Thơ Vương Trọng ❤️️ Tác Giả, Tác Phẩm + Tuyển Tập Thơ ✅ Tìm Hiểu Về Tiểu Sử Cuộc Đời, Phong Cách Nghệ Thuật Của Tác Giả Vương Trọng.
NỘI DUNG CHÍNH
Tiểu Sử Cuộc Đời Tác Giả Vương Trọng
Cùng tìm hiểu về tiểu sử cuộc đời của tác giả Vương Trọng trong bài viết hôm nay nhé!
- Nhà thơ Vương Trọng có tên khai sinh là Vương Đình Trọng, bút danh Dương Nguyên, Đồ Nghệ
- Ông sinh ngày 01 tháng 08 năm 1943 tại xã Trung Sơn, huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An.
- Ông là Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam. Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam năm 1979.
- Năm 1965, Vương Trọng tốt nghiệp Khóa 7, Khoa Toán trường Đại học Tổng hợp Hà Nội.
- Sau đó nhà thơ Vương Trọng nhập ngũ, công tác tại Cục 2 Bộ Tổng tham mưu Quân đội Nhân dân Việt Nam từ năm 1966 đến năm 1970, rồi chuyển sang làm giáo viên, giảng dạy tại Trường Văn hóa bộ Quốc phòng.
- Từ năm 1972 đến năm 1973, ông học lớp Bồi dưỡng sáng tác của Hội Nhà văn Việt nam.
- Từ năm 1974 ông công tác tại tạp chí Văn nghệ Quân đến khi về hưu (2007) với quân hàm Đại tá.
Tìm hiểu thêm về 🔰Thơ Thanh Thảo 🔰 Tác Giả, Tác Phẩm, Cuộc Đời, Sự Nghiệp
Sự Nghiệp Sáng Tác Nhà Thơ Vương Trọng
Chia sẻ cho bạn đọc các nét chính trong sự nghiệp sáng tác của nhà thơ Vương Trọng.
- Bài thơ đầu của Vương Trọng được đăng báo Văn nghệ năm 1967, sau đó ông tiếp tục sáng tác và hòa nhập vào thế hệ các nhà thơ chống Mỹ.
- Là người lính, thơ Vương Trọng giai đoạn đầu giành phần lớn cho những vấn đề của người lính và cuộc chiến đấu chống quân xâm lược của dân tộc và cho quê hương. Đây cũng là nét chung của những nhà thơ trẻ trong giai đoạn chống Mỹ.
- Từ ngày về hưu đến nay, Vương Trọng vẫn dành nhiều thời gian sáng tác thơ, nhưng ông cảm thấy lý thú hơn với việc nghiên cứu. Ông đã và đang thực hiện các công trình dịch thơ chữ Hán của Nguyễn Du, dịch lại “Chinh phụ ngâm” và viết nghiên cứu về “Truyện Kiều”.
Giải thưởng:
- Hai lần được Giải thưởng Hội Nhà văn (1993 và 1996).
- Năm lần được Giải thưởng Bộ Quốc phòng (1986, 1994, 2004, 2009, 2019).
- Giải thưởng Nhà nước về Văn học & Nghệ thuật đợt 2 năm 2007.
Phong Cách Thơ Vương Trọng
Tìm hiểu chi tiết về phong cách thơ của tác giả Vương Trọng ngay sau đây.
Thơ viết về quê hương của Vương Trọng da diết một tâm tình sâu nặng với vùng quê nghèo khó và tuổi thơ đói nghèo của chính ông, nó đậm sâu và thực sự xúc động.
Nhìn lại cả đường thơ Vương Trọng, dễ nhận thấy:
- Ở chặng thơ đầu với các tập: Thơ người ra trận, Khoảng trời quê hương và một phần của tập Nhưng ngày xa đã có đôi nét sắc thái riêng, song vẫn là : “thơ nói nhiều đến sự kiện mà ít thấy tâm trạng riêng của người làm thơ”.
- Đến những năm đầu thập kỷ 80, thơ Vương Trọng mới có những chuyển biến đáng kể. Trở về với cái cốt lõi của thơ, ông bộc bạch tâm trạng, tình cảm của chính mình trước hiện thực cuộc sống khá bộn bề và nghiêng dần về phía suy tư, chiêm nghiệm, đặc biệt ở những tập : Những ngày xa, Về thôi nàng Vọng Phụ và Trường ca Đảo chìm.
