Lớp Học Trên Đường Lớp 5 [Nội Dung Tập Đọc + Soạn Bài + Cảm Thụ]

Lớp Học Trên Đường Lớp 5 ❤️️ Nội Dung Tập Đọc, Soạn Bài, Cảm Thụ ✅ Chia Sẻ Cách Tập Đọc, Soạn Bài, Giáo Án, Cảm Thụ Tác Phẩm.

Nội Dung Bài Lớp Học Trên Đường

Thohay.vn xin gửi đến các bạn học sinh nội dung bài học dưới đây nhằm giúp các em thấy được sự hiếu học của nhân vật Rê-mi trong văn bản “Lớp học trên đường”. Từ đó, các em có thái độ học tập tốt hơn.

Lớp học trên đường
Tác giả: Héc -to Ma-lô

(Hà Mai Anh dịch)

Cụ Vi-ta-li nhặt trên đường một mảnh gỗ mỏng, dính đầy cát bụi. Cắt mảnh gỗ thành nhiều miếng nhỏ, cụ bảo:

– Ta sẽ khắc trên mỗi miếng gỗ một chữ cái. Con sẽ học nhận mặt từng chữ, rồi ghép các chữ ấy lại thành tiếng.

Từ hôm đó, lúc nào túi tôi cũng đầy những miếng gỗ dẹp. Không bao lâu, tôi đã thuộc tất cả các chữ cái. Nhưng biết đọc là một chuyện khác. Không phải ngày một ngày hai mà đọc được.

Khi dạy tôi, thầy Vi-ta-li nghĩ rằng nghĩ rằng cùng lúc có thể dạy cả chủ chó Ca-pi để làm xiếc. Dĩ nhiên, Ca-pi không đọc lên được những chữ nó thấy vì nó không biết nói, nhưng nó biết lấy ra những chữ mà thầy tôi đọc lên.

Buổi đầu, tôi học tấn tới hơn Ca-pi nhiều. Nhưng nếu tôi thông minh hơn nó, thì nó cũng có trí nhớ tốt hơn tôi. Cái gì đã vào đầu nó rồi thì nó không bao giờ quên.

Một hôm tôi đọc sai, thầy tôi nói:

– Ca-pi sẽ biết đọc trước Rê-mi.

Con chó có lẽ hiểu nên đắc chí vẫy vẫy cái đuôi.

Từ đó, tôi không dám sao nhãng một phút nào. Ít lâu sau, tôi đọc được, trong khi con Ca-pi đáng thương chỉ biết “viết” tên nó bằng cách rút những chữ gỗ trong bảng chữ cái.

Cụ Vi-ta-li hỏi tôi:

– Bây giờ con có muốn học nhạc không?

– Đấy là điều con thích nhất. Nghe thầy hát, có lúc con muốn cười,có lúc lại muốn khóc. Có lúc tự nhiên con nhớ đến mẹ con và tưởng như đang trông thấy mẹ con ở nhà.

Bằng một giọng cảm động, thầy bảo tôi:

– Con thật là một đứa trẻ có tâm hồn.

Đọc thêm bài thơ 🔰Sang Năm Con Lên Bảy 🔰 Nội Dung Tập Đọc, Soạn Bài, Cảm Thụ

Giới Thiệu Bài Lớp Học Trên Đường

Sau đây là thông tin giới thiệu về bài lớp học trên đường:

  • Mẩu chuyện được trích từ tiểu thuyết “Không gia đình” của nhà văn Pháp Héc-to Ma-lô viết về cuộc đời lưu lạc của chú bé Rê-mi. Bị bắt cóc và vứt ra lề đường từ lúc mới sinh, Rê-mi được một gia đình nghèo nuôi, rồi được chủ một gánh xiếc rong là cụ Vi-ta-li dìu dắt nên người. Trải qua bao thăng trầm, cuối cùng cậu đã tìm được gia đình và sống hạnh phúc bên những người ruột thịt.
  • Nội dung đoạn trích: Bài đọc là câu chuyện về cụ Vi-ta-li dạy Rê -mi học chữ. Rê – mi đã vượt qua khó khăn của việc hay quên để học và biết đọc thành thạo. Cụ muốn dạy cho Rê – mi cả âm nhạc nữa. Cụ khen nhân vậtRê – mi là đứa trẻ có tâm hồn, vì nghe hiểu được nhạc cụ chơi.

