Tự Thán [Nguyễn Trãi] ❤️️ Nội Dung Bài Thơ, Phân Tích ✅ Cùng Tìm Hiểu Các Thông Tin Về Bài Thơ Tự Thán, Gợi Ý Cách Phân Tích Bài Thơ.
NỘI DUNG CHÍNH
Nội Dung Bài Thơ Tự Thán Của Nguyễn Trãi
Mỗi khi nhìn lại nền văn học Việt Nam, chúng ta không thể nào quên được “cây cổ thụ” chính của nó: Nguyễn Trãi. Là một người luôn vì nước, vì dân nên dù đã lui về ở ẩn nhưng trong ông vẫn luôn đau đáu nỗi niềm về sự no ấm của nhân dân, điều đó đã được thể hiện phần nào trong bài thơ Tự thán của ông.
Tự thán
Tác giả: Nguyễn Trãi
Chiếc thuyền lơ lửng bên sông,
Biết đem tâm sự ngỏ cùng ai hay.
Chắc chi thiên hạ đời nay,
Mà đem non nước làm rầy chiêm bao.
Đã buồn về trận mưa rào,
Lại đau về nỗi ào ào gió đông.
Mây trôi nước chảy xuôi dòng,
Chiếc thuyền hờ hững bên sông một mình.
Đọc thêm 🔰Thủ Vĩ Ngâm [Nguyễn Trãi]🔰Nội Dung Bài Thơ, Cảm Nhận
Hoàn Cảnh Sáng Tác Bài Thơ Tự Thán
Hoàn cảnh sáng tác bài thơ Tự thán như thế nào? Cùng Thohay.vn tìm hiểu ngay sau đây nhé!
Về hoàn cảnh sáng tác bài thơ Tự thán thì theo Quách Tấn (trong Hương vườn cũ), bài này tương truyền là của Nguyễn Trãi. Trần Trung Viên trong Văn đàn bảo giám cũng chép là của Nguyễn công.
Tuy nhiên hiện nay bài này không tìm thấy trong Quốc âm thi tập, đồng thời cũng không tìm thấy bài nào khác của Nguyễn Trãi viết bằng lục bát nên về hoàn cảnh sáng tác bài thơ này của Nguyễn Trãi vẫn chưa có thông tin rõ ràng.
Ý Nghĩa Bài Thơ Tự Thán
Bài thơ Tự thán là những lời tâm sự, than thở của Nguyễn Trãi về tình hình thời cuộc thời bấy giờ. Ông luôn đau đáu một nỗi lo về nhân dân, đất nước và mong ước về một cuộc sống thái bình, thịnh trị cho nhân dân. Qua đó, bài thơ bộc lộ một vẻ đẹp tâm hồn đáng quý, đáng trọng của một bậc danh nhân.
Chia sẻ thêm cho bạn 🌿Bảo Kính Cảnh Giới [Nguyễn Trãi] 🌿 Nội Dung, Nghệ Thuật
Đọc Hiểu Bài Thơ Tự Thán
Gợi ý đọc hiểu bài thơ Tự thán của Nguyễn Trãi, cùng tham khảo nhé!
👉Câu 1: Bài thơ được làm theo thể thơ nào?
Đáp án: Thể thơ lục bát.
👉Câu 2: Tâm sự, nỗi lòng của Nguyễn Trãi trong bài thơ là gì?
Đáp án: thể hiện tấm lòng Nguyễn Trãi luôn hướng về nhân dân, đất nước, luôn mong dân được hạnh phúc, no ấm. Nỗi niềm ấy luôn đau đáu, trăn trở trong lòng ông, kể cả khi ông đã cáo quan về ở ấn chốn quê nhà.
👉Câu 3: Khái quát nội dung của bài thơ.
Đáp án: Ngợi ca vẻ đẹp của Nguyễn Trãi. Ông sống một đời thanh bạch, giản dị, tấm lòng của ông luôn hướng về nhân dân và đất nước.
👉Câu 4: Tâm trạng của con người được nhà thơ tái hiện qua những hình ảnh nào?
Đáp án: buồn về trận mưa rào, đau về nỗi ào ào gió đông, Biết đem tâm sự ngỏ cùng ai hay, Chiếc thuyền hờ hững bên sông một mình.
Gợi ý văn mẫu phân tích❤️️ Nước Đại Việt Ta [Nguyễn Trãi] ❤️️ Nội Dung, Ý Nghĩa
Nghệ Thuật Bài Thơ Tự Thán
Chia sẻ cho bạn những giá trị nghệ thuật trong bài thơ Tự thán.
