Ngậm Ngùi Của Huy Cận [Nội Dung Bài Thơ + Nghệ Thuật + Phân Tích]

Ngậm Ngùi [Huy Cận] ❤️️ Nội Dung Bài Thơ, Nghệ Thuật, Phân Tích ✅ Chia Sẻ Ý Nghĩa, Bố Cục, Hoàn Cảnh Sáng Tác Bài Thơ Ngậm Ngùi.

Nội Dung Bài Thơ Ngậm Ngùi Huy Cận

Ngậm ngùi là một thi phẩm nổi tiếng của Huy Cận. Trong bài viết hôm nay, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu chi tiết nhé!

Ngậm ngùi
Tác giả: Huy Cận

Nắng chia nửa bãi, chiều rồi…
Vườn hoang trinh nữ xếp đôi lá rầu.
Sợi buồn con nhện giăng mau,
Em ơi! Hãy ngủ… anh hầu quạt đây.
Lòng anh mở với quạt này,
Trăm con chim mộng về bay đầu giường.
Ngủ đi em, mộng bình thường!
Ru em sẵn tiếng thuỳ dương mấy bờ…
Cây dài bóng xế ngẩn ngơ…
– Hồn em đã chín mấy mùa thương đau?
Tay anh em hãy tựa đầu,
Cho anh nghe nặng trái sầu rụng rơi…

Tìm hiểu chi tiết về ❤️️Thơ Huy Cận ❤️️ Tác Giả, Tác Phẩm, Cuộc Đời, Sự Nghiệp

Hoàn Cảnh Sáng Tác Bài Thơ Ngậm Ngùi

Cùng Thohay.vn tìm hiểu chi tiết về hoàn cảnh sáng tác bài thơ Ngậm ngùi sau đây nhé!

Ngậm ngùi là bài thơ được Huy Cận sáng tác vào những tháng ngày đất nước còn trong cảnh chiến chinh, bài thơ được xuất bản vào năm 1940 và in trong tập thơ Lửa Thiêng.

Khi mới đọc bài thơ, mọi người đều cho rằng “Ngậm Ngùi” được Huy Cận viết về mối tình yêu đương đôi lứa thông thường. Tuy nhiên hoàn cảnh để sáng tác bài thơ này không phải vậy, đây là bài thơ được Huy Cận sáng tác với nỗi buồn thương tiếc khi về lại quê thăm mộ em gái út của mình.

Bởi vì nhà Huy Cận nghèo nhưng lại đông con nên ông phải vào Huế giúp việc cho một người bà con để được nuôi ăn học. Ở nhà cô em gái út của ông khoảng 10 tuổi thì bị đậu mùa rồi qua đời. Nghỉ hè, Huy Cận về nhà mới biết em út đã mất.

Sau đó ông ra thăm mộ em ở cuối vườn, nơi có trồng mấy cây thông reo, “cỏ mắc cỡ lẫn cỏ dại trùm cả ngôi mộ”, từ cảm xúc đó nên Huy Cận mới sáng tác nên bài thơ Ngậm ngùi để tiễn biệt cô em gái nhỏ của mình.

Ý Nghĩa Bài Thơ Ngậm Ngùi

Bài thơ Ngậm ngùi thể hiện rõ tình yêu thương của người anh Huy Cận dành cho cô em gái bé nhỏ của mình. Bài thơ là một nỗi buồn mênh mang, da diết, một nỗi buồn thương tiếc về một kiếp người, một cuộc đời.

Đọc hiểu tác phẩm❤️️ Đoàn Thuyền Đánh Cá Lớp 4 ❤️️Nội Dung Tập Đọc, Soạn Bài

Bố Cục Bài Thơ Ngậm Ngùi

Bố cục bài thơ Ngậm ngùi có thể chia thành 3 đoạn:

  • Đoạn 1: Từ đầu đến “anh hầu quạt đây”: Cảnh một buổi chiều buồn
  • Đoạn 2: Tiếp theo đến “thuỳ dương mấy bờ”: Lời ru của chàng trai
  • Đoạn 3: Phần còn lại: Sự tiếc thương của chàng trai dành cho cô gái.

Nghệ Thuật Bài Thơ Ngậm Ngùi

Dưới đây là một số giá trị nghệ thuật rút ra từ bài thơ Ngậm ngùi của Huy Cận.

