Truyện Ba Cô Gái: Nội Dung Câu Chuyện + Hình Ảnh + Giáo Án

Truyện Ba Cô Gái ❤️️ Nội Dung Câu Chuyện, Hình Ảnh, Giáo Án ✅ Qua Mẫu Chuyện Bố Mẹ Giúp Bé Có Thể Rút Ra Được Bài Học Cho Mình Nhé.

Nội Dung Truyện Ba Cô Gái

Thohay.vn chia sẽ câu chuyện 3 cô gái cho các cô cùng tham khảo kể cho bé nghe.

Ngày xưa, có một người đàn bà nghèo sinh được ba cô con gái. Bà rất yêu thương các con, bà lo cho các con từng li từng tí. Nhà nghèo, bà phải làm lụng vất vả để nuôi các con nhưng bà không hề phàn nàn.

Được mẹ yêu thương chăm sóc, ba cô con gái lớn nhanh như thổi. Cả ba đều đẹp như trăng rằm. Thế rồi lần lượt hết cô này đến cô khác di lấy chồng, bà mẹ ở nhà một mình.

Năm tháng trôi qua, bà mẹ tuổi mỗi ngày một già, sức mỗi ngày một yếu. Một hôm, bà thấy trong người mệt mỏi, bà biết mình không sống được bao lâu nữa, bà nhớ các con nhưng cả ba cô gái đều ở xa quá nên bà không thể đến thăm các con được. Bà liền nhớ Sóc con đưa thư cho ba cô gái, bà dặn Sóc:

– Sóc khôn ngoan, Sóc hãy nói với các con ta là ta đang ốm và báo chúng về ngay thăm ta Sóc nhé!

Sóc con vâng lời mang thư đi. Sóc đi ròng rã một ngày một đêm đến nhà cô chị cả, cô chị cả đang cọ chậu. Sóc con đưa thư cho cô và nói:

– Chị cả ơi! Mẹ chị đang ốm đấy, mẹ chị muốn gặp chị. Chị hãy về ngay cho mẹ chị gặp.

Nghe Sóc nói, cô cả đáp:

– Thật á Sóc? Mẹ chị đang ốm à? Ôi! Chị buồn quá! Chị thương mẹ chị quá! Chị cũng muốn về thăm mẹ chị ngay, nhưng chị còn phải cọ xong mấy cái chậu này đã.

Nghe chị cả nói xong, Sóc con giận dữ:

– Thương mẹ, thương mẹ mà lại còn cọ chậu rồi mới đi thăm mẹ. Thôi cứ ở nhà mà cọ chậu.

Ngay lúc đó cô gái ngã lăn ra đất, biến thành một con rùa to bò ra khỏi nhà đi mãi.Sóc con lại đi đến nhà cô gái thứ hai. Phải mất ròng rã một ngày, một đêm nữa thì Sóc đến được nhà cô hai. Cô hai đang xe chỉ. Sóc con đưa thư rồi nói với cô hai:

– Chị hai ơi! Mẹ chị đang ốm đấy, mẹ chị muốn gặp chị. Chị hãy đến gặp mẹ đi.

Nghe Sóc con nói, cô hai đáp:

– Thật ư Sóc? Mẹ chị đang ốm à? Ôi! Chị thương mẹ chị quá! Chị muốn về thăm mẹ yêu quý của chị ngay, nhưng chị còn bận xe cho xong chỗ chỉ này đã.

Nghe cô hai nói, Sóc con giận dữ:

– Thương mẹ, thương mẹ mà lại còn để xe chỉ đã rồi mới đi thăm mẹ. Thôi được! Nếu thế thì cứ ở nhà mà xe chỉ suốt đời.

Sóc con vừa nói xong thì cô hai biến thành con nhện, suốt đời giăng chỉ.Sóc con lại đi đến nhà cô gái út. Cô đang nhào bột. Sóc con đưa thư cho cô út. Đọc thư xong cô hốt hoảng, tát tả đi thăm mẹ ngay. Thấy cô út thật tình thương mẹ, Sóc con âu yếm nói:

– Chị út ơi! Chị là người con hiếu thảo. Mọi người ai ai cũng thương yêu, quý mến cô. Còn các con cô thì người nào cũng quý mến cô.