- Ngôn ngữ thơ giản dị, giàu sức biểu cảm.
- Hình ảnh thơ gần gũi, bình dị.
- Thể thơ lục bát có hiệu quả to lớn trong việc thể hiện cảm xúc, tâm trạng của tác giả.
- Sử dụng phương pháp tả cảnh ngụ tình.
Mẫu Cảm Nhận, Phân Tích Bài Thơ Tự Thán Hay Nhất
Đừng nên bỏ qua mẫu cảm nhận bài thơ Tự thán hay nhất dưới đây. Đọc ngay để cảm nhận rõ nỗi niềm, tâm trạng của Nguyễn Trãi bạn nhé!
Sinh thời từng có một bậc “danh nhân văn hóa thế giới” được vua Lê Thánh Tông ca là: “Ức Trai tâm thượng quang Khuê Tảo”. Và không ai khác đó là Nguyễn Trãi. Ông là một nhà quân sự nổi tiếng có công sáng lập ra nhà Hậu Lê và cũng là nhà thơ lớn. Suốt đời, người “danh nhân” ấy đã cống hiến cho sự nghiệp: “Trí quân dân trạch”, cho văn học dân tộc.
Tuy cuộc đời Nguyễn Trãi nhiều đau thương, bi thảm nhưng tiếng thơm muôn đời và sự kính phục của thế hệ sau là điều không ai có thể chối cãi. Trong di sản văn học đồ sộ của ông, ta không thể không nhắc đến bài thơ “Tự Thán” – đã thể hiện rõ nhiều vẻ đẹp tâm hồn đáng quý, đáng trọng của một bậc danh nhân.
Bài thơ này không chỉ “giàu” trí tuệ, sâu sắc, thấm đẫm trải nghiệm về cuộc đời, được viết bằng thứ ngôn ngữ tinh luyện, trong sáng, đăng đối một cách cổ điển mà còn khẳng định được tâm hồn thanh cao, không màng danh lợi, một nỗi lòng luôn đau đáu về nhân dân, đất nước của Nguyễn Trãi.
Bài thơ trên cũng là vẻ đẹp tâm hồn của người “chính trị” ấy: Yêu thiên nhiên, không màng danh lợi, luôn đau đáu một nỗi lo về nhân dân, đất nước. Từ tình yêu với những cảnh vật, thiên nhiên nơi quê nhà, với những mối lo, trăn trở về đất nước, ông đã bày tỏ sự khát khao, mong ước về một cuộc sống thái bình, thịnh trị cho nhân dân. Đó cũng là một trong những sở nguyện mà Nguyễn Trãi mong mỏi suốt cuộc đời.
Cũng như bao nhà Nho hành đạo khác, khi khát vọng xả thân thực hiện lý tưởng: “Trí quân trạch dân” không thực hiện được, Nguyễn Trãi chọn con đường lui về ở ẩn, làm bạn với thiên nhiên, cây cỏ. Trong cảm nhận của nhà thơ, cảnh vật hiện ra thật yên bình nhưng cũng thật cô đơn.
Với tư cách một vị quan và trên phương diện thay lời vua để viết lời tuyên cáo chiến thắng, Nguyễn Trãi đã khẳng định nhân nghĩa là “yên dân” , tức là làm cho nhân dân được yên ổn làm ăn, ấm no hạnh phúc trong yên bình. Vì thế “Quân điếu phạt trước lo trừ bạo”, phải giặt tan giặt không tàn để cho “yên dân”.
Dù đã lui về ở ẩn, không còn làm quan nhưng tấm lòng thương dân và lo cho dân trong ông vẫn chưa bao giờ nguôi ngoa.
Chiếc thuyền lơ lửng bên sông,
Biết đem tâm sự ngỏ cùng ai hay.
Chắc chi thiên hạ đời nay,
Mà đem non nước làm rầy chiêm bao.
Ức Trai như con ong cần mẫn bay lượn trong khu rừng để hút mật ngọt từ cảnh sắc tự nhiên, cuộc đời để làm “no nê” cho thơ. Từng câu, từng chữ ngân vang, xuyên thấm vào tâm hồn con người những cảm xúc dạt dào chảy mãi không thôi.
