Trường Hận Ca Của Bạch Cư Dị [Nội Dung Bài Thơ + Bình Giảng]

Trường Hận Ca [Bạch Cư Dị] ❤️️ Nội Dung Bài Thơ, Bình Giảng ✅ Chia Sẻ Chi Tiết Về Hoàn Cảnh Sáng Tác, Bố Cục, Ý Nghĩa Tác Phẩm.

Nội Dung Bài Thơ Trường Hận Ca Bạch Cư Dị

Trường hận ca là tác phẩm nổi tiếng của Bạch Cư Dị kể về mối tình giữa Đường Huyền Tông và Dương Quý phi. Tác phẩm này đã dùng bút pháp ước lệ tự sự, đem lịch sử cùng điển cố văn học để miêu tả câu chuyện tình yêu từng gây chấn động thời kỳ nhà Đường. Dưới đây là nội dung bài thơ.

長恨歌 (Trường hận ca)
Tác giả: Bạch Cư Dị

漢皇重色思傾國,
御宇多年求不得。
楊家有女初長成,
養在深閨人未識。
天生麗質難自棄,
一朝選在君王側。
回眸一笑百媚生,
六宮粉黛無顏色。
春寒賜浴華清池,
溫泉水滑洗凝脂。
侍兒扶起嬌無力,
始是新承恩澤時。
雲鬢花顏金步搖,
芙蓉帳暖度春宵。
春宵苦短日高起,
從此君王不早朝。
承歡侍宴無閑暇,
春從春遊夜專夜。
後宮佳麗三千人,
三千寵愛在一身。
金星妝成嬌侍夜,
玉樓宴罷醉和春。
姊妹弟兄皆列士,
可憐光彩生門戶。
遂令天下父母心,
不重生男重生女。
驪宮高處入青雲,
仙樂風飄處處聞。
緩歌慢舞凝絲竹,
盡日君王看不足。
漁陽鼙鼓動地來,
驚破霓裳羽衣曲。
九重城闕煙塵生,
千乘萬騎西南行。
翠華搖搖行復止,
西出都門百餘里。
六軍不發無奈何,
宛轉蛾眉馬前死。
花鈿委地無人收,
翠翹金雀玉搔頭。
君王掩面救不得,
回看血淚相和流。
黃埃散漫風蕭索,
雲棧縈紆登劍閣。
峨嵋山下少人行,
旌旗無光日色薄。
蜀江水碧蜀山青,
聖主朝朝暮暮情。
行宮見月傷心色,
夜雨聞鈴腸斷聲。
天旋地轉迴龍馭,
到此躊躇不能去。
馬嵬坡下泥土中,
不見玉顏空死處。
君臣相顧盡霑衣,
東望都門信馬歸。
歸來池苑皆依舊,
太液芙蓉未央柳。
芙蓉如面柳如眉,
對此如何不淚垂。
春風桃李花開日,
秋雨梧桐葉落時。
西宮南內多秋草,
落葉滿階紅不掃。
梨園子弟白髮新,
椒房阿監青娥老。
夕殿螢飛思悄然,
孤燈挑盡未成眠。
遲遲鐘鼓初長夜,
耿耿星河欲曙天。
鴛鴦瓦冷霜華重,
翡翠衾寒誰與共。
悠悠生死別經年,
魂魄不曾來入夢。
臨邛道士鴻都客,
能以精誠致魂魄。
為感君王輾轉思,
遂教方士殷勤覓。
排空馭氣奔如電,
升天入地求之遍。
上窮碧落下黃泉,
兩處茫茫皆不見。
忽聞海上有仙山,
山在虛無縹緲間。
樓閣玲瓏五雲起,
其中綽約多仙子。
中有一人字太真,
雪膚花貌參差是。
金闕西廂叩玉扃,
轉教小玉報雙成。
聞道漢家天子使,
九華帳裡夢魂驚。
攬衣推枕起徘徊,
珠箔銀屏迤邐開。
雲鬢半偏新睡覺,
花冠不整下堂來。
風吹仙袂飄飄舉,
猶似霓裳羽衣舞。
玉容寂寞淚闌干,
梨花一枝春帶雨。
含情凝睇謝君王,
一別音容兩渺茫。
昭陽殿裡恩愛絕,
蓬萊宮中日月長。
回頭下望人寰處,
不見長安見塵霧。
唯將舊物表深情,
鈿合金釵寄將去。
釵留一股合一扇,
釵擘黃金合分鈿。
但教心似金鈿堅,
天上人間會相見。
臨別殷勤重寄詞,
詞中有誓兩心知。
七月七日長生殿,
夜半無人私語時。
在天願作比翼鳥,
在地願為連理枝。
天長地久有時盡,
此恨綿綿無絕期。

Phiên âm:

Hán hoàng trọng sắc tư khuynh quốc,
Ngự vũ đa niên cầu bất đắc.
Dương gia hữu nữ sơ trưởng thành,
Dưỡng tại thâm khuê nhân vị thức.
Thiên sinh lệ chất nan tự khí,
Nhất triêu tuyển tại quân vương trắc.
Hồi mâu nhất tiếu bách mị sinh,
Lục cung phấn đại vô nhan sắc.
Xuân hàn tứ dục Hoa Thanh trì,
Ôn tuyền thuỷ hoạt tẩy ngưng chi.
Thị nhi phù khởi kiều vô lực,
Thuỷ thị tân thừa ân trạch thì.
Vân mấn hoa nhan kim bộ dao,
Phù dung trướng noãn độ xuân tiêu.
Xuân tiêu khổ đoản nhật cao khởi,
Tòng thử quân vương bất tảo triều.
Thừa hoan thị yến vô nhàn hạ,
Xuân tòng xuân du dạ chuyển dạ.
Hậu cung giai lệ tam thiên nhân,
Tam thiên sủng ái tại nhất nhân.
Kim ốc trang thành kiều thị dạ,
Ngọc lâu yến bãi tuý hoà xuân.
Tỷ muội huynh đệ giai liệt thổ,
Khả liên quang thái sinh môn hộ.
Toại linh thiên hạ phụ mẫu tâm,
Bất trọng sinh nam trọng sinh nữ.
Ly cung cao xứ nhập thanh vân,
Tiên nhạc phong phiêu xứ xứ văn.
Hoãn ca mạn vũ ngưng ty trúc,
Tận nhật quân vương khan bất túc.
Ngư Dương bề cổ động địa lai,
Kinh phá “Nghê thường vũ y” khúc.
Cửu trùng thành khuyết yên trần sinh,
Thiên thặng vạn kỵ tây nam hành.
Thuý hoa dao dao hành phục chỉ,
Tây xuất đô môn bách dư lý.
Lục quân bất phát vô nại hà,
Uyển chuyển nga mi mã tiền tử.
Hoa điền uỷ địa vô nhân thu,
Thuý kiều, kim tước, ngọc tao đầu.
Quân vương yểm diện cứu bất đắc,
Hồi khan huyết lệ tương hoà lưu.
Hoàng ai tản mạn phong tiêu tác,
Vân sạn oanh vu đăng Kiếm Các.
Nga My sơn hạ thiểu nhân hành,
Tinh kỳ vô quang nhật sắc bạc.
Thục giang thuỷ bích, Thục sơn thanh,
Thánh chủ triêu triêu mộ mộ tình.
Hành cung kiến nguyệt thương tâm sắc,
Dạ vũ văn linh trường đoạn thanh.
Thiên tuyền địa chuyển hồi long ngự,
Đáo thử trừ trừ bất nhẫn khứ.
Mã Ngôi pha hạ nê thổ trung,
Bất kiến ngọc nhan không tử xứ.
Quân thần tương cố tận triêm y,
Đông vọng đô môn tín mã quy.
Quy lai trì uyển giai y cựu,
Thái Dịch phù dung, Vị Ương liễu;
Phù dung như diện liễu như mi,
Đối thử như hà bất lệ thuỳ.
Xuân phong đào lý hoa khai nhật,
Thu vũ ngô đồng diệp lạc thì.
Tây Cung, Nam Nội đa thu thảo,
Lạc diệp mãn giai hồng bất tảo.
Lê Viên đệ tử bạch phát tân,
Tiêu phòng a giám thanh nga lão.
Tịch điện huỳnh phi tứ tiễu nhiên,
Cô đăng khiêu tận vị thành miên.
Trì trì chung cổ sơ trường dạ,
Cảnh cảnh tinh hà dục thự thiên.
Uyên ương ngoã lãnh sương hoa trọng,
Phỉ thuỷ khâm hàn thuỳ dữ cộng.
Du du sinh tử biệt kinh niên,
Hồn phách bất tằng lai nhập mộng.
Lâm Cùng đạo sĩ Hồng Đô khách,
Năng dĩ tinh thành trí hồn phách.
Vị cảm quân vương triển chuyển tư,
Toại giao phương sĩ ân cần mịch.
Bài không ngự khí bôn như điện,
Thăng thiên nhập địa cầu chi biến.
Thượng cùng bích lạc, hạ hoàng tuyền,
Lưỡng xứ mang mang giai bất kiến.
Hốt văn hải thượng hữu tiên sơn,
Sơn tại hư vô phiếu diểu gian.
Lâu các linh lung ngũ vân khởi,
Kỳ trung xước ước đa tiên tử.
Trung hữu nhất nhân tự Thái Chân,
Tuyết phu hoa mạo sâm si thị.
Kim khuyết tây sương khấu ngọc quynh,
Chuyển giao Tiểu Ngọc, báo Song Thành.
Văn đạo Hán gia thiên tử sứ,
Cửu hoa trướng lý mộng hồn kinh.
Lãm y thôi chẩm khởi bồi hồi,
Châu bạc ngân bình di lý khai.
Vân kết bán thiên tân thuỵ giác,
Hoa quan bất chỉnh há đường lai.
Phong xuy tiên duệ phiêu phiêu cử,
Do tự “Nghê thường vũ y” vũ.
Ngọc dung tịch mịch lệ lan can,
Lê hoa nhất chi xuân đới vũ.
Hàm tình ngưng thế tạ quân vương,
Nhất biệt âm dung lưỡng diểu mang!
Chiêu Dương điện lý ân ái tuyệt,
Bồng Lai cung trung nhật nguyệt trường.
Hồi đầu hạ vọng nhân hoàn xứ,
Bất kiến Trường An kiến trần vụ.
Duy tương cựu vật biểu thâm tình,
Điến hạp kim hoa ký tương khứ.
Thoa lưu nhất cổ, hạp nhất phiến,
Thoa phách hoàng kim hạp phân điến.
Đãn giao tâm tự kim điến kiên,
Thiên thượng nhân gian hội tương kiến.
Lâm biệt ân cần trung ký từ,
Từ trung hữu thệ lưỡng tâm tri:
Thất nguyệt thất nhật Trường Sinh điện,
Dạ bán vô nhân tư ngữ thì.
“Tại thiên nguyệt tác tỷ dực điểu,
Tại địa nguyện vi liên lý chi.”
Thiên trường địa cửu hữu thì tận,
Thử hận miên miên vô tuyệt kỳ.

