Bài Ca Phong Cảnh Hương Sơn [Nội Dung + Nghệ Thuật + Phân Tích] 

Bài Ca Phong Cảnh Hương Sơn ❤️️ Nội Dung, Nghệ Thuật, Phân Tích ✅ Sưu Tầm Những Dàn Ý, Sơ Đồ Tư Duy, Bố Cục, Hoàn Cảnh Sáng Tác.

Nội Dung Bài Thơ Bài Ca Phong Cảnh Hương Sơn

Bài thơ Hương Sơn phong cảnh ca (Bài ca phong cảnh Hương Sơn) của nhà thơ Chu Mạnh Trinh là một trong những tác phẩm hay nhất viết về đề tài cảnh sắc thiên nhiên. Cùng đọc Nội Dung Bài Thơ Bài Ca Phong Cảnh Hương Sơn sau đây.

Bài ca phong cảnh Hương Sơn
Tác giả: Chu Mạnh Trinh

Bầu trời, cảnh bụt,
Thú Hương Sơn ao ước bấy lâu nay.
Kìa non non, nước nước, mây mây,
Đệ nhất động hỏi là đây có phải?
Thỏ thẻ rừng mai chim cúng trái,
Lửng lơ khe Yến cá nghe kinh.
Thoảng bên tai một tiếng chày kình,
Khách tang hải giật mình trong giấc mộng.
Này suối Giải Oan, này chùa Cửa Võng,
Này am Phật Tích, này động Tuyết Quynh.
Nhác trông lên, ai khéo vẽ hình:
Đá ngũ sắc long lanh như gấm dệt.
Thăm thẳm một hang lồng bóng nguyệt,
Chập chờn mấy lối uốn thang mây.
Chừng giang sơn còn đợi ai đây,
Hay tạo hoá khéo ra tay xếp đặt?
Lần tràng hạt niệm “Nam vô Phật”,
Cửa từ bi công đức biết là bao.
Càng trông phong cảnh càng yêu!

Xem thêm về 🌱 Chạy Giặc [Nguyễn Đình Chiểu]🌱 Mẫu Phân Tích, Giá Trị Nội Dung Và Nghệ Thuật

Về Nhà Thơ Chu Mạnh Trinh

Cùng điểm qua những nét chính Về Nhà Thơ Chu Mạnh Trinh nhé.

  • Chu Mạnh Trinh (1862 – 1905) tự Cán Thần, hiệu Trúc Vân, người làng Phú Thị, tổng Mễ Sở, huyện Đông Yên, phủ Khoái Châu ( nay thuộc huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên).
  • Từ bé đã nổi tiếng thông minh, có tài văn chương.
  • Năm 19 tuổi đỗ Tú tài rồi đến xin học với Phó bảng Phạm Hy Lượng, mấy năm sau được thầy gả con gái cho.
  • Năm 25 tuổi đỗ Giải nguyên trường Hương khoa thi Bính Tuất (1885).
  • Khoa thi Hội năm Nhâm Thìn (1892), ông đậu Tiến sĩ.
  • Sau khi đỗ Tam giáp tiến sĩ khoa Nhâm Thìn, Chu Mạnh Trinh được bổ làm Tri phủ Lý Nhân, tỉnh Hà Nội. Ông nổi tiếng là người công minh chính trực, có lần ông đã phạt đánh roi một tu sĩ người Pháp cậy thế lộng hành.
  • Làm Tri phủ được ít lâu thì cha mất, Chu Mạnh Trinh xin cáo quan về cư tang. Lúc trở lại làm quan được thăng chức Án sát tỉnh Hà Nam, Hưng Yên, Bắc Ninh, Thái Nguyên.
  • Ông mất năm 1905, khi mới 43 tuổi.
  • Tác phẩm nổi tiếng của Chu Mạnh Trinh là bài hát nói Hương Sơn phong cảnh ca.

Mời bạn đọc xem thêm tác phẩm 🌷Lẽ Ghét Thương 🌷 đầy đủ nhất

Về Tác Phẩm Bài Ca Phong Cảnh Hương Sơn

Về Tác Phẩm Bài Ca Phong Cảnh Hương Sơn, bài thơ này được viết theo thể loại hát nói, hát ả đào với đặc điểm số câu chữ phóng khoáng không theo trật tự gò bó.

Hương Sơn phong cảnh ca là một tác phẩm hay với giọng thơ nhẹ nhàng, khoan khoái như thả hồn vào cảnh sắc thiên nhiên thơ mộng đã làm nổi bật vẻ đẹp thanh tịnh, nhưng cũng không kém phần thơ mộng tựa chốn bồng lai của quần thể danh thắng Hương Sơn.

Vẻ đẹp và những xúc cảm tinh tế trong tâm hồn tác giả, đó là một tâm hồn yêu thiên nhiên, yêu đất nước sâu sắc, kết hợp với cảm hứng Phật giáo của một danh sĩ đa tài.

Hoàn Cảnh Sáng Tác Bài Thơ Bài Ca Phong Cảnh Hương Sơn

Hoàn Cảnh Sáng Tác Bài Thơ Bài Ca Phong Cảnh Hương Sơn như sau:

Hương Sơn là một quần thể thắng cảnh và kiến trúc nổi tiếng ở huyện Mỹ Đức, tỉnh Hà Tây. Bài thơ có thể được sáng tác trong thời gian Chu Mạnh Trinh tham gia trùng tu chùa Thiên Trù trong quần thể Hương Sơn.

Đừng vội bỏ lỡ phân tích tác phẩm 💚 Bài Ca Ngắn Đi Trên Bãi Cát 💚 Sưu Tầm Những Mẫu Phân Tích Hay Nhất

Ý Nghĩa Nhan Đề Bài Thơ Bài Ca Phong Cảnh Hương Sơn

Tiếp tục cùng Thohay.vn tìm hiểu Ý Nghĩa Nhan Đề Bài Thơ Bài Ca Phong Cảnh Hương Sơn nhé.

Với nhan đề “Bài ca phong cảnh Hương Sơn”, chúng ta có cảm giác đây như một bài hát, bài ca. Và quả thật vậy, tác phẩm được Chu Mạnh Trinh sáng tác theo thể hát nói.

“Phong cảnh Hương Sơn”, cụm từ này như báo trước như người đọc về nội dung mà tác giả sẽ mang đến trong bài. Đó chính là vẻ đẹp của vùng đất Hương Sơn. Thắng cảnh Hương Sơn thơ mộng mà linh thiêng, quyến rũ mà thanh tịnh, mĩ lệ nhưng bàng bạc vị thiền.

Vẻ đẹp của thắng cảnh, vị thiền của danh lam đã hòa nhập kẻ vãn cảnh với người hành hương trong cái trạng thái tâm linh thanh cao và yên tĩnh ấy. Sức quyến rũ cuối cùng của Hương Sơn dường như ở đấy!

Có thể bạn sẽ cần tác phẩm🌿Bài Ca Ngất Ngưởng🌿 Nội Dung Tác Phẩm, Giá Trị Nghệ Thuật 

Giá Trị Nội Dung Và Nghệ Thuật Của Bài Ca Phong Cảnh Hương Sơn

Sau đây là các Giá Trị Nội Dung Và Nghệ Thuật Của Bài Ca Phong Cảnh Hương Sơn.

Giá trị nội dung

  • Bài thơ miêu tả vẻ đẹp của phong cảnh Hương Sơn.
  • Qua đó tác giả gửi gắm tình yêu thiên nhiên gắn với tình yêu đất nước.

Giá trị nghệ thuật

  • Từ ngữ có giá trị tạo hình cao
  • Giọng thơ nhẹ nhàng, sử dụng nhiều kiểu câu khác nhau
  • Ngữ điệu tự do phù hợp với tư tưởng phóng khoáng

Bố Cục Bài Ca Phong Cảnh Hương Sơn

Bố Cục Bài Ca Phong Cảnh Hương Sơn gồm 3 phần chính:

  • Phần 1: Từ đầu đến “Thỏ thẻ rừng mai chim cúng trái”: Khái quát chung về phong cảnh Hương Sơn.
  • Phần 2: Tiếp theo đến “Gập ghềnh mấy lối uốn thang mây”. Vẻ đẹp thiên nhiên ở Hương Sơn.
  • Phần 3: Còn lại. Tâm trạng của nhà thơ trước vẻ đẹp của Hương Sơn.

Đừng bỏ lỡ tác phẩm 🌻Vịnh Khoa Thi Hương🌻 Sơ Đồ Tư Duy, Các Bài Phân Tích Hay

Dàn Ý Bài Ca Phong Cảnh Hương Sơn

Chia sẻ bạn đọc Dàn Ý Bài Ca Phong Cảnh Hương Sơn.

