hành để cống hiến cho đất nước để đạt được công danh nhất định. Nhưng với Nguyễn Trãi lại khác, khi công danh của ông đang ở trên đỉnh cao thì ông lại muốn trút bỏ gánh nặng công danh để có một cuộc sống thanh nhàn. Việc tranh giành vinh hoa phú quý chỉ khiến ông cảm thấy mệt mỏi và nặng nề hơn.
Nhiều người vì hai chữ “công danh” mà đã phải bán mạng để đổi lấy sự vinh hoa phú quý cũng như những lời xu nịnh của bọn nịnh thần. Cũng bởi những lời nịnh hót ấy mà cuộc sống của nhân dân lúc bấy giờ như chìm trong vũng bùn lầy, khổ không sao tả được. Để bản thân không xa đọa như bọn tiểu nhân chốn quan trường thì Nguyễn Trãi đã trở về quê nhà sau khi đã cống hiến tài năng của mình cho đất nước.
Ở nơi quê nhà thanh bình yên tĩnh ông đã có một cuộc sống như mơ ước, một cuộc sống thanh bình giản dị.
Ao cạn vớt bèo cấy muống
Đìa thanh phát cỏ ương sen
Về quê thì ông đã làm những công việc bình dị như “vớt bèo”, “cấy muống”, “ương sen”. Khi nhìn vào những công việc này chắc hẳn chúng ta sẽ nghĩ ngay đến việc không có vị quan nào mà lại làm những việc này cả. Nhưng lại có một Nguyễn Trãi mong muốn được hòa mình vào thiên nhiên và trở thành một não nông dân chính hiệu. Chỉ cần làm những công việc đơn giản như vậy thôi cũng đủ khiến nhà thơ thanh thản và mãn nguyện với cuộc sống không dính chút bụi trần.
Kho thu phong nguyệt đầy qua nóc,
Thuyền chở yên hà nặng vạy then.
Ở nơi không có người bầu bạn thì Nguyễn Trãi đã thả hồn vào thiên nhiên để bầu bạn cùng “phong” và “nguyệt”. Thiên nhiên như một người bạn tri kỉ đối với ông mà chỉ có những người yêu thiên nhiên mới cảm nhận được sự hoàn hảo của tình bạn này.
Bui có một lòng trung lẫn hiếu,
Mài chăng khuyết, nhuộm chăng đen.
Mặc dù đã trở về quê hương để ở ẩn nhưng Nguyễn Trãi vẫn luôn hướng về dân về nước. Khi nhân dân vẫn còn lầm than thì ông không thể nào ngồi yên mà hưởng sự thanh nhàn ấy được. Chúng ta đều biết rằng Nguyễn Trãi là một người vô cùng có trách nhiệm, luôn cố gắng tìm mọi cách để đất nước luôn được thái bình. Từ đáy lòng ông luôn đau đáu “một lòng trung lẫn hiếu”, thủy chung son sắt với dân với nước. Sự tiếc nuối lớn nhất của ông là khi chưa cống hiến được hết tài năng mà đã về hưởng thụ cuộc sống nhàn nhã.
Từ những lời thơ nhẹ nhàng mà sâu lắng của tác giả Nguyễn Trãi đã giúp chúng ta thấy được vẻ đẹp thực sự của cuộc sống thanh nhàn là như thế nào. Sống thanh nhàn nhưng ông vẫn không quên được tình yêu quê hương đất nước.
Qua bài thơ Thuật Hứng 24 này mà chúng ta cần học hỏi nhiều hơn về vị quan Nguyễn Trãi liêm khiết, chính trực. Chúng ta cần phải ý được được bản thân trong việc bảo vệ và xây dựng quê hương đất nước để nước ta luôn được hòa bình và nhân dân có một cuộc sống tốt hơn.
Mạn Thuật Bài 13 (Nội Dung Bài Thơ + Đọc Hiểu + Phân Tích)
Văn Mẫu Phân Tích Thuật Hứng 24 Ngắn Hay
Như chúng ta đã biết, Nguyễn Trãi là một nhà văn nhà thơ lớn, song ông cũng là một nhà chính trị tài ba, kiệt xuất. Trong cuộc khởi nghĩa của nghãi quân Lam Sơn, nhờ những mưu tài kế lược của ông mà nghĩa quân dưới chướng của vua Lê Lợi đã giành những chiến thắng hiển hách trước quân Minh. Sau khi đất nước giành độc lập, ông lại trở thành một vị quan liêm khiết, có lối sống thanh bạch.
Nhưng cũng vì sự liêm khiết, thẳng thắn đó mà Nguyễn Trãi thường xuyên bị bọn nịnh thần ghen ghét, đố kị và tìm cách hãm hại, sau khi trải qua bao biến cố của cuộc đời. Nguyễn Trãi đã quyết định từ bỏ chốn quan trường mà lui về ở ẩn. Và khi ở ẩn ở núi Côn Sơn, Chí Linh ông đã có những sáng tác hay, có giá trị, một trong số đó có thể kể đến là bài thơ “Thuật hứng”.
