Trí Dũng Song Toàn Lớp 5 ❤️️ Nội Dung Tập Đọc, Soạn Bài, Cảm Thụ ✅ Cập Nhật Ý Nghĩa, Bố Cục, Giáo Án, Hướng Dẫn Tập Đọc.
NỘI DUNG CHÍNH
Nội Dung Bài Đọc Trí Dũng Song Toàn
Truyện Trí dũng song toàn ca ngợi sứ thần Giang Văn Minh là người trí dũng song toàn. Để giữ thể diện và danh dự đất nước, ông dũng cảm, không sợ chết, dám đối lại một vế đối tràn đầy lòng tự hào dân tộc. Cùng Thohay.vn đọc nội dung bài đọc Trí dũng song toàn bên dưới.
Mùa đông năm 1637, thám hoa Giang Văn Minh được vua Lê Thần Tông cử đi sứ Trung Quốc. Chờ rất lâu mà vẫn không được vua nhà Minh cho tiếp kiến, ông vờ khóc lóc rất thảm thiết. Vua liền hạ chỉ mời ông đến hỏi cho ra lẽ.
Thám hoa vừa khóc vừa than rằng:
– Hôm nay là ngày giỗ cụ tổ năm đời của thần, nhưng thần không có mặt ở nhà để cúng giỗ. Thật là bất hiếu với tổ tiên!
Vua Minh phán:
– Không ai phải giỗ người đã chết từ năm đời. Sứ thần khóc lóc như vậy thật không phải lẽ!
Giang Văn Minh nghe vậy, bèn tâu:
– Vậy, tướng Liễu Thăng tử trận đã mấy trăm năm, sao hàng năm nhà vua vẫn bắt nước tôi cử người mang lễ vật sang cúng giỗ?
Biết đã mắc mưu sứ thần, vua Minh vẫn phải nói:
– Từ nay trở đi, nước ngươi không phải góp giỗ Liễu Thăng nữa.
– Đồng trụ đến giờ rêu vẫn mọc.
Biết họ ngạo mạn nhắc chuyện Mã Viện dẹp cuộc nổi dậy của Hai Bà Trưng, Giang Văn Minh cứng cỏi đáp lại:
– Bạch Đằng thuở trước máu còn loang.
Thấy sứ thần Việt Nam dám lấy việc quân đội cả ba triều đại Nam Hán, Tống và Nguyên đều thảm bại trên sông Bạch Đằng để đối lại, vua Minh giận quá, sai người ám hại ông.
Thi hài Giang Văn Minh được đưa về nước. Vua Lê Thần Tông đến tận linh cữu ông, khóc rằng:
– Sứ thần không làm nhục mệnh vua, xứng đáng là anh hùng thiên cổ.
Điếu văn của vua Lê còn có câu: “Ai cũng sống, sống như ông, thật đáng sống. Ai cũng chết, chết như ông, chết như sống’’
Theo ĐINH XUÂN LÂM – TRƯƠNG HỮU QUỲNH và TRUNG LƯU
Chú thích:
– Trí dũng song toàn: Vừa mưu trí vừa dũng cảm
– Thám hoa: Người đỗ thứ ba (sau trạng nguyên, bảng nhãn) trong kì thi Đình được tổ chức sau kì thi tiến sĩ thời xưa.
– Giang Văn Minh (1573 – 1638): đại thần triều Lê.
– Liễu Thăng: tướng nhà Minh, năm 1427 bị nghĩa quân Lam Sơn phục kích giết chết ở ải Chi Lăng (nay thuộc tỉnh Lạng Sơn)
– Đồng trụ: tương truyền là cây cột đồng do Mã Viện, tướng nhà Hán, dựng ở biên giới sau khi đà áp cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng.
Chia sẻ cho bạn đọc 🌿 Bài Thơ Bầm Ơi [Tố Hữu] 🌿 Nội Dung, Nghệ Thuật, Phân Tích
Giới Thiệu Bài Trí Dũng Song Toàn
Sau đây là thông tin giới thiệu bài Trí dũng song toàn.
