Bài Thơ Tiếc Cảnh: Nội Dung + Nghệ Thuật + Phân Tích

Bài Thơ Tiếc Cảnh ❤️️ Nội Dung, Nghệ Thuật, Phân Tích ✅ Gửi Đến Bạn Thông Tin Về Hoàn Cảnh Sáng Tác, Ý Nghĩa Tác Phẩm Và Cách Đọc Hiểu Bài Thơ.

Nội Dung Bài Thơ Tiếc Cảnh

Trong phạm vi bài viết hôm nay, Thohay.vn sẽ chia sẻ đến bạn một bài thơ hay của Nguyễn Trãi đó là Tiếc cảnh. Hãy cùng tìm hiểu và phân tích chi tiết nhé!

Tiếc cảnh số 7
Tác giả: Nguyễn Trãi

Tiếc xuân cầm đuốc mảng chơi đêm,
Những lệ xuân qua tuổi tác thêm.
Chẳng thấy ngoài hiên tơ liễu rủ,
Một phen liễu rủ một phen mềm.

Đón đọc thêm bài 🔰Tự Thán [Nguyễn Trãi]🔰 Nội Dung Bài Thơ, Phân Tích

Hoàn Cảnh Sáng Tác Bài Thơ Tiếc Cảnh

Về hoàn cảnh sáng tác bài thơ Tiếc cảnh thì bài thơ này được Nguyễn Trãi viết vào khoảng thế kỷ 15, tuy nhiên hoàn cảnh và thời gian cụ thể thì hiện chưa có thông tin rõ ràng. Có thể bài thơ Tiếc cảnh được viết vào khoảng thời gian Nguyễn Trãi lui về ở ẩn.

Ý Nghĩa Bài Thơ Tiếc Cảnh

Bài thơ Tiếc cảnh của Nguyễn Trãi thể hiện tâm trạng của một người lớn tuổi trước một bức tranh đêm thanh, đem lại cho người đọc cảm giác nhẹ nhàng, êm ái của đêm tối nhưng cũng đầy tiếc nuối về thời gian đã qua và tuổi tác của mình. Qua đó ta thấy thêm trân trọng và mến yêu hơn từng phút giây của cuộc sống.

Hướng dẫn đọc hiểu bài 🔰Thủ Vĩ Ngâm [Nguyễn Trãi]🔰Nội Dung, Ý Nghĩa

Đọc Hiểu Bài Thơ Tiếc Cảnh

Hướng dẫn đọc hiểu bài thơ Tiếc cảnh của Nguyễn Trãi chi tiết theo bộ câu hỏi sau đây:

👉 Câu 1: Thể thơ của bài thơ trên là gì?

Đáp án:  Thất ngôn tứ tuyệt

👉 Câu 2: Chỉ ra những từ ngữ chỉ tâm trạng của con người?

Đáp án: Các từ ngữ chỉ tâm trạng của con người: tiếc, mềm, ..

👉 Câu 3: Em hiểu như thế nào về nội dung câu thơ: “Tiếc xuân cầm đuốc mảng chơi đêm”?

Đáp án: “Tiếc xuân cầm đuốc mảng chơi đêm”: Tác giả nuối tiếc tuổi xuân thoáng nhanh như một con nước lẳng lặng chảy xuôi vô tình, tác giả muốn thoát ra khỏi lớp áo của một nho gia để trở thành một con người bình thường cũng có cảm xúc, hứng thú với tình yêu hay những trần tục của cuộc đời.

👉 Câu 4: Từ bài thơ này, hãy nhận xét quan niệm về thời gian của Nguyễn Trãi?

Đáp án: Quan niệm về thời gian của Nguyễn Trãi là mùa xuân của con người và mùa xuân của cuộc đời, mùa xuân vẫn luân chuyển tuần hoàn, mỗi lần mùa xuân đến là tuổi xuân của con người lại càng ngắn ngủi hay nói cách khác ”Xuân đang tới, nghĩa là xuân đang qua / Xuân còn non, nghĩa là xuân sẽ già / Mà xuân hết, nghĩa là tôi cũng mất.” tác giả phí hoài tuổi trẻ.

Gợi ý soạn bài 🌿Bảo Kính Cảnh Giới [Nguyễn Trãi] 🌿 Nội Dung, Nghệ Thuật

Nghệ Thuật Bài Thơ Tiếc Cảnh

Điểm qua những đặc điểm nghệ thuật chính trong bài thơ Tiếc cảnh.

  • Bài thơ được viết theo thể thất ngôn tứ tuyệt.
  • Phương thức biểu đạt chính của bài thơ là biểu cảm.
  • Ngôn ngữ thơ giản dị, giàu sức biểu cảm.
  • Hình ảnh thơ gần gũi, bình dị.
  • Tác giả sử dụng phương pháp tả cảnh ngụ tình.

Mẫu Cảm Nhận, Phân Tích Bài Thơ Tiếc Cảnh Hay Nhất

Chia sẻ cho bạn đọc mẫu văn cảm nhận về bài thơ Tiếc cảnh của Nguyễn Trãi hay nhất.

Với các nhà tư tưởng lớn, chất vàng triết lý luôn lấp lánh phát sáng qua mỗi hình tượng, ngôn từ mà họ sử dụng. Nguyễn Trãi kiệt xuất là một trường hợp như vậy.
Tư tưởng mỹ học của Nguyễn Trãi qua chủ đề mùa xuân trong thơ Nôm phải được coi là điểm tựa văn hóa cho hôm nay.

Khác với thơ cổ vịnh cảnh hoặc giao đãi bạn bè, thơ Nguyễn Trãi thể hiện quan niệm nghệ thuật và quan niệm nhân sinh, một cách sống, lối sống rất mới. Nhờ vậy, thơ ông mở ra về không gian, nới rộng về thời gian và một chiều sâu thời thế và nhân thế.