Ta có thể thấy, từ khi về ở ẩn, Nguyễn Trãi đã có cuộc sống vô cùng bình dị, gần gũi với thiên nhiên, vạn vật. Cũng ở đây ông cảm nhận được nhịp sống bình lặng, cảnh sắc tươi đẹp của cảnh vật dân dã, ông được trải nghiệm cuộc sống giản dị mà thanh khiết, không vướng bụi trần như bao nhà nho sĩ ở ẩn khác. Ngay phần mở đầu của bài thơ, Nguyễn Trãi đã thể hiện được tâm hồn thanh thản khi đã bỏ lại được sau lưng cái bụi hồng trần, cái cuộc sống xô bồ chốn quan trường và cái hư danh của chức tước.
“Công danh đã được hợp về nhàn
Lành dữ âu chi thế nghị khen”
Công danh là cái đích cũng là niềm mơ ước mà bao nhiêu nhà Nho xưa hướng đến, học tu luyện phẩm chất, chăm chỉ học hành cũng chỉ mong ngày nào đó có được một chút công danh, được cống hiến sức lực, tài năng của mình cho đất nước. Nói về vấn đề công danh, nhà thơ Nguyễn Công Trứ cũng đã từng khẳng định: “Đã mang tiếng ở trong trời đất/ Phải có danh gì với núi sông”. Ở đây, Nguyễn Trãi lại thể hiện được sự nhẹ nhõm, thanh nhàn khi trút bỏ được gánh nặng của công danh. “Hợp” ở đây là nên, tức công danh nên gác lại ở đó mà lui về ở nhàn, tức là sống cuộc sống của dân dã, lấy thiên thiên là thú vui của cuộc sống.
Trong cuộc sống thanh nhàn, không có cái ồn ào, bát nháo lại đầy ghen tị của lũ tiểu nhân chốn quan trường nữa, Nguyễn Trãi cũng không cần phải quan tâm đến những lời khen chê, nịnh nọt hay dùng những lời độc địa để hãm hại nữa “Lành dữ âu chi thế nghị khen”. Bao giờ cũng vậy, làm chức quan trong triều đình cũng gặp rất nhiều cám dỗ, nếu xuôi theo bọn nịnh thần thì sẽ có cuộc sống phú quý, nhưng lại vô tình đánh mất đi phẩm chất của mình.
Còn nếu sống đúng với con người mình, lối sống trong sạch, liêm khiết thì lại chống đối lại với cả một tập đoàn gian thần, và khi đã không cùng phe với chúng thì chúng sẽ tìm đủ mọi cách để vu oan, hãm hại. Và Nguyễn Trãi lại là một vị quan liêm chính, có lối sống trong sạch quyết không chịu cúi đầu trước cái xấu xa, cũng vì vậy mà ông là đối tượng mà bọn gian thần này muốn hãm hại, diệt trừ.
Nay, ông đã trút bỏ được hết thứ hư danh ấy để về với cuộc sống bình dị, ông sống cuộc sống như của một ẩn sĩ thực sự, vui với những thú vui giản dị:
“Ao cạn vớt bèo cấy muống
Đìa thanh phát cỏ ương sen”
Là một vị quan tài giỏi nhưng khi đã về ở ẩn thì cuộc sống của Nguyễn Trãi cũng giản dị, mộc mạc như bao người Nho sĩ khác, sống bầu bạn với thiên nhiên, làm những công việc dung dị, “vớt bèo” để cấy muống, đó là những loài thực vật trong tự nhiên nhưng trong cuộc sống ở ẩn đấy thì nó lại là những nguồn thức ăn, nguồn thực phẩm mà nhà thơ sử dụng nó hàng ngày.
Cuộc sống nơi hoang dã không có những sơn hào hải vị mà chỉ có “muống”, “ương sen”, nhưng cũng chỉ cần như vậy thôi, cuộc sống cũng đã vô cùng ý nghĩa, mãn nguyện. Bởi cái nhà thơ có được là sự thanh thản trong tâm hồn, được sống ở một môi trường trong sạch, không vướng bụi trần.
“Kho thu phong nguyệt chở đầy qua nóc
Thuyền chở yên hà nặng vậy then”
Những câu thơ này thể hiện được lối sống thanh bạch của nhà thơ Nguyễn Trãi khi lấy “phong”, “nguyệt” tức gió trăng là người bầu bạn, cảm nhận nhịp sống nơi dân dã, tâm hồn thanh bạch của con người vĩ đại này dường như đã được tỏa rạng. Tuy đã lui về ở ẩn nhưng với tấm lòng của Nho sĩ yêu nước, luôn hướng về dân về nước thì ông vẫn mang nặng nỗi lòng về vận sự của đất nướ “Bụi có một lòng trung lẫn hiếu” lòng trung hiếu của ông không bao giờ vơi cạn, và ông cũng cảm thấy có chút hối tiếc khi không thể đem sức tài mọn của mình ra để cống hiến “Mài chăng khuyết, nhuộm chăng đen”.