=> Tuy nhiên, ở cả hai chặng đường thơ, Vương Trọng đều có cốt lõi chung của cái tình, “nỗi lòng” sâu đằm của riêng anh.
Chia sẻ thông tin về 🌸Thơ Võ Quảng 🌸 Tuyển Tập Thơ Thiếu Nhi, Mầm Non
Tuyển Tập Các Tác Phẩm Của Nhà Thơ Vương Trọng
Tuyển tập các tác phẩm của nhà thơ Vương Trọng mà Thohay.vn vừa tổng hợp được, mời bạn cùng tham khảo.
Tuyển Tập Thơ
*Về thôi nàng Vọng Phu (1991)
- Bác về thăm quê
- Bài ca nằm võng
- Bên lều chợ
- Bên mộ cụ Nguyễn Du
- Cảm tử quân
- Cây lá đốm
- Chị
- Chị dâu
- Chí Phèo
- Chiều Hồ Tây
- Có một mùa xuân
- Du kích đất Mũi
- Duy khán
- Đà Lạt
- Đạm Tiên
- Đảo chìm
- Đêm xuân
- Đi dọc mùa khô
- Đoạn thẳng
- Đợi em trong hội
- Đường về Phum
- Em đi
- Gánh củi
- Gạo và người
- Ghi ở Pha Long
- Gió
- Giới thiệu
- Gửi em quê biển
- Gửi Sao Băng
- Hạ Long
- Hai chị em
- Hề chèo
- Hoa hậu của nhà
- Hoa quỳnh
- Hội té nước
- Khi qua nơi hẹn
- Khóc giữa chiêm bao
- Không đề
- Lạc vào chùa
- Lê Dung
- Lên Cao Bằng
- Lời dặn
- Lời người đào huyệt ở nghĩa trang thành phố
- Lời thỉnh cầu ở nghĩa trang Đồng Lộc
- Lời tiễn đưa
- Mắt con nhìn
- Mẹ Bắc Cạn
- Mẹ đồng chim
- Mô típ Thuý Vân
- Một lần em đến
- Một mình
- Một trưa Trường Sa
- Mưa đêm
- Mỵ Châu
- Nào, nâng cốc ta uống
- Nghe lời mưa Huế
- Nghỉ tết người về
- Nguyễn Công Trứ
- Nguyễn Du
- Người ấy
- Người đẹp và lính biên phòng
- Người mài dao
- Nhà rông
- Nhớ con
- Những mắt hoa
- Nói với con dâu
- Nói với cô gái trên tờ lịch treo tường
- Nói với Trương Chi
- Núi Quỳ
- Ở nghĩa trang liệt sĩ Trường Sơn
- Phác văn
- Qua đèo gió
- Qua đèo Pha Đin
- Qua đường Năm
- Sợi tóc hai màu
- Sức mạnh đàn bà
- Tà Sanh
- Tản mạn về những cánh diều giấy
- Tào Mạt
- Tắm tất niên
- Tết nay anh về phép
- Thăm chồng
- Thật và giả
- Theo cách thông kê
- Thị Mầu
- Thơ anh mãi mãi là hoa
- Thơ tặng ô
- Thơ vui tặng bạn nhà thơ
- Thơ vui tặng các bà vợ hay ghen1
- Tiễn chồng
- Tiên Dung
- Tim ơi
- Trái tim anh
- Tre ơi
- Triết lý khi yêu
- Trò chuyện với Vọng Phu
- Trong đêm Phòn Thà Khẹt
- Trong nhà bảo tàng Nguyễn Du
- Trưa Phú Lợi
- Trước nguyên sơ kì diệu
- Tự trào
- Tứ tuyệt về cây quả
- Với đứa con ngoài giá thú
- Xem tranh hứng dừa
*Một số tác phẩm khác
- Bản xưa
- Câu hò sông quê
- Chơi cờ cùng ông lão vui tính ở thành phố Điện Biên
- Chú thợ điện
- Em theo thuyền ấy…
- Giá như ngày ấy
- Giới thiệu
- Làng trong chiêm bao
- Lời giã bạn
- Lời hát trên sông Đà
- Nam bộ mà anh
- Nhà quê
- Nỗi nhớ sắc màu
- Qua nơi hẹn cũ
- Rau Trường Sa
- Tam đảo
- Thế giới còn bao điều mới lạ
- Tự thú
- Khoảng trời quê hương
- Những ngày xa
- Mèo đi câu
- Lời Trái đất
- Ngoảnh lại
- Hơi thở rừng hồi
- Năm ngắn ngày dài
- Hà Nội của tôi
- Mẹ ngồi sưởi nắng