  • Huy Cận sử dụng hình ảnh thơ giàu sức gợi hình, gợi cảm
  • Nghệ thuật tả cảnh ngụ tình được Huy Cận sử dụng triệt để
  • Sử dụng thể thơ lục bát quen thuộc, phù hợp với tâm trạng, nhịp điệu bài thơ

Đón đọc bài thơ🍃 Con Chim Chiền Chiện Lớp 4 🍃 Nội Dung Tập Đọc, Soạn Bài

3 Mẫu Cảm Nhận, Phân Tích Bài Thơ Ngậm Ngùi Hay Nhất

Sưu tầm 3 mẫu cảm, phân tích bài thơ Ngậm ngùi hay nhất. Cùng tham khảo nhé!

Mẫu Cảm Nhận, Phân Tích Bài Thơ Ngậm Ngùi Hay – Mẫu 1

Huy Cận bắt đầu nhận ra buổi chiều trong ánh nhìn thật riêng nhất, mang đầy tính hiện thực, chân dung của thiên nhiên được lồng vào cảm xúc con người. Hình ảnh trong trạng thái khép mình trước dòng trôi chảy của thời gian. Ánh chiều nghiêng nghiêng như chia đôi trên bãi. Vườn hoa cũng xếp mình chuẩn bị cho sụ nghỉ ngơi cuối ngày. Và rõ ràng hơn, con nhện bắt dầu giăng tơ buồn vươn khắp lối. Tất cả đã sẵn sàng bước vào đêm. Thiên nhiên từng bước chuyển mình chậm rãi.

Cái hay của Huy Cận đã hòa nhập mình cùng với thiên nhiên đồng cảm với nhau trong cái ưu trầm, sâu kín của đời, cất lên tiếng nhỏ nhẹ với nỗi buồn như thế:

“Em ơi hãy ngủ anh hầu quạt đây.”

Câu thơ chứa đầy nghịch lí. Trời vừa chiều, đêm chưa đến mà sao lại mời cô gái đi ngủ. Mà làm sao có thể ngủ vào lúc này được chứ khi những công việc của chiều hôm chưa xong xuôi, gọn gàng. Hay đây là một giấc mộng mà chàng trai ngộ nhận trong mơ đang nói vu vơ những lời vô nghĩa.

Nhưng không phải vậy. Hãy xem cảnh chiều được miêu tả, nắng chậm rãi đi, vườn cây khép lá, con nhện giăng tơ. Đó là khoảng thời gian của chờ đợi. Chàng trai đã chờ đợi quá lâu cho nên khi chiều sắp tàn chàng muốn mau đến để cùng tâm sự tỏ bày đấy thôi. Anh đến hầu quạt chỉ là cái cớ, muốn được gần gũi mới là lí do:

Lòng anh mở với quạt này;
Trăm con chim mộng về bay đầu giường.
Ngủ đi em, mộng bình thường!
Ru em sẵn tiếng thùy dương mấy bờ…”

Lòng anh cũng rộng mở trong giấc em mơ. Anh luôn ở cạnh để trông em ngủ. Ru em có gió của quạt, có giấc mộng yên bình, có tiếng gió của hàng dương xào xạc. lòng anh là trăm con chim một về ru em giấc ngủ say. Những con chim mộng đến từ thiên đường của ánh sáng.

Câu thơ dội lên như khát vọng đang cuộn trào trong lòng chàng trai trẻ. Lời ru ngọt ngào tựa gió cuốn mây bay, muôn hoa khoe sắc, ong bướm rập rờn. Gió từ tay quạt như gió từ trăm phương đổ tới mát lành, hiền dịu.

Hãy ngủ đi em và mơ giấc mơ bình thường. Bởi có anh đang kề cận, đang ở rất gần em. Không có bão tố nào có thể làm em sợ hãi. Không có ai có thể làm phiền em lúc này. Câu thơ vang vọng như tiếng lòng đang run, như lời cuối ly biệt:

“Cây dài bóng xế ngẩn ngơ…
– Hồn em đã chín mấy mùa thương đau?
Tay anh em hãy tựa đầu,
Cho anh nghe nặng trái sầu rụng rơi…”

Có lẽ đó là một lời tự cảm, ru em cũng là ru chính mình. Câu thơ trĩu nặng ưu tư, buồn bã đến nao lòng. Huy Cận ngậm ngùi nhìn dòng đời trôi, đau khổ, tuyệt vọng muốn đem gửi tất cả vào trong giấc mộng, muốn mang đến cho em tất cả những gì tốt đẹp nhất trên cõi đời này.