Bố Cục Bài Đọc Lớp Học Trên Đường

Bố cục bài đọc Lớp học trên đường có thể chia bài đọc thành 3 đoạn:

  • Đoạn 1: Từ đầu đến “mà đọc được
  • Đoạn 2: Từ “Khi dạy tôi” đến “vẫy vẫy cái đuôi
  • Đoạn 3: Phần còn lại

Đón đọc thêm 🌹Những Cánh Buồm Lớp 5 🌹Tìm hiểu chi tiết

Hướng Dẫn Tập Đọc Lớp Học Trên Đường

Hướng dẫn nhanh cách tập đọc bài Lớp đọc trên đường.

  • Đọc trôi chảy, lưu loát toàn bài.
  • Diễn cảm bài văn với giọng kể nhẹ nhàng, cảm xúc. Phân biệt lời nói: lời cụ Vi-ta-li khi ôn tồn điềm đạm, khi nghiêm khắc, lúc nhân từ, cảm động, lời đáp của Rê-mi dịu dàng, đầy cảm xúc.

Chú thích:

  • Ngày một ngày hai: Nhanh chóng, có kết quả ngay.
  • Tấn tới: tiến bộ, đạt nhiều kết quả
  • Đắc chí: tỏ ra thích thú vì đạt được mong muốn
  • Sao nhãng: quên đi, không để tâm vào việc phải làm

Ý Nghĩa Bài Lớp Học Trên Đường

Ý nghĩa bài Lớp đọc trên đường: Ca ngợi tấm lòng nhân từ, quan tâm giáo dục trẻ của cụ Vi-ta-li, đồng thời cũng thấy được khát khao và quyết tâm học tập của cậu bé nghèo Rê-mi.

Xem thêm bài đọc 🌻Tiếng Rao Đêm🌻 Nội Dung Tập Đọc, Soạn Bài

Đọc Hiểu Tác Phẩm Lớp Học Trên Đường

Xem thêm phần đọc hiểu tác phẩm Lớp học trên đường bên dưới.

👉Câu 1. Rê-mi học chữ trong hoàn cảnh như thế nào?

a. Không có trường lớp, sách vở và thầy giáo là chủ một gánh xiếc.

b. Rê-mi học chữ trên đường đi hát rong kiếm sống.

c. Cả hai ý trên đều đúng.

👉Câu 2. Chi tiết nào cho thấy Rê-mi là một cậu bé rất hiếu học?

a. Lúc nào trong túi Rê-mi cũng đầy những gỗ khắc đầy những chữ cái để học.

b. Khi biết đọc rồi cậu còn muốn học nhạc.

c. Cả hai ý trên đều đúng.

👉Câu 3. Qua câu chuyện này, để thực hiện quyền học tập của trẻ em thì nhiệm vụ người lớn và trẻ em là gì? Viết câu trả lời vào chỗ trống.

a. Trẻ em phải:

…………………………………………………………………………………

b. Người lới phải:

…………………………………………………………………………………

👉Câu 4. Những từ nào đồng nghĩa với từ “quyền lực”?

a. Quyền hạn.

b. Quyền lợi.

c. Quyền công dân.

👉Câu 5. Những từ nào đồng nghĩa với từ “Bổn phận”?

a. Thân phận.

b. Số phận.

c. Trách nhiệm.

👉Câu 6. Dấu phẩy trong câu “Thân nó xù xì, gai góc, mốc meo” có tác dụng gì?

a. Ngăn cách các vế câu.

b. Ngăn cách các từ cùng làm vị ngữ.

c. Ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ.