I. Mở bài

– Giới thiệu tác giả Chu Mạnh Trinh và bài thơ Bài ca phong cảnh Hương Sơn

– Dẫn dắt vào vấn đề

II. Thân bài

1. Những nét khái quát về bài thơ

– Hoàn cảnh sáng tác: Vốn là một người rất thích cảnh đẹp lại vừa là một vị quan mẫu mực của triều đình cho nên tác giả đã bắt tay vào trùng tu lại chùa Hương. Và chính thời gian này nhà thơ lấy cảm hứng từ cảnh đẹp của Hương sơn làm thành bài thơ này

– Thể loại: hát nói, hát ả đào với đặc điểm số câu chữ phóng khoáng không theo trật tự gò bó

– Bố cục: 3 phần

2. Phân tích bài thơ

* Bốn câu thơ đầu

– Bầu trời cảnh Bụt: bốn từ đã gợi cho người đọc cảm giác đến một nơi thần tiên thoát tục, không gian mênh mông thanh khiết.

– Hương Sơn đẹp còn bởi khung cảnh hùng vĩ của núi non trùng điệp. Nhịp 2/2 và điệp từ “non non”, “nước nước”, “mây mây”, như bày ra một quần thể núi non sông nước hang động trập trùng, vốn là nét độc đáo của nơi này.

– Giọng điệu câu thơ thể hiện vẻ ngạc nhiên thích thú, niềm sung sướng thỏa mãn khi được đến một nơi nổi tiếng

– Câu hỏi và cách nhắc lại lời người xưa để khẳng định một lần nữa vẻ đẹp của Hương Sơn. (Thủ Hương Sơn ao ước bấy lâu nay./“Đệ nhất động” hỏi lờ đây có phải?)

– Chỉ với bốn câu thơ, tác giả đã mang đến cho người đọc niềm thú vị trước một nơi vừa thanh cao mang màu sắc tôn giáo, vừa là một thắng cảnh đẹp của đất nước. Người ngắm cảnh không chỉ là tín đồ hành hương mà còn là du khách yêu cảnh thiên nhiên, yêu đất nước, một thi nhân dào dạt cảm xúc. Bốn câu thơ đầu giới thiệu về cảnh và người vừa tự nhiên vừa khéo léo.

* Mười câu thơ giữa

– Chu Mạnh Trinh cảm nhận cảnh vật ở không khí thanh khiết không nhuốm bụi trần:

– Tang hải là từ vốn để chỉ sự đổi thay của cuộc đời, hoặc chỉ cõi đời trần tục biến đổi vô thường. Vì thế, nghe tiếng chày kình, khách tang hải giật mình trong giấc mộng có thể hiểu, người khách đến đây, trong không khí thần tiên thoát tục, bỗng thấy tâm hồn được thanh lọc, nhận ra cuộc đời đầy dâu bể đa đoan, nhận ra cuộc đời là một giấc mộng phù du. Cảnh đẹp Hương Sơn, vì thế càng giàu ý nghĩa.

– Càng vào sâu, càng lên cao khách càng ngạc nhiên trước vẻ đẹp hùng vĩ của cảnh:

  • Điệp từ “này”, cách liệt kê các địa danh giúp người đọc hình dung ngay vẻ đẹp của một quần thể có cao thấp, có suối, chùa, hang, động, có thiên tạo lẫn nhân tạo. Nhà thơ không cần tả nhiều, chỉ tên gọi cũng đã tạo cho người đọc những tưởng tượng, liên tưởng phong phú, gợi cảm.
  • Riêng đối với hang động ở Hương Sơn, nhà thơ không chỉ nêu tên mà dừng lại tả cụ thể, tỉ mỉ trong bốn câu (Nhác trông lên ai khéo họa hình,/Đá ngũ sắc long lanh như gấm dệt/Thăm thẳm một hang lồng bóng nguyệt,/Gập ghềnh mấy lối uốn thang mây)
  • Đại từ “ai” được dùng ở đây diễn tả sự kinh ngạc trước vẻ đẹp kì diệu của thiên nhiên. Theo dân gian, trong hang động có hai ngả, đường lên trời và đường xuống âm phủ. Câu thơ tả thực mà vẫn lãng mạn với màu sắc, đường nét, ánh sáng và cảm giác huyền ảo, bồng bềnh như tiên cảnh. Cách dùng từ láy long lanh, thăm thẳm, gập ghềnh; cách đảo ngữ thăm thẳm một hang, gập ghềnh mấy lối; hình ảnh so sánh lồng bóng nguyệt, uốn thang mây cho thấy tài nghệ điêu luyện của nhà thơ.

* Năm câu thơ cuối:

– Cảm xúc và suy nghĩ về đất nước (Chừng giang sơn còn đợi ai đây,/Hay tạo hóa khéo ra tay xếp đặt)

  • Giang sơn, trước hết là muốn nói đến cảnh Hương Sơn, là thiên nhiên tươi đẹp, sâu xa hơn là nói đến đất nước đang cần đến tấm lòng của con người. Câu thơ bày tỏ tình yêu nước thầm kín của nhà nho Chu Mạnh Trinh.
  • Với hệ thống từ ngữ của đạo Phật, kết thúc bài thơ tác giả đưa ta trở về không khí thần tiên thoát tục của cảnh Hương Sơn, mang lại ấn tượng sâu sắc cho người đọc.

– Câu thơ cuối là tâm trạng của nhân vật trữ tình. Ở đây ta không chỉ tìm thấy một nhà thơ sống phóng khoáng lãng tử, thoát ly hiện thực mà còn là một kẻ sĩ nặng lòng với đất nước.

– Nghệ thuật:

  • Sử dụng từ ngữ giàu giá trị tạo hình
  • Giọng thơ nhẹ nhàng
  • Sử dụng nhiều kiểu câu khác nhau, ngữ điệu tự do, phù hợp với tư tưởng phóng khoáng

III. Kết bài

– Nêu nhận xét, những cảm nhận về bài thơ

– Mở rộng vấn đề bằng liên tưởng và suy nghĩ của cá nhân

Tham khảo phân tích tác phẩm🌷Thương Vợ [Tú Xương] 🌷 đầy đủ nhất

Sơ Đồ Tư Duy Bài Ca Phong Cảnh Hương Sơn

Tham khảo các mẫu Sơ Đồ Tư Duy Bài Ca Phong Cảnh Hương Sơn sau đây.

Sơ Đồ Tư Duy Phân Tích Bài Ca Phong Cảnh Hương Sơn
Sơ Đồ Tư Duy Phân Tích Bài Ca Phong Cảnh Hương Sơn
Sơ Đồ Tư Duy Bài Ca Phong Cảnh Hương Sơn Đầy Đủ
Sơ Đồ Tư Duy Bài Ca Phong Cảnh Hương Sơn Đầy Đủ

Có thể bạn sẽ cần 🌿Thu Vịnh [Nguyễn Khuyến]🌿 Nội Dung, Giá Trị Nghệ Thuật 

5 Mẫu Phân Tích Bài Thơ Bài Ca Phong Cảnh Hương Sơn Hay Nhất 

Cuối cùng là 5 Mẫu Phân Tích Bài Thơ Bài Ca Phong Cảnh Hương Sơn Hay Nhất không thể bỏ lỡ.

Phân Tích Bài Thơ Bài Ca Phong Cảnh Hương Sơn Ấn Tượng – Mẫu 1

Chu Mạnh Trinh sinh năm 1862, mất năm 1905. Tự là Cán Thần, hiệu là Trúc Vân, quê làng Phú Thị, huyện Mễ Sở, huyện Đông Yên, phủ Khoái Châu (nay là Mễ Sở, huyện Văn Giang) tỉnh Hưng Yên. Ông là người tài hoa, thạo đủ cầm, kì, thi, họa, lại giỏi cả nghệ thuật kiến trúc, và đặc biệt say mê cảnh đẹp.

Chính cái lòng yêu cảnh đẹp kết hợp với tài hoa của tâm hồn thi sĩ đã kết tinh thành những áng thiên cổ kỳ bút mãi còn tỏa sắc hương nơi hậu thế. Một trong số đó là áng thơ “Hương Sơn phong cảnh”.

Hương Sơn phong cảnh là một trong ba bài thơ được Chu Mạnh Trinh viết vào dịp ông đứng trông coi việc trùng tu tôn tạo quần thể thắng cảnh Hương Sơn. Bài thơ viết theo thể hát nói. 19 câu thơ vẽ nên một bức tranh thiên nhiên xinh đẹp và nên thơ về phong cảnh Hương Sơn.