Khi trong cuộc sống thực ta không thể làm được điều đó thì trong giấc mộng ông muốn hiến dâng đến tận cùng. Tay anh là nơi tin cậy để em tựa đầu êm giấc ngủ. Từ mái đầu ấy anh có thể cảm nhận được nỗi sầu trĩu nặng trong trái tim em mà sót thương, đồng cảm.

Lời thơ nhẹ nhàng, êm ái như không có chuyện gì nhưng ẩn chứ một niềm đau thầm kín. Thực và mơ, tỉnh và mộng cứ đan cài hòa làm người đọc thêm bối rối. Có lẽ chính nhà thơ cũng không thể biết được đó là mơ hay là thực nữa. Lớp lớp ngôn từ cứ thế mà xô đẩy tới, tràn trào trong cơn mộng mị đến câu cuối cùng thực sự rơi vào thinh không. Cuối cùng là giọt nước mắt.

Xuân Diệu từng nhận xét về Huy Cận: “Thơ ông như nụ mùa xuân, như trái mùa hè, gói gắm lại, nhưng đầy căng nhựa thơm và mật ngọt. Ông không làm mê ta bằng màu sắc và âm điệu; ông có một sức quyến rũ lạ lùng hơn, khó hiểu hơn: là mùi thơm. Thơ ông phô bày một cái gì thầm kín, rạo rực; thơ ông không phải là rượu đã rót vào chén, thơ ông là men đương lên; thơ ông không phải hoa sẵn trên cành, thơ ông là dòng nhựa đương chuyển. Ông cảm nghe sức sống, cái nao nức của cảnh vật, cái tình ý của thiên nhiên”. Điều đó thật đúng với bài thơ này.

Mẫu Cảm Nhận, Phân Tích Bài Thơ Ngậm Ngùi Chọn Lọc – Mẫu 2

Ngậm ngùi là bài thơ được Huy Cận sáng tác vào những tháng ngày đất nước còn trong cảnh chiến tranh, bài thơ được ra mắt độc giả vào năm 1940 và in trong tập thơ Lửa Thiêng. 

Ngay chính từ những câu đầu tiên của tác phẩm này, ta đã có thể cảm nhận được sự ngậm ngùi và sầu lắng trong từng lời thơ.

“Nắng chia nửa bãi chiều rồi” là câu thơ nổi tiếng nhất và đắt giá nhất của bài thơ. Câu hát gợi cho người nghe một khoảng chiều hoang vắng và lơ lửng giữa thực và mơ, sự chuyển giao giữa chiều và đêm. Nơi vườn hoang có hoang trinh nữ đã khép đôi ʟá rầu, có sợi tơ buồn của con nhện giăng khắp vườn vắng. Và có anh đây, “ngồi hầu quạt” cho em ngủ. Cảnh chiều buồn, hoa trinh nữ khép ʟá buồn, con nhện giăng sợi buồn, tất cả dệt nên một bức tranh chiều êm ả nhưng lại đượm buồn.

Lòng anh mở với quạt này,
Trăm con chim mộng về bay đầu giường.
Ngủ đi em, mộng bình thường!
Ru em sẵn tiếng thuỳ dương mấy bờ…

Tay anh quạt cho em giấc ngủ say “lòng anh mơ với quạt này/ Trăm con chim mộng bay về đầu giường”. Hình ảnh người anh quạt cho em ngủ với tình thương trìu mến, chỉ là người em gái đó đã ra đi rồi. Nên anh chỉ có thể mượn quạt này mà mơ gặp về em. Mong cho chim mộng bay về nơi đầu giường mong cho em được ngủ giấc mộng bình thường “ngủ đi em mộng bình thường”.