👉Câu 7. Lớp học trên đường có gì đặc biệt?

A. Thầy giáo là một ông cụ đã già

B. Học sinh có quyền tự do phát biểu ý kiến của mình

C. Thầy giáo và học sinh là hai ông cháu

D. Tất cả các ý trên

👉Câu 8. Công việc chính của người thầy giáo trong câu chuyện trên là gì?

A. chăm trẻ

B. diễn xiếc

C. dạy học

D. múa rối

👉Câu 9. Sách để học sinh học trong câu chuyện trên có gì đặc biệt?

A. sách là những miếng giấy thừa, viết chữ được cắt từ mảnh gỗ dẹp nhặt trên đường

B. sách là những miếng gỗ mỏng khắc chữ được cắt từ mảnh gỗ dẹp nhặt trên đường

C. sách là những miếng gỗ khắc chữ được cắt từ mảnh gỗ dẹp nhặt trên đường

D. sách là những miếng bìa khắc chữ được cắt từ mảnh gỗ dẹp nhặt trên đường

👉Câu 10. Chú chó Ca-pi viết tên mình bằng cách nào?

A, viết lên mặt đất

B. rút những chữ trên giấy trong bảng chữ cái

C. rút những chữ gỗ trong bảng chữ cái

D. chỉ vào từng chữ trong bảng chữ cái

Đáp án:

Câu12345678910
Đáp ánccacbdbbc

Câu 3:

a. Ham học, biết vượt lên khó khăn để học tập tốt.
b. Tạo điều kiện cho các em học và giúp đỡ các em trong quá trình học

Soạn Bài Lớp Học Trên Đường Lớp 5

Gợi ý cách soạn bài Lớp học trên đường lớp 5 sau đây:

👉Câu 1 (trang 154 sgk Tiếng Việt 5): Rê-mi học chữ trong hoàn cảnh như thế nào?

Đáp án: Rê-mi học chữ trên đường hai thầy trò đi hát rong kiếm sống.

👉Câu 2 (trang 154 sgk Tiếng Việt 5): Lớp học của Rê-mi có gì ngộ nghĩnh?

Đáp án: Lớp học của Rê-mi rất đặc biệt học trò là Rê-mi và chú chó Ca-pi. Sách là những miếng gỗ khắc chữ được cắt từ mảnh gỗ nhặt được trên đường.

👉Câu 3 (trang 154 sgk Tiếng Việt 5): Tìm những chi tiết cho thấy Rê-mi là một cậu bé rất hiếu học

Đáp án: Những chi tiết cho thấy Rê-mi là một cậu bé rất hiếu học là lúc nào trong túi Rê-mi cũng đầy những miếng gỗ đẹp, chẳng bao lâu Rê-mi thuộc tất cả các chữ cái. Bị thầy chê trách, “Ca-pi sẽ biết đọc trước Rê-mi”. Từ đó Rê-mi quyết chí học. Nhờ vậy Rê-mi biết đọc chữ, chuyển sang học nhạc trong khi Ca-pi chỉ biết viết tên mình băng cách rút những chữ gỗ.

👉Câu 4 (trang 154 sgk Tiếng Việt 5): Qua câu chuyện này, em có suy nghĩ gì về quyền học tập của trẻ em?

Đáp án: Qua câu chuyện này, em có suy nghĩ là trẻ em cần được dạy dỗ học hành, có thầy giáo tận tình chỉ bảo, có bạn bè hòa thuận. Trẻ em được tạo điều kiện và khuyến khích học tập tốt để phát triển năng khiếu bản thân.

Chia sẻ thêm văn bản 🌷 Trí Dũng Song Toàn 🌷 Nội Dung Tập Đọc, Soạn Bài, Cảm Thụ

Giáo Án Lớp Học Trên Đường Lớp 5

Đừng vội bỏ qua giáo án Lớp học trên đường lớp 5 mà Thohay.vn chia sẻ sau đây nhé!

