Thơ Về Văn Miếu Quốc Tử Giám [23+ Bài Thơ, Ca Dao Tục Ngữ Hay Nhất]

Thơ Về Văn Miếu Quốc Tử Giám ❤️️ 23+ Bài Thơ, Ca Dao Tục Ngữ ✅ Giới Thiệu Đến Bạn Đọc Tuyển Tập Câu Nói Hay, Mẫu Thuyết Minh Nổi Bật.

Giới Thiệu Về Văn Miếu Quốc Tử Giám

Trước khi tham khảo chùm thơ về Văn Miếu Quốc Tử Giám, mời bạn đọc cùng đọc qua phần Giới Thiệu Về Văn Miếu Quốc Tử Giám sau đây nhé!

Văn Miếu – Quốc Tử Giám là một địa danh lịch sử có lẽ đã rất quen thuộc đối với mỗi người con đất Việt. Đây là niềm tự hào của người dân Thủ đô và cũng chính là chứng nhân hùng hồn cho tinh hoa giáo dục dân tộc một thời.

Văn Miếu – Quốc Tử Giám nằm ở phía Nam thành Thăng Long, xưa thuộc thôn Minh Giám, tổng Hữu Nghiêm, huyện Thọ Xương; thời Pháp thuộc làng Thịnh Hào, tổng Yên Hạ, huyện Hoàng Long, tỉnh Hà Đông; nay thuộc Thành phố Hà Nội. Bốn mặt đều là phố, cổng chính là phố Quốc Tử Giám (phía Nam), phía Bắc là phố Nguyễn Thái Học, phía Tây là phố Tôn Đức Thắng, phía Đông là phố Văn Miếu. Quần thể kiến trúc này nằm trên diện tích 54.331m². Quốc Tử Giám cũng được xem là trường học cao cấp đầu tiên của Việt Nam, hay còn gọi là trường đại học đầu tiên của Việt Nam.

Văn Miếu được xây dựng từ tháng 8 năm Canh Tuất (năm 1070), tức năm Thần Vũ thứ 2 dưới thời vua Lý Thánh Tông (1054-1072), có tạc tượng Chu Công, Khổng Tử cùng tứ phối là Nhan Hồi, Tăng Sâm, Tử Tư, Mạnh Tử và hình vẽ các hiền nhân để thờ cúng. Việc thờ cúng các bậc hiền nhân cũng như đức Khổng Tử – người được suy tôn là nhà khai sáng của Nho giáo, một nhà tư tưởng, văn hoá, giáo dục kiệt xuất của Phương Đông.

Hiện nay quần thể kiến trúc Văn Miếu – Quốc Tử Giám được chia làm ba khu vực chính: một là Văn hồ, hai vườn Giám và ba là khu nội tự Văn Miếu – Quốc Tử Giám, đây là khu chủ thể, bố cục đăng đối từng khu, từng lớp theo trục Bắc Nam. Kiến trúc này được mô phỏng theo kiến trúc của khu Văn miếu thờ Khổng Tử tại quê nhà ông ở Khúc Phụ, Sơn Đông, Trung Quốc tuy nhiên đã được đơn giản hoá hơn theo phong cách truyền thống của dân tộc.

Ngoài thơ về Văn Miếu Quốc Tử Giám, cùng tham khảo thêm tuyển tập 🌼Thơ Về Hồ Gươm🌼 ý nghĩa

Những Bài Thơ Về Văn Miếu Quốc Tử Giám Hay

Tiếp theo là Những Bài Thơ Về Văn Miếu Quốc Tử Giám Hay không thể bỏ lỡ.

Rùa Văn Miếu
Tác giả: Nguyễn Trung Thu

Đã bao người vãn cảnh chùa
Cảm thương tội nghiệp thân rùa đội bia

Chiều thăm Văn Miếu ra về
Cứ vương vấn, mãi còn mê dáng rùa
Ngẩng đầu, gồng tấm lưng to
Thách ngàn năm, thách gió mưa dập vùi
Nâng bia tiến sĩ dâng đời
Bia ngời văn hiến, rùa tươi vẻ hùng

Cảm xúc khi đến Văn Miếu Hà Nội
Tác giả: Nguyễn Khuyến

Đã mươi năm, nay lại bước tới cửa Giám cũ,
Nỗi lòng dằng dặc biết nói cùng ai.
Lầu Khuê Văn chưa dứt tiếng chuông đêm,
Dòng Bích Thuỷ còn gọi hồn trăng khuya.
Lau nước mắt ướt khăn vì nỗi đạo ta khốn ách,
Phủi bia cũ xem chữ, cảm thấy người xưa vẫn còn.
Thỉnh thoảng có ông lão trong xóm qua lại,
Cứ chống gậy đi trên đường ngõ chẳng nói năng gì.