- Bài Trí dũng song toàn do các tác giả ĐINH XUÂN LÂM – TRƯƠNG HỮU QUỲNH và TRUNG LƯU tổng hợp, biên soạn.
- Bài đọc nói về Thám hoa Giang Văn Minh làm sứ thần nước Việt thời nhà Lê, dùng tài trí và sự dũng cảm đối đáp vua Minh. Tuy bị ám hại nhưng được lưu danh sử sách vì trí tuệ và lòng dũng cảm, sự tự tôn dân tộc.
Bố Cục Bài Trí Dũng Song Toàn
Bố cục bài Trí dũng song toàn gồm 4 phần chính:
- Đoạn 1: Từ đầu đến mời ông đến hỏi cho ra lẽ
- Đoạn 2: Từ Thám hoa vừa khóc đến đền mạng Liễu Thăng
- Đoạn 3: Từ Lần khác đến sai người ám hại ông
- Đoạn 4: Phần còn lại
Chia sẻ cho bạn đọc tác phẩm 🌼 Cánh Cam Lạc Mẹ 🌼 Nội Dung Bài Tập Đọc, Soạn Bài
Hướng Dẫn Tập Đọc Trí Dũng Song Toàn
Tiếp theo là hướng dẫn tập đọc Trí dũng song toàn.
- Đọc lưu loát toàn bài văn, ngắt nghỉ hơi đằng sau cỏc dấu câu, giữa các cụm từ.
- Nhấn giọng những từ gợi cảm.
- Diễn cảm bài văn: giọng đọc lúc rắn rỏi, hào hứng, lúc trầm lắng, tiếc thương.
- Chú ý phân biệt lời các nhân vật Giang Văn Minh, vua nhà Minh, đại thần nhà Minh, vua Lê Thần Tông.
Ý Nghĩa Bài Trí Dũng Song Toàn
Ca ngợi sứ thần Giang Văn Minh trí dũng song toàn, bảo vệ được quyền lợi và danh dự của đất nước khi đi sứ nước ngoài.
Có thể bạn sẽ quan tâm bài 🌱 Thái Sư Trần Thủ Độ 🌱 Nội Dung Tác Phẩm, Soạn Bài, Cảm Thụ
Đọc Hiểu Tác Phẩm Trí Dũng Song Toàn
Xem thêm phần đọc hiểu tác phẩm Trí dũng song toàn bên dưới.
👉Câu 1. Giang Văn Minh đỗ đến thứ bậc nào?
A. trạng nguyên
B. bảng nhãn
C. thám hoa
D. tú tài
👉Câu 2. Giang Văn Minh viện dẫn chuyện gì khiến vua Minh phải bãi bỏ lệ “góp giỗ Liễu Thăng”
A. Liễu Thăng chết hàng trăm năm nên không phải giỗ
B. Không ai phải cúng cụ Tổ 5 đời.
C. Hôm nay là ngày giỗ cụ Tổ 5 đời nhưng không có ở nhà để cúng giỗ, thật bất hiếu.
D. Hắn là tên xâm lược
👉Câu 3. Trong câu chuyện trên, ai là người trí dũng song toàn?
A. Lê Thần Tông
B. Liễu Thăng
C. Giang Văn Minh
D. Quan đại thần
👉Câu 4. Vì sao vua nhà Minh sai người ám hại Giang Văn Minh?
A. vì căm tức Giang Văn Minh thắng mình và quan dưới triều mình
B. vì không muốn nước ta có người tài
C. vì mắc mưu Giang Văn Minh mà vua nhà Minh phải bãi bỏ lệnh góp giỗ Liễu Thăng
D. tất cả các ý trên
👉Câu 5. “Ai cũng sống, sống như ông, thật đáng sống. Ai cũng chết, chết như ông, chết như sống”
Câu trên là lời điếu văn của ai dành cho Giang Văn Minh?