Thohay.vn Tặng Bạn ❤️️ Truyện Ngày Tết Của Thỏ Con ❤️️ Nội Dung, Hình Ảnh, Giáo Án

Ý Nghĩa Câu Chuyện Ba Cô Con Gái

Câu chuyện kể lại thái đối xử khác nhau của ba cô con gái với mẹ: sự thờ ơ, thiếu quan tâm đến mẹ của hai cô chị và lòng hiếu thảo của cô em út. Qua việc lên án thái độ của hai cô chị và ca ngợi tấm lòng của người em út, câu chuyện đã giáo dục cho các bạn nhỏ thấy được bổn phận của con cái phải hiếu kính, quan tâm, chăm sóc cha mẹ, giống như cô con gái út trong chuyện đã làm.

Tranh Minh Họa + Hình Ảnh Câu Chuyện 3 Cô Gái

Truyện ba cô con gái
Truyện ba cô con gái
Cô chị
Cô chị
cô gái thứ hai
cô gái thứ hai
Cô út
Cô út

Giáo Án Kể Chuyện Ba Cô Gái

Giáo Án Kể Chuyện Ba Cô Gái.

I. Mục đích yêu cầu

1. Kiến thức:

– Trẻ nhớ tên truyện Ba Cô Gái, tên các nhân vật và hiểu nội dung câu chuyện.
– Biết đánh giá phẩm chất của các nhân vật: Cô út thương yêu mẹ, cô cả và cô hai không quan tâm chăm sóc, không thương yêu mẹ nhiều.
– Nhớ được trình tự các sự kiện của câu chuyện, và biết kể chuyện cùng cô.

2. Kỹ năng:

– Rèn cho trẻ kỹ năng nghe và trả lời câu hỏi rõ ràng, mạch lạc đủ câu, đủ ý thông qua hệ thống câu hỏi.
– Kỹ năng quan sát, ghi nhớ và sự chú ý có chủ định cho trẻ.
– Phát triển ngôn ngữ cho trẻ.

3. Thái độ:

– Trẻ có thái độ nghiêm túc trong giờ học. Biết vâng lời cô giáo và chăm chú nghe cô kể truyện.
– Giáo dục trẻ biết yêu thương, kính trọng ông bà, bố mẹ. Lòng hiếu thảo đối với bố mẹ, biết chăm sóc bố mẹ và người thân khi bị ốm.
– Giáo dục trẻ ý thức chấp hành và hợp tác với các bạn trong nhóm.

II. Chuẩn bị:

1. Đồ dùng của cô:

– Máy chiếu, hình ảnh minh họa nội dung câu chuyện ba cô gái.
– Khung cảnh và một số đồ dùng cho trẻ diễn kịch.
– Nhạc bài hát : Bàn tay mẹ,nhạc nền kể chuyện
– Rối tay các nhân vật

2. Đồ dùng của trẻ:

– Ghế cho trẻ ngồi theo hình chữ U.

3. Địa điểm: Môi trường lớp học

III. Tiến hành

Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ

1. Gây hứng thú – Ổn định tổ chức, giới thiệu tác phẩm.

– Tổ chức cho trẻ hát và hưởng ứng cùng cô theo bài hát “ Bàn tay mẹ”
– Trò chuyện về nội dung bài hát:
+ Các con vừa hát bài hát gì?
+ Bài hát nói lên điều gì?
+ Vậy các con phải làm gì để mẹ luôn được vui lòng?

– Cô nhấn mạnh và dẫn dắt vào câu chuyện: Bài hát nói về sự yêu thương chăm sóc của người mẹ dành cho con của mình.Cô biết một câu chuyên kể có một bà mẹ sinh được ba cô gái, bà rất yêu thương các con. Nhưng trong ba cô gái ai là người yêu thương và có lòng hiếu thảo với mẹ ? Các con cùng lắng nghe cô kể câu chuyện “Ba cô gái” thì sẽ rõ.

2. Nội dung.

Hoạt động 1: Kể chuyện cho trẻ nghe:

– Cô kể lần 1: Kể chuyện diễn cảm kết hợp slide trên máy tính
+ Cô vừa kể cho lớp mình nghe câu chuyện gì?
+Trong truyện cô vừa kể có một bà mẹ sinh được ba cô gái, bà rất yêu thương các con. Thế còn các cô con gái thì sao nhỉ? Điều gì sẽ xảy ra với ba cô gái đây ? Các con cùng hướng lên sân khấu để xem các bạn rối kể cho chúng mình nghe một lần nữa nhé.

