Văn Tế Cá Sấu: Nội Dung Bài Văn + Ý Nghĩa

Văn Tế Cá Sấu ❤️️ Nội Dung Bài Văn, Ý Nghĩa ✅  Cùng Thohay.vn Đọc Và Tìm Hiểu Ý Nghĩa Của Bài Văn Tế Qua Nội Dung Bên Dưới.

Nội Dung Bài Văn Tế Cá Sấu

Văn tế cá sấu
Tác giả: Hàn Thuyên

Ngạc ngư kia hỡi, mày có hay!
Biển Đông rộng rãi là nơi này
Phú Lương đây thuộc về thánh vực
Lạc lối đâu mà lại đến đây

Há chẳng nhớ rằng nước Việt xưa
Dân quen chài lưới chẳng tay vừa
Đời Hùng vẽ mình vua từng dạy
Xuống nước giao long cũng phải chừa

Thánh thần nối dõi bản triều nay
Dấy từ Hải Ấp ngôi trời thay
Võ công lừng lẫy bốn phương tịnh
Biển lặng, sông trong mới có rày

Hùm thiêng xa dấu dân cày cấy
Nhân vật đều yên đâu ở đấy
Ta vâng đế mạng bảo cho mày
Hãy về biển Đông mà vùng vẫy!

Thohay.vn Tặng Bạn ❤️️ Bài Thơ Bạch Đằng Giang ❤️️ Những Bài Thơ Hay Nhất

Ý Nghĩa Bài Văn Tế Cá Sấu

Bài văn tế cá sấu là sự cảm nhận về tinh thần tự tôn dân tộc và khí phách anh hùng của người Việt Nam trước những kẻ xâm lược

Hoàn Cảnh Ra Đời Bài Văn Tế Cá Sấu

Theo Việt sử cương mục dẫn lại từ Đại Việt sử ký toàn thư, mùa thu năm Thiệu Bảo thứ 4 (1282), khi quân Nguyên đang ráo riết chuẩn bị xâm lược nước ta lần thứ 2, Nguyễn Thuyên khi đó là Hình bộ thượng thư theo vua đến sông Phú Lương thì có cá sấu nỗi lên trước thuyền. Vua sai Thuyên làm văn ném xuống sông, con cá sấu tự nhiên đi mất. Vua xem việc này giống như việc Hàn Dũ (đời nhà Đường – Trung Quốc) tế cá sấu năm 830 ở Triều Châu, nên cho đổi họ Nguyễn của ông ra họ Hàn.

Đôi Nét Về Tác Giả

Tiểu sử nhân vật lịch sử Hàn Thuyên

– Hàn Thuyên(韓詮), tên thật là Nguyễn Thuyên (阮詮), làm tới chức Thượng Thư Bộ Hình dưới thời Trần Nhân Tông. Ông đỗ Tiến Sĩ năm 1247 (không rõ năm sinh năm mất)

– Quê ở làng Lão Hạ, huyện Thanh Lâm, nay thuộc Nam Sách, tỉnh Hải Dương, (có tài liệu ghi ông quê ở làng Vụ Cầu, huyện Hạ Hòa, tỉnh Vĩnh Phúc).

– Năm 1256 Ông đỗ Thái Học Sinh, làm quan qua các triều đại vua Trần Thái Tông, Thánh Tông, Nhân Tông đến đời vua Trần Nhân Tông ông giữ chức Binh Bộ Thượng Thư. Ông là tác giả nhiều bài thơ, trong đó có tập thơ Phi sa giản tập viết bằng chữ Nôm. Thơ ông viết về thiên nhiên cây cỏ, thanh thản mà tao nhã chẳng hạn như bài “Xuân”: “Hoa nở, lộc hưởng, xuân lại xuân, Cỏ cây mơn mởn đón đông quân. Bướm ong bay rộn. Trời đang ấm. Mừng mảnh trăng xuân sáng bội phần.” Ông được xem như là người đầu tiên đã truyền bá chữ Nôm.

– Tháng 8 năm 1282 ông được vua Trần chuẩn y cho đổi họ thành Hàn Thuyên vì ông có Công viết bài Văn tế đuổi cá sấu đem lại cuộc sống đem lại cuộc sống bình yên cho dân làng chài ven sông Nhị (chữ “Hàn” giống họ Hàn Dũ – Một văn hào nổi tiếng đời Đường, từng có bài văn tế đuổi cá sấu đi nơi khác).

– Hàn Thuyên vốn giỏi thơ, phú là người đầu tiên đưa chữ Nôm vào thơ văn với ý định biến chữ Nôm thành ngôn ngữ phổ biến trong văn chương và đời sống nước ta. Rất nhiều nhà thơ đã hưởng ứng và thơ Quốc Âm (hay còn gọi là Hàn luật) bắt đầu từ đó.

– Những đổi mới của Hàn Thuyên đã mở ra một phương hướng tìm tòi và sáng tạo tích cực trong quá trình phát triển nền văn học viết bằng chữ Nôm. Với những đóng góp mang tính đề cao bản sắc dân tộc ấy, Hàn Thuyên được xem là nhà văn hóa đáng ghi nhớ.

Thohay.vn Chia Sẽ ❤️️Bạch Đằng Giang Phú ❤️️ Nội Dung Bài Thơ, Ý Nghĩa, Phân Tích

Viết một bình luận