Thơ Lưu Trọng Lư: Tác Giả, Tác Phẩm + Tuyển Tập Thơ

Thơ Lưu Trọng Lư ❤️️ Tác Giả, Tác Phẩm + Tuyển Tập Thơ ✅ Mời Bạn Đọc Xem Thêm Về Sự Nghiệp Sáng Tác, Phong Cách Sáng Tác.

Tiểu Sử Cuộc Đời Tác Giả Lưu Trọng Lư

Lưu Trọng Lư là kiện tướng trong phong trào thơ mới. Người ta gọi ông là nghệ sĩ đa tài. Ông làm thơ, viết văn, viết kịch. Cùng đọc thông tin tiểu sử cuộc đời tác giả Lưu Trọng Lư bên dưới.

  • Lưu Trọng Lư (19 tháng 6 năm 1911 – 10 tháng 8 năm 1991), là một nhà thơ, nhà văn, nhà soạn kịch Việt Nam.
  • Lưu Trọng Lư là người làng Cao Lao Hạ, xã Hạ Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình. Ông sinh trưởng trong một gia đình quan lại xuất thân nho học. Thuở nhỏ, ông học trường tỉnh, rồi học ở Huế (đến năm thứ ba tại trường Quốc học Huế) và Hà Nội. Sau đó, ông bỏ học đi dạy tư, làm văn và làm báo để kiếm sống.
  • Năm 1932, ông là một trong những nhà thơ khởi xướng và tích cực cổ vũ cho Phong trào Thơ mới.
  • Năm 1933-1934, ông chủ trương mở Ngân Sơn tùng thư ở Huế.
  • Năm 1941, ông và thơ ông được Hoài Thanh và Hoài Chân giới thiệu trong quyển Thi nhân Việt Nam.
  • Sau Cách mạng tháng Tám (1945), ông tham gia Văn hóa cứu quốc ở Huế. Những năm kháng chiến chống Pháp, ông tham gia hoạt động tuyên truyền, văn nghệ ở Bình Trị Thiên và Liên khu IV.
  • Sau 1954, ông công tác ở Bộ Văn hóa và làm Tổng Thư ký Hội nghệ sĩ sân khấu Việt Nam. Năm 1957, ông là hội viên Hội nhà văn Việt Nam.
  • Năm 1991, Lưu Trọng Lư mất tại Hà Nội. Ông đã được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học nghệ thuật năm 2000.
  • Con trai thứ chín của ông là đạo diễn Lưu Trọng Ninh.

Có thể bạn quan tâm đến tác giả 🌼 Thơ Nguyễn Thế Hoàng Linh 🌼 Tác Giả, Tác Phẩm + Chùm Thơ

Sự Nghiệp Sáng Tác Nhà Thơ Lưu Trọng Lư

Tiếp tục cùng khám phá thông tin về sự nghiệp sáng tác nhà thơ Lưu Trọng Lư.

Lưu Trọng Lư được mọi người biết đến với tư cách nhà thơ hơn là tác giả của truyện ngắn và tiểu thuyết. Giai đoạn làm nên tên tuổi, khẳng định những đóng góp về quan niệm cái đẹp trong sáng tạo nghệ thuật, cách tân hình thức thi ca của ông vẫn là giai đoạn trước năm 1945.

Không chỉ năng nổ, nhiệt tình trong thơ ca, Lưu Trọng Lư còn năng nổ trong lĩnh vực văn xuôi. Khối lượng tác phẩm văn xuôi mà ông để lại khá đồ sộ. Đề tài, ý tưởng, giọng điệu, kết cấu, nhân vật,… trong các tác phẩm văn xuôi của Lưu Trọng Lư đa phần mang đậm dấu ấn của một phong cách lãng mạn, mộng mơ nhưng nồng đượm tình cảm.

Đặc biệt, tập truyện Người sơn nhân (gồm 3 truyện ngắn, một bài Thơ mới và một bài tiểu luận “Một cuộc cải cách về thi ca”) được đánh giá khá cao. Phan Khôi cũng không ngần ngại khi xem đó là “tác phẩm mở đầu cho cõi tư tưởng của văn nghệ mới”.

Ở lĩnh vực phê bình, Lưu Trọng Lư tham gia tranh luận về nghệ thuật vị nghệ thuật hay nghệ thuật vị nhân sinh, đấu tranh kịch kiệt với thơ cũ, cổ vũ Thơ mới, bênh vực Thơ mới, tranh luận về Truyện Kiều, tranh luận về thơ văn Nguyễn Công Trứ… Lưu Trọng Lư ủng hộ “một cuộc cải cách về thi ca” và chỉ ra những nguyên nhân cần phải thay đổi.