Lời anh ru cho em ngủ thùy dương đôi bờ, em ơi hãy ngủ đi nay đã có anh đây. Người anh ấy thương em như chính tình thương của người mẹ. Những đaυ thương và hối tiếc tuy không thốt thành lời nhưng đều chất chứa trọn trong từng cái quạt nơi tay anh. Ngày anh về, em gái thơ ngày nào nay đã yên ngủ trong vườn hoang vắng lạnh. Anh muốn ru em, điệu hát ru sẵn tiếng thùy dương đôi bờ, để em ngủ “ngủ đi em”.

Cây dài bóng xế ngẩn ngơ…
– Hồn em đã chín mấy mùa thương đau?
Tay anh em hãy tựa đầu,
Cho anh nghe nặng trái sầu rụng rơi…

Em ơi hãy ngủ trong vòng tay anh “tay anh em hãy tựa đầu” ngủ với tiếng anh ru “tiếng thùy dương mấy bờ”. Lời ru có cây dài bóng xế ngẩn ngơ để  нồn em đã chín mấy mùa buồn đαυ. Em hãy tựa đầu nơi vòng tay anh, cho anh được ru em ngủ lần sau cuối để “anh nghe nặng trái sầu rụng rơi”.

“Ngậm ngùi” với tiếng ru em lần cuối, ngậm ngùi quạt đưa em vào giấc ngủ ngàn thu và ngậm ngùi nghe trái sầu rụng rơi. Mất đi người em thương yêu, Huy Cận như tê liệt và chết lặng với cảm giác đau đớn, bi thương và tuyệt vọng.

Đọc bài thơ, ta như lạc vào khoảng không vô định, lúc mê lúc tỉnh của một trái tim đầy nỗi đau mất đi người thân. Huy Cận như lạc vào giấc mơ ngày xưa, ngày còn em gái gối đầu bên vai để ông quạt mỗi giấc ngủ trưa.

Mẫu Cảm Nhận, Phân Tích Bài Thơ Ngậm Ngùi Tiêu Biểu – Mẫu 3

Mở đầu bài thơ là cảnh một buổi chiều khi mà “nắng đã chia nửa bãi” và “tơ nhện đã giăng mau”. Cái cách cảm nhận của Huy Cận về buổi chiều thật là lạ vì sự xuất hiên ấy trong ánh nhìn thật riêng nhất, mang đầy tính hiện thực. Chân dung của thiên nhiên như đang lồng vào cảm xúc của con người. Mọi người đều nói đây là một buổi chiều thu “vì chỉ có chiều thu mới đẹp, buồn và diễn ra mau lẹ đến thế” – (Phạm Văn Chữ).

Chiều đã đến! Chiều mang đến cho tác giả một cái buồn bã như dấu chấm than! Bởi vì, sắp qua hết một ngày, qua rồi những dư âm, hình bóng, một cuộc gặp gỡ, những giây phút vui vầy, hạnh phúc… Những phút giây đẹp hết sức đời thường. Do đo con người trong mỗi chúng ta ai cũng phải đặt mình trong cái tâm thế vừa buồn, vừa tiếc cái chợt đến, chợt đi, dùng dằng,… chợt mất… của ngày, rồi ngày tiếp nối..

Vườn hoang trinh nữ xếp đôi lá rầu
Sợi buồn con nhện giăng mau…

Nghĩ lại, không phải chỉ có con người mà cái buồn vẫn không buông tha, tạm biệt mà ngay cả “cỏ cây, hoa lá, con nhện” cũng đang đói điên cái điều tàn lụi đang đến. Thiên nhiên cũng biết trốn chạy điều buồn bã, tự nó, “Vườn cũng biết xếp lá và nhện giăng mau sợi buồn…” Cái hay của Huy Cận đã hòa nhập mình cùng với thiên nhiên đồng cảm với nhau trong cái ưu trầm, sâu kín của đời, cất lên tiếng nhỏ nhẹ với tiếng buồn… như thế!

Đọc hai câu thơ, ta bắt gặp một hình ảnh rất lạ: “lá rầu”. Cũng bắt nguồn từ sự buồn bã… nhưng Huy Cận rất khéo léo trong việc cấu âm, tạo từ, cắt tỉa cho đẹp chiếc “lá rầu”. “Lá rầu” đọc lên nghe hay lắm chứ! Nó não ruột hơn, đặt chiếc lá rầu trong chiều buồn vẫn hay hơn, chiều vẫn mênh mang, mênh mang hơn. Và trong phong cảnh ấy, lời thơ của Huy Cận có lúc như là lời vỗ về, đầy thương yêu tha thiết, êm đềm, nhè nhẹ như một lời ru:

Em ơi hãy ngủ anh hầu quạt đây.