“Thơ là âm nhạc của tâm hồn, nhất là những tâm hồn cao cả, đa cảm” – [Voltaire]. Thơ ca chỉ bật ra khi trong tim người nghệ sĩ đang rung lên những nhịp đập thổn thức, đang ngân lên những điệu ngân của tâm hồn. Chính bởi vậy, mỗi vần thơ dù ngắn gọn nhưng lại có sức truyền tải lớn tới người đọc. Và có những bài thơ đã ra đời cách chúng ta hàng chục năm nhưng tới nay vẫn còn nguyên giá trị. “Tiếc cảnh” của Nguyễn Trãi là một thi phẩm như vậy.

Có người từng nhận định: “Thơ Nguyễn Trãi không chỉ thể hiện một tầm vóc tư tưởng mà còn là một tâm hồn nhạy cảm rất giàu chất thơ trước đất nước, con người và thiên nhiên”. Cứ như là biển rì rầm, là gió mênh mang, cứ như chiều về đong đầy trong đôi mắt ưu tư của bao người một niềm xúc cảm, có phải văn học là chốn tìm về của những trái tim rung động, là thứ ánh sáng diệu kì rọi vào sâu thẳm cõi lòng người?

Lang thang trong những nẻo đường văn học, ta bắt gặp cái nhẹ nhàng, giản dị mà thanh cao toát ra từ hồn thơ Nguyễn Trãi – một nhà thơ lớn của dân tộc. Những tác phẩm ông để lại cho đời tựa như đang cựa mình thức giấc, hướng tới chỗ sâu kín, thiết tha và cao đẹp nhất trong tâm hồn người, làm khơi dậy bao nhiêu tình cảm đẹp. Nó xứng đáng là những vì sao rực rỡ nhất trong bầu trời lấp lánh bao vì tinh tú của thi ca dân tộc.

Bài thơ “Tiếc cảnh” được viết theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt, thể hiện quan điểm bao đời của con người về tuổi xuân, ai ai cũng chỉ có một thời tuổi trẻ để nuối tiếc:

“Tiếc xuân cầm đuốc mảng chơi đêm,
Những lệ xuân qua tuổi tác thêm
Chẳng thấy ngoài hiên tơ liễu rủ
Một phen liễu rủ một phen mềm”

Khi những năm tháng của thanh xuân đang dần trôi qua, thì tác giả lại cảm thấy nuối tiếc. Các từ “tiếc”, “xuân” là ông đang tiếc về một thời xuân trẻ tuổi, đã qua nhưng vẫn con đọng lại trong tâm trí như một ngon đuốc cháy mãi không thôi, một ngọn đuốc nhỏ nhưng không có bất cứ thứ gì có thể dập tắt được.

Cuộc sống con người theo một quy luật, đã một đi không trở lại. Nguyễn Trải cảm thấy buồn bã khi thời gián trôi, tuổi xuân qua đi một lúc một nhanh thêm, đồng thời sự lão hóa ngày càng rõ ràng, tác động đến sức khỏe và tâm trí. Năm trăm năm sau Nguyễn Trãi, nhà thơ được mệnh danh là “thi sĩ của tình yêu” – Xuân Diệu, cũng có những vần thơ tiếc tuổi xuân như thế:

“Xuân đương tới nghĩa là xuân đương qua
Xuân còn non nghĩa là xuân sẽ già
Và xuân hết nghĩa là tôi cũng mất”.

Những câu thơ tiếp của bài thơ như đang biết buồn cùng với sự tiếc nuối thanh xuân của nhà thơ. “Ngoài hiên”, “tơ liễu” cảnh vật trước mắt chỉ có những cánh tơ liễu nhè nhẹ trên nền đất tĩnh lặng. Khoảnh khắc ấy đem đến cho tác giả một cảm xúc khó tả biết nhường nào.

Không chỉ đồng cảm với nỗi lòng của tác giả những cánh liễu còn biểu tình sự thương cho Nguyễn Trãi “liễu rủ”. Những cánh tơ liễu nhẹ nhàng, lặng yên, nối tiếp nhau như muôn trùng nét vẽ của tự nhiên, của bức tranh đem thanh, làm cho con người đắm mình trong cảm giác êm đềm, mềm mại của chúng, mãi không muốn thoát ra. Nguyễn Trãi không muốn đối mặt với hiện thực là tuổi xuân của ông đang ngày càng già đi, mà ông vẫn chưa làm được những mà bản thân mình mong muốn.

Từ những lời thơ nhẹ nhàng mà sâu lắng của tác giả Nguyễn Trãi đã giúp chúng ta thấy được sự tiếc nuối tuổi trẻ của ông thể hiện rõ như thế nào, nhưng nó cũng là nguồn cảm hứng để ông viết nên thơ. Tuy vậy nhưng ông vẫn không quên được tình yêu quê hương đất nước.

Qua bài thơ Tiếc cảnh ta lại càng cảm thấy trận trọng từng giây từng phút trong cuộc đời này hơn. Và từ đó mỗi khi đọc thơ xuân Nguyễn Trãi thấy thêm yêu thiên nhiên đất nước mình, trân trọng và mến yêu hơn từng phút giây của cuộc sống. Đó là lý do mỗi khi Tết đến xuân về, những vần thơ xuân của Nguyễn Trãi lại vang lên, ngân nga trong lòng mọi người.

Tìm hiểu chi tiết 🌿Dục Thúy Sơn [Nguyễn Trãi]🌿Tác giả, tác phẩm

Viết một bình luận