Bên cạnh đó, Lưu Trọng Lư còn biết đến với tư cách là nhà soạn kịch. Đề tài của kịch cũng khá phong phú: về tình cảm gia đình, về tình yêu, về lịch sử,…

Giải thưởng: Năm 2000, Lưu Trọng Lư được trao Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học nghệ thuật.

Mời bạn xem thêm về tác giả 💚 Thơ Huy Cận 💚 Tác Giả, Tác Phẩm, Cuộc Đời, Sự Nghiệp

Phong Cách Sáng Tác Của Lưu Trọng Lư

Sau đây là những nét chính về phong cách sáng tác của Lưu Trọng Lư.

Trước Cách mạng tháng Tám, thơ Lưu Trọng Lư có sự tương giao, tương ứng giữa thực-phi thực, quen-lạ, cổ điển-hiện đại, quá khứ-hiện tại…, từ âm thanh, màu sắc, ngôn từ… cho đến thi ảnh trong thơ Lưu Trọng Lư đều bị ảnh hưởng bởi sự mờ nhòe, hư hư thực thực.

Sau cách mạng, thơ ông hướng đến vẻ đẹp khác-vẻ đẹp của những con người thầm lặng hy sinh cho đất nước ở Trường Sơn, Cự Nẫm, Quảng Trị, Huế… và chạy dọc cả miền Trung-nơi quê hương đau khổ và thân thiết…

Trong các tác phẩm văn xuôi của Lưu Trọng Lư đa phần mang đậm dấu ấn của một phong cách lãng mạn, mộng mơ nhưng nồng đượm tình cảm.

Vị Trí Văn Học Của Lưu Trọng Lư

Lưu Trọng Lư tham gia văn đàn với nhiều thể loại: Thi ca, kịch bản văn học, phê bình, tiểu luận, truyện ngắn, tiểu thuyết, tùy bút, bút ký… Những đóng góp trên nhiều địa hạt ấy đã khẳng định vị trí đặc biệt quan trọng của Lưu Trọng Lư đối với tiến trình phát triển văn học nghệ thuật của nước nhà.

Ông là một trong những người tiên phong của Phong Trào Thơ Mới, những bài thơ của ông mà “nhiều bài thực không phải là thơ, nghĩa là những công trình nghệ thuật, mà chính là tiếng lòng thổn thức cùng hòa theo tiếng thổn thức của lòng ta” đã góp phần khẳng định vị thế của Thơ mới.

Khám phá thông tin về 🔰 Thơ Tình Xuân Diệu Hay Nhất 🔰 Tuyển Tập 50+ Bài Nổi Tiếng

Tuyển Tập Các Tác Phẩm Của Nhà Thơ Lưu Trọng Lư

Sau đây là tuyển tập các tác phẩm của nhà thơ Lưu Trọng Lư.

Thơ

Tiếng thu (1939)

  • Hôm qua
  • Nắng mới 3
  • Thơ sầu rụng
  • Bao la sầu
  • Đan áo 1
  • Lá mồng tơi
  • Mộng chiều hè
  • Túp lều cũ
  • Giang hồ
  • Sứ giả
  • Khi thu rụng lá
  • Một chút tình
  • Tình điên
  • Mưa… mưa mãi
  • Tiếng thu 6
  • Còn chi nữa 1
  • Hoa xoan
  • Thuyền mộng
  • Hoàng hôn
  • Xuân về
  • Gió
  • Trăng lên (I)
  • Hoa bên đường
  • Điệu hát lẳng lơ
  • Lại nhớ Lại nhớ Vân
  • Vắng chàng
  • Xin rước cô em
  • Trên bãi biển
  • Trường hận
  • Lá bàng rơi
  • Suối mây
  • Lòng cô phụ
  • Đã khuya rồi
  • Một mùa đông 1
  • Chị em
  • Đợi
  • Mây trắng
  • Chiều cổ
  • Điệu huyền Những điệu huyền lạc
  • Khi yêu
  • Chia ly
  • Hương lòng
  • Cảnh thiên đường
  • Im lặng
  • Chiếc cáng điều
  • Thú đau thương
  • Núi xa
  • Hồn nghệ sĩ
  • Lại uống
  • Trăng lên (II)
  • Bâng khuâng
  • Ngày xưa

