Cháu Nghe Câu Chuyện Của Bà Lớp 4 ❤️️ Nội Dung Bài Thơ ✅Mời Bạn Đọc Xem Thêm Về Bố Cục, Giáo Án, Cách Soạn Bài Đọc.
NỘI DUNG CHÍNH
Nội Dung Bài Thơ Cháu Nghe Câu Chuyện Của Bà Lớp 4
Nội dung bài thơ Cháu nghe câu chuyện của bà sẽ giúp các em học sinh nắm vững kiến thức về nghe, viết đúng bài chính tả, trình bày đúng.
Cháu nghe câu chuyện của bà
Tác giả: Nguyễn Văn Thắng
Chiều rồi bà mới về nhà
Cái gậy đi trước, chân bà theo sau.
Mọi ngày bà có thế đâu
Thì ra cái mỏi làm đau lưng bà !
Bà rằng : Gặp một cụ già
Lạc đường, nên phải nhờ bà dẫn đi
Một đời một lối đi về
Bỗng nhiên lạc giữa đường quê, cháu à !
Cháu nghe câu chuyện của bà
Hai hàng nước mắt cứ nhòa rưng rưng
Bà ơi, thương mấy là thương
Mong đừng ai lạc giữa đường về quê !
Tìm hiểu thêm ❤️️Thư Thăm Bạn Lớp 4 ❤️️ Nội Dung Tập Đọc, Soạn Bài, Cảm Thụ
Giới Thiệu Bài Thơ Cháu Nghe Câu Chuyện Của Bà
Xem thêm một số thông tin giới thiệu bài thơ Cháu nghe câu chuyện của bà sau đây.
- Bài thơ nằm trong phần học Chính tả SGK Tiếng Việt lớp 4 trang 26
- Nội dung bài chính tả được soạn bám sát theo nội dung sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 4 giúp các em học sinh ôn tập, củng cố các dạng bài tập môn Tiếng Việt lớp 4.
- Nội dung: Nói lên tình cảm của cháu với người bà của mình, đồng thời cũng là sự cảm thông với những người già cô đơn ngoài kia.
Bố Cục Bài Thơ Cháu Nghe Câu Chuyện Của Bà
Bố cục bài thơ Cháu nghe câu chuyện của bà được chia làm hai đoạn:
- Đoạn 1: Từ đầu đến “đau lưng bà”: Bà về nhà với cái lưng đâu
- Đoạn 2: Phần còn lại: Nói về câu chuyện của người bà
Hướng dẫn kể chuyện 🌺Mười Năm Cõng Bạn Đi Học Lớp 4 🌺 Nội Dung, Bài Học, Tóm Tắt
Hướng Dẫn Nghe Viết Chính Tả Cháu Nghe Câu Chuyện Của Bà
Thohay.vn hướng dẫn nghe viết chính tả bài Cháu nghe câu chuyện của bà:
- Các em học sinh có thể luyện chính tả bằng cách: Bạn đọc em viết, em đọc bạn viết, tự kiểm tra cho nhau (Chú ý trình bày theo thể thơ lục bát)
- Chú ý các dấu câu
- Chú ý từ khó: Rưng rưng
Ý Nghĩa Bài Thơ Cháu Nghe Câu Chuyện Của Bà
Bài thơ Cháu nghe câu chuyện của bà mang ý nghĩa thể hiện tình cảm giữa người với người: tình cảm của cháu với bà, của bà với một cụ bà khác, từ đó muốn khuyên nhủ con người chúng ta hãy yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau, nhất là những người lớn tuổi.
Đọc hiểu ❤️️Sự Tích Hồ Ba Bể ❤️️ Nội Dung, Ý Nghĩa, Tóm Tắt
Đọc Hiểu Cháu Nghe Câu Chuyện Của Bà
Gợi ý cách đọc hiểu bài chính tả Cháu nghe câu chuyện của bà trong chương trình Tiếng Việt lớp 4 sau đây.
👉Câu 1: Con hãy lựa chọn đáp án trong ngoặc mà con cho là đúng để hoàn chỉnh câu chuyện sau:
Bình minh hay hoàng hôn?