Đây là một bài thơ vịnh cảnh và thể hiện tâm sự. Không chỉ vẽ cảnh đẹp, mà còn vẽ lòng người, đó là tâm sự yêu nước, tự hào với cảnh đẹp quê hương đất nước của nhà thơ.

Bốn câu thơ đầu giới thiệu bao quát toàn cảnh Hương Sơn và trực tiếp nêu cái thú ban đầu khi đến với Hương Sơn của tác giả:

“Bầu trời, cảnh bụt,
Thú Hương Sơn ao ước bấy lâu nay
Kìa non non, nước nước, mây mây
Đệ nhất động hỏi là đây có phải?”

Qua 2 câu thơ đầu, Chu Mạnh Trinh đã khái quát cảnh sắc Hương Sơn bằng một nhận xét tinh tế: vừa là danh lam thắng cảnh do tạo hoá ban tặng vừa là công trình tôn giáo. Thể hát nói tạo nên tính nhạc du dương, cảnh đẹp thiên nhiên đượm mùi Thiền, được miêu tả và cảm nhận qua tâm hồn nghệ sĩ tài hoa là nét đặc sắc của bài thơ này.

Phong cảnh Hương Sơn được tả từ xa trong tầm mắt của du khách. Giọng thơ trang trọng, từ điệu khoan thai thể hiện du khách vừa đi vừa đứng lại ngắm cảnh và suy ngẫm. Một thiên nhiên mênh mông chan hòa với màu sắc Phật giáo. Hương Sơn là thiên tạo nhưng cũng là cảnh Bụt đã và đang vẫy gọi người đời. Đi lễ hội chùa Hương là thú vui, là niềm ước ao bấy lâu nay của nhiều người.

Cảnh được dựng lên vừa mang nét bình dị, gần gũi,vừa thấm đượm không khí huyền diệu, linh thiêng. Đó là niềm “ao ước” không chỉ trong giây lát mà đã trở thành niềm khát khao “bấy lâu nay” của bao du khách.

Câu thơ thứ ba có giá trị tạo hình đặc sắc nhờ cách kết hợp giữa hình thức điệp từ liệt kê và thủ pháp luyến láy “non non, nước nước, mây mây”… Vừa vẽ ra cảnh tượng hùng vĩ của non nước, mây trời Hương Sơn như một bức tranh thủy mặc cổ điển vừa tạo được âm điệu ngân nga, bâng khuâng man mác như cảm xúc của du khách trước vẻ huyền ảo chốn bồng lai tiên cảnh.

Ba khổ tiếp theo miêu tả cảnh đẹp cụ thể của Hương Sơn. Khổ thơ tiếp theo trong bài hát nói gọi là khổ giữa, nhà thơ nói về suối, rừng và tiếng chuông chùa. Ba chi tiết nghệ thuật này đều tô đậm nét đặc trưng của Hương Sơn.

Rừng là rừng Mai với trái mơ đặc sản của chùa Hương. Tiếng chim hót thỏ thẻ – chậm rãi, nỉ non – gọi bầy tìm bạn, kết đôi. Bầy chim trời vừa hót vừa mổ trái mơ. Hình ảnh chim cùng trái là nét vẽ độc đáo, tài hoa. Bầy chim mổ trái mơ như khách hàng hương đứng dưới mái chùa cổ trong hang động đang khom lưng khấn vái trước mâm ngũ quả dâng trên bàn thờ Phật.

Suối ở đây là suối Yến. Chơi chùa Hương ai cũng phải đi đò dọc bến Đục suối Yến? Đàn cá nơi suối Yến lững lờ bơi từ từ thong thả – như đang cùng du khách thưởng ngoạn cảnh trí.

“Cá nghe kinh” là một hình ảnh sáng tạo, đầy chất thơ. Cảnh sắc Hương Sơn mang màu sắc tôn giáo của Đạo Phật:

“Thỏ thẻ rừng mai chim cúng trái;
Lững lờ khe Yến cá nghe kinh
Thoảng bên tai một tiếng chày kình,
Khách tang hải giật mình trong giấc mộng”

Cảnh vật nhuốm màu sắc của Phật giáo. Những loài chim cá dường như cũng hoà cùng không khí thần tiên. Cá bơi lững lờ như để nghe những bài thuyết pháp của đức Phật, ở đây, cảm hứng tôn giáo không mang màu sắc mê tín dị đoan mà là nhu cầu về mặt tinh thần mang tính tâm linh trong tâm hồn một thi sĩ tài hoa. Khách vãn cảnh Hương Sơn khi nghe tiếng chuông chùa cũng phải thảng thốt:

Vẳng bên tai một tiếng chày kình,
Khách tang hải giật mình trong giấc mộng.

Khách hành hương như trút đi bao nỗi ưu phiền trong cuộc đời tang hải – bể dâu – đầy biến động, nhọc nhằn. Tiếng chuông như ru hồn khách tang hải, giật mình trong khoảnh khắc chìm sâu hơn vào giấc mộng diệu huyền: Thoảng bên tai một tiếng chày kình / Khách tang hải giật mình trong giấc mộng. Câu thơ cho ta nhiều thú vị về nhạc điệu du dương.

Hai thanh bằng có K âm vang ngân nga, ngọt ngào vần với nhau: kình – mình tạo nên nhạc điệu, âm hưởng trầm bổng của vần thơ. Chỉ một tiếng chày kình êm ái trầm bổng nơi chùa Hương cũng đủ rửa sạch bụi trần làm thanh thản, thảnh thơi tâm hồn khách tang hải.

Chu Mạnh Trinh không chỉ tạo nên những vần thơ có nhạc có họa khi tả chim, tả cá, tả tiếng chuông chùa mà còn thể hiện sự kì diệu của hồn cảnh vật Hương Sơn Nam thiên đệ nhất động.

Hai khổ thơ 3 và 4 tiếp theo là hai khổ đầu của bài hát nói. Hương Sơn có biết bao cảnh đẹp nên thi sĩ phải sử dụng khổ dôi để diễn tả cảm xúc và miêu tả cảnh vật. Du khách như đi dần vào thế giới Hương Sơn, nơi bầu trời cảnh Bụt.

Chu Mạnh Trinh dùng biện pháp tu từ liệt kê và điệp từ để tả, để vẽ, để tạo nên nhạc điệu trầm bổng của vần thơ. Hai cặp song hành với bức tranh tứ bình nối tiếp hiện ra. Bốn chữ này vang lên như bốn nốt nhấn của khúc ca:

“Này suối Giải Oan, này chùa Cửa Võng
Này am Phật Tích, này động Tuyết Quynh”

Cách phối thanh bằng, trắc trong hai câu thơ này cũng cho thấy bút pháp điêu luyện, tài hoa của tác giả để làm nổi bật tính nhạc của bài hát nói. Hương Sơn có rất nhiều di tích thắng cảnh nhưng Chu Mạnh Trinh chỉ giới thiệu bốn cảnh điển hình, chỉ gợi ra mà không tả.

Suối Giải Oan, chùa Cửa Võng, am Phật Tích, động Tuyết Quynh mỗi di tích mỗi thắng cảnh đều đem đến cho ta nhiều liên tưởng và hướng thiện lòng người hành hương. Ai cũng cảm thấy mình đang cùng nhà thơ chan hòa vào cảnh Bụt, được sống lại giây phút mà chỉ có bầu trời, cảnh Bụt nơi Hương Sơn mới ban phát cho mình.

Cảm hứng tín ngưỡng về đạo Phật được thể hiện qua những vần thơ nói về suối, chùa, am, động như mời gọi du khách, lắng nghe tiếng chuông chùa xa đưa lại mà ngạc nhiên, mà ngỡ ngàng…

Tả hang động, Chu Mạnh Trinh dùng những từ ngữ đầy màu sắc, giàu tính tượng hình. Cảnh sắc hang động ấy được tạo dựng nên bởi hóa công và tài trí của con người:

“Nhác trông lên ai khéo vẽ hình
Đá ngũ sắc long lanh như gấm dệt”

Những liên tưởng so sánh về nhũ đá trong các hang động biểu lộ niềm tự hào của nhà thơ về đất nước và con người Việt Nam: yêu đời, yêu tạo vật, biết đem bàn tay khéo léo tô điểm cảnh trí non sông. Hương Sơn có đường lên trời có hang xuống âm ti địa ngục dẫn khách hành hương du nhập vào thế giới siêu thoát. Cảnh được tả từ xa tới gần, từ khái quát đến cụ thể, từ cao xuống thấp, từ thấp lên cao, huyền ảo.

“Thăm thẳm một hang lồng bóng nguyệt.
Gập ghềnh mấy lối uốn thang mây”.