I. MỤC TIÊU 

1. Kiến thức: 

– Hiểu nội dung: Sự quan tâm tới trẻ em của cụ Vi-ta-li và sự hiếu học của Rê-mi. (Trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3). 

2. Kĩ năng: Biết đọc diễn cảm bài văn, đọc đúng các tên riêng nước ngoài.

3. Phẩm chất: chăm chỉ, trách nhiệm. 

4. Năng lực: 

– Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.

– Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.

II. CHUẨN BỊ  

1. Đồ dùng 

– GV: + Tranh minh hoạ bài học trong sách giáo.

+ Bảng phụ viết sẵn đoạn văn cần hướng dẫn HS đọc diễn cảm.

– HS: SGK, vở

2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học

– Vấn đáp, quan sát, thực hành, thảo luận nhóm, trò chơi… 

– Kĩ thuật đặt và trả lời câu hỏi, kĩ thuật trình bày một phút

III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC

Hoạt động của thầyHoạt động của trò
1. Hoạt động Khởi động:(5 phút)
– Cho HS thi đọc bài thơ Sang năm con lên bảy và trả lời câu hỏi sau bài đọc.
– Thế giới tuổi thơ thay đổi thế nào khi ta lớn lên ? 
– Bài thơ nói với các em điều gì ? 
– Gv nhận xét
– Giới thiệu bài – Ghi bảng: Một trong những quyền của trẻ em là quyền được học tập. Nhưng vẫn có những trẻ em nghèo không được hưởng quyền lợi này. Rất may, các em lại gặp được những con người nhân từ. Truyện Lớp học trên đường kể về cậu bé nghèo Rê-mi biết chữ nhờ khát khao học hỏi, nhờ sự dạy bảo tận tình của thầy Vi-ta-li trên quãng đường hai thầy trò hát rong kiếm sống
– HS thi đọc 
– Qua thời thơ ấu, các em sẽ không còn sống trong thế giới tưởng tượng, thế giới thần tiên của những câu chuyện thần thoại, cổ tích mà ở đó cây cỏ, muông thú đều biết nói, biết nghĩ như người. Các em sẽ nhìn đời thực hơn. Thế giới của các em trở thành thế giới hiện thực. Trong thế giới ấy, chim không còn biết nói, gió chỉ còn biết thổi, cây chỉ còn là cây, đại bàng chẳng về… đậu trên cành khế nữa; chỉ còn trong đời thật tiếng người nói với con.
– Thế giới của trẻ thơ rất vui và đẹp vì đó là thế giới của truyện cổ tích. Khi lớn lên, dù phải từ biệt thế giới cổ tích đẹp đẽ và thơ mộng ấy nhưng ta sẽ sống một cuộc sống hạnh phúc thật sự do chính hai bàn tay ta gây dựng nên.
– HS nghe
– HS ghi vở
2. Hoạt động Khám phá: (12phút)
– Gọi 1 HS đọc bài.
– HS chia đoạn
– Đọc nối tiếp từng đoạn trong nhóm lần 1.
– Đọc nối tiếp từng đoạn trong nhóm lần 2.
– Luyện đọc theo cặp
– Gọi HS đọc toàn bài
– GV đọc diễn cảm bài văn – giọng kể nhẹ nhàng, cảm xúc; lời cụ Vi-ta-li khi ôn tồn, điềm đạm; khi nghiêm khắc (lúc khen con chó với ý chê trách Rê-mi), lúc nhân từ, cảm động (khi hỏi Rê-mi có thích học không và nhận được lời đáp của cậu); lời đáp của Rê-mi dịu dàng, đầy cảm xúc.
– 1 HS đọc bài
– HS chia đoạn
+ Đoạn 1: Từ đầu đến mà đọc được.
+ Đoạn 2: Tiếp cho đến vẫy cái đuôi.
+ Đoạn 3: Phần còn lại.