Như vậy, bài thơ “Thuật hứng” đã cho ta thấy hình ảnh thật đẹp của một ẩn sĩ khi quyết định từ bỏ chốn quan trường mà về bầu bạn với thiên nhiên nơi dân dã, đó là một ẩn sĩ có lối sống thanh bạch, liêm khiết. Tuy đã lui về ở ẩn nhưng lòng ông vẫn không thôi trăn trở về dân, về nước. Đây chính lầ biểu hiện nhân nghĩa của một bậc nhân tài.
Thohay.vn Chia Sẽ ❤️️ Ngôn Chí Bài 10 ❤️️ Nội Dung Bài Thơ, Đọc Hiểu, Phân Tích
Phân Tích Nội Dung Nghệ Thuật Thuật Hứng 24
Không chỉ là một nhà văn hóa, thi nhân Nguyễn Trãi còn là một nhà thơ lớn của dân tộc. Những sáng tác của thi nhân thường chạm đến cảm xúc của độc giả bằng sự bình dị, thân thuộc trong cuộc sống thường ngày. Bài thơ “Thuật hứng 24” cũng là một trong số ấy.
“Thuật hứng” là chùm thơ gồm 25 bài trong “Quốc âm thi tập” của Nguyễn Trãi. Bài thơ số 24 được viết trong những ngày tác giả về ở ẩn Côn Sơn hòa mình vào với thiên nhiên. Bài thơ đã miêu tả cho chúng ta vẻ đẹp hoang sơ của thiên nhiên, qua đó giúp chúng ta cảm nhận được vẻ đẹp thiên nhiên, yêu đất nước to lớn của thi nhân. Đó cũng là quan niệm sống tốt đẹp mà Nguyễn Trãi muốn gửi gắm cho hậu thế.
Mở đầu bài thơ, thi nhân đã viết:
“Công danh đã hợp về nhàn
Lành dữ âu chi thế nghị khen”
Điều đó đã cho chúng ta thấy được lựa chọn của thi nhân sau những cống hiến của mình cho việc non nước. Là mưu sĩ của Lê Lợi trong 10 năm kháng chiến chống giặc Minh “viết thư thảo hịch tài giỏi hơn hết mọi thời”, từng làm chánh chủ khảo khoa thi Tiến sĩ đầu tiên của triều Lê, ông là người anh hùng dân tộc văn võ song toàn, đúng là “công danh đã được”. Dành gần như cả cuộc đời mình để cống hiến, phò tá sự phát triển của đất nước, đúng là ông đã “hợp về nhàn”. Lui về Côn Sơn sống ẩn dật với cuộc đời, tránh xa chốn kinh đô náo nhiệt, đầy rẫy mưu tính. Cuộc sống thanh nhàn, vui vẻ, trở lại với những điều bình yên nhất trong tâm hồn khi hòa mình vào với thiên nhiên hoang sơ. Trong thời đại đó, việc có công danh vẻ vang là điều mà ai ai cũng mong muốn, cũng theo đuổi. Thế nhưng, Nguyễn Trãi từ bỏ những vinh quang đó, để lui về sống với những điều mà bản thân mình mong muốn. Ông không quan tâm “lành dữ” mà người đời bàn tán, soi xét về bản thân mình. Có thể thấy, phong thái ung dung, tự tại với cuộc sống của thi nhân đã thể hiện quan điểm sống của không màng danh lợi, vật chất mà xưa nay hiếm khi ta được chứng kiến.
Ở hai câu tiếp theo, ta đã thấy được cuộc sống giản dị, dân dã của thi nhân Nguyễn Trãi tại nơi quê nhà:
“Ao cạn vớt bèo cấy rau muống
Đìa thanh phát cỏ ương sen”
Không còn hình ảnh một vị quan quyền cao chức trọng ngày ngày đều có kẻ hầu người hạ. Giờ đây, thi nhân có một cuộc sống giản dị và gần gũi giống như những người dân thường kia biết bao nhiêu. Mỗi câu thơ chỉ có 6 từ , cấu trúc câu thơ cân xứng cho thấy phép đối được vận dụng thần tình. “Ao cạn” với “đìa thanh”, “vớt bèo cấy muống” với “phát cỏ ương sen” đối nhau chặt chẽ làm hiện lên một cuộc đời cần mẫn, thanh bạch đáng tự hào. Chẳng phải là sơn hào hải vị, chỉ là bữa cơm với rau muống nhưng cũng đủ khiến thi nhân cảm thấy hạnh phúc với cuộc sống của mình. Không chỉ sống lối sống giản dị, Nguyễn Trãi còn mang tâm hồn nhạy cảm, gắn bó thân thiết với thiên nhiên:
“Kho thu phong nguyệt đầy qua nóc
Thuyền chở yên hà nặng vậy then”
Đây là hai câu “luận”, làm ý thơ được mở rộng về tâm hồn của Ức Trai. Thi nhân lấy “phong”, lấy “nguyệt” bầu bạn; lấy “yên”, lấy “hà” làm nguồn vui. Có mấy ai trong thiên hạ có đời sống tinh thần phong phú và thanh cao như vây? Phép đối kết hợp cùng biện pháp tu từ thậm xưng diễn tả chiều sâu một tâm hồn, cái cao sang của một nếp sống đẹp. Làm bạn với gió trăng, có lẽ vì vậy mà thi nhân thấm đượm cái hồn của đất trời, của nhựa sống đang âm thầm chảy trôi trong cuộc đời. Dường như nơi đây là cuộc sống hoàn toàn tách biệt với những bộn bề ngoài kia, chỉ có thiên nhiên bầu bạn với thi nhân. Cảm tưởng như, nhà thơ đang một mình cảm nhận hết những vẻ đẹp bình dị mà cuộc đời mang đến.