Tiếp theo là những câu thơ giàu chất họa, chất nhạc với các từ láy gợi hình long lanh, thăm thẳm, gập ghềnh vẽ ra vẻ đẹp mộng ảo, thần tiên huyền bí của “Nam thiên đệ nhất động”. Các từ láy: thăm thẳm, gập ghềnh gợi tả độ sâu, nét lượn cheo leo, khúc khuỷu của sườn non, hang động mà du khách lần bước vượt qua để hòa nhập với thiên nhiên, để chiếm lĩnh cái hồn của cảnh bụt.

Phép đảo ngữ đã làm nổi bật cái độ sâu thăm thẳm của hang động, cái nét gập ghềnh của những sườn non, những thang mây cao vút. Có hang sâu thăm thẳm, lại có lối uốn gập ghềnh, có bóng nguyệt lồng hang, lại có thang mây uốn lối… Câu thơ mềm mại uyển chuyển, mỗi một chi tiết nghệ thuật là một nét vẽ, nét khắc tài hoa. Cảnh đẹp mang tình người và hồn người, đáng yêu và đáng nhớ.

Chừng giang sơn còn đợi ai đây,
Hãy tạo vật khéo ra tay xếp đặt”.

Con người đã tìm thấy niềm vui trong thiên nhiên, thiên nhiên cũng như hòa quyện vào con người, con người lại càng góp phần điểm tô cho thiên nhiên, cảnh sắc. Vậy mới nói vậy thật mà ảo mộng như cõi tiên, tuy đẹp như chốn bồng lai mà lại chân thực, bình dị đến từng lá cây, ngọn cỏ!. Bởi thế mới nhớ, mới lại càng yêu. Tình yêu thiên nhiên cũng là tình yêu quê hương đất nước.

Trong những câu thơ trên, tác giả đã viết: ai khéo vẽ hình, đến đây lại nói: hay tạo hóa khéo ra tay xếp đặt. Phải tìm hiểu lịch sử, phải biết Chu Mạnh Trinh là người từng đem tiền của, công sức, tài năng ra trùng tu chùa Thiên Trù, tạc tượng đúc chuông… mới cảm nhận được một chữ” ai” đáng tự hào kín đáo đã hai lần xuất hiện trong bài thơ này.

Ba câu cuối gọi là khổ xếp của bài hát nói. Câu cuối chỉ có sáu từ gọi là câu keo. Luật thơ đã qui định chặt chẽ như vậy. Không gian nghệ thuật được miêu tả theo bước chân xa dần của khách tang hải.

Khách tang hải vừa chậm rãi đi vừa ngắm cảnh, tay lần tràng hạt miệng nam mô, lưu luyến chẳng muốn rời, đến mức phải thốt lên: “càng trông phong cảnh càng yêu!” Cách nói mới hồn nhiên làm sao, mới chân thật làm sao! giản dị nhưng giàu chất biểu cảm:

“Lần tràng hạt niệm nam mô Phật
Cửa từ bi công đức biết là bao!
Càng trông phong cảnh càng yêu”

Không khí thành kính trang nghiêm phủ lên hai câu thơ trước, khiến người đọc càng thấy chân thật như đang thấy được hình ảnh một đoàn khách thập phương vừa đi vừa niệm nam mo, tay lần tràng hạt, tĩnh tâm theo tiếng chuông chùa, nổi bật giữa bạt ngàn hương sắc Hương Sơn huyền ảo.

Câu thơ cuối như một tiếng thổ lộ, lại vừa giống một tiếng reo cảm thán. Qua đó không chỉ nâng cao vẻ đẹp hoàn mỹ của phong cảnh Hương Sơn, mà còn bộc lộ được tình yêu, niềm tự hào dân tộc của “con rồng cháu tiên” với non sông gấm vóc.

“Hương Sơn phong cảnh” là một trong những tác phẩm hay nhất viết về đề tài cảnh sắc thiên nhiên. Đặc biệt, ở bài thơ này, không những chỉ vẽ lên bức tranh danh lam thắng cảnh đẹp tựa chốn bồng lai bao người mơ ước, mà còn khéo léo thể hiện lòng yêu thiên nhiên, yêu non sông đất nước, tự hào, tự tôn dân tộc của Chu Mạnh Trinh.

Cảnh thiên nhiên đẹp hài hòa khi kết hợp với bàn tay của con người, sự xuất hiện của con người. Con người đứng giữa thiên nhiên đẹp kỳ vĩ mà vẫn không hề thấy xa lạ, choáng ngợp. Hơn nữa còn qua đó mà càng thêm yêu, càng thêm muốn cống hiến, muốn giữ gìn. Quả là một bài thơ vừa đẹp, lại vừa hay!

Phân Tích Bài Thơ Bài Ca Phong Cảnh Hương Sơn Hay Nhất – Mẫu 2

Chu Mạnh Trinh là một người tài hoa, ông thạo đủ cầm kì thi họa lại giỏi cả nghệ thuật kiến trúc và đặc biệt say mê cả cảnh đẹp. Thi sĩ Xuân Diệu đã xếp Chu Mạnh Trinh vào hàng ngũ những tai nhân tài tử tài tình trong nền văn học Việt Nam thời cận đại.

Hương sơn phong cảnh ca là một tác phẩm được ông viết khi ông đứng ra trông coi và trùng tu lại di tích quần thể thắng cảnh Hương Sơn. Hương Sơn là một thắng cảnh thuộc huyện Mỹ Đức Hà Tây. Bài thơ được viết theo thể hát nói giàu nhạc điệu, nhạc tính viết về cảnh đẹp của Hương Sơn cảnh sắc vô cùng xinh đẹp và nên thơ

Thơ viết về Hương sơn thì có rất nhiều nhưng “hương sơn phong cảnh ca”của chu mạnh trinh được xem là một áng kiệt tác. Bài thơ được viết theo thể hát nói tô đậm lên vẻ đẹp hoang sơ kì vĩ của đất trời hương sơn. Khổ thơ đầu là phong cảnh Hương sơn dần lọt vào mắt của du khách khi nhìn từ phía xa. Câu thơ đầu tiên cũng là câu thơ ngắn nhất của bài thơ:

“Bầu trời cảnh bụt”

Từ xa khung cảnh Hương Sơn dần lọt vào mắt du khách vừa thực vừa ảo, dường như ta đã lọt vào thế giới cực lạc nơi tâm hồn có thể bay bổng cùng thiên nhiên. Đó chính là thế giới của cảnh bụt. Đây không phải là thế giới nhà sư, của các nhà phật như trong chùa bái đính hay trong thần thoại tây du kí của tôn ngộ không mà cả thế giới của bụt.

Ta dường như cảm nhận được sự bình yên lắng đọng, cảm giác thuộc về thiên nhiên tràn ngập trong ta khi nhìn ngắm nơi đây từ xa trong màn sương khói nửa mơ nửa thực. Dòng thơ mở đầu chỉ vẻn vẹn có bốn câu nhưng đã xác định chủ âm của bài thơ. Từ đây nhà thơ sẽ viết lên những câu thơ mang cảm hứng ấy, vị thiền độc đáo của hương sơn. Sau cái nhìn bao quát ấy khung cảnh hương sơn dần lộ ra dưới nét bút điêu luyện của thi sĩ.

” Kìa non non nước nước mây mây”

Đọc đến đây ta như cảm giác có ai đó đang thúc giục ta nhanh nhanh lên đường tìm hiểu hương sơn tìm hiểu cảnh đẹp nơi đây. Nhịp thơ nhanh cho ta thấy cảm giác hối hả có phần háo hức của tác giả khi khung cảnh hương sơn phút chốc đã dần lộ ra.

Cảnh non nước đã được nhà thơ điệp trùng luyến láy khiến cho không cảnh đẹp nơi đây như đang trải dài ra cùng non nước trời mây. Cảnh trí hùng vĩ cùng non nước mây trời là vẻ đẹp riêng của bầu trời cảnh bụt. Du khách vui thú tự hỏi liệu đây có phải là đệ nhất động đầy ngạc nhiên tự hào xúc động. Những câu thơ sau là minh chứng cho khẳng định bầu trời cảnh bụt trong câu thơ đầu tiên.

“Thỏ thẻ rừng mai chim cúng trái
 Lửng lơ khe yến có nghe kinh
Thoảng bên tai một tiếng chày kinh
Khách tang hải giật mình trong giấc mộng”

Rừng mai và khe Yến là hai cảnh đẹp nổi tiếng của hương sơn. Chim “thỏ thẻ gọi nhai mổ trái mai vàng “chim cúng trái”. Cá lửng lơ bơi lội nơi khe yến “có nghe kinh”. Hình ảnh ẩn dụ với đường nét am thanh gợi mùi thiền. Đến chim cá là những con vật không hiểu được cũng lửng lơ nghe kinh.