Dịch nghĩa:

Vua Hán trọng sắc đẹp, muốn có một người nghiêng nước nghiêng thành,
Ở ngôi bao năm tìm kiếm không được.
Họ Dương có cô gái mới lớn lên,
Nuôi dạy ở nơi buồng the, người ngoài chưa ai biết.
Vẻ đẹp trời sinh khó tự bỏ hoài,
Một sớm được tuyển vào bên vua.
Mỗi lần ngoành mặt, nhoẻn cười lộ ra trăm vẻ đáng yêu,
Sáu cung son phấn không còn ai đáng gọi là có nhan sắc nữa.
Tiết xuân lạnh, được tắm ở hồ Hoa Thanh,
Suối ấm, nước trơn dội trên da trắng mịn như mỡ đông.
Thị tỳ nâng dậy, yếu mềm như không còn sức nữa,
Ấy là lần đầu tiên được thấm nhuần ơn vua.
Tóc mây, mặt hoa, những chuỗi ngọc trên đầu rung rinh,
Trướng phù dung ấm trải qua đêm xuân.
Bực nỗi đêm xuân ngắn ngủi, mặt trời lên cao rồi mới dậy,
Từ đấy vua không ra coi chầu sớm nữa.
Khi mua vui, khi hầu tiệc, chẳng lúc nào ngơi,
Mùa xuân theo đi chơi xuân, đêm nào cũng là đêm riêng của nàng với vua.
Gái đẹp nơi hậu cung hàng ba nghìn người,
Tình yêu thương đối với ba ngìn người ấy nay trút cả vào mình nàng,
Nơi nhà vàng, trang hoàng xong, là chỗ của những đêm hầu hạ nũng nịu.
Tiệc lầu ngọc, tan rồi là buổi say sưa với cả chiều xuân êm ái!
Chị em, anh em đều đước cắt đất phong quan,
Thương thay! Một mình làm vẻ vang cho cả nhà cả họ!!
Khiến cho lòng những người làm cha mẹ trong thiên hạ,
Quý sinh con gái hơn sinh trai.
Cung điện trên núi Ly cao vút mây xanh,
Khúc nhạc tiên theo gió đưa đi, nơi nơi nghe tiếng.
Giọng ca trầm trầm, điệu múa khoan hoà với tiếng đàn tiếng sáo,
Suốt ngày vua xem không xuể.
Tiếng trống trận Ngư Dương bỗng dậy đất kéo đến,
Làm cho điệu múa “Nghê thường vũ y” tan tác kinh hoàng.
Chín lần thành khuyết, khói bụi mịt mù,
Ngìn cỗ xe, muôn cỗ ngựa chạy về tây nam.
Tàn thắm, cờ hoa ngả nghiêng dùng dằng,
Đi ra phía tây, khỏi cổng thành được hơn trăm dặm.
Bỗng sáu quân không chịu tiến, tình thế khó xong,
Gái mày ngày phải quằn quại chết trước đầu ngựa.
Bông hoa vàng, cành thuý kiều, hình kim tước và trâm ngọc cài đầu,
Rơi rắc trên mặt đất chẳng còn ai nhặt.
Cứu không nổi, vua đành bưng mặt,
Khi nhìn lại, máu pha nước mắt đã chảy ròng ròng.
Bụi vàng tản mát bay, gió hiu hắt thổi,
Những đợt thang mây vẫn uốn khúc cheo leo trên núi Kiếm Các.
Dưới chân núi Nga My thưa thớt người đi,
Bóng cờ ủ rũ, ánh mặt trời bạc phếch.
Sông đất Thục biếc, núi đất Thục xanh,
Tình vua nhớ nhung hết sớm lại chiều.
Ánh trăng nơi hành cung, trông những đau lòng,
Tiếng chuông lúc đêm mưa, nghe càng đứt ruột.
Trời xoay đất chuyển, xe rồng lại trở về,
Tới đó, dùng dằng không nỡ dời chân.
Trong đống đất bùn, trên gò Mã Ngôi,
Mặt ngọc nào thấy đâu, còn trơ chỗ thác uổng!
Vua tôi nhìn nhau, ai nấy lệ rơi thấm áo,
Hướng về phương đông, phía cổng thành mặc cho vó ngựa quen đường lững thững bước về.
Tới nơi, ao vườn vẫn nguyên như cũ,