– 3 HS đọc nối tiếp lần 1 kết hợp luyện đọc từ khó
– 3 HS đọc nối tiếp lần 2 kết hợp luyện đọc câu khó, giải nghĩa từ
– HS luyện đọc theo cặp
– HS đọc
– HS nghe
3. Hoạt động Thực hành: (10 phút)
– Cho HS thảo luận trong nhóm để trả lời các câu hỏi sau đó chia sẻ trước lớp:
+ Rê-mi học chữ trong hoàn cảnh nào? 
+Lớp học của Rê- mi có gì ngộ nghĩnh? 
– GV nói thêm: giấy viết là mặt đất, bút là những chiếc que dùng để vạch chữ trên đất.     Học trò là Rê – mi và chú chó Ca – pi. 
+ Kết quả học tập của Ca -pi và Rê – mi khác nhau như thế nào?
+ Tìm những chi tiết cho thấy Rê- mi là một câu bé rất hiếu học ?
+ Qua câu chuyện này, bạn có suy nghĩ gì về quyền học tập của trẻ em?
– GV hỏi HS về ý nghĩa câu chuyện: 
– GVKL: Câu chuyện này nói về Sự quan tâm tới trẻ em của cụ Vi-ta-li và sự hiếu học của Rê-mi.
– HS thảo luận và chia sẻ:
+ Rê – mi học chữ trên đường hai thầy trò đi hát rong kiếm ăn.
+ Lớp học rất đặc biệt: Có sách là những miếng gỗ mỏng khắc chữ được cắt từ mảnh gỗ nhặt được trên đường.
+ Ca – pi. không biết đọc, chỉ biết lấy ra những chữ mà thầy giáo đọc lên. Có trí nhớ tốt hơn  Rê – mi, không quên những cái đã vào đầu. Có lúc được thầy khen sẽ biết đọc trước Rê – mi.
 + Rê – mi lúc đầu học tấn tới hơn Ca – pi nhưng có lúc  quên mặt chữ, đọc sai, bị thầy chê. Từ đó quyết  chí học. Kết quả, Rê – mi biết đọc chữ, chuyển sang học nhạc, Trong khi Ca- pi chỉ biết “ viết” tên mình bằng cách rút những chữ gỗ.)
+ Lúc nào túi cũng đầy những miếng gỗ dẹp nên chẳng bao lâu đã thuộc tất cả các chữ cái.
 + Bị thầy chê trách, “Ca- pi sẽ biết đọc trước Rê – mi”, từ đó, không dám sao nhãng một phút nào nên ít lâu đã đọc được.
+ Khi thầy hỏi, có thích học hát không, đã trả lời: Đấy là điều con thích nhất… 
– HS phát biểu tự do, VD:
+ Trẻ em cần được dạy dỗ, học hành.
+ Người lớn cần quan tâm, chăm sóc trẻ em, tạo mọi điều kiện cho trẻ em được học tập.
+ Để thực sự trở thành những chủ nhân tương lai của đất nước, trẻ em ở mọi hoàn cảnh phải chịu khó học hành.
– HS trả lời.
– HS nghe
Luyện đọc diễn cảm:(8 phút)
 Gọi HS đọc tốt đọc 3 đoạn của bài
– Yêu cầu HS  tìm đúng giọng đọc của bài
– Hướng dẫn HS đọc diễn cảm đoạn: Cụ Vi- ta- li hỏi tôi…đứa trẻ có tâm hồn.
+ Gọi HS đọc 
+ Luyện đọc theo cặp
+ Thi đọc diễn cảm
– 3 HS tiếp nối nhau đọc
– HS nêu
– Cả lớp theo dõi
– HS đọc
– HS đọc theo cặp
– HS thi đọc diễn cảm 
4. Hoạt động Vận dụng: (2phút)
-Cho HS đặt mình vào vai Rê-mi nêu suy nghĩ về quyền học tập của trẻ em.
-Xung quanh em có ai có hoàn cảnh như Rê-mi không? 
-Em có cảm nghĩ gì về những bạn có hoàn cảnh đó.
-GV nhận xét
-Em biết được trẻ em có quyền được học tập/ được yêu thương chăm sóc/ được đối xử công bằng…
-HS nêu
-HS nêu
5. Hoạt động sáng tạo: (1 phút)
– Về nhà kể lại câu chuyện này cho mọi người cùng nghe.– HS nghe và thực hiện