Phải chăng ta đã lạc vào chốn thiên đường nơi chỉ có những đạo lí những điều tốt đẹp mà mọi người dành cho nhau không có bất cứ tranh đua nào. Đây rốt cuộc là chốn bồng lai tiên cảnh nào mà chim cúng trái cá lại có thể nghe kinh và con người lạc vào đây thì lại thảng thốt tiếng chày kinh bên tai.

Hương sơn kì thú đến thế nào mà cả con người, chim cá đều dường như thoát tục hòa nhập hòa tan vào trong tất cả để rồi giật mình ngỡ đang trong mộng. Những câu thơ cho ta nhiều thú vị về nhạc điệu du dương, âm hưởng trầm bổng của vần thơ.

Chu Mạnh Trinh không chỉ tạo lên những vần thơ nhịp nhàng khi tả về cảnh chim cá nơi đây mà còn thể hiện hồn cảnh của phong cảnh hương sơn nam thiên đệ nhất động. Thi sĩ mân mê dẫn đường khi tiếp tục kể ra những địa danh nổi tiếng của hương sơn.

“Này suối Giai Oan, này chùa Cửa Võng
Này am Phật Tích, này động Tuyết Quynh

Hương sơn có rất nhiều danh lam thắng cảnh nhưng Chu Mạnh Trinh chỉ nêu lên bốn danh lam suối Giai Oan, chùa cửa võng, phật tích động tuyết quynh, nhà thơ chỉ kể mà không tả dường như cố ý muốn gây sự tò mò cho người đọc

Mời mọi người hãy đến đây để cùng thưởng ngoạn vẻ đẹp hương sơn và tìm hiểu vùng đất thiền bằng việc tác giả nêu ra những danh lam đậm chất “bụt”. Ta như đang được hòa cùng nhà thơ vào cảnh bụt đem lại nhiều tư tưởng hướng thiện trong ta khiến ta không khỏi mong muốn được đến thăm hương sơn một lần.

Tiếp tục ý thơ, tác giả lại đưa người đọc đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác khi miêu tà cảnh vật hương sơn lộ ra mỗi lúc một gần, ngày một chi tiết hơn.

“Nhác trông lên ai khéo họa hình
 Đá ngũ sắc long lanh như gấm dệt
Thăm thẳm một hang lồng bóng nguyệt
Gập ghềnh mấy lối uốn thang mây”

Nghệ thuật so sánh đá ngũ sắc với gấm dệt nhằm thể hiện niềm tự hào của nhà thơ về đất nước và con người Việt Nam. các từ “thăm thẳm”, “gập ghềnh” diễn tả sự cheo leo của các hang động và đây dường như các chướng ngại vật mà thiên nhiên cố tình tạo ra để con người phải vượt qua thì mới chiêm ngưỡng được hết thảy tất cả mọi cảnh vật kì thú nơi đây.

Phép đảo ngũ đã làm nổi bật cái độ sâu thẳm của các hang động, cái gập ghềnh của các sườn núi và những thang mây cao vút. Với những câu thơ này du khách dường như đã đặt những bước chân cuối cùng đến Hương sơn

Tiếng chày kinh động, tiếng chuông Hương sơn đánh thức người khách tang hải trong giấc mộng thì đến đây cuộc hành hương mới đi vào hồi kết thúc.

“Lần tràng hạt niệm Nam mô Phật,
Cửa từ bi công đức, xiết là bao
Càng trông phong cảnh càng yêu”

Đoạn kết bài thơ là nơi tập trung thể hiện tư tưởng à cảm hứng tình yêu quê hương, niềm tự hào dân tộc của nhà thơ. Đồng thời cũng nhắc nhở mọi người có cùng trách nhiệm làm đẹp cho giang sơn đất nước.

Bài thơ sử dụng từ tạo hình, giọng thơ nhẹ nhành sử dụng nhiều kiểu câu khác nhau , ngữ điệu tự do phù hợp với tư tưởng phóng khoáng. Bài ca là một sự phong phú về giá trị nhân bản cao đẹp trong thế giới tâm hồn của thi nhân. Tình yêu mến cảnh đẹp gắn với tình yêu quê hương đất nước của tác giả.

Bài thơ của Chu Mạnh Trinh đã làm làm phong phú thể ca trù hát nói của dân tộc . Có đi lễ hội chùa Hương ta mới thấy hết cái hay của bài thơ Hương Sơn phong cảnh ca.

Với ngòi bút tài hoa tác giả đã miêu tả cảnh sắc Hương Sơn rất đẹp, vẻ đẹp thiên nhiên với suối, hang đông, trời mây non nước, đượm mùi thiền mà thoát tục. Yêu hương sơn đến độ say sưa của một tâm hồn thi sĩ tài hoa, tác giả đã phát hiện ra vẻ đẹp thanh thoát độc đáo ở nơi đây.

Sống hòa hợp , chân thành hơn sau khi đến đây là chia sẻ của rất nhiều du khách. chính cái thiền cái đất trời bụt trong hương sơn đã tạo cho nó một cái gì đó khác lạ mà huyền bí đến lạ thường mà mỗi du khách sau khi đến đây đều mong một lần nữa được đặt chân lên mảnh đất thiền này.

Bởi cảnh đẹp nơi đây là vô tận là mênh mông non nước , cũng vì thế mà tác giả không hề nói chi tiết về các danh thắng mà chỉ nêu tên có lẽ vì vẻ đẹp và kiến trúc nơi đây không chỉ nói một hai câu là xong mà là cả một chặng đường dài mới có thể tìm hiểu được thiên nhiên phong phú nơi đây.

Phân Tích Bài Thơ Bài Ca Phong Cảnh Hương Sơn Tiêu Biểu – Mẫu 3

Cảnh sắc luôn là thứ khiến cho tâm hồn con người ta xao động, ngay cả người bình thường,đứng trước cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp cũng phải mềm lòng. Cho nên, đứng trước một cảnh tượng như thế những thi sĩ không thể không kiềm lòng mình lại.

Sự nhạy cảm của một tâm hồn tràn ngập thơ ca, cũng khiến cho không ít thi gia bối rối và phải đặt ngay ngòi bút xuống, để cho cảnh sắc đó ngấm vào cơ thể rồi mới lay ngòi bút xuống trang giấy. Cũng bởi chới với trước vẻ đẹp của thiên nhiên Hương Sơn, mà tác giả Chu Mạnh Trinh quả thật không sai khi đã dùng những mỹ từ để ca ngợi vẻ đẹp nơi đây.

Cùng với những sự nhạy cảm của bản thân và một con mắt tinh tế,mọi thứ ở Hương Sơn đã trở thành một đề tài cho giới văn nghệ sĩ tìm tới. Không chỉ xuất hiện trong các bài thơ mà còn xuất hiện trong những câu hát,người ta thấy Hương Sơn hiện ra như cảnh ở chốn tiên giới.

Đây quả thực là một món quà mà thiên nhiên đã ban tặng cho con người chốn nhân gian. Sự kết hợp hài hòa giữa cảnh sắc con người càng làm cho bài thơ thêm đẹp đẽ. Đối với Chu Mạnh Trinh thì Hương Sơn chính là chốn thoát ra khỏi vẻ đẹp trần tục ở nhân gian. Chính vì vậy, ngay từ khi mở đầu , chỉ với 4 từ mà tác giả đã lột tả được đa số cái thần thái nơi đây:

“Bầu trời cảnh bụt”

Cảnh ở đây là cảnh bụt, vừa miêu tả một chốn bồng lai tiên cảnh lại miêu tả được sự yên tịnh linh thiêng. Dù dùng bao nhiêu từ cũng không thể miêu tả hết cái vẻ đẹp ấy. Không diễn giải dài dòng, chỉ với 2 từ ” cảnh Bụt” mà gợi ra trong trí tưởng tượng của người đọc bao nhiêu thứ.

Bầu trời mở rộng, không khí hư không, mọi thứ trở nên mở rộng hết cỡ, và có cái gì đó rất riêng.Ngòi bút của Chu Mạnh Trinh như bắt được nhịp chuyển động theo cảm hứng ấy và làm sống dậy từng nét thanh tú của danh lam, vừa đem lại vi thiền cho thắng cảnh.

Kìa non non, nước nước, mây mây,

Cảnh núi non trùng điệp cảnh mây trời lồng lộng cảnh sông nước hữu tình, càng làm cho không gian của Hương Sơn mở rộng ra, làm cho chúng ta cảm nhận như tác giả đang đứng từ trên một điểm cao để có cái nhìn bao quát nhất về phong cảnh hương Sơn.