Sen hồ Thái Dịch, liễu cung Vị Ương.
Thấy hoa sen, nhớ đến mặt nàng, thấy lá liễu, nhớ lông mày nàng,
Trước cảnh ấy, cầm sao được giọt lệ!
Những buổi gió xuân, đào lý nở hoa,
Những lúc mưa thu, ngô đồng rụng lá.
Đền Tây Cung, điện Nam Nội cỏ thu mọc đầy,
Lá rụng tơi bời, đỏ thềm không ai quét.
Bọn con em nơi Lê Viên tóc đà nhuốm bạc,
Lũ thái giám, thị tỳ chốn tiêu phòng cũng đã già rồi.
Trước điện, buổi tối, cái đóm bay, cảnh tình lặng ngắt,
Ngọn đèn vò võ khêu đã hết bấc, giấc mộng vẫn chưa thành.
Tiếng trống cầm canh chầm chậm của đêm mới bắt đầu dài,
Ánh sao lấp lánh trên sông Ngân lúc trời sắp sáng.
Lớp sương nặng phủ trên mái ngói uyên ương giá ngắt,
Tấm chăn cánh trả, lạnh như tiền, chung đắp cùng ai?
Kẻ khuất người còn xa nhau đã hơn năm trời đằng đẵng,
Hồn phách chưa từng gặp nhau trong giấc chiêm bao.
Một đạo sĩ ở Lâm Cùng, đến chơi Hồng Đô,
Có phép thuật tinh thành gọi được hồn phách người chết.
Vì cảm nỗi lòng vua nhớ nhung trằn trọc,
Mới sai phương sĩ (đạo sĩ) hết lòng tìm kiếm:
Xé tầng mây, cưỡi làn gió, đi nhanh như chớp,
Lên trời, xuống đất, tìm khắp mọi nơi.
Trên từ mây biếc, dưới đến suối vàng,
Cả hai nơi đều mênh mang không thấy.
Chợt nghe ở ngoài bể cổ có ngọn núi tiên,
Núi rập rờn trong khoảng hư vô huyền ảo.
Lầu gác lộng lẫy, năm thức mây lồng,
Có bao nàng tiên thướt tha yểu điệu.
Trong đó, một nàng tên gọi Thái Chân,
Da tuyết, mặt hoa na ná giống.
Gõ cửa ngọc mái tây nơi kim khuyết,
Nhờ Tiểu Ngọc, truyền bảo đến Song Thành.
Nghe có sứ vua Hán tới,
Trong màn cửa hoa giật mình tỉnh giấc.
Khép áo, đẩy gối, bồi hồi trở dậy,
Cánh rèm châu, bức mành bạc từ từ mở ra.
Bối tóc mây hơi lệch, vẻ còn ngái ngủ,
Mũ hoa đội chưa ngay, vội bước xuống thềm.
Gió thổi, vạt áo nhẹ nhẹ bay,
Hệt như lúc đang múa khúc “Nghê thường vũ y”.
Vẻ ngọc âm thầm, vắn dài hàng lệ,
Một cành hoa lệ đẫm hạt mưa xuân.
Đăm đăm khoé mắt, nghẹn ngào “Đa tạ lòng quân vương,
Một lần từ biệt đôi ngả cách mặt khuất lời.
Tình ân ái ở Chiêu Dương thế là đoạn tuyệt,
Ngày tháng trong cung Bồng Lai dài đằng đẵng.
Ngoảnh mặt nhìn xuống cõi đời,
Không thấy Trường An, chỉ thấy bụi trần mù mịt.
Nay xin mượn vật cũ để tỏ chút tình thâm,
Chiếc hộp khảm, cành kim thoa, gửi mang về giúp.
Thoa để lại một nhành, hộp để lại một mảnh,
Thoa bẻ nhánh vàng, hộp chia mảnh khảm.
Chỉ nguyệt tấm lòng bền như vàng như khảm,
Kẻ trên đời, người trần thế sẽ còn gặp nhau!”
Lúc sắp từ biệt còn ân cần nhắc gửi mấy lời,
Trong đó có lời thề riêng, chỉ hai tấm lòng được biết.
Đó là đêm mồng bảy tháng bày, tại điện Trường Sinh,
Nửa đêm, người vắng, thề riêng với nhau:
“Ở trên trời nguyện làm chim liền cánh,
Ở dưới đất nguyện làm cây liền cành.”
Trời đất dài lâu cũng có lúc hết,
Hận này đằng dặc, không thủa nào cùng!