Bằng những vần thơ “đời thường”, giản dị nhưng gần gũi, ông đã cho ta thấy tâm trạng trăn trở, nỗi niềm đau đáu của một bậc danh nhân về tương lai đất nước.
Rõ ràng, Nguyễn Trãi thân nhàn nhưng tâm chẳng nhàn. Về với thiên nhiên, với “Sách một hai phiên làm bầu bạn” chẳng qua chỉ là vì bất đắc dĩ, vì “Trăm năm trong cuộc nhân sinh”, vì không chịu đựng được: “Mùi thế tình”. Từ nỗi đau trước thói đời đen bạc: “Hoa thì hay héo, cỏ thường tươi”, ông khao khát về cuộc sống thái bình, thịnh trị cho nhân dân. Chinh vì vậy mà ông trăn trở, suy nghĩ suốt một đời:
Đã buồn về trận mưa rào,
Lại đau về nỗi ào ào gió đông.
Mây trôi nước chảy xuôi dòng,
Chiếc thuyền hờ hững bên sông một mình.
Nguyễn Trãi đau đớn khi chứng kiến nghịch cảnh éo le của xã hội: “Làm người mựa cậy khi quyền thế/Có thuở bàn cờ tốt đuổi xe” (Trần Tình, số 8). Nói vậy, với Ức Trai, chìm đắm trong cảnh đẹp thiên nhiên, dẫu nhàn rỗi nhưng vẫn chỉ là sự bất đắc dĩ mà thôi.
Tận sâu trong tâm hồn thi nhân luôn mang nặng một nỗi niềm canh cánh: “Dẽ có Ngu cầm đàn một tiếng / Dân giàu đủ khắp đòi phương” (Bảo kính cảnh giới, số 43). Niềm trăn trở lo lắng cho dân, làm sao cho nhân dân “đủ khắp” mọi nơi trên đất nước được ấm no, hạnh phúc là khao khát, là tâm nguyện suốt đời của Nguyễn Trãi.
Một nhà văn đã từng nói: “Người nghệ sĩ chân chính phải là người tìm những nét đẹp mới” Trong cuộc hành trình tìm đến cái đẹp của thi ca, của tạo hóa, của hồn người, Nguyễn Trãi đã làm nên nhiều bước đột phá và thơ Nôm trong bài này của ông đã đạt đến đỉnh cao của nghệ thuật, của cái hay và cái đẹp.
Chữ Nôm ra đời từ mấy thế kỉ trước và có lẽ Nguyễn Trãi là người tiên phong đầu tiên trong việc làm thơ Nôm. Rất dân dã và bình dị, thơ Nôm qua ngòi bút của Ức trai đẹp đến lạ kì.
Hình thành từ cuộc đời, đón nhận tinh hoa từ dòng chảy cuộc sống, hồn thơ Nguyễn Trãi mang đậm dấu ấn Việt Nam, rất phong phú, đa dạng và dạt dào tình cảm. Thơ Nguyễn Trãi không chỉ là dòng sông của cảm xúc mà còn là ngọn núi của đỉnh cao nghệ thuật bởi một ngòi bút tài hoa. Chính vì vậy, có ý kiến cho rằng “Nguyễn Trãi để lại cho chúng ta những tác phẩm gồm nhiều thể văn và tất cả đều đạt đỉnh cao nghệ thuật, đều hay và đẹp lạ thường”.
Nhắc đến Nguyễn Trãi là nhắc đến một trái tim suốt đời âu lo cho dân cho nước; nhắc đến tư tưởng nhân nghĩa với chiều sâu và tầm cao giá trị xuyên suốt mấy trăm năm; nhắc đến tình đời, tình người thiết tha, sâu nặng như Tố Hữu từng viết:
“Nghe hồn Nguyễn Trãi phiêu diêu
Tiếng gươm khua tiếng thơ kêu xé lòng”.
Oan án Lệ Chi Viên đã giết chết một thiên tài nhưng những gì ông để lại cho đất nước và cho nhân dân thì muôn đời bất tử. Con người ấy, hồn thơ ấy mãi mãi là cây đại thụ tỏa bóng mát cho ngàn sau. Nguyễn Trãi sẽ sống mãi trong lòng bạn đọc cũng như ngọn lửa đời đời mãi cháy trong thơ ông. “Tự Thán” sẽ mãi ở lại sâu trong tâm hồn mỗi độc giả.
Đọc hiểu tác phẩm🌿Dục Thúy Sơn [Nguyễn Trãi]🌿Tìm hiểu chi tiết