- Tuyển tập thơ Vương Trọng
- Đa thanh và Phản biện
- Thơ người ra trận
- Cánh chim Phay Khắt
- Voi và hổ
- Chinh phụ ngâm của Đặng Trần Côn (dịch thơ, 2015)
Truyện
- Hồn quê
- Kơ nia xanh lá
- Dòng suối bất chợt
- Người săn mèo rừng
- Chàng mắt nai
Nghiên Cứu – Bình Luận Văn Học
- Vầng sáng hỏa châu
- Cùng lính trẻ đọc thơ
- Đố Kiều và khảo luận, trao đổi
- Ở trong còn lắm điều hay
Đừng nên bỏ qua thông tin thú vị về🌿Thơ Lưu Trọng Lư 🌿 Tác Giả, Tác Phẩm
15 Bài Thơ Hay Nhất Của Vương Trọng
Cùng tham khảo ngay 15 bài thơ hay nhất của Vương Trọng sau đây bạn nhé!
Bên Mộ Cụ Nguyễn Du
Tưởng rằng phận bạc Ðạm Tiên
Ngờ đâu cụ Nguyễn Tiên Ðiền nằm đây
Ngẩng trời cao, cúi đất dày
Cắn môi tay nắm bàn tay của mình
Một vùng cồn bãi trống trênh
Cụ cùng thập loại chúng sinh nằm kề
Hút tầm chẳng cánh hoa lê
Bạch đàn đôi ngọn gió về nỉ non
Xạc xào lá cỏ héo hon
Bàn chân cát bụi, lối mòn nhỏ nhoi
Lặng im bên nấm mộ rồi
Chưa tin mình đã đến nơi mình tìm
Không cành để gọi tiếng chim
Không hoa cho bướm mang thêm nắng trời
Không vầng cỏ ấm tay người
Nén hương tảo mộ cắm rồi lại xiêu
Thanh minh trong những câu Kiều
Rưng rưng con đọc với chiều Nghi Xuân
Cúi đầu tưởng nhớ vĩ nhân
Phong trần còn để phong trần riêng ai
Bao giờ cây súng rời vai
Nung vôi, chở đá tượng đài xây lên
Trái tim lớn giữa thiên nhiên
Tình thương nối nhịp suốt nghìn năm xa…
Lên Cao Bằng
Lên đến Cao Bằng không sợ dốc
Đèo Giàng, đèo gió đã lùi sau
Lên đến Cao Bằng không sợ đói
Nước trong, gạo trắng sẵn từ lâu
Lên đến Cao Bằng không sợ ốm
Chợ bày ngải cứu bán thay rau…
Lên đến Cao Bằng anh chỉ sợ
Em không còn đó biết tìm đâu.
Lời Hát Trên Sông Đà
Đá tảng thành ghế đá
Công trường hoá công viên
Mang ánh chiều lấp loá
Bạch đàn hay bạch dương?
Con sông Đà bất chợt
Mơ màng và dịu êm
Khi các anh xích lại
Bài ca ấy bay lên
Giọng trầm trầm hơi thở
Theo nhịp đàn Ghi-ta
Biết lúc này anh nhớ
“Chiều Mát-xcơ-va”
Tôi hát cùng giai điệu
Dù không thuộc lời Nga
Có gì đâu khó hiểu
Khi ta ngồi bên ta
Khi anh mang tuổi trẻ
Hát với nước sông Đà
Nhịp tim trong áo thợ
Ta quen nhau lâu rồi
Nhưng ngày hè nắng lửa
Đá cũng đổ mồ hôi
Da anh như quả chín
Cần trục quay giữa trời
Tay anh như chão bện
Kéo cáp cùng tay tôi
Khúc quan họ tôi yêu
Bao lần anh cùng hát
Khi chưa quen tiếng Việt
Bàn tay anh đệm đàn
Lòng theo về Kinh Bắc
Với sông Cầu, sông Thương
Trời sẫm màu hoàng hôn
Nhìn ngôi sao đỉnh núi
Lòng anh vừa gặp lại
Một ngôi sao quê nhà
Ấm nồng từng cơn gió
Lời ca ấy vang xa
Sông Đà hoà sóng vỗ
“Chiều Mát-xcơ-va”
Một Trưa Trường Sa
Biển có những trưa không sợi gió
Sóng lim dim giấc ngủ trùng khơi
Chiếm lĩnh không gian bằng sức lửa
Mặt trời chế ngự, mặt trời lên ngôi.