Người con gái sông Gianh (1966)

  • Người con gái sông Gianh
  • Nói cho mà biết
  • Em Mai
  • Buổi đầu vỗ cánh
  • Mẻ chài sớm ấy

Tuyển tập chung

*100 bài thơ Việt Nam hay nhất thế kỷ XX (2007)

*Thi nhân Việt Nam 1932-1941 (1942)

  • Chiều cổ
  • Còn chi nữa 1
  • Điệu huyền Những điệu huyền lạc
  • Giang hồ
  • Một mùa đông 1
  • Nắng mới 3
  • Thơ sầu rụng
  • Thú đau thương
  • Tiếng thu 6
  • Tình điên
  • Xuân về

Những tác phẩm khác

  • À ơi!
  • Bài ca vĩnh cửu
  • Bài thơ cuối cùng của Lưu Trọng Lư
  • Bức thư đêm giao thừa
  • Chải lại đời anh
  • Chảy thành sông
  • Chiếc ghế
  • Chiều nay, ai đẹp hơn anh?
  • Chuông điểm
  • Có lẽ nào anh chết
  • Con chim non
  • Đi giữa vườn nhân
  • Đôi mắt
  • Đường ta đi thế đấy bạn lòng ơi!
  • Em có nghe
  • Em thời gian, ngừng tay!
  • Giữa mùa gió thổi
  • Hồn lẫn xác
  • Lại mùa phượng đỏ
  • Lại tiễn con
  • Lót ổ
  • Mây
  • Miếng đất
  • Mộng Oanh Oanh
  • Ngựa say
  • Nhật kí nửa nằm nửa ngồi: viết
  • O tiếp tế
  • Ông La Hán hở sườn
  • Phật nằm
  • Phật nghìn tay
  • Thu Hạ Long
  • Tiếng hát hôm nay
  • Tiếng vạc đêm Niu Đenly
  • Tội giặc
  • Tráng sĩ
  • Trên bãi biển
  • Tuổi 80
  • Tự sự đêm
  • Vì sương thu đổ
  • Vòng chuỗi ngọc
  • Vô đề (I)
  • Vô đề (II)

Sân khấu

  • Nữ diễn viên miền Nam (cải lương)
  • Cây thanh trà (cải lương)
  • Xuân Vỹ Dạ (kịch nói)
  • Anh Trỗi (kịch nói)
  • Hồng Gấm, tuổi hai mươi tới rồi (kịch thơ,1973)

Văn xuôi

  • Người sơn nhân (tập truyện ngắn, 1933)
  • Những nét đan thanh (truyện ngắn, 1934)
  • Huyền Không động (truyện ngắn, 1935)
  • Cô Nguyệt (truyện ngắn, 1937)
  • Con đười ươi (truyện ngắn, 1938)
  • Huế – một buổi chiều (truyện ngắn, 1938)
  • Một người đau khổ (truyện ngắn, 1939)
  • Chạy loạn (truyện ngắn, 1939)
  • Cô gái tân thời (truyện ngắn, 1939)
  • Một tháng với ma (truyện ngắn, 1940)
  • Chiếc cáng xanh (truyện dài, 1941)
  • Khói lam chiều (truyện dài, 194l)
  • Cô Nhung (truyện ngắn, 1941)
  • Mẹ con (truyện ngắn, 1942)
  • Em là gái trong khung cửa (truyện ngắn, 1942)
  • Dòng họ (truyện ngắn, 1943)
  • Hổ với Mọi (truyện ngắn, 1944)
  • Chiến khu Thừa Thiên (truyện vừa, 1952)
  • Truyện cô Nhụy (truyện vừa, 1962)
  • Mùa thu lớn (tuỳ bút, hồi ký, 1978)
  • Nửa đêm sực tỉnh (hồi ký, 1989)

15 Bài Thơ Hay Nhất Của Lưu Trọng Lư

Nhất định đừng bỏ qua 15 bài thơ hay nhất của Lưu Trọng Lư bên dưới.

Thơ Sầu Rụng

Vừng trăng từ độ lên ngôi,
Năm năm bến cũ em ngồi quay tơ.
Để tóc vướng vần thơ sầu rụng
Mái tóc buồn thơ cũng buồn theo.
Năm năm tiếng lụa xe đều.
Những ngày lạnh rớt, gió vèo trong cây.