– Cô kể lần 2: Kể kết hợp với diễn rối

Hoạt động 2: Đàm thoại, trích dẫn và giảng giải làm rõ nội dung câu truyện:

+ Câu chuyện cô vừa kể có tên là gì?
+ Trong câu chuyện có những nhân vật nào?
+ Bà mẹ sinh được mấy cô con gái?
+ Tình cảm của bà đối với các con như thế nào?

– Trích dẫn và giảng giải: Đúng rồi! Câu chuyện kể về người đàn bà nghèo sinh được ba con cô gái, bà rất yêu thương các con, bà lo cho các con từng li từng tí. Nhà nghèo, bà phải làm lụng vất vả để nuôi các con. Và một hôm, bà mẹ đã bị ốm
+ Khi bà bị ốm bà nhờ ai đưa thư gọi các con về?

– Trích dẫn và giảng giải: Bà mẹ đã viết thư và nhờ sóc con đưa thư cho cả ba cô gái và nhắn ba cô gái về thăm bà đấy.
+ Thái độ của sóc con như thế nào khi được bà mẹ nhờ đưa thư cho ba cô gái?

– Trích dẫn: À đúng rồi! Sóc con vâng lời mang thư đi, sóc đi ròng rã một ngày một đêm.
+ Vậy các con có hiểu từ “ ròng rã” nghĩa là gì không?

– Giải thích từ “ ròng rã” có nghĩa là: Đi liên tục không nghỉ trong suốt một thời gian dài.
+ Nghe tin mẹ ốm, chị cả có về thăm mẹ ngay không? Tại sao?
+Cuối cùng của chị cả biến thành con gì?

– Trích dẫn và giảng giải: Khi nghe tin mẹ bị ốm, cô chị cả không về thăm mẹ ngay vì còn bận cọ chậu và cuối cùng cô chị cả bị biến thành một con rùa to bò ra khỏi nhà và đi mãi.
+ Khi Sóc đến nhà cô hai, cô đang làm gì?
+ Nghe Sóc báo tin mẹ bị ốm cô hai có về thăm mẹ không? Tại sao?
+ Vì không về thăm mẹ nên cô chị hai bị trừng phạt như thế nào?

– Giảng giải: Khi sóc con đến nhà cô chị hai thì cô chị hai còn xe chỉ sóc con báo tin là mẹ ốm nhưng cô chị hai không về thăm mẹ ngay vì còn bận xe chỉ, Cuối cùng cô chị hai biến thành một con nhện suốt đời giăng chỉ đấy.
+ Cô út đã làm gì khi nghe tin mẹ ốm?

– Trích dẫn và giảng giải: Khi đọc thư xong cô út đã hốt hoảng, tất tả về thăm mẹ ngay
+ Vậy các con có hiểu từ “ hốt hoảng, tất tả” nghĩa là gì không?

– Giải thích từ “ hốt hoảng, tất tả: có nghĩa là: lo sợ và vội vã, sợ không kịp và không để ý đến xung quanh.
+ Vì là người con hiếu thảo nên cô gái út đã được hưởng cuộc sống như thế nào?

– Đúng rồi đấy! Vì là người con hiếu thảo nên cô gái út được hưởng cuộc sống hạnh phúc, mọi người ai cũng yêu thương, quý mến cô còn các con cô thì người nào cũng hiếu thảo với cô.
+ Theo các con, trong 3 cô ai là người con hiếu thảo nhất? Vì sao?
+ Nếu là con, con sẽ làm gì khi mẹ bị ốm? Vì sao?

* Cô khái quát và giáo dục trẻ:Mẹ là người đã sinh ra các con. Hàng ngày mẹ phải làm việc vất vả để nuôi các con khôn lớn. Vì vậy các con phải biết yêu thương, kính trọng và luôn là người con hiếu thảo với bố mẹ

Hoạt động 3: Khuyến khích Bé kể chuyện.

– Cho trẻ kể theo gợi ý của cô 1 lần.
– Mời cá nhân trẻ lên kể kết hợp cho các bạn diễn kịch.

3. Kết thúc:

– Nhận xét, tuyên dương những trẻ học tốt, động viên khuyến khích những trẻ học kém
– Cô cho cả lớp biểu diễn bài cả nhà thương nhau.
-> Chuyển hoạt động.

Thohay.vn Chia Sẽ ❤️️ Truyện Chủ Đề Tết Và Mùa Xuân ❤️️ 10 câu Chuyện + Giáo Án

Viết một bình luận