Truyện Giọt Nước Tí Xíu: Nội Dung + Hình Ảnh + Giáo Án + Tóm Tắt

Truyện Giọt Nước Tí Xíu ❤️️ Nội Dung, Hình Ảnh, Giáo Án, Tóm Tắt ✅ Bé Cùng Thohay.vn Tìm Hiểu Về Hiện Tượng Tự Nhiên Qua Mẫu Truyện Bên Dưới.

Nội Dung Truyện Giọt Nước Tí Xíu

Share đến bạn nội dung truyện Giọt Nước Tí Xíu.

Tí Xíu là một giọt nước ở biển cả. Họ hàng, anh em của Tí Xíu đông lắm và ở khắp mọi nơi: biển cả, sông ngòi, ao hồ, trên trời, dưới đất…

Một buổi sáng, Tí Xíu cùng các bạn đuổi theo những lớp sóng nhấp nhô. Ông Mặt Trời tỏa ánh nắng rực rỡ xuống biển. Tí Xíu reo vui trong sóng nhẹ và ánh nắng chan hòa. Chợt ông Mặt Trời cất tiếng:

– Tí Xíu ơi! Cháu có đi với ông không?

Tí Xíu hỏi khẽ:

– Đi đâu ạ?

Ông Mặt Trời bảo:

– Đi đến đất liền, ở đó rất cần nước.

Tí Xíu vui lắm, nhưng sực nhớ ra rằng mình là giọt nước nên không thể bay được, Tí Xíu lại hỏi:

– Làm thế nào mà cháu bay lên được ạ?

– Cháu đừng lo! – Ông Mặt Trời nói ồm ồm – Ông sẽ làm cho cháu biến thành hơi.

Nói xong, ông Mặt Trời vén mây, chiếu thật nhiều ánh nắng xuống biển. Tí Xíu rùng mình và biến thành hơi. Chú chỉ kịp nói với biển cả:

– Chào mẹ! Con đi đây! Mẹ chờ con trở về nhé!

Tí Xíu từ từ bay và nhập bọn với các bạn. Lúc đầu, Tí Xíu cùng các bạn bay là là trên mặt biển, sau đó hợp thành một đám mây mỏng bay vào đất liền. Gió nhẹ đưa Tí Xíu và các bạn bay qua dòng sông.

Xế chiều, ông Mặt Trời tỏa ánh nắng chói chang hơn lúc sáng, không khí trở nên oi bức… Bỗng từ đâu, một cơn gió lạnh thổi tới. Tí Xíu reo lên:

– Mát quá, các bạn ơi! Mát quá!

Tí Xíu và các bạn vui sướng nhảy múa. Nhưng rồi, trời mỗi lúc một lạnh. Tí Xíu và các bạn thấy rét. Chúng xích lại gần nhau thành một khối đông đặc và không bay lên được nữa. Chúng sà xuống thấp dần… thấp dần…
Một tia chớp rạch ngang bầu trời.

Một tiếng sét đinh tai vang lên. Gió thổi mạnh hơn. Tí Xíu và các bạn trở thành giọt nước trong vắt. Chúng thi nhau ào ào rơi xuống… Cơn dông bắt đầu.

Thohay.vn Tặng Bạn ❤️️ Con Cáo Và Chùm Nho ❤️️Nội Dung Truyện, Hình Ảnh, Giáo Án

Ý Nghĩa Câu Chuyện Giọt Nước Tí Xíu

Qua câu chuyện Giọt Nước Tí Xíu giúp bé hiểu được nước có từ đâu và biết được ích lợi của nước đối với đời sống con người, động vật, thực vật.

Tóm Tắt Truyện Giọt Nước Tí Xíu

Thohay.vn chia sẽ bản tóm tắt truyện Giọt Nước Tí Xíu.

Truyện kể về 1 giọt nước có tên là Tí Xíu sống ở biển, một hôm ông Mặt trời rủ Tí xíu vào đất liền chơi. Mặt trời đã làm Tí xíu bay lên thành những đám mây. Tí xíu đã bay vào đất liền cùng với các bạn. Trời trở lạnh Tí xíu cùng các bạn trở thành 1 khối đông đặc. Khi có tiếng nổ đinh tai Tí xíu và các bạn rơi xuống ao hồ và trở lại biển cùng gia đình.