Tuy đã từ bỏ chốn quan trường đầy rẫy mưu tính, thế nhưng tâm trí của Nguyễn Trãi vẫn luôn suy nghĩ về việc dân, việc nước:
“Bui có một lòng trung lẫn hiếu
Mài chăng khuyết, nhuộm chăng đen”
Cuộc đời thi nhân như gắn liền với hai tiếng “trung hiếu” và “ưu ái” thật sáng ngời, đẹp đẽ và chung thủy biết bao. Tư tưởng của hai từ ấy luôn được thể hiện xuyên suốt qua những tác phẩm của Nguyễn Trãi từ khi còn ở chốn quan trường hay khi đã về sống ẩn dật tại nơi quê nhà. Hai câu thơ cuối như là một lời khẳng định cho tấm lòng của ông dành cho việc dân, việc nước. Tuy có ở nơi đâu, có ra sao thì tấm lòng ấy vẫn trong trắng, ngay thẳng như ban đầu. Không có gì thay đổi được suy nghĩ, tình cảm trung với quốc, hiếu với dân của thi nhân.
Bài thơ được viết theo thể thất ngôn xen lục ngôn bát cú, kết hợp cùng với ngôn ngữ Nôm dễ hiểu, bình dị nhưng lại đầy tầng ý nghĩa. Các thi liệu: ao, bèo, muống, đĩa, cỏ, sen, kho, thu, phong, nguyệt, thuyền, yên, hà – tạo nên cốt cách bài thơ vừa dân dã, mộc mạc vừa cổ điển thanh cao. Giọng điệu tâm tình, tha thiết đã mang lại cho độc giả đầy những cảm xúc, suy nghĩ khi đọc bài thơ “Thuật hứng 24” của anh hùng dân tộc Nguyễn Trãi.
Bài thơ “Thuật hứng 24” có nghĩa là bày tỏ sự hứng thú riêng của mình. Cho dù đã qua nhiều năm, thế nhưng “Thuật hứng” vẫn là ánh sao sáng trên nền trời văn học nước nhà. Bài thơ đã cho chúng ta thấy một thi nhân yêu cuộc sống, yêu thiên nhiên yên bình nhưng trong tâm trí luôn nghĩ đến việc lớn của đất nước.
Bài Văn Phân Tích Nghệ Thuật Thuật Hứng 24
Nguyễn Trãi không chỉ là nhà văn hóa mà còn là nhà thơ lớn của dân tộc. Ông đã để lại cho thơ ca Việt Nam rất nhiều tác phẩm hay và có giá trị, tiêu biểu phải kể đến “Thuật hứng 24”. Bài thơ đã giúp người đọc cảm nhận được tình yêu thiên nhiên, yêu đất nước tha thiết của thi nhân. Từ đó, thấy rõ hơn quan niệm sống tốt đẹp mà ông hướng tới.
“Thuật hứng” là chùm thơ gồm 25 bài trong “Quốc âm thi tập” của Nguyễn Trãi. Bài thơ số 24 được viết trong những ngày tác giả về ở ẩn Côn Sơn hòa mình vào với thiên nhiên. Qua đó, người đọc có thể cảm nhận được vẻ đẹp tâm hồn của Nguyễn Trãi.
Mở đầu bài thơ, nhà thơ đã cho người đọc cảm nhận được lựa chọn của mình:
“Công danh đã hợp về nhàn
Lành dữ âu chi thế nghị khen”
Ở thời đại Nguyễn Trãi đang sống thì công danh là điều mà bất cứ ai cũng muốn đạt được. Có những người dành cả cuộc đời mình để chạy theo những cái xa hoa, phù phiếm bên ngoài. Nhưng xã hội bấy giờ mục nát, thật – giả lẫn lộn. Vậy nên thi nhân lựa chọn gạt bỏ công danh để “hợp về nhàn”. Ông quyết định từ bỏ chốn quan trường đầy thị phi để hòa mình vào thiên nhiên.
Quan niệm sống “nhàn” này cũng được bắt gặp trong bài thơ “Ngôn chí” (bài 3) của chính Nguyễn Trãi. Ông không quan tâm “lành dữ” những lời dèm pha của nhân gian mà chọn cho mình cuộc sống an yên, tự tại. Qua đây, người đọc có thể cảm nhận được Ức Trai là người không màng công danh, phú quý, luôn giữ một tâm hồn thanh sạch.
