Bài Thơ Bà Em Lớp 3: Nội Dung + Ý Nghĩa + Giáo Án

Bài Thơ Bà Em Lớp 3 ❤️️ Nội Dung, Ý Nghĩa, Giáo Án ✅ Thohay.vn Chia Sẽ Bài Thơ Ngắn Viết Về Tình Cảm Bà Cháu Hay Và Ý Nghĩa.

Nội Dung Bài Thơ Bà Em

Bài thơ: Bà em
Tác giả: Nguyễn Thị Hạnh

Bà em tuy tuổi đã già
Nhưng hay kể chuyện cả nhà cùng nghe
Em nhớ những buổi đêm hè
Nằm trên chõng nhỏ, tay và gối êm
Thủ thỉ kể chuyện cô Tiên
Chú cuội nói dối; Cóc xưa kiện Trời…
Đến khi em ngủ say rồi
Bà mới ngồi dậy, khâu đôi áo quần
Thương bà, cháu những tần ngần
Mong sao chóng lớn, góp phần mẹ cha
Để bà vui hưởng tuổi già
Sống lâu trăm tuổi cả nhà đều vui.

Thohay.vn Tặng Bạn ❤️️ Cháu Nghe Câu Chuyện Của Bà ❤️️ ️ Nội Dung Bài Thơ

Ý Nghĩa Bài Thơ Bà Em 

Bài thơ thể hiện sự trân trọng, yêu thương và biết ơn của cháu đối với công lao nuôi dưỡng của bà.

Giáo Án Bài Thơ Bà Em Lớp 3

Chia sẽ giáo án bài thơ bà em lớp 3.

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Phát triển năng lực đặc thù

a. Phát triển NL ngôn ngữ:

 – Nghe – viết đúng đoạn trích bài thơ trên Biết trình bày có thẩm mỹ bài thơ .
 – Làm đúng bài tập chính tả

b. Phát triển NL văn học:

 – Có ý thức thẩm mỹ khi trình bày bài thơ,
 – Cảm nhận ý nghĩa đẹp của bài thơ đã viết.

2. Phát triển năng lực chung và phẩm chất:

 – NL tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác.
 – Bồi dưỡng phẩm chất nhân ái.
 – Bài học rèn cho HS tính kiên nhẫn, cẩn thận.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Đối với giáo viên

  – Máy tính,
  – Tivi.

2. Đối với học sinh

  – SGK,
  – Vở bài tập Tiếng Việt
  – Bảng con

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
 1. HĐ1: Khởi động, (5 phút)

 a. Mục tiêu:

   – Củng cố nề nếp học tập,
   – Rèn luyện tính cẩn thận, kiên nhẫn khi làm BT.

b.Cách tiến hành:

   – GV cho cả lớp hát và vận động bài: Đi nhà trẻ.
   – Giới thiệu bài và ghi mục bài trên bảng: Bài viết 1: Nghe – Viết: Bà em

 2. HĐ2: Nghe – viết (20 phút)
a. Mục tiêu

 – Viết lại chính xác đoạn trích bài thơ Bà em
   – Hiểu cách trình bày một bài thơ lục bát
 – Chữ đầu mỗi dòng thơ viết hoa
   – Lùi vào 3 ô li tính từ lề vở.

b. Cách tiến hành: GV nêu nhiệm vụ.

   – GV đọc trong SGK bài thơ HS cần nghe
   – Viết: đoạn trích bài thơ trên yêu cầu cả lớp nhìn SGK, đọc thầm theo.
   – GV mời 2 HS đọc lại bài thơ trước lớp.
   – GV đặt câu hỏi và hướng dẫn HS nhận xét bài thơ:
   – GV gọi một số HS trả lời câu hỏi, yêu cầu cả lớp lắng nghe, nhận xét.
   – GV nhận xét, chốt đáp án, hướng dẫn HS chuẩn bị viết.
   – GV đọc cho HS viết những từ ngữ khó trong bài thơ vào bảng con.

 d. Đọc cho HS viết

   – GV yêu cầu HS nghe GV đọc viết đúng bài vào vở.
   – GV theo dõi, uốn nắn, kèm cặp HS viết

 e. Chấm chữa bài

   – GV chấm, chữa bài
   – GV yêu cầu HS đọc lại bài, tự chữa lỗi bằng bút chì ra lề vở hoặc vào cuối bài chép.
   – GV nhận xét, đánh giá 5 – 7 bài về các mặt: nội dung, chữ viết, cách trình bày; yêu cầu cả lớp lắng nghe, tự sửa bài của mình.

 3. Luyện tập theo văn bản đọc.

   – Gọi HS đọc lần lượt các yêu cầu sgk
   – Cho HS trả lời câu hỏi
   – Tuyên dương, nhận xét.
   – Yêu cầu 2: HDHS đặt câu với từ vừa tìm được.
   – GV sửa cho HS cách diễn đạt.
   – Yêu cầu HS viết câu vào bài
   – Nhận xét chung, tuyên dương HS.

 4. Củng cố, dặn dò:

   – Hôm nay em học bài gì?
   – GV nhận xét giờ học.
   – Dặn dò HS về nhà học bài và chuẩn bị bài mới

Thohay.vn Chia Sẽ ❤️️ Bài Thơ Nhà Ngoại ️❤️️ Nội Dung, Hình Ảnh, Giáo Án

Viết một bình luận