A. người đời sau
B. Lê Thần Tông
C. Vua nhà Minh
D. dân nhà Minh
👉Câu 6. Giang Văn Minh có những phẩm chất nào?
A. hèn nhát
B. bất khuất
C. sợ chết
D. nịnh bợ
👉Câu 7. Vua Lê Thần Tông xưng danh Giang Văn Minh như thế nào?
A. anh hùng liệt sĩ
B. anh hùng thiên cổ
C. anh hùng dũng sĩ
D. anh hùng cứu quốc
👉👉Đáp án và hướng dẫn giải Trắc nghiệm Tập đọc lớp 5
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 |
Đáp án | C | A | C | D | B | B | B |
Xem bài viết đầy đủ 💚 Kể Chuyện Chiếc Đồng Hồ 💚 Bố Cục, Giáo Án, Hướng Dẫn Kể Chuyện
Soạn Bài Trí Dũng Song Toàn Lớp 5
Chia sẻ cho các bạn gợi ý soạn bài Trí dũng song toàn lớp 5.
👉Câu 1 (trang 26 sgk Tiếng Việt lớp 5 tập 2): Sứ thần Giang Văn Minh làm cách nào để vua nhà Minh bãi bỏ lễ “góp giỗ Liễu Thăng”?
Trả lời:
Để vua nhà Minh bãi bỏ lệ góp giỗ Liễu Thăng, sứ thần Giang Văn mượn chuyện giỗ cụ tổ 5 đời để vua Minh tự nói ra sự vô lí của quy định này đồng thời cũng phải tự ra lệnh bỏ lệ bắt nước ta góp giỗ Liễu Thăng.
👉Câu 2 (trang 26 sgk Tiếng Việt lớp 5 tập 2): Nhắc lại nội dung cuộc đối đáp giữa ông Giang Văn Minh với đại thần nhà Minh.
Trả lời:
– Đại thần nhà Minh ra vế đối: “Đồng trụ đến giờ rêu vẫn mọc” ngầm ngạo mạn nhắc lại chuyện Mã Viện dẹp cuộc nổi dậy của Hai Bà Trưng.
– Giang Văn Minh đã cứng cỏi đối lại ngay: “Bạch Đằng thuở trước máu còn loang” nhằm nhắc lại việc quân cả ba triều đại Nam Hán, Tống và Nguyên đều thảm bại trên sông Bạch Đằng để đối lại.
👉Câu 3 (trang 26 sgk Tiếng Việt lớp 5 tập 2): Vì sao vua nhà Minh sai người ám hại ông Giang Văn Minh ?
Trả lời:
Vua nhà Minh sai người ám hại ông Giang Văn Minh vì trước mắc mưu ông phải bỏ lệ góp giỗ Liễu Thăng đã căm ghét ông rồi, nay lại thấy ông cứng cỏi, chẳng chịu nhún nhường khi ứng đối với đại thần nhà Minh nên giận quá đã ra tay.
👉Câu 4 (trang 26 sgk Tiếng Việt lớp 5 tập 2): Vì sao có thể nói ông Giang Văn Minh là người trí dũng song toàn ?
Trả lời:
Có thể nói ông Giang Văn Minh là người trí dũng song toàn vì ông vừa mưu trí vừa bất khuất. Giữa triều đình nhà Minh, Giang Văn Minh biết dùng mưu để vua nhà Minh buộc phải bỏ lệ góp giỗ Liễu Thăng cho nước Việt, để giữ thể diện và danh dự đất nước, ông dũng cảm dám đối lại bằng một vế đối tràn đầy lòng tự hào dân tộc.
Khám phá thêm bài 💌 Nhà Yêu Nước Nguyễn Trung Trực 💌 Nội Dung Chính Tả, Soạn Bài
Giáo Án Trí Dũng Song Toàn Lớp 5
Đừng vội bỏ qua nội dung giáo án Trí dũng song toàn lớp 5.