Ở hai câu thơ tiếp theo, độc giả cảm nhận được cuộc sống giản dị, dân dã của Nguyễn Trãi nơi quê nhà:
“Ao cạn vớt bèo cấy rau muống
Đìa thanh phát cỏ ương sen”
Hình ảnh Nguyễn Trãi hiện lên trong hai câu thơ vô cùng chân thực, giản dị và gần gũi. Hàng ngày, thi nhân vớt bèo và cấy rau muống rồi phát cỏ trồng sen. Dù cho bữa ăn chỉ có rau muống thì thi nhân vẫn cảm thấy hạnh phúc, mãn nguyện. Trong “Ngôn chí” (bài 3), Nguyễn Trãi cũng thể hiện quan niệm của mình về cuộc sống dân dã nơi thôn quê “Cơm ăn dầu có dưa muối/Áo mặc nài chi gấm là”. Từ đó, người đọc lại càng cảm nhận rõ hơn tâm hồn thanh cao, không màng công danh phú quý của người quân tử.
Không chỉ có lối sống giản dị, Nguyễn Trãi còn mang tâm hồn nhạy cảm, luôn yêu và gắn bó tha thiết với thiên nhiên:
“Kho thu phong nguyệt đầy qua nóc
Thuyền chở yên hà nặng vậy then”
Ở chốn quê hương, Ức Trai lấy “phong”, “nguyệt” làm bạn. Trăng như người bạn tri âm tri kỉ, đồng hành cùng người nghệ sĩ. Và đó cũng là nguồn cảm hứng sáng tác cho rất nhiều tác gia trung đại khác. Sự xuất hiện của hình ảnh trăng khiến độc giả cảm nhận rõ hơn bức tranh cuộc sống nên thơ, diễm lệ. Hai từ “yên hà” đã gợi lên tưởng tượng về sự thanh bình chốn làng quê. Dường như ở nơi đây hoàn toàn tách biệt với những bộn bề ngoài kia, chỉ có thiên nhiên bầu bạn với thi nhân. Vậy nên, lúc này nhà thơ như đang mở rộng tâm hồn mình để cảm nhận những vẻ đẹp bình dị của cuộc đời.
Mặc dù “lánh đục tìm trong”, từ bỏ chốn quan trường để lui về ở ẩn nhưng Nguyễn Trãi vẫn luôn dành trọn vẹn tấm lòng lo cho dân, cho nước:
“Bui có một lòng trung lẫn hiếu
Mài chăng khuyết, nhuộm chăng đen”
Hai câu thơ cuối khép lại như một lời khẳng định chắc nịch cho tấm lòng trung quân, ái quốc của tác giả. Về ở ẩn, nhưng Nguyễn Trãi vẫn luôn trăn trở, âu lo cho cuộc sống của nhân dân. Tấm lòng thủy chung của nhà thơ không gì có thể thay đổi được, có nhuộm màu cũng chẳng thể đen, chẳng thể vẩn đục.
Bài thơ được viết theo thể thơ thất ngôn xen lục ngôn bát cú đặc sắc kết hợp với giọng điệu tâm tình, tha thiết và những hình ảnh thơ quen thuộc đã làm nổi bật những chiêm nghiệm về cuộc đời mà Ức Trai muốn truyền tải.
Xem thêm 👉 Mạn Thuật Bài 4( Nội Dung Bài Thơ + Đọc Hiểu + Phân Tích)
Thuật Hứng 24 trắc nghiệm
Trắc Nghiệm Thuật Hứng 24 đề 1
Đề 1: Thuật hứng 24 ; trắc nghiệm thuật hứng 24 ; đọc hiểu thuật hứng 24
ĐỌC HIỂU ( 6.0 điểm) Thuật hứng 24 ; trắc nghiệm thuật hứng 24 ; đọc hiểu thuật hứng 24
Công danh đã được hợp về nhàn,
Lành dữ âu chi thế ngợi khen.
Ao cạn vớt bèo cấy muống,
Trì thanh phát cỏ ương sen.
Kho thu phong nguyệt đầy qua nóc,
Thuyền chở yên hà nặng vạy then.
Bui có một lòng trung liễn hiếu,
Mài chăng khuyết, nhuộm chăng đen.
(Thuật hứng bài 24 – Nguyễn Trãi)
Chú thích:
Trì thanh: đầm, ao xanh trong
Bui: duy chỉ
Liễn: và, với (có bản chép là lẫn)
Chăng: chẳng
Thuật hứng 24 ; trắc nghiệm thuật hứng 24 ; đọc hiểu thuật hứng 24
Chọn đáp án đúng: Thuật hứng 24 ; trắc nghiệm thuật hứng 24 ; đọc hiểu thuật hứng 24
Câu 1( 0.5 điểm). Xác định thể thơ của văn bản.
Thất ngôn tứ tuyệt
Thất ngôn xen lục ngôn
Ngũ ngôn tứ tuyệt
Tự do
Câu 2( 0.5 điểm). Phép đối được sử dụng trong những câu thơ nào?
A. Hai câu đề
B. Hai câu thực, hai câu luận
C. Hai câu kết
D. Hai câu luận và hai câu kết.
Câu 3( 0.5 điểm). Xác định cách gieo vần trong văn bản.
Vần chân
Vần lưng
Kết hợp gieo vần lưng và gieo vần chân
Không gieo vần.