Lắng hồn thơ Văn Miếu
Tác giả: Huy Tùng

Đêm nguyên tiêu trăng sáng
Lấp lánh muôn ý thơ
Chân bước vào Văn Miếu
Ngỡ như bước trong mơ

Rộn ràng người diễn, ngâm
Thơ nghe như suối chảy
Rạng rỡ ai hết thảy
Sáng tâm hồn VIỆT NAM

Mỗi bước đường lịch sử
Đánh giặc và mộng mơ
Bao chiến công ghi dấu
Bên cạnh những vần thơ

Một dân tộc hào sảng
Hồn nhiên như trống chiêng
Thơ là ngọn lửa thiêng
Giữa gian khó triền miên

Nhịp thời đại trong thơ
Đang gọi ta bước tới
Kìa xuân hồng phơi phới
Văn Miếu lắng hồn thơ

Với Ngày Thơ Văn Miếu
Tác giả: Lê Gái

Cách trở không về được với thơ
Nguyên Tiêu tự ấy vẫn mong chờ
Văn bia Tiến Sĩ còn soi tỏ
Sử tích Thăng Long chẳng nhạt mờ
Tám hướng thi nhân lòng kính phục
Mười phương kẻ sĩ dạ tôn thờ
Người xa ngưỡng mộ dâng lời chúc
Mộc mạc câu vần thoả ước mơ

Bên cạnh chùm thơ về Văn Miếu Quốc Tử Giám, Mời bạn đọc tham khảo thêm về 💚 Ca Dao Tục Ngữ Về Hà Nội 💚 đầy đủ nhất

Chùm Thơ Về Văn Miếu Quốc Tử Giám Nổi Bật

Tặng bạn đọc Chùm Thơ Về Văn Miếu Quốc Tử Giám Nổi Bật.

Qua Văn Miếu Hà Nội cảm hoài
Tác giả: Phạm Thấu (II)

Nghìn năm văn vật đất Thăng Long,
Miếu cũ qua đây luống chạnh lòng;
Mưa gió đã trơ nền đạo nghĩa,
Bể dâu thêm dạn vẻ non sông;
Cái thềm phong hoá xanh rêu biếc,
Mà nóc cương thường đỏ bụi hồng;
Cây cỏ dãi dầu cùng tuế nguyệt,
Khiến người xe ngựa ngẩn ngơ trông.

Vịnh Văn Miếu Hà Nội
Tác giả: Nguyễn Văn Đào

Nghìn năm văn vật cõi Thăng Long,
Miếu vẫn còn đây đạo vẫn sùng;
Lê, Mạc, Lý, Trần xây dựng cũ,
Nhan, Tăng, Tư, Mạnh phối thờ chung;
Mưa Âu lai láng trời nam bắc,
Vách Khổng trơ vơ đất Nhị, Nùng.
Nọ gác Khuê Văn bia tiến sĩ,
Hồn văn nhường có ở đây không?

Kỷ Niệm Còn Đây
Tác giả: YÊU THOÁNG QUA

Kỷ niệm hôm nào đã khắc ghi
Dù xa cách biệt vẫn ôm ghì
Mong ngày trở lại đền Văn Miếu
Ngẫm cảnh xum vầy chốn Hội Thi
Bạn mãi say tình trao cảm quý
Người luôn trọng nghĩa khó so bì
Chan hòa trải vịnh ngời câu phú
Chỉ giữ chân thành rộn khóe mi.

Vịnh Văn Miếu thành Thăng Long
Tác giả: Phan Phu Tiên

Thần minh dòng trước nẻo Thang Thương
Thơ ngọc làu làu sớm ứng tường
Đức cả hồn toàn so thái cực
Đạo màu tinh tuý sánh tam quang
Giáo là đàn Hạnh còn vang đạc
Phép để kinh luân hãy sáng gương
Nền mở thái bình nhuần tám cõi
Thử hình thức thức đối thiên trường

Ngoài chùm thơ về Văn Miếu Quốc Tử Giám, Tổng hợp cho bạn đọc ✨Bài Thơ Hay Về Người Con Gái Hà Nội✨ Những Bài Thơ Hay Nhất 

Ca Dao Tục Ngữ Về Văn Miếu Quốc Tử Giám Đặc Sắc

Cùng tham khảo thêm những câu Ca Dao Tục Ngữ Về Văn Miếu Quốc Tử Giám Đặc Sắc nhé.