2 Mẫu Cảm Thụ Lớp Học Trên Đường Hay Nhất

Chia sẻ ngay các mẫu cảm thụ bài đọc Lớp học trên đường hay nhất dưới đây.

Mẫu Cảm Thụ Lớp Học Trên Đường Hay – Mẫu 1

“Không gia đình” là cuốn tiểu thuyết mang tầm thế giới của nhà văn Pháp Héc-to Ma-lô viết về những năm tháng dài trôi nổi, lưu lạc của chú bé Rê-mi tội nghiệp. Đoạn văn “Lớp học trên đường” trích trong tác phẩm “Không gia đình” kể lại chuyện Rê-mi học chữ với cụ Vi-ta-li trên những chặng dường lưu diễn của gánh xiếc rong.

Một cách học chữ thật độc đáo. Thầy giáo là cụ Vi-ta-li, chủ gánh xiếc, một con người tài hoa, từng trải, rất thương người. Học trò là bé Rê- mi và chú chó Ca-pi – hai diễn viên của gánh xiếc rong. Không có lớp, bảng, phấn, sách vở bút mực. Các con chữ được cụ Vi-ta-li khắc lên những mảnh gỗ mỏng, bé nhỏ từng dính đầy cát bụi nhặt được trên đường. Cách học là “nhận mặt từng chữ, rồi ghép các chữ ấy thành tiếng”.
 
Cặp sách là túi áo. Rê-mi rất thông minh và ham học, nên túi đầy những miếng gỗ ghép. Và chẳng bao lâu, chú “đã thuộc tất cả các chữ cái”.
 
Hai cậu học trò nhỏ cũng có cuộc thi đua ngầm. Ca-pi có trí nhớ tốt hơn Rê-mi, tuy không thể đọc lên những chữ, nhưng nó “biết lấy ra những chữ” mà thầy nó đọc lên. Rê-mi thông minh hơn Ca-pi nhưng cũng có lúc đọc sai. Khi cụ Vi-ta -li nói: “Ca-pi sẽ biết đọc trước Rê-mi” thì nó “đắc chí vẫy vẫy cái đuôi”. Thật là hóm hỉnh.

Rê-mi “không dám sao nhãng một phút nào” nên chỉ ít lâu sau đã đọc được; còn Ca-pi thì chỉ biết “viết” tên nó bằng cách rút những chữ gỗ trong bảng chữ cái.
 
Có thể nói, cả hai chú học trò nhỏ đều tiến bộ, đều biết đọc, biết “viết” Cụ giáo Vi-ta-li thật tài !

Cụ Vi-ta-li là một con người giàu tình thương. Cụ đã dành cho Rê-mi và những con vật nhỏ bé như Ca-pi – những diễn viên xiếc đầy tài năng nhiều chăm chú thương yêu. Vì thế, những khóa học, những lớp học trên đường bằng nhiều hình thức sáng tạo, hấp dẫn cứ liên tiếp được mở ra. Sau khi dạy cho Rê-mi và Ca-pi biết đọc, biết “viết”, cụ Vi-ta-li lại dạy nhạc cho Rê-mi. Cụ không bắt ép, không áp đặt nên mới hỏi: “Bây giờ con có muốn học nhạc không”?