Nhẹ bàn tay, nhẹ bàn tay.
Mùi hương hàng xóm bay đầy mái đông
Nghiêng nghiêng mái tóc hương nồng,
Thời gian lặng rớt một dòng buồn tênh.

Tiếng Thu

Em không nghe mùa thu
Dưới trăng mờ thổn thức?

Em không nghe rạo rực
Hình ảnh kẻ chinh phu
Trong lòng người cô phụ?

Em không nghe rừng thu
Lá thu kêu xào xạc
Con nai vàng ngơ ngác
Đạp trên lá vàng khô?

Bài Ca Vĩnh Cữu

Chẳng gì mất không
Khi con người đã tỉnh
Một hồi kèn – một tiếng lệnh
Nước mắt cũng nhập lại cuộc đời

Không một cành hoa, một thiện chí bỏ ngoài
Không một quặng báu, một tài năng để rớt
Mỗi bước lên lại một lần thử thách
“Bao nhiêu nghịch là bấy nhiêu thuận”
Không đợi én về ta hát khúc sáng xuân.

Nắng Mới

Mỗi lần nắng mới hắt bên song,
Xao xác, gà trưa gáy não nùng,
Lòng rượi buồn theo thời dĩ vãng,
Chập chờn sống lại những ngày không.

Tôi nhớ mẹ tôi, thuở thiếu thời
Lúc người còn sống, tôi lên mười;
Mỗi lần nắng mới reo ngoài nội,
Áo đỏ người đưa trước giậu phơi.

Hình dáng mẹ tôi chửa xoá mờ
Hãy còn mường tượng lúc vào ra:
Nét cười đen nhánh sau tay áo
Trong ánh trưa hè trước giậu thưa.

Xin Rước Cô Em

Xin rước cô em bước xuống thuyền!
Thuyền tôi sắp trẩy bến thần tiên.
Cùng nhau ta phiêu dạt
Nơi nghìn trùng man mác,
Theo gió, theo mùa
Gửi kiếp phù du.
Lặng soi mình trên bể thẳm
Ta tuôn dòng lệ thắm.
Trên muôn dặm, dưới muôn trùng
Lòng ta phiêu diêu mung lung
Như hai làn mây biếc
Cùng tan nơi mờ mịt.

Đôi Mắt

Có hoa nào qua mùa không héo?
Có tiếng nào giàu đẹp hơn không?
Mắt em là một dòng sông
Thuyền anh bơi lội giữa dòng mắt em.

Đàn “nguyệt dạ” hương đêm bay lạc
Gì buồn hơn tiếng vạc lưng chừng?
Phép gì khỏi nhớ đừng trông
Mắt em bỏ túi, vắng lòng đem soi.

Khi Yêu

Không biết làm sao nói được nhiều
Như khi lòng chửa biết thương yêu,
Khi yêu quên cả lời săn sóc,
Nhìn lại nhìn nhau, chiều lại chiều.

Đợi

Yêu với không yêu, nói lúc đầu,
Làm chi như thể phỉnh phờ nhau!
Hôm ni hôm nớ mong rồi đợi
Trăng nở đầy buồng, người ở đâu?

Vắng chàng

Dặn rồi, chàng lại ra đi
Gượng cười gượng nói lúc phân kì,
Buồng không, về nuốt lệ
Âm thầm em nén khúc tương ti.

Bên khóm mai gầy, một sớm thu
Lòng sao thắc mắc mối sầu u,
Vắng chàng, quên cả lời chàng dặn:
Dạ buồn lại thổi tiếng vi vu.

Hồn Lẫn Xác

Bữa cơm ngày nho nhỏ chợ chiều
Mùa sen, em đem về mấy đoá
“Nhớ gọi em nghe! Giờ hoa nở”
Sáng ra, sen rụng khắp nhà

Đêm đêm hương sắc hút cả vào mơ
Giờ, nhìn lại xác hoa… mà tội

Anh ơi, sao tách hồn khỏi xác
Của cho là vô tận, của nhận là không cùng
Cho nhiều, em sẽ mãi mãi giàu thêm.
Như khi em biết dâng cho đời mãi mãi.

Lá bàng rơi

Sớm vin cành liễu so màu tóc,
Chiều ngắt hoa lê đọ nụ cười,
Người đẹp bên sông sầu chửa biết,
Bên sông ngày đượm lá bàng rơi.

Tình Điên

Mười bảy xuân em chửa biết sầu
Mối tình đưa lại tự đâu đâu…
Em xinh em đẹp, lòng anh trẻ,
Dan díu cùng nhau giấc mộng đầu.