Có một Hà Nội ngàn năm dấu ngựa
Có một Hà Nội Bích Câu, Quốc Tử Giám… Thiêng liêng

Sẽ ghé lại Thăng Long thăm Hoàng Thành
Văn Miếu chắc rêu phong đã in dấu bao ngày

Tuổi tên tiến sĩ thành bia đá
Thóc gạo chưa thành cơm nông dân
Kiêu hãnh đội bia co rụt cổ
Những cụ rùa Văn miếu nghìn năm

Năm Quý Hợi (1803) bắt đầu đúc pháo
Cho ra lò chín khẩu thần công
Sai người đắp lại Thăng Long
Lập đền Văn Miếu, tiền đồng làm ngay

Thăng Long thuở Lý lưu danh trị
Hoàn Kiếm thời Lê rạng chiến công
Văn Miếu anh linh còn tỏa sáng
Ba Đình lịch sử mãi tươi hồng

Ôi thuở ấy lên đường những ai không trở lại?
Vườn Văn miếu vẫn toả hương hoa Đại
Hương của nghìn xưa gửi lại nghìn sau
Ta muốn hỏi hương những mối tình đầu
Dưới gốc Đại thề non có còn chung thủa?

Bên cạnh thơ về Văn Miếu Quốc Tử Giám, Lưu lại ngay tuyển tập 🌷Thơ Về Mùa Thu Hà Nội 🌷 những bài hay nhất

Những Câu Nói Hay Về Văn Miếu Quốc Tử Giám

Đừng vội bỏ qua Những Câu Nói Hay Về Văn Miếu Quốc Tử Giám sau đây.

  • Hằng năm, cứ đến mùa thi, nhiều sĩ tử miền Bắc luôn hướng về Văn miếu Quốc Tử Giám để cầu mong may mắn, rồi cũng có rất nhiều những cử nhân lựa chọn địa điểm này để lưu lại những bức ảnh kỉ yếu của một thời sinh viên đẹp đẽ.
  • Văn miếu Quốc Tử Giám được biết đến là một địa danh tọa lạc tại thủ đô Hà Nội, được coi như biểu tượng của sự trường tồn tinh hoa văn hóa, giáo dục dân tộc, của truyền thống tôn sư trọng đạo.
  • Văn Miếu – Quốc Tử Giám là quần thể di tích đa dạng và phong phú hàng đầu của thành phố Hà Nội, nằm ở phía nam kinh thành Thăng Long thời nhà Lý.
  • Nhiều thế kỉ qua, Văn Miếu vẫn được coi là biểu tượng của thủ đô Hà Nội nói riêng và đất nước Việt Nam nói chung. Chúng ta – những người dân của đất nước cần có ý thức bảo vệ, giữ gìn và quảng bá nét đẹp này đến với bạn bè năm châu.
  • Văn miếu Quốc Tử Giám là một trong những địa điểm nổi bật nhất của Hà Nội, nơi đây cũng chính là chứng nhân lịch sử cho nền văn hóa nho học, đã đào tạo ra vô số nhân tài cho đất nước từ thuở thành lập, được xem là ngôi trường đại học chính quy đầu tiên của Việt Nam.
  • Với bề dày lịch sử và chiều sâu văn hóa, Quốc Tử giám được xếp hạng di tích lịch sử văn hóa ngày 28/4/1962 và cho đến nay, đây vẫn luôn là một điểm thu hút nhiều khách du lịch không thể bỏ qua khi tới thăm thủ đô Hà Nội.
  • Văn Miếu Quốc tử giám luôn đề cao “nhân tài đối với quốc gia quan hệ rất lớn” và “phải có đào tạo sau mới có nhân tài”. Vì thế nơi đây là chiếc nôi nuôi dưỡng rất nhiều tài năng được trọng dụng qua thời nhà Lê, Mạc, Nguyễn…Điều này tạo nên một tập tục của người Việt, trước khi đi thi đều tìm đến nơi đây để cầu mong được may mắn và tịnh tâm, để đạt được thành tích tốt trong các cuộc thi.
  • Đất nước thân yêu của chúng ta đã trải qua hàng triệu năm đấu tranh dựng nước và giữ nước. Để rồi, giờ đây, khi chiến tranh đã lùi xa nhưng những dấu ấn của lịch sử, của những chiến công hào hùng, của nền văn hóa truyền thống dường như vẫn còn mãi in dấu nơi những di tích lịch sử ở khắp cả nước. Và về với Hà Nội – thủ đô của cả nước, chúng ta sẽ nhớ ngay tới Văn Miếu Quốc Tử Giám – một trong số những di tích lịch sử nổi tiếng ở nước ta.