Trong phòng (triển lãm/triễn lảm), hai người xem nói chuyện với nhau. Một người (bão/bảo):
– Ổng (thử/thữ) đoán xem bức tranh này (vẽ cảnh/ vẽ cãnh) bình minh hay (cãnh/cảnh) hoàng hôn.
– Tất nhiên là tranh (vẽ cãnh/vẽ cảnh) hoàng hôn.
– Vì sao ông lại (khẵng/khẳng) định chính xác như vậy?
– Là (bởi/bỡi) vì tôi biết họa (sĩ vẽ/ sỉ vẽ) tranh này. Nhà ông ta (ở/ỡ) cạnh nhà tôi. Ông ta (chẳng/chẵng) bao giờ thức dậy trước lúc bình minh.
👉Câu 2: Con hãy điền từ còn thiếu vào chỗ trống để hoàn thành đoạn thơ sau:
Làm sau trước lưng mỏi
Cháu nghe câu chuyện của bà
Chiều rồi bà mới về nhà
Cái gậy đi _____, chân bà theo ______.
Mọi ngày bà có thế đâu
Thì ra cái _______ đau _______ bà!
Đáp án: Vậy các từ cần điền vào chỗ trống đó là: trước, sau, mỏi, làm, lưng
👉Câu 3: Con hãy điền từ còn thiếu vào chỗ trống để hoàn thành đoạn thơ sau:
Lạc dẫn lối về Bỗng Gặp
Bà rằng : _____ một cụ già
Lạc đường, nên phải nhờ bà ______ đi
Một đời một _____ đi về
_______ nhiên _______ giữa đường quê, cháu à!
Đáp án: Các từ cần điền vào chỗ trống là: Gặp, dẫn, lối, về, Bỗng, lạc.
👉Câu 4: Con hãy điền từ còn thiếu vào chỗ trống để hoàn thành đoạn thơ sau:
Về rưng rưng lạc chuyện
Cháu nghe câu _____ của bà
Hai hàng nước mắt cứ nhòa _______
Bà ơi, thương mấy là thương
Mong đừng ai _______ giữa đường _______ quê!
Đáp án: Các từ cần điền vào chỗ trống là: chuyện, rưng rưng, lạc, về
👉Câu 5: Con hãy điền tr hay ch vào chỗ trống để hoàn chỉnh đoạn văn sau:
“Như ____e mọc thẳng, con người không _____ịu khuất. Người xưa có câu: “_____úc dẫu ____áy, đốt ngay vẫn thẳng”. ______e là thẳng thắn, bất khuất! Ta kháng chiến, _____e lại là đồng ____í ______iến đấu của ta. _____e vốn cùng ta làm ăn, lại vì ta mà cùng ta đánh giặc”.
Đáp án: Điền tr và ch vào các chỗ trống theo thứ tự: tr, ch, Tr, ch, Tr, tr, ch, ch, Tr
👉Câu 6: Giải câu đố sau biết rằng tên cây bắt đầu bằng tr hoặc ch và có 4 chữ cái trong tên cây.
Trong trắng ngoài xanh
Đóng đanh từng khúc
Là cây gì?
Đáp án: cây trúc.
👉Câu 7: Giải câu đố sau biết rằng tên của loại quả cần tìm có chứa thanh hỏi hoặc thanh ngã.
Da đầy mụn đầy rôm
Ruột đầy tôm đầy tép
Dáng khi tròn khi dẹt
Ăn khi ngọt khi chua
Là quả gì?
Đáp án: quả bưởi.
👉Câu 8: Điền vào chỗ trống tiếng có chứa tr hoặc ch để hoàn chỉnh đoạn thơ sau:
Thăm thẳm _______ xanh lộng đáy hồ
Mùi hoa thiên lí thoảng ______ thu
Con cò bay lả ______ câu hát
Giấc _____ say dài nhịp võng ru
Đáp án: trời, chiều, trong, trẻ.
👉Câu 9: Phát hiện lỗi sai trong những câu sau:
a. Lời đề nghị của Loan, Hoa đã ngâm nghi cả ngày dài.
b. Chiều chời bảng lảng bóng hoàng hôn.