Những nơi được xem là danh thắng đều là chốn sơn thủy hữu tình, có núi non, có rừng suối, với những chim bay, cá lượn. Hương Sơn cũng thế! Nhưng Hương Sơn là cảnh bụt. Những thức xung quanh hương Sơn cũng bị thấm nhuần trở nên có linh hồn, có suy nghĩ.

Thỏ thẻ rừng mai chim cúng trái,
Lửng lơ khe Yến cá nghe kinh
Thoảng bên tai một tiếng chày kình,
Khách tang hải giật mình trong giấc mộng.

Bằng nghệ thuật nhân hóa những sinh vật ở đây có hồn, có suy nghĩ có tâm niệm, nhưng không chỉ là có tâm niệm không thôi, chúng cũng bị ảnh hưởng bởi vẻ linh thiêng nơi đây. “chim cúng trái, cá nghe kinh”, những nhân vật ở đây giống như những tín đồ của chốn này.

Du khách tới đây không chỉ để thưởng thức phong cảnh mà còn để hòa mình vào không khí nơi đây. Những âm thanh “thỏ thẻ”, hình ảnh “dáng cá lửng lơ” và kết thúc là tiếng chày kình tạo nên không khí chỉ có ở Hương Sơn.

Bước chân của tác giả không dừng lại đó, bằng việc liệt kê các địa danh ở đây, Hương Sơn lại càng nổi bật với cảnh vật phong phú:

Này suối Giải Oan, này chùa Cửa Vũng
Này am Phật Tích, này động Tuyết Quynh

Cảnh sắc thật giàu có, đủ cả suối, chùa, am, động… tất cả cứ như bày đặt ra theo bước du khách dẫn du khách từ bất ngờ này tới bất ngờ khác. Chu Mạnh Trinh tạo ra bức tranh Hương Sơn với những nét vừa mĩ lệ vừa hư huyền, những màu vừa lộng lẫy vừa cách điệu, với những mảnh vừa động vừa tĩnh:

Nhác trông lên ai khéo họa hình,
Đá ngũ sắc long lanh như gấm dệt.
Thăm thẳm một hang lồng bóng nguyệt.
Gập ghềnh mấy lối uốn thang mây.
Lần tràng hạt niệm Nam mô Phật,
Cửa từ bi công đức, xiết là bao

Những bước chân cuối của du khách khi đến với Hương Sơn cũng đến chỗ dừng chân. Nhưng hình ảnh đấy hiện ra vẫn đẹp đẽ mĩ lệ. Những từ ngữ được tác giả sử dụng như đính thêm những hạt pha lên trong suốt trên nền màu sắc rực rỡ, càng làm thêm vẻ tráng lệ của Hương Sơn.

Những cảm xúc của tác giả khiến chúng ta cũng như vừa bước ra khỏi thế giới thần tiên. Tác giả như dẫn dắt chúng ta đi từ một nơi trần tục tới một nơi thần tiên thanh tịnh. Cho nên, cũng không kiềm lòng trước cảnh sắc ấy cho nên mới thốt lên.”

“Lần tràng hạt niệm Nam mô Phật,
Cửa từ bi công đức, xiết là bao

“Hương Sơn phong cảnh ca” là một bức tranh phong cảnh nhưng được vẽ bằng ngôn từ, là một sợi dây kết nối giữa con người và thiên nhiên. Vẻ đẹp thiên nhiên càng được khắc họa với những nét vẽ vừa tráng lệ lại vừa yểu điệu uyển chuyển. Qua đó, cũng thể hiện tình yêu thiên nhiên và cũng như sự tinh tế, con mắt tinh tường của tác giả trước vẻ đẹp mà thiên nhiên ban tặng.

Phân Tích Bài Thơ Bài Ca Phong Cảnh Hương Sơn Nổi Bật – Mẫu 4

Chu Mạnh Trinh là một nhà nho tài tử sống ở giai đoạn cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX, đây cũng là thời kì mà xã hội Việt Nam có rất nhiều biến loạn, tang thương. Mặt khác, ông thuộc dòng dõi có truyền thống về văn chương nên những chiêm nghiệm thực tiễn, những điều mắt thấy tai nghe cùng với tài năng văn chương thiên phú đã để lại trong thơ văn của Chu Mạnh Trinh nhiều dấu ấn mang đặc trưng, cá tính riêng biệt của nhà thơ.

Chu Mạnh Trinh có rất nhiều sáng tác hay và độc đáo, nhưng do thất lạc nên số lượng thơ văn hiện thời còn lại rất ít. Trong số những tác phẩm thơ của Chu Mạnh Trinh không thể không kể đến bài thơ “Hương Sơn phong cảnh ca”, đây là một bài thơ tiêu biểu cho hồn thơ của tác giả.

Bài thơ “Hương Sơn phong cảnh ca” là một trong những tác phẩm thơ tiêu biểu nhất của nhà thơ Chu Mạnh Trinh, bài thơ thể hiện được cảnh sắc tươi đẹp của một địa danh nổi tiếng – Hương Sơn, đây cũng là địa danh gắn liền với loại hình tôn giáo – Phật giáo.

Vì vậy qua bài thơ này, nhà thơ vừa thể hiện được sự tự hào trước cảnh đẹp của non sông, gấm vóc mà còn thể hiện được một cảm xúc trào dâng khi có dịp đặt chân lên mảnh đất thiêng liêng, tươi đẹp mà mình luôn muốn đến đấy.

“Bầu trời, cảnh bụt
Thú Hương Sơn ao ước bấy lâu nay
Kìa non non, nước nước, mây mây
Đệ nhất động hỏi là đây có phải?”

Ngay trong khổ thơ đầu tiên, nhà thơ Chu Mạnh Trinh đã vẽ ra một khung cảnh rộng lớn, tươi đẹp của địa danh Hương Sơn, đồng thời nhà thơ cũng thể hiện được sự choáng ngợp trong cảm giác và tâm trạng náo nức, hân hoan của mình khi đến được địa danh mà mình hằng ngưỡng mộ, mong muốn một lần có thể đặt chân đến.

“Bầu trời, cảnh bụt”, câu thơ vô cùng ngắn gọn nhưng lại diễn đạt được cái dạt dào của cảm xúc. Khung cảnh Hương Sơn mở ra trước mắt, nhà thơ như nghẹn ngào, không nói lên lời mà chỉ thể hiện qua sự cảm thán, tuy nhiên qua sự cảm thán đó người đọc cũng bước đầu có những hình dung đầu tiên về địa danh này.

Bầu trời như cao, như rộng hơn làm tôn lên vẻ đẹp nên thơ của vùng đất Hương Sơn, điều đặc biệt là trong cảm nhận của nhà thơ thì nét lôi cuốn, hấp dẫn của địa danh này không chỉ ở cảnh sắc của đất trời mà còn ở sự thiêng liêng “cảnh bụt”.

Đây là địa danh nổi tiếng của Việt Nam với tín ngưỡng Phật giáo phát triển, nên đến với địa danh này là đến với mảnh đất của thần tiên, cảnh sắc của Hương Sơn cũng được nhà thơ liên tưởng đến tiên cảnh của thế giới thần thánh.

Đây là địa danh mà nhà thơ luôn muốn một lần đặt chân đến, nên nó cũng là một mong muốn đầy tha thiết “Thú Hương Sơn ao ước bấy lâu nay”, tức nguyện ước được đến Hương Sơn không phải là những mong ước nhất thời, cũng không phải là sự xúc động trước cảnh sắc mà nhà thơ đã nghe đến địa danh này và mong ước được đến từ rất lâu.

Trước cảnh sắc của Hương Sơn, Chu Mạnh Trinh dâng lên cảm xúc choáng ngợp, xúc động, nhà thơ xúc động trước cái đẹp của non sông, cái đẹp của tạo hóa đã ban tặng cho địa danh này “Kìa non non, nước nước, mây mây”, đó là khung cảnh rộng lớn của non nước, trời mây.

Và trong cách đánh giá của nhà thơ thì Hương Sơn chính là “đệ nhất động”, Việt Nam là đất nước nhiều đồi núi nên những hang động đẹp không thiếu nhưng Hương Sơn là động đẹp nhất, sự cảm thán của nhà thơ đầy chân thành, tha thiết, đó chính là sự rung cảm trước cái đẹp, cảnh đẹp.