Dịch thơ (Tản Đà):

Đức vua Hán mến người khuynh quốc
Trải bao năm tìm chuốc công tai
Nhà Dương có gái mới choai
Buồn xuân khoá kín chưa ai bạn cùng
Lạ gì của tuyết đông ngọc đúc
Chốn ngai vàng phút chốc ngồi bên
Một cười trăm vẻ thiên nhiên
Sáu cung nhan sắc thua hờn phấn son
Trời xuân lạnh suối tuôn mạch ấm
Da mỡ đông kỳ tắm ao Hoa
Vua yêu bận ấy mới là
Con hầu nâng dậy coi đà mệt thay
Vàng nhẹ bước lung lay tóc mái
Màn phù dung êm ái đêm xuân
Đêm xuân vắn vủn có ngần
Ngai rồng từ đấy chậm phần vua ra
Suốt ngày tháng tiệc hoa vui mãi
Đêm xuân tàn, xuân lại còn đêm
Ba nghìn xinh đẹp chị em
Ba nghìn yêu quí chất nêm một mình
Nhà vàng đúc, đêm thanh ấm áp
Lầu ngọc cao, say ắp mầu xuân
Anh em sướng đủ mọi phần
Mà cho thiên hạ có lần rẻ trai
Vẳng tiên nhạc khắp nơi nghe biết
Làn gió đưa cao tít Ly cung
Suốt ngày múa hát thung dung
Tiếng tơ, tiếng trúc say lòng quân vương
Ầm tiếng trống Ngư Dương kéo đến
Khúc Nghê Thường tan biến như không
Chín lần thành khuyết bị tung
Nghìn xe, muôn ngựa qua vùng Tây Nam
Đi lại đứng hơn trăm dậm đất
Cờ thuý hoa bóng phất lung lay
Sáu quân rúng rắng làm rầy
Mày ngài trước ngựa lúc này thương ôi!
Ai người nhặt thoa rơi bỏ đất
Ôi! Thuý Kiều ngọc nát vàng phai
Quân vương bưng mặt cho rồi
Quay đầu trông lại, máu trôi lệ dàn
Gió tung bụi mê man tản mác
Đường thang mây Kiếm Các lần đi
Vắng tanh, dưới núi Nga My
Mặt trời nhạt thếch, tinh kỳ buồn tênh
Đát Ba Thục non xanh nước biếc
Lòng vua cha thương tiếc hôm mai
Thấy trăng luống những đau người
Đêm mưa đứt ruột, canh dài tiếng chuông
Phút trời đất quay cuồng vận số
Bánh xe rồng đến chỗ ngày xưa
Đất bùn chỗ chết còn trơ
Thấy đâu mặt ngọc! Bây giờ Mã Ngôi!
Đầm vạt áo, vua tôi giọt lệ
Gióng dây cương, ngựa tế về đông
Cảnh xua dương liễu, phù dung
Vị Ương, Thái Dịch hồ cung vẹn mười
Phù dung đó, mặt ai đâu tá?
Mày liễu đâu? Cho lá còn như
Càng trông hoa liễu năm xưa
Càng xui nước mắt như mưa ướt đầm
Xuân đào lý gió đêm huê nở
Thu khi mưa rụng lá ngô đồng
Kìa Nam Uyển, nọ Tây Cung
Đầy thềm ai quét lá hồng thu rơi?
Vườn lê cũ những ai con hát?
Mái tóc coi trắng phớt lạ lùng
Những ai coi giữ tiêu phòng?
Mày xanh thuở ấy nay cùng già nhăn
Trước cung điện nhìn sân đêm tối
Đom đóm bay gợi mối u sầu
Ngọn đền khêu đã cạn dầu
Khó thay, giấc ngủ dễ hầu ngủ xong!
Tiếng canh tối tùng tùng điểm trống
Năm canh dài chẳng giống đêm xưa
Sông Ngân lấp lánh sao thưa
Trời như muốn sáng, sao chưa sáng trời?
Tren mái ngói sương rơi ướt lạnh
Trong chăn nằm bên cạnh nào ai?
Cách năm sống thác đôi nơi
Thấy đâu hồn phách vãng lai giấc nồng?
Khách đạo sĩ Lâm Cùng có gã
Chơi Hồng Đô phép lạ thần thông
Xót vì vua chúa nhớ nhung
Mới sai phương sĩ hết lòng ra tay
Cưỡi luồng gió như bay như biến
Tren trời xanh, dưới đến đất đen
Hai nơi bích lạc, hoàng tuyền
Dưới tren tìm khắp mơ huyền thấy chi!
Sực nghe nói tìm đi mé bể,
Có non tiên ngoài phía hư không
Rỡ ràng cugn điện linh lung
Xa trông năm sắc mây lồng đẹp sao!
Trong tha thướt biết bao tiên tử
Một nàng tiên tên chữ Ngọc Chân
Mặt hoa da tuyết trắng ngần
Dáng như người ấy có phần phải chăng?
Mái tây gõ cửa vàng then ngọc
Cậy đưa tin Tiểu Ngọc, Song Thành
Nghe tin sứ giả Hán Đình
Cửa hoa trong trướng giật mình giấc mơ
Cầm áo dậy, thẩn thơ buồn bực,
Mở rèm châu, bình bạc lần ra
Bâng khuâng nửa mái mây tà
Thềm cao xuống chiếc mũ hoa lệch đầu
Phớt tay áo bay màu ngọn gió
Giống Nghê Thường khúc múa năm xưa
Lệ dàn mặt ngọc lưa thưa
Cành lê hoa trĩu hạt mưa xuân đầm
Ngừng nước mắt âm thầm buồn bã
Đội ơn lòng, xin tạ quân vương
Từ ngày cách trở đôi phương
Vắng tanh tăm tiếng, mơ màng hình dong
Nơi đế điện dứt vòng ân ái
Chốn tiên cugn thư thái hàng ngày
Cõi trần ngoảnh lại mà hay
Tràng An chẳng thấy, thấy đầy bụi nhơ!
Lấy chi tỏ tình xưa thăm thú?
Gửi cành hoa vật cũ cầm xuôi
Thoa vàng hộp khảm phân đôi
Nửa xin để lại nửa thời đem đi
Chỉ xin nguyện lòng ghi dạ tạc
Tựa hoa vàng bền chắc không phai
Thời cho cách trở đôi nơi
Nhân gian rồi với trên trời gặp nhau
Ân cần dặn mấy câu lâm biệt
Lời thề xưa lòng biết với lòng
Là đêm trùng thất ngồi chung
Trường Sinh sẵn điện vắng không bóng người
Xin kết nguyện chim trời liền cánh
Xin làm cây cành nhánh liền nhau
Thấm chi trời đất dài lâu
Giận này dặc dặc dễ hầu có nguôi…

Chia sẻ thêm thông tin về 🔰 Thơ Bạch Cư Dị 🔰 Tác Giả, Tác Phẩm

Hoàn Cảnh Sáng Tác Bài Thơ Trường Hận Ca

Hoàn cảnh sáng tác bài thơ Trường hận ca bắt nguồn từ việc Bạch Cư Dị chứng kiến được cảnh thảm khốc của một bi tình si lụy của Đường Minh Hoàng đối với Dương Quý Phi, từ đó ông mới để lòng cảm xúc bằng bài “Trường hận ca” (Hận tình muôn thuở).