Tranh Minh Họa + Hình Ảnh Câu Chuyện Giọt Nước Tí Xíu

Câu chuyện Giọt nước tí xíu
Câu chuyện Giọt nước tí xíu
Truyện Giọt nước tí xíu
Truyện Giọt nước tí xíu

Giáo Án Kể Chuyện Giọt Nước Tí Xíu

Thohay.vn chia sẻ thêm giáo án kể chuyện giọt nước tí xíu

1. Kết quả mong đợi

* Kiến thức

– Trẻ nhớ tên truyện, tên tác giả, hiểu nội dung câu chuyện.
– Trẻ hiểu được ích lợi của nước đối với đời sống con người, động vật, thực vật trên trái đất.

* Kĩ năng

– Rèn kĩ năng chú ý, ghi nhớ, phát triển vốn từ và cách phát âm cho trẻ.
– Trẻ trả lời ràng, mạch lạc, nói đủ câu, đúng nội dung câu chuyện, thể hiện được một số lời thoại của nhân vật: Tí Xíu, ông Mặt Trời, các bạn của Tí Xíu.
– Trẻ biết kể lại được câu chuyện một cách sơ lược.

* Thái độ

– Trẻ biết giữ gìn vệ sinh nguồn nước, tiết kiệm nước.
– Hứng thú tham gia vào hoạt động, tự tin mạnh dạn.

2. Chuẩn bị

– Hình ảnh minh họa nội dung câu chuyện.
– Các tranh vẽ về nội dung câu chuyện ( 3 bộ)
– Máy tính,USB, tivi.
– Mũ các nhân vật trong truyện: Tí Xíu, mẹ của tí xíu,ông Mặt Trời, các bạn của Tí Xíu.

3. Tiên hành.

a. Ổn định tổ chức

– Xin chào tất cả các cô giáo, và toàn thể các bạn đã đến với hội thi “ Bé kể chuyện hay” của lớp mẫu giáo 5 tuổi trường Mầm non Sơn Hòa.
– Đến với chương trình hôm nay gồm có 3 đội chơi.
+ Xin mời đội đầu tiên: Đội “Mây trắng”
+ Một tràng pháo tay cho đội chơi thứ 2 đội “ Tia nắng”
+ Và cuối cùng là đội “ Giọt nước”
– Xin mời tất cả các cô giáo và các bạn cho một tràng pháo tay thật lớn để chào đón các đội.
+ Để mở đầu cho cuộc thi xin mời các cô cùng thưởng thức bài hát “ Cho tôi đi làm mưa với” NVL Hoàng Hà.
– Đến với chương trình giao lưu hôm nay, ba đội sẽ trải qua 2 phần chơi.

b. Nội dung

– Phần chơi thứ nhất có tên gọi “ Cảm nhận của bé”
– ( Cô cầm lọ nước nhỏ một giọt vào bát và hỏi trẻ) Các con nhìn xem cô có gì đây nào?
– Từ giọt nước này sẽ xuất hiện hiện tượng gì các con lắng nghe câu chuyện “ Giọt nước Tí Xíu” của tác giả Nguyễn Linh.

* Hoạt động 1: Nghe kể chuyện.

– Cô kể lần một kết hợp với lời nói, điệu bộ, cử chỉ minh họa.
– Câu chuyện Giọt nước Tí Xíu thật là đặc biệt cô mời tất cả các con cùng nhìn lên màn hình tivi để lắng nghe câu chuyện một lần nữa nào?
(Cô kể lần 2 qua màn hình tivi)

* Hoạt động 2: Đàm thoại

– Giúp trẻ hiểu nội dung qua trò chơi “ Ai thông minh”
+ Cô cho trẻ xem hình ảnh các hiện tượng (Hạt mưa ,Mặt trời, Mây, Tia chớp, Mặt Trăng, Sao)
+ Sau mỗi hình ảnh có các câu hỏi.