Giận không thể đun sôi nước biển
Lửa dồn vào mặt đảo nhỏ nhoi
Sắt, thép, bê tông như lò sấy
Nhũng mái tôn ngỡ nung đỏ lên rồi.
Thôi đành ra vườn tìm bóng mát
Gốc Bàng vuông đã kín người ngồi
Ngọn Muống biển lắt lay dính cát
Bụi rau Sam như ai luộc đem phơi
Có tiếng gì mát trong, thân thuộc
Khách nhìn nhau, không biết tự phương nào
Nghe như gió luồn qua mái tóc
Như âm thanh thôn mạc vọng qua rào
Tìm đến bụi phong – ba lá rậm
Cành bò mặt cát, lá non tươi
Gặp chíp chiu đàn gà con theo mẹ
Cái âm thanh thơ dại dịu nắng trời.
Chị Dâu
Lớn lên cách mấy bờ rào
Một ngày vui, Chị bước vào nhà em
Áo cánh nâu, quần lụa đen
Cặp ba lá sáng, ngôi nghiêng mái đầu
Nhà chồng, chồng ở nhà đâu
Em chồng đông, Mẹ chồng đau ốm nhiều
Làm dâu gặp phải cảnh nghèo
Đôi bàn tay Chị chống chèo lo toan
Quê mình cái nắng chang chang
Trận mưa tháng tám lụt sang tháng mười
Khi mưa dầm, lúc nắng phơi
Âm thầm một Chị qua thời trẻ trung
Bữa cơm em út quây vòng
Đầu nồi, đơm xới tay không kịp rời
Nhớ ngày giáp hạt Chị ơi
Cả nhà trừ bữa một nồi canh rau
Nghĩ mà thương lắm Chị dâu
Chiều mưa, gạo hết, Mẹ đau cuối giường
Em ngồi đôi mắt nhoà sương
Nón tơi, cắp rá ngang vườn Chị đi
Chiều ơi mưa mãi làm gì
Hoàng hôn đừng xuống trước khi Chị về!
Em vào đại học xa quê
Đi biền biệt những mùa hè chiến tranh
Rồi yêu, rồi lập gia đình
Quê nhà tình Chị giữ dành không vơi
Không quen thương nhớ gửi lời
Em về, chị vẫn là người chị xưa
Bàn chân bẫm ngón đường mưa
Bữa ăn thêm quả trứng mua xóm giềng…
Tóc giờ sợ bạc đã chen
Con đầu sinh cháu Chị lên bậc Bà
Em về, em lại đi xa
Canh tư Chị thức bếp nhà lửa nhen
Tiễn đưa, chân Chị không quen
Gói cơm nếp lạc theo em lên tàu
Ngoái nhìn núi dựng phía sau
Em tìm dáng Chị cuối màu trời xanh.
Trong Nhà Bảo Tàng Nguyễn Du
Kim Trọng hài hoa hài văn
Từ Hải oai phong hài võ
Giác Duyên nhẹ nhàng hài cỏ
Hài hoa theo Kiều lưu lạc mươi lăm năm…
Chỉ riêng em, người giới thiệu bảo tàng
Đi hết Truyện Kiều bằng hia bàn chân đất!
Lời Tiễn Đưa
Tặng Vũ Toàn
Uống với nhau cốc bia rồi chia tay
Sướng vui chi mà liên hoan liên liếc
Bia mặn chát hay có gì mặn chát
Tôi lặng ghìm nước mắt vào trong.