Tiếng ốc xa đưa vẳng đống đồn.
Đáp án: Phát hiện lỗi và sửa lại:
a. ngâm->ngẫm, nghi->nghĩ.
b. chời -> trời, chống -> trống.
👉Câu 10: Phát hiện lỗi sai trong những câu sau:
a. Về tới thị xả, Long mới có thể yên tâm nghĩ ngơi thư giãn.
b. Chái cây trong vườn đã trín từ bao giờ.
Đáp án:
a. Về tới thị xả, Long mới có thể yên tâm nghĩ ngơi thư giãn.
Sửa lỗi: xả -> xã, nghĩ -> nghỉ.
b. Chái cây trong vườn đã trín từ bao giờ.
Sửa lỗi: Chái -> Trái, trín -> chín.
Soạn Bài Cháu Nghe Câu Chuyện Của Bà Lớp 4
Hướng dẫn soạn bài Cháu nghe câu chuyện của bà lớp 4 như sau, tham khảo nhé!
👉Câu 1 (trang 26 sgk Tiếng Việt 4): Nghe viết bài Cháu nghe câu chuyện của bà
Các em cùng bạn luyện tập cho nhau
👉Câu 2 (trang 27 sgk Tiếng Việt 4) :
a. Điền vào chỗ trống tr hay ch ?
Như …e mọc thẳng, con người không …ịu khuất. Người xưa có câu : …úc dẫu …áy, đốt ngay vẫn thẳng”. …e là thẳng thắn, bất khuất ! Ta kháng chiến, …e lại là đồng …í …iến đấu của ta. …e vốn cùng ta làm ăn, lại vì ta mà cùng ta đánh giặc.
Theo THÉP MỚI
b. Đặt trên chữ in đậm dấu hỏi hay dấu ngã ?
Bình minh hay hoàng hôn ?
Trong phòng triên lam tranh, hai người xem nói chuyện với nhau. Một người bao :
– Ông thư đoán xem bức tranh này ve canh bình minh hay canh hoàng hôn.
– Tất nhiên là tranh ve canh hoàng hôn.
– Vì sao ông lại khăng định chính xác như vậy ?
– Là bơi vì tôi biết họa si ve tranh này. Nhà ông ta ơ cạnh nhà tôi. Ông ta chăng bao giờ thức dậy trước lúc bình minh.
Đáp án:
a. “Như tre mọc thẳng, con người không chịu khuất. Người xưa có câu” Trúc dầu cháy, đốt ngay vẫn thẳng”. Tre là thẳng thắn, bất khuất! Ta kháng chiến, tre lại là đồng chí chiến đấu của ta, tre vốn cùng ta làm ăn, lại vì ta mà cùng ta đánh giặc.”
b.
“Trong phòng triển lãm, hai người xem nói chuyện với nhau. Một người bảo:
– Ông thử đoán xem bức tranh này vẽ cảnh bình minh hay cảnh hoàng hôn
– Tất nhiên là tranh vẽ cảnh hoàng hôn
– Vì sao ông lại khẳng định chính xác như vậy?
– Là bởi vì tôi biết họa sĩ vẽ tranh này. Nhà ông ta ở cạnh nhà tôi. Ông ta chẳng bao giờ thức dậy trước lúc bình minh.
Đừng nên bỏ qua bài đọc ❤️️Lớp Học Trên Đường Lớp 5 ❤️️Tìm hiểu chi tiết
Giáo Án Bài Thơ Cháu Nghe Câu Chuyện Của Bà Lớp 4
Các giáo viên có thể tham khảo mẫu giáo án bài thơ Cháu nghe câu chuyện của bà lớp 4 sau đây.
I. Mục tiêu:
- Nghe – viết chính xác, đẹp bài thơ lục bát Cháu nghe câu chuyện của bà.
- Làm đúng bài tập chính tả phân biệt tr / ch hoặc dấu hỏi / dấu ngã.