STT Văn Miếu Ấn Tượng

Nhất định đừng bỏ lỡ những dòng STT Văn Miếu Ấn Tượng bên dưới.

  • Văn miếu Quốc Tử Giám là một trong những di tích lịch sử quan trọng bậc nhất của Quốc gia. Đây được xem là trường đại học đầu tiên của Việt nam lưu giữ và tôn vinh những học giả tài trí của dân tộc.
  • Là một trong số những di tích lịch sử độc đáo của nước ta, Văn Miếu Quốc Tử Giám có những nét độc đáo, đặc sắc riêng.
  • Văn Miếu Quốc Tử Giám là một công trình kiến trúc, một di tích lịch sử đặc biệt của nước ta. Nó là địa danh thu hút, hấp dẫn khách du lịch, đồng thời, mang lại giá trị, ý nghĩa to lớn về văn hóa, lịch sử, giáo dục cho đất nước ta.
  • Văn miếu Quốc Tử Giám đã cho ra đời rất nhiều nhân tài của đất nước. Trải qua bao nhiêu năm, vô vàn các bia gạch đá tiến sĩ đã được xây dựng nhằm tôn vinh, tưởng nhớ các nhân tài.
  • Hà Nội được biết đến là Thủ Đô nghìn năm văn hiến của nước ta với nhiều danh lam thắng cảnh và di tích lịch sử. Một trong những di tích chúng ta phải kể đến chính làm Văn Miếu Quốc Tử Giám.
  • Quần thể khu di tích Văn Miếu Quốc Tử Giám chính là đại diện cho truyền thống hiếu học, lễ nghĩa, tôn sư trọng đạo, đề cao nhân tài với những giá trị tinh thần, văn hóa vô cùng sâu sắc và quý giá, là biểu tượng của cả đất nước.
  • Dù bước thăng trầm của thời gian có thế nào đi nữa, Văn miếu – Quốc Tử Giám vẫn sẽ là một di tích mang dấu ấn của một quốc gia giàu truyền thống khoa cử và trở thành biểu tượng đẹp của thủ đô Hà Nội.
  • Văn miếu Quốc Tử Giám là một trong những di tích lịch sử nổi tiếng của Việt Nam, chứng tích tiêu biểu cho tinh thần hiếu học của dân tộc Việt Nam.
  • Có thể nói,Văn Miếu – Quốc Tử Giám là biểu tượng của tri thức, văn hóa, khát vọng trong con đường học tập của các sĩ tử nói riêng và con người Việt nam nói chung, là nét son thu hút khách du lịch trong nước và quốc tế. Và là khu di tích văn hoá Hà Thành.

Ngoài thơ về Văn Miếu Quốc Tử Giám, Đừng vội bỏ qua chùm 🌼Thơ Về Mùa Đông Hà Nội🌼 những bài hay và đặc sắc nhất

Những Mẫu Thuyết Minh Về Văn Miếu Quốc Tử Giám Hay

Cuối cùng là Những Mẫu Thuyết Minh Về Văn Miếu Quốc Tử Giám Hay.

Mẫu Thuyết Minh Về Văn Miếu Quốc Tử Giám Hay Nhất

Văn Miếu – Quốc Tử Giám là quần thể di tích đa dạng và phong phú hàng đầu của thành phố Hà Nội, nằm ở phía nam kinh thành Thăng Long thời nhà Lý.

Là tổ hợp gồm hai di tích chính: Văn Miếu thờ Khổng Tử, các bậc hiền triết của Nho giáo và Tư nghiệp Quốc Tử Giám Chu Văn An, người thầy tiêu biểu đạo cao, đức trọng của nền giáo dục Việt Nam; và Quốc Tử Giám trường Quốc học cao cấp đầu tiên của Việt Nam, với hơn 700 năm hoạt động đã đào tạo hàng nghìn nhân tài cho đất nước. Ngày nay, Văn Miếu-Quốc Tử Giám là nơi tham quan của du khách trong và ngoài nước đồng thời cũng nơi khen tặng cho học sinh xuất sắc và nơi tổ chức hội thơ hàng năm vào ngày rằm tháng giêng. Đặc biệt, đây còn là nơi các sĩ tử ngày nay đến “cầu may” trước mỗi kỳ thi.