Hoàng đế Đường Huyền Tông, nhà vua thứ chín đời nhà Đường (618-907). Dưới triều đại của ông, đất nước được thanh bình. Nhưng mấy năm sau cùng, nhà vua đã 50 tuổi, đâm ra si mê Dương Quí Phi tức Dương Ngọc Hoàn, lại tin dùng bọn Dương Quốc Trung (anh họ của Dương Quí Phi), Lý Lâm Phủ, … nên quốc chính ngày càng suy tệ.

Lúc bấy giờ có tướng An Lộc Sơn, người Hồ, quê ở vùng Nhiệt Hà là người rất thông minh, được nhà vua tin mến. Nhất là đối với Quí Phi, họ An rất được yêu thương. An xin làm con nuôi của Quí Phi để được phép ra vào cấm uyển mà khỏi ai dị nghị. Nhà vua mù quáng lại vui lòng ưng thuận.

Vì có sự hiềm khích với Tể tướng Dương Quốc Trung, An Lộc Sơn sợ bị ám hại nên bỏ trốn, rồi cử binh từ quân Ngự Dương, tự xưng hoàng đế, đánh thẳng vào kinh đô Trường An. Binh triều đại bại, vua cùng một số quần thần phải bỏ kinh thành chạy vào đất Thục.

Đến Mã Ngôi, tướng sĩ không chịu đi nữa, lại đồng nhau phải giết chết quyền thần Dương Quốc Trung và bức vua phải đem thắt cổ con người ngọc thì họ mới chịu phò vua. Vì họ cho rằng Quí Phi là mầm sinh đại loạn.

Lương thực hết, quân sĩ khổ mệt, căm tức. Gặp bước đường cùng, nhà vua đành giấu mặt, cắt lòng mà “hy sinh người yêu khuynh quốc”. Sau khi dẹp loạn xong, Đường Minh Hoàng trở về Trường An. Đế đô còn đó nhưng người phụ nữ yêu dấu ngày xưa nay đâu còn nữa. Nỗi nhớ thương dào dạt, dằng dặc đầy lòng.

Mối tình vương giả này, rồi sẽ bị chìm trong lãng quên của thời gian, nếu không có ngòi bút tài hoa tuyệt vời của Bạch Cư Dị tô điểm cho thêm phần lâm ly, chua xót.

Ý Nghĩa Bài Thơ Trường Hận Ca

Bài thơ Trường hận ca nói về mối tình rúng động lịch sử của Đường Huyền Tông và Dương Quý phi, thông qua đó tác giả phê phán, châm biếm những vị vua vì đam mê tửu sắc mà quên đi giang sơn xã tắc để rồi cuối cùng phải nhận kết cục không mấy vui vẻ.

Đọc hiểu bài 🌿Tỳ Bà Hành Của Bạch Cư Dị 🌿 Nội Dung Bài Thơ, Nghệ Thuật

Bố Cục Bài Thơ Trường Hận Ca

Bài thơ gồm 120 câu, có thể chia làm 4 đoạn:

  • Đoạn 1: Từ đầu tới câu 32
    • Buổi đầu Đường Huyền Tông ân sủng Dương Quý Phi rồi bỏ mặc triều chính, sa vào những yến tiệc thâu đêm suốt sáng, mặc cho loạn thần và người nhà của Dương Quý Phi lộng hành, mâu thuẫn với một người cũng đầy tham vọng và dã tâm là An Lộc Sơn.
  • Đoạn 2: Tiếp theo tới câu 50
    • An Lộc Sơn làm phản, qua được Đồng Quan đến thẳng kinh đô Trường An. Vua tôi triều đình nhà Đường phải chạy đến đất Thục ở Tứ Xuyên. Khi đến gò Mã Ngôi, tướng Trần Huyền Lễ cùng thái tử Lý Hanh lập mưu giết Dương Quốc Trung, rồi kích động binh sĩ đòi giết Dương Quý Phi.
    • Đường Huyền Tông đành ban chết cho Dương Quý Phi rồi tới huyện Phù Phong, nhiều tháng sau mới tới đất Thục.
    • Trong thời gian đó, Lý Hanh xưng đế, tôn Huyền Tông làm Thái thượng hoàng.
  • Đoạn 3: Từ đầu đến câu 74:
    • Năm Chí Đức thứ 2 (757), dưới triều Đường Túc Tông, quân Đường thu phục được Trường An, do đó sai người đến đưa Huyền Tông trở về. Về lại Trường An, Huyền Tông thẳng đến Thái miếu tạ tội tổ tiên, sau từ đấy ở tại Hưng Khánh cung.
    • Sang năm Càn Nguyên, Lý Phụ Quốc ly gián quan hệ giữa Túc Tông và Huyền Tông, lúc này đám người Huyền Lễ và Cao Lực Sĩ đều chịu biếm truất, Huyền Tông chịu cảnh bơ vơ, lại bị Túc Tông sai người đưa di cư đến Tây Nội khiến ông rất buồn bực.
  • Đoạn 4: Phần còn lại: Huyền Tông bây giờ đã là Thái thượng hoàng nhưng bị giam cầm ở Tây Nội, không còn phải lo việc triều chính nữa, vào năm Bảo Ứng thứ nhất (762) thì ông băng hà.

Nghệ Thuật Bài Thơ Trường Hận Ca

Sau đây là một số nét chính về nghệ thuật trong bài thơ Trường hận ca của Bạch Cư Dị.