– Các con nhìn xem trên màn hình có gì đây nào?
– Các con ạ!  Hạt mưa, Mặt trời, Mây, Tia chớp, Mặt Trăng, Vì Sao muốn thử tài xem đội nào thông minh nhất đấy.
+ Hình ảnh hạt mưa: Cô vừa kể câu chuyện gì? Do ai sáng tác?
+ Hình ảnh thứ 2: Mặt trời: Trong câu chuyện có những ai?
+ Hình ảnh thứ 3: Mấy: Tí Xíu là ai?
+ Hình ảnh thứ 4: Tia chớp: Mở đầu câu chuyện Tí Xíu đã gặp ai?
+ Hình ảnh thứ 5: Các vì sao: Chuyện gì đã xảy ra với Tí Xíu?
+ Hình ảnh thứ 6: Mặt trăng: Khi vào đến đất liền, Tí Xíu đã gặp chuyện gì? Con hãy kể lại đoạn chuyện này?
+ Theo các con nội dung câu chuyện này là gì?

( Sau mỗi lần trẻ trả lời cô kết hợp cho trẻ xem tranh minh họa, cô nhắc lại , bổ sung câu trả lời của trẻ)

+ Cô tóm tắt nội dung câu chuyện: Từ một giọt nước ở biển cả, Tí xíu được ông mặt trời chiếu những tia nắng ấm biến thành hơi bay lên trời, gặp cơn gió lạnh tí xíu trở thành những đám mây, một tia sáng vạch ngang bầu trời, một tiếng sét inh tai, tí xíu lại thành những giọt nước mưa rơi xuống mặt đất, ao, hồ, sông suối, rồi theo dòng lại chạy ra biển cả.
– Cho trẻ đọc bài đồng dao “ Lạy trời mưa xuống” về đội hình 3 tổ.
– Trò chơi chơi “ Ai nhanh nhất” trẻ xếp các bức tranh theo trình tự nội dung câu chuyện.
– Cho trẻ nhắc lại nội dung câu chuyện.

* Giáo dục:

– Con hãy kể những nguồn nước sạch mà con biết nào?
– Để có nước sạch để dùng trong cuộc sống chúng ta phải làm gì?
– Khi sử dụng nước xong con phải làm gì? Vì sao con phải làm như vậy?
+ Các đội đã trải qua phần thi thứ nhất rất thành công sau đây chúng ta đến với phần thi thứ 2.
“ Cùng thi tài”

* Hoạt động 3: Dạy trẻ kể lại chuyện.

– Ở phần thi này các đội cùng nhau thể hiện tài năng kể chuyện diễn cảm của mình với câu chuyện “ Giọt nước Tí Xíu”
– Mời một trẻ đội “ Mây trắng” lên kể chuyện ( Từ đầu đến ….con sẽ về)
– Mời bạn gái ở đội “ Tia nắng” lên kể tiếp cho đến hết.
– Mời bạn nam của đội “ Giọt nước” lên đóng vai các nhân vật ( Cô là người dẫn chuyện):
+  1 trẻ đóng vai Tí Xíu, 1 trẻ đóng vai Ông Mặt Trời, các bạn khác đóng vai bạn của Tí Xíu.

c. Kết thúc

– Nhận xét
– Hát bài “ Cho tôi đi làm mưa với” ra ngoài sân dạo chơi.

Giáo án truyện giọt nước tí xíu (số 2)

I. Mục đích, yêu cầu

1.Kiến thức

– Trẻ biết tên truyện, tên các nhân vật trong truyện.
– Trẻ hiểu nội dung câu chuyện, biết hiện tượng mưa là do sức nóng của mặt trời làm cho nước bốc hơi, tụ lại thành những đám mây nặng dần, trở thành mưa rơi xuống.
– Hiểu từ khó “Tí xíu” là rất bé, bé tẹo tèo teo.
– Hiểu lợi ích của nước đối với con người, động vật, thực vật trên trái đất.

2.Kỹ năng

– Trẻ biết lắng nghe và ghi nhớ nội dung câu chuyện.
– Trẻ biết trả lời câu hỏi rõ ràng, mạch lạc, nói đủ câu, đúng nội dung câu chuyện.
– Trẻ thể hiện được một số lời thoại của các nhân vật: Ông mặt trời, giọt nước.

3.Thái độ

– Trẻ hứng thú tham gia vào các hoạt động trong giờ học.
– Trẻ có ý thức dùng nước tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước sạch.