Nhìn bạn thêm chi nữa đau lòng
Ngồi thấp nhỏ, khiêm nhường, vàng vọt
Năm năm chiến trường, bốn năm đại học
Làm báo mười năm, tất tả ra vào.
Sức vóc trong người còn lại là bao
Mà bạn quyết cuộc hành trình đi bán
Giá được góp vài lời khuyên bạn
Nhưng mà thôi, mai bạn đã bay rồi!
Xe lên Nội Bài đừng trách vắng tôi
Tôi không muốn mắt mình nhìn cảnh ấy
Xưa người châu Phi xuống tàu sang châu Mỹ
Nay dân mình chen chúc để sang Âu.
Ta từng quen đạm bạc cơm rau
Xe đạp nội sớm chiều lững thững
Nhặt niềm vui người đời hờ hững
Một câu thơ tâm đắc đến nhau tìm.
Mai bạn ơi, tôi hụt hẫng lòng mình
Sao lại thế, lẽ nào lại thế
Giá như bạn còn dồi dào sức trẻ
Chẳng qua trường đại học, chẳng làm thơ!
Cao và xa, phía ấy đúng cao xa
Những hạnh phúc nhiều khi gần gũi lắm
Mai nhớ bạn tôi nhìn trời mây xám
Bài thơ này tự đọc, để tôi nghe!
Hai Chị Em
Nín đi em, Bố Mẹ bận ra tòa!
Chị lên bảy dỗ em trai ba tuổi
Thằng bé khóc bụng chưa quen chịu đói
Hai bàn tay xé áo chị đòi cơm.
Bố mẹ đi từ sáng, khác mọi hôm
Không nấu nướng và không hề trò chuyện
Hai bóng nhỏ hai đầu ngõ hẻm
Cùng một đường sao chẳng thể chờ nhau?
Biết lấy gì dỗ cho em nín đâu
Ngoài hai tiếng ra toà vừa nghe nói
Chắc nó nghĩ như ra đồng, ra bãi
Sớm muộn chi rồi bố mẹ cũng về.
Mẹ bế em âu yếm, vuốt ve
Bố xách nước khi mẹ vừa nhóm bếp
Nó sung sướng vào ra tíu tít
Rồi quây quần, nồi cơm mở vung ra!
Nó biết đâu bố mẹ nó ra toà
Đối mặt nhau, đối mặt cùng pháp lý
Chẳng phải chỗ năm xưa đi đăng ký
Chẳng phải lời dịu ngọt tháng ngày xa.
Nó biết đâu Bố Mẹ nó ra toà
Là cầm cưa xẻ ngang tình đoàn tụ
Đứa còn Mẹ thì thôi, không còn Bố
Hai chị em rồi sẽ mất nhau…
Nín đi em! Em khản giọng khóc gào
Chị mếu máo, đầm đìa nước mắt
Những bố mẹ bên bờ chia cắt
Phút giây thôi, hãy nghe tiếng con mình!
Thị Mầu
Yếm đỏ buông lơi nung nính cửa chùa
Mắt lá liễu liếc đứt lời niệm Phật
Bóng nắng tưởng táo chua ai rắc
Lá khô dày nhắc chiếu trải ổ rơm.
Chân bước đi, lưng đã muốn nằn
Áo đang mặc, tay bao lần toan cởi
Thầy Tiểu ơi, Niết bàn xa vời vợi
Hạnh phúc gần, hạnh phúc ở em đây!
Từng tìm trong cõi tục chẳng gặp thầy
Thì lần đến cửa thiền, không thể khác
Má nóng bỏng, đôi môi cháy khát
Vất dùi mõ đi, nắm cổ tay em!
Đứng lên nào, gác “mô Phật” một bên
Lời kinh kệ sánh lời em sao được
Em đang ngã và em đang chết
Tránh em hoài, em biết vịn vào đâu?
Sân chùa quay, tán đại nghiêng chao
Chơi với bàn tay, chới với lời liều lĩnh
Nếu chú Tiểu chẳng là Thị Kính
Người đời sao hiểu được Thị Mầu!
Thăm Chồng
Phong Châu cách mấy ngày đường
Chị lên Bát Xát, Trịnh Tường thăm anh
Sông dài, dốc dựng, đồi quanh
Núi xanh tiếp nối rừng xanh chập chùng.