  • Trường hận ca của Bạch Cư Dị có số lượng câu rất nhiều, tổng 120 câu và chứa đựng rất nhiều điển cố văn học
  • Tác giả dùng bút pháp ước lệ tự sự, đem lịch sử cùng điển cố văn học, thông qua câu chuyện giữa vua Hán Vũ Đế (Lưu Triệt) và Lý phu nhân, nhưng thực là miêu tả câu chuyện tình yêu giữa Đường Huyền Tông (tức Đường Minh Hoàng) và Dương Quý Phi.

Tham khảo tác phẩm 🍃Cảm Xúc Mùa Thu [Đỗ Phủ] 🍃 Nội Dung, Nghệ Thuật, Phân Tích

Mẫu Bình Giảng, Phân Tích Bài Thơ Trường Hận Ca Hay

Chia sẻ cho bạn đọc mẫu phân tích bài thơ Trường hận ca hay đặc sắc dưới đây, cùng tham khảo ngay nhé!

Bạch cư Dị là một trong ba nhà thơ Đường lớn nhất của Trung Quốc. Ông để lại cho đời sau nhiều tác phẩm có giá trị, trong đó phải nhắc đến bài thơ Trường hận ca. Bài thơ là câu chuyện tình giữa nàng Dương Quý Phi và vua Đường Huyền Tông. Tác phẩm đã được biên dịch sang tiếng Việt bởi nhiều người, trong đó có bản dịch của Tản Đà được xem là phiên bản nổi tiếng nhất.

Tác phẩm có một loạt tập hợp 120 câu, không chỉ đưa hình ảnh Dương Quý phi trở nên bất tử bởi vẻ đẹp thi ca, mà còn khiến Bạch Cư Dị trở thành một trong những nhà thơ điển hình của nhà Đường.

Đức vua Hán mến người khuynh quốc
Trải bao năm tìm chuốc công tai
…….
Chín lần thành khuyết bị tung
Nghìn xe, muôn ngựa qua vùng Tây Nam

Đoạn đầu của bài thơ tập trung miêu tả những buổi đầu Đường Huyền Tông ân sủng Dương Quý phi. Đường Huyền Tông đã tạo nên thời kỳ Khai Nguyên khiến triều Đường thịnh vượng, nhưng vào cuối đời ông lại có xu hướng thích hưởng lạc.

Nhà họ Dương khi ấy, có Dương thị do mất thân phụ mà ở nhà thúc phụ, khi trưởng thành trở thành vợ của Thọ vương Lý Mạo – con trai của Huyền Tông với Võ Huệ phi. Năm Khai Nguyên thứ 25, Võ Huệ phi qua đời, Đường Huyền Tông đau lòng khôn nguôi, mà trong cung không có nữ nhân nào có thể an ủi ông. Có người nói dâng Dương phi xinh đẹp cho ông, thế là ông liền lấy lý do cầu phúc cho mẹ ông là Chiêu Thành Đậu Thái hậu, đem Dương phi cải thành Nữ đạo sĩ, đưa vào cung để ông tiện đường sủng hạnh.

Những ân sủng mà Đường Huyền Tông dành cho Dương Quý phi kéo theo những yến tiệc thâu đêm suốt sáng, như một giấc mơ kéo dài từ ngày này sang ngày khác. Hậu quả là Huyền Tông không còn quan tâm đến triều chính, mặc cho loạn thần và người nhà của Dương Quý phi lộng hành, mâu thuẫn với một người cũng đầy tham vọng và dã tâm là An Lộc Sơn.

Ở đoạn đầu Trường hận ca, có khá nhiều chi tiết không đúng lịch sử, nhiều học giả đánh giá đây là cách ước lệ của Bạch Cư Dị, biết rõ mà vẫn cố tình sai để đạt được cái ý tưởng của mình chứ không phải không biết.

Đơn giản là 2 câu đầu, “Đức vua Hán mến người khuynh quốc. Trải bao năm tìm chuốc công tai” trong khi ông vốn đã có sủng phi Võ Huệ phi, cũng nổi tiếng có nhan sắc, chứ đâu phải là “chưa cầu được duyên lành” như trong thơ.

Bên cạnh đó, trong đoạn đầu còn có “Nhà Dương có gái mới choai,Buồng xuân khóa kín chưa ai bạn cùng” cũng không đúng, vì Dương Quý phi lúc vừa chớm dậy thì đã là Vương phi của Thọ vương Lý Mạo – con trai của Đường Huyền Tông, làm sao mà ông không biết hay “tơ tình chửa trao” được.

Về bút pháp này của Bạch Cư Dị, có ý kiến cho rằng đây là “Xuân Thu bút pháp, vi Tôn giả húy”, ý là Bạch Cư Dị là người đương thời, không tiện phô bày sự thật – việc làm có chiều hướng loạn luân và trái ngũ thường của thời ấy, đặc biệt người phạm phải ở đây là Đường Huyền Tông cửu ngũ chí tôn trong thiên hạ.

Nhưng cũng có ý kiến cho rằng, Bạch Cư Dị chỉ muốn tập trung vào vẻ đẹp của Dương phi cùng sự ly kì của câu chuyện giữa bà và Huyền Tông, nên cắt giảm tình tiết không cần chú ý hoặc hư cấu ước lệ hóa, cũng là điều bình thường của các thi nhân.