II.Chuẩn bị

– Bài powerpoint
– Nhạc bài hát “Cho tôi đi làm mưa với” nhạc và lời Hoàng Hà; “Trời nắng trời mưa” nhạc và lời Đặng Nhất Mai.
– Vòng tròn nhựa (6 vòng) để chơi trò chơi.

III.Tiến hành

1.Hoạt động 1. Ổn định lớp, gây hứng thú
– Cho trẻ nghe nhạc bài hát “Cho tôi đi làm mưa với”.
– Hỏi trẻ:
+ Tên bài hát
+ Nội dung bài hát

2.Hoạt động 2. Kể chuyện và đàm thoại trích dẫn.

* Cô kể lần 1 kết hợp lời nói, cử chỉ, điệu bộ minh hoạ.
– Cô vừa kể cho các con nghe câu chuyện gì? (Giọt nước tí xíu)
– Trong câu chuyện có những nhân vật nào? (Tí xíu, mẹ tí xíu, ông mặt trời, các bạn của tí xíu)

* Cô kể lần 2 kết hợp cho trẻ quan sát tranh.
– Các con có biết “Tí xíu” là như thế nào không?
– “Tí xíu” là rất bé, bé tẹo tèo teo. Bạn Tí xíu trong câu chuyện là một
giọt nước rất bé.
– Anh em nhà Tí xíu rất đông, họ ở những nơi nào? (Họ ở khắp mọi nơi: Ở biển cả, ao hồ, sông ngòi, trên trời, dưới đất …)
– Giọng ông mặt trời như thế nào? (Giọng ồm ồm, ấm áp).
– Ai nói được giọng giống ông mặt trời?
– Tí xíu rất thích đi chơi nhưng Tí xíu nhớ ra điều gì làm chú không đi được? (Chú chợt nhớ mình là giọt nước nên không thể bay theo ông mặt trời được)
– Ông mặt trời đã làm thế nào để Tí xíu bay lên được? (Ông mặt trời biến Tí xíu thành hơi)
– Tí xíu biến thành hơi nước rồi từ từ bay lên cao. Trước khi đi Tí xíu nói gì với mẹ Biển cả? (Mẹ ơi! Con đi
đây! Rồi con sẽ về.)
– Tí xíu kết hợp với các bạn hơi nước khác tạo thành gì?
– Khi gió lạnh thổi tới, Tí xíu reo lên như thế nào?
– Ai có thể reo vui giống Tí xíu? (Mát quá! Các bạn ơi! Mát quá!)
– Trời mỗi lúc một lạnh. Tí xíu và các bạn cảm thấy như thế nào? (Tí xíu và các bạn thâý rét)
– Điều gì xảy ra sau đó nhỉ? (Một tia chớp rạch ngang bầu trời. Một tiếng sét đinh tai vang lên. Gió thổi mạnh hơn
– Qua câu chuyện các con thấy hiện tượng mưa diễn ra như thế nào?
– Các con biết nước dùng để làm gì không? (Nước dùng để ăn uống, sinh hoạt, tưới cây … là môi trường sống của cây cối, động vật sống dưới nước. Nước rất cần cho sự sống.)
– Để có nguồn nước sạch các con phải làm như thế nào? (Không vứt rác, đổ rác xuống nguồn nước, phải
tiết kiệm nước …)

* Cô kể lần 3 sử dụng powerpoint.

3.Hoạt động 3: Trò chơi vận động “Trời nắng trời mưa”

– Cô phổ biến luật chơi: Cả lớp nghe nhạc và hát bài “Trời nắng, trời mưa” vừa hát vừa vỗ tay, đi theo vòng tròn. Khi bài hát kết thúc các trẻ nhanh chân nhảy vào vòng nhựa (Cô xếp sẵn). Trẻ nào không nhảy vào vòng nhựa sẽ bị nhảy lò cò.

*Kết thúc giờ học:

– Cô nhận xét giờ học.
– Khen ngợi trẻ.

Thohay.vn Chia Sẽ ❤️️ Truyện Hai Con Dê Qua Cầu ❤️️ Nội Dung, Hình Ảnh, Giáo Án

Viết một bình luận