Cưới nhau chưa bén hơi chồng
Balô ngược phía biên phòng anh đi
Lặng thầm trước lúc chia ly
Hiểu rồi, vợ lính mấy khi được gần.
Ruộng nương, công việc xoay vần
Thay anh hôm sớm đỡ đần mẹ cha
Đêm nằm thương nỗn chia xa
Trở mình chạm phải tiếng gà tàn canh.
Ngày thường thấm nỗi không anh
Cuối năm anh vẫn xa xanh biên thuỳ
Anh không về được, chị đi
Nhớ thương, thân gái quản chi dặm trường…
Ơ kìa ngọn gió biên cương
Ai vừa gội tóc thơm hương quê nhà.
Qua Đèo Gió
Ngược dốc, ngược dốc, vẫn ngược dốc
Quành gập bất ngờ, xoáy trôn ốc
Hành quân ngược đèo như lên trời
Balô nằm cao, đầu cuối thấp.
Người lắm chuyện nhất cũng ít nói
Còn sức thì dành cho đầu gối
Bắp chân người trước, ngực người sau
Bắc màu quân phục lên lưng núi.
Ôtô ngược dốc thường trở chứng
Rù rì một thôi rồi lại đứng
Lính mang balô vượt Ôtô
Quay đùa lái xe vì câu ngắn.
Hành quân nửa ngày vẫn còn lên
Chính uỷ âm thầm nhớ Pha Đin
Lính cũ: Đèo Ngang, Hải Vân nhắc
Lính mới: Cao Bằng nằm phía trước.
Có ai vừa hỏi tên đèo đó
Gió gọi tên đèo trong tiếng gió
Là khi đoàn quân chạm đỉnh cao
Dây mũ căng cằm, mũ lật sau.
Ngoảnh lại ngoằn nghèo trăm khúc dốc
Chẳng nhớ hướng nào xuôi Nà Phặc
Nhìn xa phía trước gặp Ngân Sơn
Hoa Trẩu tháng tư đan trắng đất.
Quân xuôi đèo gió, bước như rơi
Gió thốc ngực phồng ráo mồ hôi
Cái mệt trả về cho đỉnh gió
Nhìn xe xuống dốc, vẫy tay cười.
Nghe Lời Mưa Huế
Tặng NN
Phải chăng đôi mắt em buồn
Nên cơn mưa Huế đẫm hồn sông Hương
Phải vì cái giọng em thương
Nên lời ca Huế vấn vương dạ người?
Anh xa xứ Huế lâu rồi
Vào đây ửng nắng xanh trời Nha Trang
Mà cơn mưa Huế đa mang
Mà câu hát Huế giữ giàng, khôn khuây!
Nhớ chi đờ đẫn đêm ngày
Thương chi buồn cả cỏ cây, bãi bờ
“Một người biền biệt nơi mô”
Để thương, để nhớ dồn cho một người.
Mưa không mưa ở lòng trời
Mưa rơi ướt đẫm lời ai nghẹ nghào
“Ngày xưa mưa rơi thì sao”
Bây giờ mưa đọng biết bao nỗi niềm.
Bây giờ cây hát buồn êm
Bốn phương lắng lại một niềm sâu xa
Lặng ngồi nghe tiếng em ca
Là khi nhớ Huế hay là thương em?
Nhớ Con
Mẹ nghề y nhiều đêm trực vắng nhà
Tròn một tuổi, gửi con về quê ngoại
Quê ngoại con là quê mẹ đấy
Sao bây giờ mẹ thấy xa xôi
Một con đường mờ mịt mưa rơi
Một con đường gió mùa nào cũng ngược
Một chuyến phà, người chờ hai bờ nước
Chiếc cầu phao, sóng nổi bồng bềnh
Con xa rồi, mẹ thức với mông mênh
Quờ cánh tay thấy giường chiếu rộng
Võng cởi rồi, còn dây buộc võng
Tiếng à ơi vương vấn ở hai đầu
Con xa tuần, mẹ tưởng tháng lâu
Con xa tháng, thấy năm dài đằng đẵng
Đâu mái tóc vàng hoe tơ nắng
Môi ngây thơ tập gọi: Ơi bà !