Khung cảnh của buổi chiều thu ấy sao mà vừa đẹp, lại vừa buồn đến như thế? Khung cảnh ấy thật nên thơ, thật thích hợp để vỗ về nhau và cùng đưa nhau vào giấc ngủ. Lời ru, không phải còn là của riêng con người nữa mà nó còn là của tiếng thùy dương (một loại cây cao lá lúc nào cũng rủ xuống) ở mấy bờ đang vọng lại. Họ say trong giấc ngủ và những cơn mộng đến:

Trăm con chim mộng về bay đầu giường.

Khúc ru buồn sầu não đã cất lên từ bốn câu cuối bài” đã như chứng tỏ được sự dồn nén của bài thơ. Khi mà cây dài ra theo hình của bóng xế, thời gian còn lại của ngày rất ít ỏi, nó trôi thật nhanh như chẳng gì có thể ngăn lại được. Chính điều đó đã là cho con người cảm thấy ngẩn ngơ, nuối tiếc với những gì đang diễn ra.

Chàng cảm nhận được cái buồn bã của buổi chiều tàn ấy, xót xa khi nhận ra cô gái ấy đã rời khỏi nhân gian mất rồi:

Hồn em đã chín mấy mùa thương đau.

Tại sao nói về hồn em nhưng lại biểu hiện nó bằng từ “chín”? Hơn nữa lại chín tới mấy mùa “thương đau”?  Hỏi về hồn em nhưng cũng là để nói cho hồn anh, hồn chúng ta đấy. Tuổi xuân đôi mươi mà cõi hồn trải lắm nỗi thương đau đến thế thì hỏi còn gì là hương hoa, là ý nghĩa cuộc đời? Bởi vậy mà câu thơ kết bài cứ trĩu nặng lòng người:

Cho anh nghe nặng trái sầu rụng rơi..

Ý tưởng vả triết lí thơ đã dồn nén tất cả vào đây. Thì ra, ở chốn nhân gian này chỉ có buồn rầu và đau khổ! Nhà thơ đã khéo xếp đặt vào câu chuyện tình cả ba dạng thức tồn tại của mỗi sinh thể người: tỉnh thức, ngủ, và mộng. Một sự kết hợp thật hoàn hảo trong tính chỉnh thể hình tượng.

Có thật không  “một trái sầu rụng rơi…?” Có lẽ câu trả lời sẽ là: “Có”. Bởi câu trên, tác giả đã thấy trong một cái nền buồn bã, “hồn em đã chín mấy mùa…” rồi. Cho dù đã chín mấy mùa đi chăng nữa thì chàng trai vẫn luôn yêu thương cô gái. Phải chăng cái “trái sầu” ấy là ý tưởng của tác giả khi quay hướng cho mối băn khoăn về cuộc sống, nỗi e ngại cho điều nhận biết, linh cảm về một nỗi cách xa, lời chia lìa, tiễn biệt… hay không?

Các nhà thơ lãng mạn đương thời cũng đã nói đến nỗi đau thân phận con người. Nhưng Huy Cận là người quan tâm nhiều nhất, viết ra bằng nhiệt hứng dồi dào nhất. Ông luôn tìm tứ thơ và đặt cảm hứng vào mối tương quan giữa cái hữu hạn của cuộc đời với cái vô cùng vô tận, cái mênh mông rợn ngợp của không gian lẫn thời gian. Cảm thức thường xuyên thường trực về nỗi sầu nhân gian đã tạo cho thơ ông có một vùng thẩm mĩ riêng không ai có được. Và “Ngậm ngùi”đã thẩm mỹ hoá nỗi sầu nhân gian ấy, xứng tầm tiêu biểu cho mảng thơ này. 

Cùng tìm hiểu chi tiết bài thơ 🌊Tràng Giang [Huy Cận] 🌊 Nội Dung, Nghệ Thuật

Viết một bình luận