Tình trong như nước biển trong xanh
Huyền ảo như trăng lọt kẽ mành;
Phơi phới như hoa đùa nắng sớm,
Rạt rào như sóng vỗ đêm thanh…

Hôm ấy trăng thu rụng dưới cầu,
Em cười, em nói suốt trăng thâu;
Yêu nhau những tưởng yêu nhau mãi,
Tình đến muôn năm chửa bạc đầu…

Ngày tháng trôi xuôi với ái ân…
Bên cầu lá rụng đã bao lần!

Tình ái hay đâu mộng cuối trời
Nhầm nhau giây lát hận muôn đời
Kẻ ra non nước, người thành thị,
Đôi ngả tình đi, người mỗi nơi.

Hôm nay ngồi ngóng ở bên song,
Ta được tin ai mới lấy chồng;
Cười chửa dứt câu, tình đã vội…
Nàng điên trên “gối mộng” người thương.

Ta mơ trong đời hay trong mộng?
Vùng cúc bên ngoài, đọng dưới sương
Ta dí đôi tay vào miếng kính,
Giật mình quên hết nỗi đau thương…

Ta hát dăm câu vô nghĩa lý;
Lá vàng bay lả vào buồng ta.
Ta viết dăm câu vô nghĩa lý;
Người điên xem đến hiểu lòng ta.

Bức Thư Đêm Giao Thừa

Sương, giọt giọt lơi cành
Dặm nghìn, em săn đuổi bình minh
Có “trạm đường” nào, trăng anh không dõi tới
Thèm sao em: Một lời chưa nói
Khát sao em: Một dáng chưa qua
Xiết bao nhiệt cuồng cuống dạ
Đúng tên em: Ta gọi!
Không chết được đâu trong mòn xói
Dẫu tình ta có lúc im ắng đợi chờ
Từ trong cọ xát với hư vô
Đập vỏ, phá ngòi: Cho em mở to đôi mắt
Một trận mưa rào đất khát
“Nghiêng chén đời, rượu cạn một hơi”
Giữa một dòng trong chan chứa tình người
Da thịt vẫy vùng ngây ngất
Đông lạnh hãy tàn, xuân nồng bước tới
Ta vào cõi bất động không lời:
“Trước giờ đập cánh”
Trời của ta, đất của ta, thân của ta:
Một mảnh.
Ta bước lên từ một Giao thừa
Không đủng đỉnh, chẳng mơ hồ
Biết nắm chắc những gì tay mẹ trao đưa
Và cũng biết trọn xác hồn thay mầm rũ lá
Không phải một ông đồ gặm chữ
Biết nghe, biết thấy, biết soi
Môi ta còn ướt mật đời
Như xưa nút từng giọt sữa nồng tươi
Từ trên đôi vú đầy của mẹ
Chuyến đi còn nhiều đứt xé
Ta chẳng mơ chiếc mũ thiên thần
Hởi quyền uy rộng lớn!
Thái thượng nhân dân
Mẹ dạy con niềm hiếu thảo
Trọn một đời trung hậu
Con chỉ xin quỳ trước một chữ:
Nhân.

Giang Hồ

Mời anh cạn hết chén này,
Trăng vàng ở cuối non tây ngậm buồn.
Tiếng gà đã rộn trong thôn,
Nửa đời phiêu lãng chỉ còn đêm nay.
Để lòng với rượu cùng say,
Chừ đây lời nói chua cay lạ thường!
Chừ đây đêm hãy đầy sương,
Con thuyền còn buộc, trăng buông lạnh lùng!
Chừ đây trăng nước não nùng,
Chừ đây hoa cỏ bên sông rũ buồn.

Tiếng gà lại rộn trong thôn…
Khoan đừng tơ tưởng vợ con ở nhà
Giờ này còn của đôi ta,
Giang hồ rượu ấy còn pha lệ người,
Ô sao rượu chẳng kề môi,
Lời đâu kiều diễm cho nguôi lòng chàng?

Tay em nâng chén hoàng hoa,
Sá gì hớp rượu vì ta bận lòng.
Hãy gượm lắng nghe dòng sông chảy,
Gió đùa trăng trên bãi lạnh lùng.
Sá gì hớp rượu, bận lòng,
Đợi gì môi nhấp rượu nồng mới say?
Hãy nhích lại đưa tay ta nắm
Hãy buông ra đằm thắm nhìn nhau.
Rồi trong những phút giây lâu,
Mắt sầu gợn sóng, lòng đau rộn tình.