Nửa năm rồi con mới thấy mặt cha
Cha trở về, rồi cha đi, vội lắm
Đừng trách con ơi, cha là người lính
Người lính mấy khi được ở gần nhà
Mẹ đưa con về ở với bà
Tình thương mẹ san đều hai ngả
Nửa theo gió gửi đi miền đất lạ
Nửa hoà vào con sóng vỗ, lời ru
Nỗi lòng cha cũng hai nửa phân chia
Nửa nhớ con, nửa thương về nơi mẹ
Chỉ riêng con còn thơ dại quá
Có bao giờ con biết nhớ cha đâu
Có bao giờ con biết nhớ cha đâu
Nỗi nhớ ấy con giành về nơi mẹ
Cha đi suốt một thời trai trẻ
Vẫn nguyên lành trong mẹ buổi chia tay
Vẫn nguyên lành như nỗi nhớ hôm nay
Dáng cha đi trong điệp trùng đội ngũ
Đừng trách mẹ những đêm dài ít ngủ
Nhớ thương là hạnh phúc những ngày xa.
Người Đẹp Và Lính Biên Phòng
Người đẹp không ngủ trong lâu đài
Người đẹp thức với mái sàn chờ đợi
Lính biên phòng đêm tuần tra biên giới
Mang gió từng lên từng bậc cầu thang.
Người đẹp ngồi bên bếp bóc măng
Ngọn măng trắng hay cổ tay ngần trắng
Dao thái măng thì lưỡi dao lấp loáng
Mắt cắt gì mà sắc thế mắt ơi!
Lính biên phòng đùa một câu thôi
Để được thấy người đẹp cười e lệ
Hàm răng trắng, làn môi tươi tắn thế
Sao bàn tay người đẹp cứ hờ che?
Người đẹp quen đón các anh về
Bếp lửa đỏ hong khô sương núi
Rá sắn luộc thơm từng ngọn khói
Bát khoai lang đảo mật, ngọt câu mời.
Không ăn nhiều, người đẹp không vui
Nụ cười tắt còn lửa nào sáng được
Thì ăn thêm, đáp tấm lòng chân thật
Đường tuần tra còn lắm dốc, đêm dài.
Lính biên phòng lại đi vào mưa rơi
Người đẹp xuống tận chân thang đưa tiễn
Noọng ngủ ngon! Người đẹp ờ một tiếng
Nghe quen rồi cứ ngọt suốt đường biên!
Mỵ Châu
Khi quay lại chém con sau yên ngựa
An Dương Vương, người đã nghĩ suy gì?
Hay cùng đường, ai cũng là giặc giã
Và nghe lời mách bảo của Kim Quy.
Kẻ thù ở sau lưng – dù lời thần đi nữa
Người phải trông bằng chính mắt của mình
Công chúa Mỵ Châu nép Vua cha, run sợ
Khi nửa trời khói lửa đao binh
Lông ngỗng rơi, lông ngỗng rơi trắng lối
Dứt áo ra như dứt thịt da mình
Phút ly loạn, chàng ở đâu chẳng tới
Trọng Thủy ơi, thiếp đã chạy xa thành!
Nước mắt rơi xoay tròn cơn gió
Lưng Cha cùng lưng ngựa đẫm mồ hôi
Lông ngông hết, thiếp sẽ rời lựng ngựa
Làm chiếc lông cuối cùng đợi chàng đấy, chàng ơi.
Và bất ngờ, An Dương Vương quay lại
Tưởng có lời an ủi của vua cha
Mỵ Châu ngửng mặt nhìn chờ đợi
Từ trời cao, một đường kiếm sáng loà
Không phải lông ngỗng rơi mà đầu lăn xuồng đất
Nằm cuối đường như dấu chấm câu
Sao bi chém? My Châu không hề biết
Máu tụ thành sỏi đó đất Hoan Châu.
Đã là vua lại có thần mách bảo
Tưởng sáng suốt hai lần và công lý gấp đôi
Mà người chết, không hiểu sao mình chết
Thì hồn oan còn đập cửa muôn đời.
Mấy ngàn năm dâu bể, lở bồi
Lúc yên bình và cả khi giặc giã
Xin đừng trách Mỵ Châu thêm nữa
Yêu chân thành, thật có tội gì đâu?
Chia sẻ thông tin chi tiết về 🍀Thơ Huy Cận 🍀Cuộc Đời, Sự Nghiệp