II. Đồ dùng dạy học: Bảng lớp viết 2 lần bài tập 2 a hoặc 2b.
III. Hoạt động trên lớp:
Hoạt động của thầy | Hoạt động của trò |
1. KTBC: – Gọi 3 HS lên bảng viết một số từ do 1 HS dưới lớp đọc. – Nhận xét HS viết bảng. – Nhận xét về chữ viết của HS qua bài chính tả lần trước. 2. Bài mới: a) Giới thiệu bài: – Tiết chính tả này các em sẽ nghe, viết bài thơ Cháu nghe câu chuyện của bà và làm bài tập chính tả phân biệt tr / ch hoặc dấu hỏi / dấu ngã. b) Hướng dẫn nghe – viết chính tả * Tìm hiểu nội dung bài thơ – GV đọc bài thơ. – Hỏi: + Bạn nhỏ thấy bà có điều gì khác mọi ngày? + Bài thơ nói lên điều gì? * Hướng dẫn cách trình bày – Em hãy biết cách trình bày bài thơ lục bát. * Hướng dẫn viết từ khó – Yêu cầu HS tìm các từ khó, dễ lẫn khi viết chính tả và luyện viết. * Viết chính tả * Soát lỗi và chấm bài. c) Hướng dẫn làm bài tập chính tả Bài 2 Lưu ý: (GV có thể lựa chọn phần a, hoặc b hoặc bài tập do GV lựa chọn phù hợp với lỗi chính tả mà HS địa phương thường mắc). a) – Gọi 1 HS đọc yêu cầu – Yêu cầu HS tự làm bài – Gọi HS nhận xét, bổ sung – Chốt lại lời giải đúng – Gọi HS đọc đoạn văn hoàn chỉnh. – Hỏi: + Trúc dẫu cháy, đốt ngay vẫn thẳng em hiểu nghĩa là gì? + Đoạn văn muốn nói với chúng ta điều gì? b) Tiến hành tương tự như phần a). 3. Củng cố, dặn dò: – Nhận xét tiết học, chữ viết của HS. – Yêu cầu HS về nhà viết lại bài tập vào vở – Yêu cầu HS về nhà tìm các từ chỉ tên con vật bắt đầu bằng tr / ch và đồ dùng trong nhà có mang thanh hỏi / thanh ngã. | – 1 HS đọc cho 2 HS viết. + PB: xuất sắc, năng suất, sản xuất, xôn xao, cái sào, xào rau, … + PN: vầng trăng, lăng xăng, măng ớt, lăn tăn, mặn mà, trăng trắng, … – Lắng nghe. – Theo dõi GV đọc, 3 HS đọc lại. + Bạn nhỏ thấy bà vừa đi vừa chống gậy. + Bài thơ nói lên tình thương của hai bà cháu dành cho một cụ già bị lẫn đến mức không biết cả đường về nhà mình. – Dòng 6 chữ viết lùi vào 1 ô, dòng 8 chữ viết sát lề, giữa 2 khổ thơ để cách 1 dòng. + trước, sau, làm, lưng, lối, rưng rưng, … + mỏi, gặp, dẫn, lạc, về, bỗng, … – 1 HS đọc thành tiếng yêu cầu – 2 HS lên bảng, HS dưới lớp làm bằng bút chì vào giấy nháp. – Nhận xét, bổ sung. – Chữa bài: Lời giải: tre – chịu – trúc – cháy – tre – tre- chí – chiến – tre. – 2 HS đọc thành tiếng. – Trả lời: + Cây trúc, cây tre, thân có nhiều đốt dù bị đốt nhưng nó vẫn có dáng thẳng. + Đoạn văn ca ngợi cây tre thẳng thắn, bất khuất là bạn của con người. – Lời giải: triển lãm – bảo – thử – vẽ cảnh–cảnh – vẽ cảnh – khẳng – bởi – sĩ vẽ – ở – chẳng. – HS cả lớp. |
2 Mẫu Cảm Nhận Cháu Nghe Câu Chuyện Của Bà Hay Nhất
Chia sẻ cho bạn 2 mẫu cảm nhận Cháu nghe câu chuyện của bà hay nhất.
Mẫu Cảm Nhận Cháu Nghe Câu Chuyện Của Bà Hay – Mẫu 1
Tình cảm gia đình, tình cảm bà cháu là một trong những tình cảm thiêng liêng của mỗi con người. Và bài thơ Cháu nghe câu chuyện của bà trong chương trình chính tả lớp 4 đã thể hiện được điều đó.