Phút giây ấy, ta mình ngây ngất,
Bỗng con thuyền buộc chặt, rời cây.
Cho ta khất chén rượu này,
Vì ta em hãy lựa dây đoạn trường.
Khoan để đốt chút hương trầm đã!
Đợi trầm bay rộn rã lời ca…
Nghe xong ta ngắm lời xa,
Dòng sông Ngân đã nhạt mờ từ lâu.
Tiếng gà đã gáy mau trong xóm,
Bình minh đà rạng khóm tre cồn.
Trông nàng môi nạt màu son,
Giật mình ta nhớ vợ con ở nhà,

Từ đấy chẳng bao giờ phiêu lãng,
Niềm thê nhi ngày tháng quen dần.
Đôi phen nhớ cảnh phong trần:
Bóng nàng ẩn hiện xa gần đâu đây.
Tưởng nghe tiếng gọi nơi hồ hải,
Mắt lệ mờ ta mải trông theo,
Trong buồng bỗng tiếng con reo,
Vội vàng khép cửa gió heo lạnh lùng.

Đêm ấy rượu nàng ta không uống,
Từ sau thề không uống rượu ai.
Đòi phen ngồi ngóng chân trời,
Chẳng bao giờ nghĩ đến đời phiêu lưu.
Ngoan ngoãn như con cừu non dại,
Cỏ quanh vườn cắn mãi còn ngon.
Sau lưng nghe tiếng cười dòn,
Vội vàng ngoảnh lại… thằng con vẫn cười.
Nó đưa ta một chai rượu bé,
Bảo rằng: “Đây, rượu mẹ dâng cha”
Giật mình ta mới nhớ ra:
Là ngày sinh nhật vợ ta đó mà!
Ta uống chẳng hoá ra lỗi hẹn,
Mà từ nan đâu vẹn đạo chồng!
Than ôi! trời giá đêm đông,
Màu du tử thực bên lòng hết sôi?
Chén lại chén kề môi thủ thỉ,
Càng vơi càng tuý luý càng đầy!

Lúc tỉnh rượu lặng ngồi bên án,
Trông vào gương, lằn trán có vôi;
Vợ con khúc khích đừng cười,
Còn ta vô ý lệ rơi xuống bàn,
Hết say vẫn bàng hoàng trong mộng
Xót xa thay cái giống giang hồ!
Ngón đàn thêm một đưòng tơ,
Mà người sương gió nghìn thu nhọc nhằn,

Thôi rồi ra chốn nước non,
Lồng son lại để sổ con chim trời.
Thú hồ bể quyến mời du tử,
Niềm thê nhi khôn giữ được người.
Biết sao trái được tính trời,
Giang hồ cốt ấy, trọn đời phiêu linh…

Hôm nay ngồi rũ canh trường,
Nơi thuyền trọ, rượu quỳnh tương ai mời
Người dâng rượu xa nơi trần giới,
Lạnh lùng thay gió thổi đêm đông!
Tuy người đã khuất non sông,
Mặt hoa lãng đãng như lồng dưới trăng
Mường tượng thấy tung tăng cười nói,
Như tưởng chừng người mới hôm qua!…
Nào hay nghìn cổ cách xa,
Tài tình đến thế mà ra hão huyền!
Hoạ còn chút trong thuyền dấu cũ,
Cây đàn tranh mốc ủ trên phên,
Phím long, dây đã rỉ rền,
Còn nguyên trên gỗ ghi tên họ người.
Nàng xưa vốn một loài trăng gió
Cũng vì vương víu nợ cầm ca
Một đi lìa cửa lìa nhà,
Nắm xương tàn lạnh phương xa gửi nhờ.
Đêm nay hoạ có mình ta,
Đốt hương trầm cũ chờ ma dạo đàn.

Mưa… mưa mãi

Mưa mãi mưa hoài!
Lòng biết thương ai!
Trăng lạnh về non không trở lại…

Mưa chi mưa mãi!
Lòng nhớ nhung hoài!
Nào biết nhớ nhung ai!

Mưa chi mưa mãi
Buồn hết nửa đời xuân!
Mộng vàng không kịp hái.

Mưa mãi, mưa hoài!
Nào biết trách ai!
Phí hoang đời trẻ dại.

Mưa hoài mưa mãi!
Lòng biết tìm ai,
Cảnh, tưởng đầy nơi quan tái.

Viết một bình luận