Cậu học trò nhỏ hiếu học, thông minh và đáng thương đã bày tỏ tất cả tâm lòng thơ ngây, trong sáng của mình. Ai nghe được cũng phải cảm động: “Đây là điều con thích nhất. Nghe thầy hát, có lúc con muốn cười, có lúc lại muốn khóc. Có lúc tự nhiên con nhớ đến mẹ và con tưởng như đang trông thấy mẹ con ở nhà’’.
 
Là một chủ gánh xiếc có tài dạy thú, một con người có trái tim nhân hậu bao la, cụ đã nói với Rê-mi bằng tất cả tấm lòng của một ông thầy vĩ đại: “Con thật là một đứa trẻ có tâm hồn”.

Lời khen đó cho thấy cụ Vi-ta-li không chỉ nhận biết Rê-mi là một đứa bé rất hiếu thảo mà còn rất mẫn cảm, có tâm hồn giàu năng khiếu nghệ thuật. Nhờ thế, độc giả khi đọc tiếp những chương sau đã bắt gặp chú bé Rê-mi, một nghệ sĩ chơi đàn rất điệu nghệ.

Đọc trích đoạn “Lớp học trên đường”, ta vô cùng cảm phục thầy Vi- ta-li vừa nhân hậu vừa có tài sư phạm, ta càng thấy yêu thương hơn Rê- mi, một chú bé bất hạnh mà hiếu học, hiếu thảo, biết nỗ lực không ngừng vươn lên trên đường đời. “Lớp học trên đường” là trang văn của tình thương, càng đọc và ngẫm nghĩ, ta càng xúc động.

Mẫu Cảm Thụ Lớp Học Trên Đường Ngắn Hay – Mẫu 2

Truyện Lớp học trên đường kể chuyện về một cậu bé biết chữ nhờ khát khao học hỏi, nhờ sự chỉ bảo tận tình của cụ Vi-ta-li trên đường hai thầy trò diễn xiếc rong kiếm ăn.

Lớp học của thầy trò nghèo thật đặc biệt, lớp học chỉ vỏn vẹn hai học trò là Rê-mi và chú chó Ca-pi; sách là những miếng gỗ mỏng khắc chữ được cắt từ mảnh gỗ dẹp nhặt trên đường; giấy viết là mặt đất, bút là những chiếc que dùng để vạch chữ trên đất, lớp học được diễn ra ngay trên đường đi.

Chú chó Ca-pi không biết đọc, chỉ biết lấy ra những chữ mà thầy giáo đọc lên. Nhưng Ca-pi có trí nhớ tốt hơn Rê-mi, những cái gì đã ghi vào đầu thì nó không bao giờ quên. Còn Rê-mi thì lúc đầu học hành tấn tới hơn chú chó Ca-pi, nhưng có lúc cậu quên mặt chữ, đọc sai, bị thầy chê.

Sau lần bị thầy chê, cậu bé Rê – mi quyết chí học tập hơn. Kết quả, Rê-mi biết đọc chữ, chuyển sang học nhạc, trong khi chó Ca-pi chỉ biết “viết” tên mình bằng cách rút những chữ gỗ trong bảng chữ cái.

Cậu bé Rê – mi quả là một đứa trẻ hiếu học, dù lớp học thiếu thốn và diễn ra ngay trên đường nhưng cậu luôn hào hứng, lúc nào trong túi cũng đầy những miếng gỗ đẹp nên chẳng bao lâu Rê-mi đã thuộc tất cả các chữ cái. Ngoài ra khi được thầy hỏi có thích học hát không, cậu bé đã trả lời: “Đấy là điều con thích nhất”…

Câu chuyện tuy ngắn gọn nhưng mang nhiều ý nghĩa sâu sắc, tác giả ca ngợi tấm lòng nhân từ, quan tâm đến việc giáo dục trẻ em của cụ Vi-ta-li cùng khao khát và quyết tâm học tập của cậu bé nghèo Rê-mi.

Đừng bỏ qua 🌿 Bài Thơ Bầm Ơi [Tố Hữu] 🌿 Nội Dung, Nghệ Thuật, Phân Tích

Viết một bình luận