Đi lại đứng hơn trăm dậm đất
Cờ thuý hoa bóng phất lung lay
……
Phút trời đất quay cuồng vận số
Bánh xe rồng đến chỗ ngày xưa

Đoạn thứ 2 bắt đầu bằng tiếng binh đao khói lửa của quân An Lộc Sơn làm phản, qua được Đồng Quan đến thẳng kinh đô Trường An. Vua tôi triều đình nhà Đường phải chạy đến đất Thục ở Tứ Xuyên.

Khi đến núi Mã Ngôi, Cấm quân Đại tướng là Trần Huyền Lễ cùng Thái tử Lý Hanh lập mưu giết Dương Quốc Trung, rồi kích động binh sĩ đòi giết Dương Quý phi mới chịu phò vua đánh giặc. Đường Huyền Tông không cản lại được nên đành ban cho Dương Quý phi cái chết, năm 38 tuổi.

Sau đó, Huyền Tông rời đi đến huyện Phù Phong, sau đến Tán Quan, có Toánh vương Lý Kiểu cùng Thọ vương Lý Mạo hộ giá, nhiều tháng sau mới tới đất Thục. Trong thời gian đó, Lý Hanh xưng Đế, tôn Huyền Tông làm Thái thượng hoàng.

Trong đoạn văn này, có câu “Ôi Thúy Kiều ngọc nát vàng phai.Quân vương bưng mặt cho rồi” của Bạch Cư Dị bị cho là không chính xác với sự thật lịch sử. Nhiều học giả cho rằng ở tình huống nguy cấp vào lúc ấy, việc Đường Huyền Tông chấp nhận giết Dương Quý phi sẽ là điều hiển nhiên chứ khó mà vì đau lòng. T

rong tướng tá đòi giết Dương Quý phi, cầm đầu là Trần Huyền Lễ, người từng cùng Huyền Tông hợp mưu lật đổ chính quyền của Vi Thái hậu lẫn Thái Bình công chúa khi trước, có thể nói là đại trọng thân tín. Dưới tình huống này, Đường Huyền Tông dĩ nhiên nghe theo Trần Huyền Lễ, bảo toàn chính mình, mà trong thực tế thì từ khi đến Thành Đô về lại Trường An, Đường Huyền Tông hoàn toàn dựa vào Huyền Lễ hộ giá mà an toàn.

Đất bùn chỗ chết còn trơ
Thấy đâu mặt ngọc! Bây giờ Mã Ngôi!
……
Tiếng canh tối tùng tùng điểm trống
Năm canh dài chẳng giống đêm xưa

Đây chính là cảnh miêu tả cảnh Đường Huyền Tông về kinh sau khi dẹp loạn An Lộc Sơn xong. Cảnh cũ còn đó mà người xưa đã không còn.

Trên đường trở về, Huyền Tông từng muốn vì Dương Quý phi mà cử hành an táng, chuyện lọt vào tai Thị lang bộ Lễ là Lý Quỹ, và Lý Quỹ ra sức can ngăn Huyền Tông. Ông từ bỏ ý tưởng này, nhưng sau đó vẫn sai người lén lút đưa di thể Quý phi cải táng ở chỗ khác.

Về lại Trường An, Huyền Tông thẳng đến Thái Miếu tạ tội tổ tiên, sau từ đấy ở tại Hưng Khánh cung. Sang năm Càn Nguyên, Lý Phụ Quốc ly gián quan hệ giữa Túc Tông và Huyền Tông, lúc này đám người Huyền Lễ và Cao Lực Sĩ đều chịu biếm truất, Huyền Tông chịu cảnh bơ vơ, lại bị Túc Tông sai người đưa di cư đến Tây Nội khiến ông rất buồn bực.

Đoạn văn này của Bạch Cư Dị miêu tả từ chính diện đến ẩn ý cái tình của Đường Huyền Tông dành cho Dương Quý phi quá cố. Bạch Cư Dị đã dùng bút lực tinh tế, miêu tả cái tình nhẹ nhàng nhưng vẫn sâu lắng, miêu tả hoàn hảo cái tình cảm khắc cốt ghi tâm giữa Đế vương và người phụ nữ của mình.

Từ đoạn này, Bạch Cư Dị chủ ý dùng biện pháp miêu tả hình thái nhân vật, dùng bút pháp ảo tưởng kiến cấu chuyện cũ, khiến người xem không cảm thấy hư cấu.

Đoạn cuối của Trường hận ca chính là kể về nỗi nhớ da diết của Huyền Tông. Ông bây giờ đã là Thái thượng hoàng, bị giam cầm ở Tây Nội, không còn phải lo việc triều chính nữa nên trong đầu chỉ toàn là nỗi nhớ về người phụ nữ xinh đẹp họ Dương kia.

Theo như nhận xét từ sách Bình điểm Âm chú Thập bát gia thi sao thì đoạn thơ cuối này của Bạch Cư Dị rất lãng mạn, Bạch Cư Dị miêu tả lại việc Huyền Tông mời phương sĩ chiêu hồn Dương Quý Phi như tiên cảnh, tựa như gặp gỡ trong mộng, rất day dứt và biểu tả đầy đủ được ý niệm một tình yêu Đế vương mà tác giả hướng đến.

Nhìn chung, Trường hận ca là một tác phẩm hay và có sự lan tỏa nhất định. Trường hận ca cũng trở thành cảm hứng cho rất nhiều tác phẩm đời sau, phải kể đến Trường hận ca truyện của Trần Hồng hay một án kỳ văn thời Vãn Đường.

Đón đọc bài thơ🌿Thu Hứng [Đỗ Phủ] 🌿 Nội Dung Bài Thơ, Nghệ Thuật

Viết một bình luận