Câu 4( 0.5 điểm). Xác định nhịp của hai câu thực trong văn bản.
Nhịp 3/3
Nhịp 4/2
Nhịp 5/1
Nhịp 2/2/2
Câu 5( 0.5 điểm). Suy nghĩ “Về nhàn rồi thì việc tốt xấu đến cũng không sợ người đời khen hay chê nữa” được thể hiện trong câu thơ nào?
A. Công danh đã được hợp về nhàn,
B. Lành dữ âu chi thế ngợi khen.
C. Bui có một lòng trung liễn hiếu,
D. Mài chăng khuyết, nhuộm chăng đen.
Câu 6( 0.5 điểm). Nội dung được thể hiện trong hai câu thực và hai câu luận.
A. Nói về cuộc sống lao động vất vả nhưng giàu có, đầy đủ vật chất của Nguyễn Trãi khi về nhàn.
B. Nói về cuộc sống lao động bình dị và khẳng định cuộc sống tinh thần phong phú của Nguyễn Trãi khi về nhàn.
C. Nói về những công việc lao động nhàm chán và ước mơ của Nguyễn Trãi về một cuộc sống phóng túng ngoài kia.
D. Nói về cuộc sống lao động thiếu thốn trong hiện tại đối lập với cảnh giàu sang, phú quý ngày còn làm quan.
Câu 7( 0.5 điểm). Nội dung biểu đạt của hai câu kết là:
A. Thể hiện lòng trung thành của Nguyễn Trãi đối với vua;
B. Thể hiện lòng hiếu thảo của Nguyễn Trãi với cha mẹ;
C. Thể hiện lòng trung với nước, hiếu với dân không một tác động khách quan nào có thể thay đổi.
D. Thể hiện tấm lòng phục tùng vua cha không điều kiện bất kể đúng sai của Nguyễn Trãi.
Trả lời câu hỏi: Thuật hứng 24 ; trắc nghiệm thuật hứng 24 ; đọc hiểu thuật hứng 24
Câu 8 (1.0 điểm). Chỉ ra và phân tích tác dụng của biện phép đối được sử dụng trong hai câu thơ:
“Ao cạn vớt bèo cấy muống,
Trì thanh phát cỏ ương sen”
Câu 9 ( 1.0 điểm). Em hãy viết đoạn văn khoảng 6- 8 dòng nêu cảm nhận về vẻ đẹp tâm hồn Nguyễn Trãi thể hiện trong văn bản trên.
Câu 10 ( 0.5 điểm). Em rút ra được bài học gì từ cách sống của Nguyễn Trãi thể hiện qua văn bản trên?
VIẾT (4.0 điểm) Thuật hứng 24 ; trắc nghiệm thuật hứng 24 ; đọc hiểu thuật hứng 24
Hãy viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm văn học tự sự mà anh/chị đã học hoặc đã đọc.
Gợi ý trả lời Đề 1
ĐỌC HIỂU Thuật hứng 24 ; trắc nghiệm thuật hứng 24 ; đọc hiểu thuật hứng 24
Câu 1. B Thất ngôn xen lục ngôn
Câu 2. B Hai câu thực, hai câu luận
Câu 3. A Vần chân
Câu 4. D Nhịp 2/2/2
Câu 5. B Lành dữ âu chi thế ngợi khen.
Câu 6. B Nói về cuộc sống lao động bình dị và khẳng định cuộc sống tinh thần phong phú của Nguyễn Trãi khi về nhàn.
Câu 7. C Thể hiện lòng trung với nước, hiếu với dân không một tác động khách quan nào có thể thay đổi.
Câu 8.
– Chỉ ra phép đối : Ao cạn > < Trì thanh
Vớt bèo> < Phát cỏ
Cấy muống > < Ương sen
– Tác dụng:
- Làm cho câu thơ hài hòa, nhịp nhàng, cân đối. Tăng sức gợi hình, gợi cảm, sinh động
- Nhấn mạnh cuộc sống lao động bình dị khi về nhàn của tác giả
Câu 9.
Vẻ đẹp tâm hồn Nguyễn Trãi:
- Yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống lao động bình dị
- Thể hiện tấm lòng trung với nước hiếu với dân không một tác động khách quan nào có thể làm thay đổi
Câu 10.
Bài học rút ra:
- Yêu thiên nhiên ,cố gắng làm nhiều việc tốt, rèn luyện đời sống tâm hồn phong phú
- Yêu nước, nhân ái, làm việc có ích cho xã hội
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận
Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài khái quát được vấn đề
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận:
Phân tích, đánh giá những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của tác phẩm tự sự anh/chị đã học hoặc đã đọc.
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm
Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Dưới đây là một vài gợi ý cần hướng tới:
Mở bài
– Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm
– Nêu khái quát nội dung và nghệ thuật của tác phẩm
Thân bài
– Xác định chủ đề và đánh giá chủ đề của tác phẩm tự sự
– Phân tích một số nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật và đánh giá các đặc sắc nghệ thuật đó trong việc thể hiện chủ đề tác phẩm
– Thể hiện được những suy nghĩ và cảm nhận của người viết về tác phẩm.