“Thỏ thẻ rừng mai chim cúng trái
Lửng lơ khe yến cá nghe kinh
Thoảng bên tai một tiếng chày kình
Khách tang hải giật mình trong giấc mộng”

Từ cái nhìn bao quát, khách quan của nhà thơ về địa danh Hương Sơn thì đến những khổ thơ tiếp theo nhà thơ trình bày một cách cụ thể những cảnh sắc khiến cho nhà thơ xao xuyến, xúc động. Đó chính là không gian của rừng mai “Thỏ thẻ rừng mai chim cúng trái”, câu thơ vừa gợi ra hình ảnh, đối tượng cụ thể là rừng mai, chim mà còn gợi ra âm thanh phát ra từ khu rừng ấy, là tiếng chim thỏ thẻ.

Từ “thỏ thẻ” này thật độc đáo, vừa gợi ra những âm thanh nhỏ nhẹ, như thì thầm bên tai của những tiếng chim rừng. Tuy nhỏ nhẹ, thì thầm nhưng trong không gian rộng lớn của núi rừng thì âm thanh ấy vẫn theo gió mà hòa vào không gian, tạo nên một bản nhạc nguyên sơ của núi rừng.

Ta có thể nhận thấy một điều, đó chính là nhà thơ Chu Mạnh Trinh sử dụng những động từ để làm cho bức tranh thơ thêm sinh động, nếu như những chú chim thỏ thẻ hót nơi rừng mai thì bên khe núi kia, sự xuất hiện của những chú cá nhỏ làm cho bức tranh ấy thêm cụ thể, màu sắc “Lửng lơ khe yến cá nghe kinh”, điều đặc biệt là những con cá nơi đây như bị hấp dẫn, như tò mò về những bài giảng kinh phát ra từ những ngôi chùa trên núi.

Và trong không gian đầy màu sắc, âm thanh đó, tiếng chày kình vang lên làm ấp áp bức tranh thơ, bởi đó chính là hơi thở của cuộc sống, chính là âm thanh của cuộc sống sinh hoạt đầy bình dị “Thoảng bên tai một tiếng chày kinh”, dù âm thanh ấy chỉ thoảng qua thôi nhưng cũng khiến cho người du hành giật mình trong giấc mộng, giấc mộng ở đây là sự đắm say trước vẻ đẹp.

“Này suối Giải Oan, này chùa Cửa Võng
Này am Phật Tích, này động Tuyết Quỳnh
Nhác trông lên, ai khéo vẽ hình
Đá ngũ sắc long lanh như gấm dệt”

Từ những cảnh sắc của tự nhiên, đất trời, nhà thơ Chu Mạnh Trinh đã liệt kê những địa điểm nổi tiếng của địa danh Hương Sơn, đó chính là suối Giải Oan, chùa Cửa Võng, am Phật Tích, động Tuyết Quỳnh, đó đều là những địa điểm đẹp, hấp dẫn tạo nên nét đẹp của Hương Sơn. Nhà thơ đã điệp ngữ từ “này” vừa thể hiện được cảm xúc nồng nhiệt đồng thời cũng thể hiện được sự tự hào trước những địa điểm ấy.

Trong các hang động, tạo hóa đã tạo cho Hương Sơn một vẻ đẹp hiếm thấy “Nhác trông lên, ai khéo vẽ hình”, đó là những hình thù độc đáo do bàn tay của tạo hóa chế tác lên, những viên đá thạch nhũ trong những hang động ấy cũng mang vẻ dẹp độc đáo, khác thường “Đá ngũ sắc long lanh như gấm dệt”

“Thăm thẳm một hang lồng bóng nguyệt
Chập chờn mấy lối uốn thang mây
Chừng giang sơn còn đợi ai đây
Hay tạo hóa khéo ra tay xếp đặt??

Hang đá Hương Sơn không chỉ đẹp bởi sự điểm xuyết của những viên đá ngũ sắc, không chỉ ở những hình thù độc đáo, kì dị mà còn có sự giao lưu với thế giới bên ngoài, tuy là hang nhưng sự thông thoáng của mặt hang còn làm cho ánh trăng chiếu rọi “Thăm thẳm một hang lồng bóng nguyệt”, và dưới ánh trăng ấy, cảnh vật không tồn tại độc lập mà nó đan lồng với ánh trăng, tạo nên một vẻ đẹp độc đáo.

Những lối vào, đường đi vào hang cũng không phải những con đường thẳng tắp mà là những lối đi uốn khúc, mà trong cảm nhận của nhà thơ thì nó như một lối uốn thang mây “Chập chờn mấy lối uốn thang mây”.

“Lần tràng hạt niệm Nam mô Phật
Cửa từ bi công đức biết là bao
Càng trông phong cảnh càng yêu”

Câu thơ đã chuyển đổi cảm nhận của nhà thơ từ sự cảm nhận vẻ đẹp của non sông gấm vóc sang sự chiêm nghiệm sự màu nghiệm của Phật Pháp “Lần tràng hạt niệm Nam mô Phật”, câu thơ gợi cho chúng ta liên tưởng về hình ảnh của chính nhà thơ khi thành tâm cầu khấn, với chuỗi hạt và miệng thì niệm Nam mô Phật đầy thành kính, gợi ra không khí thật linh thiêng.

Và xuất hiện nơi đây không chỉ có nhà thơ, những con người đam mê với vẻ đẹp của non sông gấm vóc mà còn là những tín đồ của Phật giáo ở khắp nơi đổ về thể hiện lòng thành kính, thiện nguyện, cầu mong những điều kì diệu đến với cuộc sống của mình, vì vậy những từ bi, công đức không sao kể xiết “Cửa từ bi công đức biết là bao”.

Vẻ đẹp của tự nhiên hòa quyện cùng với vẻ đẹp của văn hóa, tín ngưỡng đã làm cho Hương Sơn mang vẻ đẹp độc đáo, đặc trưng riêng biệt.

Như vậy, bài thơ “Hương Sơn phong cảnh ca” của nhà thơ Chu Mạnh Trinh đã phác họa ra một bức tranh phong cảnh tuyệt đẹp về địa danh Hương Sơn, bức tranh ấy không chỉ sống động về màu sắc mà còn chân thực về âm thanh.

Và điều đặc biệt nữa là tràn đầy cảm xúc thiết tha, say đắm của nhà thơ trước vẻ đẹp của thiên nhiên, đây là niềm đam mê đầy chất nghệ sĩ của một hồn thơ đa cảm. Và trong bức tranh này không chỉ có cảnh sắc mà còn thiêng liêng hơn nữa đó chính là văn hóa, tôn giáo, tín ngưỡng được duy trì từ bao đời nay trên địa danh này.

Phân Tích Bài Thơ Bài Ca Phong Cảnh Hương Sơn Chọn Lọc – Mẫu 5

Thiên nhiên luôn là nguồn cảm hứng bất tận cho những nhà văn, nhà thơ thể hiện tài năng và bày tỏ cảm xúc. Đứng trước một khung cảnh đẹp, con người khó tránh khỏi cảm giác rợn ngợp, say đắm, để rồi xuất khẩu thành thơ.

Đối với Chu Mạnh Trinh, cảm xúc ấy được đẩy tới đỉnh điểm khi có dịp thăm thú Hương Sơn, một dãy núi với hệ thống núi nước trùng điệp, phức tạp, được mệnh danh là “Nam thiên đệ nhất động”. Trong ba tác phẩm viết về cảnh non nước hữu tình nơi đây, “Hương Sơn phong cảnh ca” là bài thơ nổi bật và giàu tính miêu tả nhất.

Bài thơ nằm trong bộ tác phẩm viết về Hương Sơn, bao gồm Hương Sơn phong cảnh ca, Hương Sơn Nhật Trình và Hương Sơn hành trình. Điểm độc đáo của Hương Sơn phong cảnh ca là tác giả sử dụng thể thơ nói tự do, không bị bó hẹp trong khuôn khổ lục bát hay Đường luật thông thường.

Với tinh thần sảng khoái và sự choáng ngợp trước cảnh thiên nhiên quá đỗi mộng mơ, tác giả thể hiện sự thích thú, đồng thời là sự tôn trọng thiên nhiên và tình yêu tổ quốc thiết tha, dạt dào.

Mở đầu bài thơ là hình ảnh bầu trời trong trẻo, mảng vẻ đẹp chốn thần tiên khiến lòng người xốn xang:

Bầu trời cảnh Bụt.
Thú Hương Sơn ao ước bấy lâu nay
Kìa non non, nước nước, mây mây,
“Đệ nhất động” hỏi là đây có phải?

“Cảnh Bụt”, một cách miêu tả rất độc, lạ và sáng tạo. Miêu tả vẻ đẹp đến mức siêu thực của Hương Sơn, tác giả không dùng quá nhiều những từ ngữ mĩ miều. “Cảnh Bụt”, một cảnh đẹp chỉ có ở chốn thiên đình, lại phảng phất sự duy tâm, linh thiêng, tĩnh lặng.