Chiều rồi bà mới về nhà
Cái gậy đi trước, chân bà theo sau.
Mọi ngày bà có thế đâu
Thì ra cái mỏi làm đau lưng bà !
Những câu thơ đầu thể hiện rõ sự lo lắng quan tâm của người cháu dành cho người bà của mình. Bạn nhỏ lo lắng khi chiều rồi mới thấy bà mình về nhà, bà về trễ với một cái gậy đi trước, hình ảnh đó thể hiện sự mỏi của người bà.
Thực tế, hình ảnh gậy đi trước, chân theo sau không phải hình ảnh quen thuộc mà người cháu thường thấy. Vậy mà hôm nay hình ảnh ấy của bà lại xuất hiện, điều đó xuất phát từ việc bà bị đau lưng.
Tiếp theo cháu được nghe câu chuyện tại sao hôm nay bà về trễ:
Lạc đường, nên phải nhờ bà dẫn đi
Một đời một lối đi về
Bỗng nhiên lạc giữa đường quê, cháu à !
Nghe câu chuyện của bà, người cháu bỗng bật khóc vì xúc động “Hai hàng nước mắt cứ nhòa rưng rưng”. Thật buồn khi biết bà vì giúp một cụ bà lạc đường nên mới về trễ, từ đó cháu bé cũng nhận ra rằng ngoài kia có nhiều người đáng thương hơn nữa, em mong rằng sẽ không có ai sẽ bị lạc đường như cụ già trong câu chuyện của bà em.
Mẫu Cảm Nhận Cháu Nghe Câu Chuyện Của Bà Ngắn Hay – Mẫu 2
Tình bà cháu là một tình cảm rất thiêng liêng, cao quý và tình cảm này đáng được chúng ta gìn giữ, trân trọng. Tình cảm bà cháu trong bài thơ Cháu nghe câu chuyện của bà là một ví dụ điển hình.
Chiều rồi bà mới về nhà
…….
Thì ra cái mỏi làm đau lưng bà !
Cháu bé thấy lo lắng khi hôm nay bà về trễ, hình ảnh cây gậy đi trước, chân bà theo sau là một hình ảnh khác lạ với ngày thường. Có lẽ bà phải đau lưng nhiều lắm thì mới phải đi gậy từng bước như vậy.
Bà rằng : Gặp một cụ già
Lạc đường, nên phải nhờ bà dẫn đi
Một đời một lối đi về
Bỗng nhiên lạc giữa đường quê, cháu à !
Cháu nghe câu chuyện của bà
Hai hàng nước mắt cứ nhòa rưng rưng
Bà ơi, thương mấy là thương
Mong đừng ai lạc giữa đường về quê !
Sau khi lắng nghe câu chuyện từ bà, cháu bé đã hiểu được lý do tại sao bà lại về trễ. Thông qua câu chuyện của bà, cháu bé lại càng yêu thương bà của mình hơn, đồng thời cũng bày tỏ lòng thương cảm với những người lạc đường ngoài kia, mong rằng sẽ không có ai bị lạc đường khi về quê, nhất là các cụ già lớn tuổi.
Bài thơ tuy ngắn nhưng cũng là một lời khuyên rất bổ ích cho những người con người cháu, hãy biết yêu thương và quan tâm đến ông bà của mình hơn, đừng để ông bà phải chịu những nỗi đau không đáng có khi vào tuổi xế chiều.
Chia sẻ cho bạn đọc 🌻 Người Mẹ Của 51 Đứa Con 🌻Tìm hiểu chi tiết
Cháu nghe câu chuyện của bà
Hai hàng nước mắt cứ nhoà rưng rưng
Bà ơi, thương mấy là thương
Mong đừng ai lạc giữa đường về quê!
Theo (Nguyễn Văn Thắng)
Dựa vào nội dung đoạn thơ trên, bằng trí tưởng tượng và sự sáng tạo của mình, em hãy kể lại câu chuyện cảm động về người bà kính yêu.
Tìm nhiều bài văn hay tại đây bạn nhé VĂN MẪU