Kết bài
– Khẳng định một cách khái quát những đặc sắc về nghệ thuật và nét độc đáo về chủ đề của tác phẩm
– Tác động của tác phẩm đối với bản thân hoặc cảm nghĩ sau khi đọc, thưởng thức tác phẩm
d. Chính tả, ngữ pháp
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.
e. Sáng tạo:
-Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẽ.
– Lập luận chặt chẽ, trình bày mạch lạc
– Sử dụng các từ ngữ, câu văn để liên kết các luận điểm, bằng chứng, lý lẽ.
Trắc Nghiệm Thuật Hứng 24 đề 2
Đề 2:Thuật hứng 24 ; trắc nghiệm thuật hứng 24 ; đọc hiểu thuật hứng 24
ĐỌC – HIỂU (6.0 điểm)
Đọc bài thơ:
Thuật hứng 24
Nguyễn Trãi
Công danh đã được hợp (1) về nhàn,
Lành dữ âu chi (2) thế nghị (3) khen.
Ao cạn vớt bèo cấy muống,
Đìa thanh (4) phát cỏ ương sen.
Kho thu phong nguyệt đầy qua nóc (5),
Thuyền chở yên hà (6) nặng vạy (7) then.
Bui (8) có một lòng trung lẫn (9) hiếu,
Mài chăng khuyết, nhuộm chăng đen (10).
(Trích Luận đề về Nguyễn Trãi, NXB Thanh niên, 2003, tr.87)
Hợp: tiếng cổ có nghĩa là đáng, nên
Âu chi: lo chi
Nghị: dị nghị, ở đây hiểu là chê
Đìa thanh: đìa là vũng nước ngoài đồng. Thanh là trong
Đầy qua nóc: Đầy quá nóc nhà, nóc kho
Yên hà: khói, ráng
Vạy: oằn, cong. Nặng vạy then: chở nặng làm thang thuyền oằn xuống
Bui: tiếng cổ, nghĩa là chỉ có
Lẫn (hoặc lễn, miễn): tiếng cổ nghĩa là với hoặc và
(10)Mài chăng khuyết…: mài cũng không mòn, nhuộm cũng không đen. Ý nói lòng trung hiếu bền vững.
- Đôi nét về Nguyễn Trãi ( 1380 1442), hiệu là Ức Trai, là một nhà chính trị, nhà văn, người đã tham gia tích cực Khởi nghĩa Lam Sơn do Lê Lợi lãnh đạo chống lại sự xâm lược của nhà Minh (Trung Quốc) với Đại Việt. Khi cuộc khởi nghĩa thành công vào năm 1428, Nguyễn Trãi trở thành khai quốc công thần của triều đại quân chủ nhà Hậu Lê trong Lịch sử Việt Nam. Nguyễn Trãi là bậc đại anh hùng dân tộc và là một nhân vật toàn tài hiếm có của lịch sử Việt Nam trong thời đại phong kiến. Ở Nguyễn Trãi có một nhà chính trị, một nhà quân sự, một nhà ngoại giao, một nhà văn hóa, một nhà văn, một nhà thơ tầm cỡ kiệt xuất. Ông được UNESCO vinh danh là “Danh nhân văn hóa thế giới” và là 1 trong 14 anh hùng tiêu biểu của dân tộc Việt Nam.
- Đôi nét về tác phẩm
“Quốc âm thi tập” – là một tập thơ viết bằng chữ Nôm ra đời sớm nhất mà ta còn giữ được gồm 254 bài – nó như ánh hào quang của ngôi sao Khuê lấp lánh xuyên suốt hành trình thiên niên kỷ của dân tộc. “Quốc âm thi tập” nhìn chung không có tên bài riêng cho mỗi bài thơ. Nguyễn Trãi nhóm thành nhiều chùm thơ: Ngôn chí, Mạn thuật, Trần tình, Thuật hứng, Tự thán, Tức sự, Bảo kính cảnh giới.v.v… Đây là bài thơ số 24 trong chùm thơ “Thuật hứng” 25 bài.
Lựa chọn đáp án đúng:
Câu 1. Bài thơ được viết theo thể thơ nào?
Lục bát
Thất ngôn
Thất ngôn xen lục ngôn
Thất ngôn bát cú
Câu 2. Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong câu 3 và 4:
“Ao cạn vớt bèo cấy muống,
Đìa thanh (4) phát cỏ ương sen”?
Phép điệp
Phép đối
Phép so sánh
Phép nhân hóa
Câu 3.Căn cứ vào vào câu thơ đầu, cho biết bài thơ này được Nguyễn Trãi làm trong giai đoạn nào?
Giai đoạn khởi nghĩa Lam Sơn
Giai đoạn ta đánh thắng quân Minh xâm lược
Giai đoạn làm quan dưới triều nhà Lê
Giai đoạn lui về ở ẩn
Câu 4.Trong hai câu luận “Kho thu phong nguyệt đầy qua nóc – Thuyền chở yên hà nặng vạy then”, tác giả sử dụng các biện pháp nghệ thuật gì ?