Đây chính là Hương Sơn trong truyền thuyết, Hương Sơn mà chúa Trịnh Sâm năm xưa phải trầm trồ tán thưởng, là “ao ước bấy lâu nay” được diện kiến. Bầu trời cao rộng đưa hồn thơ cất cánh bay bổng, người đọc có thể hình dung sự rộng mở của không gian khiến ta cảm giác như đang bồng bềnh giữa những đám mây. Hòa cùng với cảnh trời ấy là non, là nước, là mây trời.

“Kìa non non, nước nước, mây mây”, nước thiếp núi, núi tiếp mây, tất cả sự vật như hòa thành một tổng thể bức tranh, hòa quyện vào nhau như bất tận. Chốn sơn thủy hữu tình tưởng như chỉ có trong tưởng tượng nay đã hiện rõ trước mắt nhà thơ, Hương Sơn đẹp không chỉ bởi phong cảnh hùng vĩ, không chỉ bởi hệ thống núi nước độc lạ mà còn là không khí “Bụt”, thoát tục, thanh thuần.

Đẹp là thế, để tác giả với tâm hồn nhạy cảm, sau sự bỡ ngỡ phút ban đầu đã phải bật thốt lên rằng: “Đệ nhất động” hỏi là đây có phải? Một câu hỏi không cần trả lời, câu hỏi chỉ để một lần nữa khẳng định lại vẻ đẹp chốn bồng lai tiên cảnh này. Vẻ đẹp khiến con người ngỡ ngàng, nét đẹp mang màu sắc tiên giới, phảng phất hương khói chốn linh thiêng.

Thiên nhiên chào đón khách tham quan bằng nét đẹp thanh khiết, sạch sẽ, mời gọi những tâm hồn trong sạch và hướng thiện tới với đất Phật, nơi thiên nhiên và con người giao hòa trong một khung cảnh không thể diễn tả bằng lời.

Mười hai câu thơ tiếp theo là mười hai câu thơ tả cảnh dọc theo điểm nhìn quan sát của tác giả. Từng cảnh vật dần hiện lên theo chiếc thuyền xuôi dòng nước:

Thỏ thẻ rừng mai chim cúng trái,
Lững lờ khe Yến cá nghe kinh.
Vẳng bên tai một tiếng chày kình,
Khách tang hải giật mình trong giấc mộng.
Này suối Giải Oan, này chùa Cửa Võng,
Này hang Phật Tích, này động Tuyết Quynh.
Nhác trông lên ai khéo họa hình,
Đá ngũ sắc long lanh như gấm dệt
Thăm thẳm một hang lồng bóng nguyệt,
Gập ghềnh mấy lối uốn thang mây
Chừng giang sơn còn đợi ai đây,
Hay tạo hóa khéo ra tay xếp đặt

Tác giả khéo léo sử dụng những thủ pháp nghệ thuật như nhân hóa, đảo ngữ,… nhằm làm khung cảnh trở nên có tình, có hồn. Sống trong đất Phật, ngay cả động vật cũng một lòng hướng thiện. Chim, cá, những con vật thường được dùng để phóng sinh trong những dịp cúng bái tụ hội lại nơi đây, những tính từ “thỏ thẻ, lững lờ” thể hiện sự an nhàn, ung dung.

“Chim cúng trái, cá nghe kinh”, loài vật sống ở đây được nuôi dưỡng và bồi đắp bằng những lời hay, ý đẹp của Phật tổ, sống hiền hòa và tự tại giống như người đi tu. Khung cảnh yên ả, thơ mộng dường như là điều hiển nhiên ở Hương Sơn, để “một tiếng chày kình” loáng thoáng từ xa vọng lại cũng khiến con người ta “giật mình trong giấc mộng”.

“Khách tang hải” ở đây được dùng để chỉ những người trần tục, khách vãng lai đến đây tham quan, thưởng ngoạn. Khách phương xa tới đây, gặp cảnh tượng yên bình, tâm hồn nhạy cảm rung động cùng thiên nhiên, bao vấn vương bụi trần đều được gột rửa sạch sẽ, tưởng như đang trong giấc mộng thần tiên.

Một tiếng chày kình đánh thức giấc mộng ấy cốt cho thi sĩ nhận ra rằng, cảnh đẹp này không phải trong mơ, cảnh sắc Hương Sơn đang hiển hiện ngay trước mắt.

Này suối Giải Oan, này chùa Cửa Võng,
Này hang Phật Tích, này động Tuyết Quynh.
Nhác trông lên ai khéo họa hình,
Đá ngũ sắc long lanh như gấm dệt
Thăm thẳm một hang lồng bóng nguyệt,
Gập ghềnh mấy lối uốn thang mây
Chừng giang sơn còn đợi ai đây,
Hay tạo hóa khéo ra tay xếp đặt.

Suối Giải Oan, chùa Cửa Võng, hang Phật Tích, động Tuyết Quỳnh, hàng loạt những danh lam thắng cảnh nằm trong quần thể Hương Sơn được tác giả liệt kê lần lượt. Người ta thấy có sự giao hòa của con người và thiên nhiên, nếu tự nhiên ban tặng cho suối, cho hang, cho động thì con người đã biết cách tận dụng cảnh đẹp có một không hai ấy để xây dựng chùa, nơi thờ tự và tu luyện nghiêm trang, thanh khiết.

Từng chi tiết hiện ra thật kì vĩ và sinh động, “đá ngũ sắc long lanh như gấm dệt”, “thăm thẳm một hang lồng bóng nguyệt”, “gập ghềnh mấy lối uốn thang mây”, cả một hệ thống non nước sơn thủy hữu tình trải qua hàng vạn năm hình thành, phát triển.

Cái hoang sơ của Hương Sơn được bảo tồn trọn vẹn, lấp lánh của mẹ thiên nhiên, thăm thẳm hun hút những hang động huyền bí, giống như một bức họa trữ tình vẽ cảnh thiên giới hào nhoáng, lộng lẫy. Hàng loạt từ láy đứng ở đầu câu khiến người đọc hình dung được độ sâu, độ cao và cả sự khó khăn, trắc trở của những vách đá.

Dường như, tạo hóa ưu ái Hương Sơn, ban cho Hương Sơn một vẻ đẹp mĩ miều cốt để con người không thể kiềm lòng khi vãn cảnh nơi đây. “Tạo hóa khéo ra tay xếp đặt”, vẻ đẹp siêu thức ấy, không có một vị kiến trúc sư hay cỗ máy nào có thể tái tạo được.

Ngưỡng mộ Hương Sơn, tác giả cũng bày tỏ tình cảm với quê hương, đất nước một cách tế nhị, khéo léo. “Chừng giang sơn còn đợi ai đây”, giang sơn gấm vóc tươi đẹp nhường ấy cần những người hiền tài bảo vệ và phát triển.

Đứng trước cảnh sắc mĩ lệ như vậy, trong không gian ấy, văng vẳng tiếng niệm “Nam mô Phật” của những vị thiền sư đức hạnh, độ lượng.

Lần tràng hạt niệm Nam mô Phật
Cửa từ bi công đức biết là bao!
Càng trông phong cảnh càng yêu.

Không khí thần tiên là nơi để tu tập, để giũ bỏ tham sân si của cuộc sống trần gian, thả trôi tâm hồn về miền cực lạc. Đất Phật, đất tổ, nơi con người và thiên nhiên giao hòa, một hình ảnh trữ tình, nên thơ. Con người và thiên nhiên cùng nhau tồn tại, trao cho nhau tình yêu thương và sự tôn trọng.

“Càng trông phong cảnh lại càng yêu”, một câu thơ thể hiện tâm trạng trực tiếp, câu thơ mang nặng cảm xúc tình tự, xốn xang. Màu sắc linh thiêng và kì bí của Phật pháp, người đọc cảm nhận được sự giao thoa và hòa hợp giữa con người và thiên nhiên, không chỉ có núi non nước ngự trị mà còn có cả đình chùa do con người xây dựng, lòng hướng Phật do con người truyền bá, làm thiên nhiên càng thanh tịnh hơn, yên bình hơn.

Bằng bút pháp nghệ thuật điêu luyện cùng với tâm hồn lãng đãng, bồng bềnh, tác giả đã để lại một thi phẩm mang chiều sâu cả về khía cạnh miêu tả cũng như biểu cảm. Phong cảnh Hương Sơn hiện lên vừa kì vĩ, lý thú lại vừa gần gũi, yên bình, mang đến cho con người cảm giác khoáng đạt, thoát ly trần tục. Cảnh đẹp là thế, nhưng viết ra được, truyền tải được cảnh đẹp đến người đọc hay không, đó là cái tài hơn người của Chu Mạnh Trinh.

Viết một bình luận