Văn Miếu được xây dựng từ “tháng 8 năm Canh Tuất (1070) tức năm Thần Vũ thứ hai đời Lý Thánh Tông, đắp tượng Chu Công, Khổng Tử và Tứ phối vẽ tranh tượng Thất thập nhị hiền, bốn mùa cúng tế. Hoàng thái tử đến đấy học.”.

Quần thể kiến trúc Văn Miếu – Quốc Tử Giám được bố cục đăng đối từng khu, từng lớp theo trục Bắc Nam, mô phỏng tổng thể quy hoạch khu Văn Miếu thờ Khổng Tử ở quê hương ông tại Khúc Phụ, Sơn Đông, Trung Quốc. Tuy nhiên, quy mô ở đây đơn giản hơn, kiến trúc đơn giản hơn và theo phương thức truyền thống nghệ thuật dân tộc.

Phía trước Văn Miếu có một hồ lớn gọi là hồ Văn Chương, tên cũ xưa gọi là Thái Hồ. Giữa hồ có gò Kim Châu, trước đây có lầu để ngắm cảnh. Ngoài cổng chính có tứ trụ, hai bên tả hữu có bia “Hạ Mã”, xung quanh khu vực xây tường cao bao quanh. Cổng Văn Miếu xây kiểu Tam quan, trên có 3 chữ “Văn Miếu Môn” kiểu chữ Hán cổ xưa.

Trong Văn Miếu có tượng Khổng Tử và Tứ phối (Nhan Tử, Tăng Tử, Tử Tư, Mạnh Tử). Ở điện thờ Khổng Tử có hai cặp hạc cưỡi trên lưng rùa. Đây là hình tượng rất đặc trưng tại các đền, chùa, lăng tẩm, miếu mạo ở Việt nam.

Hình ảnh hạc chầu trên lưng rùa trong nhiều ngôi chùa, miếu…, hạc đứng trên lưng rùa biểu hiện của sự hài hòa giữa trời và đất, giữa hai thái cực âm – dương. Hạc là con vật tượng trưng cho sự tinh túy và thanh cao. Ngày nay, Khuê Văn Các ở Văn Miếu-Quốc Tử Giám đã được công nhận là biểu tượng của thành phố Hà Nội.

Mẫu Thuyết Minh Về Văn Miếu Quốc Tử Giám Đặc Sắc

Văn miếu Quốc Tử Giám là một trong những địa điểm thu hút du khách bậc nhất của Hà Nội, nơi đây cũng chính là chứng nhân lịch sử cho nền văn hóa nho học, đã đào tạo ra vô số nhân tài cho đất nước từ thuở thành lập, được xem là ngôi trường đại học chính quy đầu tiên của Việt Nam.

Quốc Tử Giám chính là minh chứng cho quyết tâm nâng cao học thức nhân dân, phát triển nền giáo dục nước nhà lên đến đỉnh cao của vua Lý Nhân Tông, và quả thực ông đã thành công, khi lịch sử đã đánh giá triều Lý là triều đại có nền giáo dục phát triển mạnh mẽ nhất. Với lối kiến trúc độc đáo và bề dày lịch sử gắn liền với sự hưng thịnh phát triển của nhiều triều đại, Văn Miếu – Quốc Tử Giám đã mang đến trong trái tim nhiều người sự trân trọng và ngưỡng mộ vô cùng.

Văn Miếu được xây dựng vào năm 1070 dưới thời vua Lê Thánh Tông, còn Quốc Tử Giám được khởi công xây dựng cùng thời sau đó vào năm 1076, ngay bên cạnh Văn Miếu. Quần thể di tích này tọa lạc tại phía Nam kinh thành Thăng Long, thuộc quận Đống Đa, thủ đô Hà Nội. Công trình có tổng diện tích là 54331m2, bốn phía được bao quanh bởi các tuyến phố chính của quận, hướng Nam là cổng chính giáp với phố Quốc Tử Giám, phía Bắc là phố Nguyễn Thái Học, phía Tây giáp phố Tôn Đức Thắng, và phía Đông giáp với phố Văn Miếu.