Nhân hóa và so sánh
So sánh và ẩn dụ
Đối và phóng đại
Nhân hóa và đối
Câu 5.Nhận xét: “Dường như tác giả đã thu nhận tất cả vẻ đẹp thiên nhiên vào làm tài sản riêng của mình, đúng như mơ ước “Túi thơ chứa hết mọi giang san” phù hợp với nội dung những câu thơ nào dưới đây?
Hai câu đề
Hai câu thực
Hai câu luận
Hai câu kết
Câu 6.Hai câu thực và hai câu luận có nội dung biểu đạt là gì?
Nói về cuộc sống lao động bình dị và khẳng định cuộc sống tinh thần phong phú của Nguyễn Trãi khi về nhàn.
Nói về cuộc sống lao động vất vả nhưng đầy đủ vật chất của Nguyễn Trãi khi về nhàn.
Nói về cuộc sống lao động thiếu thốn trong hiện tại, đối lập với cuộc sống giàu sang ngày còn làm quan của Nguyễn Trãi.
Nói về những công việc lao động lặp lại nhàm chán và ước mơ của Nguyễn Trãi về một cuộc sống phóng túng.
Câu 7.Hai câu thơ kết cho ta thấy được vẻ đẹp tâm hồn gì ở nhà thơ Nguyễn Trãi?
Tấm lòng khao khát lập công ghi danh muôn thuở
Tấm lòng yêu nước thương dân, trước sau không thay đổi, bất kể hoàn cảnh và thời gian
Tâm hồn thanh cao, lối sống thanh nhàn, hòa hợp với tự nhiên
Tâm hồn yêu thiên nhiên, muốn sống cuộc đời ẩn dật, thanh cao chốn làng quê
Trả lời các câu hỏi:
Câu 8.Nêu nội dung chính của bài bài thơ trên?
Câu 9.Qua bài thơ, bạn rút ra bài học gì cho bản thân?
Câu 10.Anh (chị) có đồng tình với quan niệm sống Nguyễn Trãi nói đến trong câu thơ “Công danh đã được hợp về nhàn” không? Vì sao?VIẾT (4.0 điểm)
Hãy viết một văn bản nghị luận phân tích, đánh giá về chủ đề và một số nét đặc sắc về nghệ thuật của bài thơ Thuật hứng 24.
Đáp án trả lời Đề 2
ĐỌC HIỂU
Câu 1. C Thất ngôn xen lục ngôn
Câu 2. B Phép đối
Câu 3. D Giai đoạn lui về ở ẩn
Câu 4. C Đối và phóng đại
Câu 5. C Hai câu luận
Câu 6. A Nói về cuộc sống lao động bình dị và khẳng định cuộc sống tinh thần phong phú của Nguyễn Trãi khi về nhàn.
Câu 7. B Tấm lòng yêu nước thương dân, trước sau không thay đổi, bất kể hoàn cảnh và thời gian
Câu 8.
Nội dung chính: cuộc sống yên bình, hòa mình vào thiên nhiên quê hương của Nguyễn Trãi, cuộc sống đạm bạc mà thanh cao, tấm lòng hướng đến dân, đến nước.
Câu 9.
– Nêu ra bài học cho bản thân.
Câu 10.
– Nêu quan niệm của bản thân
– Lí giải được những lí do nêu quan điểm như vậy (HS lí giải phải thuyết phục).
VIẾT
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận
Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề.
b. Xác định đúng yêu cầu của đề.
Phân tích, đánh giá chủ đề và một số nét đặc sắc về nghệ thuật của bài thơ Thuật hứng 24.
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm
HS có thể viết bài nhiều cách trên cơ sở kết hợp được lí lẽ và dẫn chứng để tạo tính chặt chẽ, logic của mỗi luận điểm; đảm bảo các yêu cầu sau:
– Giới thiệu ngắn gọn về tác giả Nguyễn Trãi, bài thơ Thuật hứng 24 sáng tác lúc nhà thơ từ quan về quê ở ẩn.
– Đặc điểm về chủ đề và nghệ thuật của tác phẩm:
- Về chủ đề: Nhà thơ vứt bỏ công danh, về Côn Sơn ở ẩn, sống cuộc đời thanh nhàn chan hoà với tạo vật; sống một cuộc đời ung dung, tự tại, thanh bạch; biểu lộ niềm tự hào về lòng trung hiếu của mình đối với nước, với vua và với cha mẹ.
- Về nghệ thuật: Thể thơ thất ngôn xen lục ngôn; giọng thơ đủng đỉnh, khoan thai phản ánh một cuộc đời ung dung, tự tại; cấu trúc câu thơ cân xứng cho thấy phép đối được vận dụng thần tình…
– Nêu được bài học: Bài thơ thể hiện một cách đẹp đẽ sâu sắc những tư tưởng tình cảm cao đẹp của Ức Trai; vô cùng kính yêu và cảm phục Nguyễn Trãi – một nhân cách kẻ sĩ cao đẹp như vua Lê Thánh Tông đã ngợi ca: “Ức Trai tâm thượng quang Khuê tảo”.
d. Chính tả, ngữ pháp
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.
e. Sáng tạo: Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.