Khu di tích Văn Miếu – Quốc Tử Giám có kết cấu tường gạch vồ bao quanh toàn bộ diện tích, phía bên trong lại chia làm 5 tầng không gian có kiến trúc khác nhau, mỗi lớp như vậy được ngăn cách bằng một tường gạch dày có ba cửa thông với nhau. Nhìn tổng quan quần thể di tích gồm ba bộ phận chính là Hồ Văn, khu Văn Miếu thờ Khổng Tử và Quốc Tử Giám.

Bắt đầu từ cửa chính ở phía Nam, giáp phố Quốc Tử Giám, ta nhìn thấy Hồ Văn nằm đối diện với khu Văn Miếu, từ Hồ Văn bước sang bên kia đường là bức tường gạch ngoài cùng của khu di tích gồm có Tứ trụ được xây bằng gạch, hai trụ giữa xây cao vượt lên hình con nghê chầu vào, hai trụ ngoài đắp hình chim phượng, hai bên là hai Bia Hạ Mã, tại đây có là công hầu, bá tước cũng phải xuống ngựa đi từ bia này sang bia kia rồi mới được lên xe ngựa đi tiếp.

Đi vào trong gặp đầu tiên là cổng Văn Miếu với cổng giữa xây vuông và cao hai tầng, hai cổng bên nhỏ hơn đối xứng nhau, khu vực thứ nhất này gọi là Nhập đạo bao gồm khu Văn Miếu, bên cạnh là Vườn Giám nơi chiếm gần nửa diện tích của cả quần thể. Đi tiếp vào trong gặp cổng Đại Trung, qua cổng này khu vực bên trong gồm Khuê Văn Các nằm ngoài cùng, là một lầu vuông tám mái, bốn cửa tròn, được ví như nơi giao hòa của đất trời, hiện nay hình ảnh của Khuê Văn Các được in trên tờ tiền polyme 100.000 đồng của nước ta.

Tiến vào bên trong là giếng Thiên Quang hay còn gọi là Văn Trì đặt ở trung tâm, các Bia Tiến Sĩ được đặt ở hai bên phải trái của giếng, mỗi bên gồm 41 bia xếp thành 2 hàng ngang, mỗi bia được đặt trên lưng một con rùa đá xanh, trên đó khắc tên các tiến sĩ đã thi đậu trong từng đợt khoa cử. Đi vào trong nữa ta lại gặp cổng Đại Thành, phía trong này bao gồm khu Đại Thành là nơi đặt điện thờ Khổng Tử, sau đó gặp tiếp cổng Thái Học, bên trong bao gồm khu Thái Học, Lầu Chuông và Lầu trống chính là nơi học tập của các sĩ tử, đã đào tạo nhân tài cho nhiều triều đại của nước ta.

Văn Miếu trong những năm đầu mới xây dựng thì đóng vai trò là nơi thờ cúng các bậc tiên thánh người đã khai sinh ra nho học, đồng thời là trường học hoàng gia đầu tiên của Đại Việt mà học sinh đầu tiên là thái tử Lý Càn Đức sau là vua Lý Nhân Tông. Sau khi Quốc Tử Giám hoàn thiện thì khu di tích này chính thức trở thành trường đại học đầu tiên của Việt Nam, ban đầu chỉ dành cho con cái nhà quyền quý, sau mở cửa cho cả con em thường dân nhưng có tài trí hơn người đến học.

Ngày nay Văn Miếu – Quốc Tử Giám đã trở thành khu di tích lịch sử nằm trong danh sách 23 Di tích Quốc gia đặc biệt, là chứng minh cho sự phát triển của nền giáo dục của nước ta dưới chế độ phong kiến, đồng thời là địa điểm du lịch hấp dẫn đối với nhiều du khách. Nơi đây cũng lưu giữ lại những tư liệu lịch sử quý giá, những nét kiến trúc độc đáo, cùng với những dấu vết về một thời thịnh trị của Nho giáo tại Việt Nam.

Quần thể khu di tích Văn Miếu Quốc Tử Giám chính là đại diện cho truyền thống hiếu học, lễ nghĩa, tôn sư trọng đạo, đề cao nhân tài với những giá trị tinh thần, văn hóa vô cùng sâu sắc và quý giá, là biểu tượng của cả đất nước. Chính vì vậy mỗi chúng ta cần có ý thức giữ gìn, bảo tồn khu di tích để không chỉ hôm nay mà con cháu chúng ta ngày sau có thể ý thức được và kế thừa những giá trị truyền thống tốt đẹp này.

Viết một bình luận