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Hiểu ý nghĩa : Ca ngợi Giang Văn Minh trí dũng song toàn, bảo vệ được danh dự, quyền lợi đất nước ( Trả lời được các câu hỏi trong SGK) .
2. Kĩ năng: Biết đọc diễn cảm bài văn, đọc phân biệt giọng của các nhân vật .
3.Thái độ: Giáo dục Hs có ý thức tự hào dân tộc.
* KNS: Kĩ năng tự nhận thức ; Kĩ năng tư duy sáng tạo.
4. Năng lực:
– Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
– Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.
II. CHUẨN BỊ
1. Đồ dùng
– Giáo viên: Sách giáo khoa, tranh minh hoạ , bảng phụ viết sẵn đoạn văn cần luyện đọc
– Học sinh: Sách giáo khoa
2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học:
– Phương pháp vấn đáp, động não, thực hành, thảo luận nhóm.
– Kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật trình bày một phút, động não.
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
Hoạt động của thầy | Hoạt động của trò |
1. Hoạt động khởi động:(5 phút) | |
– Cho HS tổ chức trò chơi “Hộp quà bí mật” bằng cách đọc và trả lời câu hỏi trong bài “Nhà tài trợ đặc biệt của cách mạng.” – Giáo viên nhận xét. – Giới thiệu bài- ghi bảng | – HS chơi trò chơi – HS nghe – HS ghi vở |
2. Hoạt động luyện đọc: (12phút) * Mục tiêu: – Rèn đọc đúng từ , đọc đúng câu, đoạn. – Hiểu nghĩa các từ ngữ mới. – Đọc đúng các từ khó trong bài * Cách tiến hành: | |
– Cho 1 HS đọc toàn bài- Cho HS chia đoạn – GV kết luận chia đoạn: 4 đoạn – Đọc nối tiếp từng đoạn trong nhóm 2 lượt – Đọc theo cặp. – Học sinh đọc toàn bài – GV đọc mẫu | – HS đọc – HS chia đoạn + Đ 1:Từ đầu….cho ra lẽ. + Đ2 :Tiếp… để đền mạng Liễu Thăng + Đ3:Tiếp…sai người ám hại. + Đ4: Còn lại. – HS nghe- HS đọc nối tiếp bài văn lần 1 kết hợp luyện đọc những từ ngữ khó: thảm thiết, cúng giỗ, ngạo mạn. – HS nối tiếp nhau đọc lần 2 kết hợp giải nghĩa từ. – HS luyện đọc theo cặp mỗi em đọc 1 đoạn, sau đó đổi lại. – 1 HS đọc lại cả bài trước lớp. – HS theo dõi |
3. Hoạt động tìm hiểu bài: (10 phút) * Mục tiêu: Hiểu ý nghĩa : Ca ngợi Giang Văn Minh trí dũng song toàn, bảo vệ được danh dự, quyền lợi đất nước (Trả lời được các câu hỏi trong SGK) . * Cách tiến hành: | |
– Cho HS thảo luận nhóm trả lời câu hỏi sau đó báo cáo và chia sẻ kết quả: + Sứ thần Giang Văn Minh làm cách nào để vua nhà Minh bãi bỏ lệ góp giỗ Liễm Thăng? + Giang văn Minh đã khôn khéo như thế nào khi đẩy nhà vua vào tình thế phải bỏ lệ góp giỗ Liễu Thăng? + Nhắc lại nội dung cuộc đối đáp giữa Giang văn Minh với đại thần nhà Minh? + Vì sao vua nhà Minh sai người ám hại ông Giang Văn Minh? + Vì sao có thể nói ông Giang Văn Minh là người trí dũng song toàn? – Nội dung chính của bài là gì? – GV nhận xét, kết luận | – Nhóm trưởng điều khiển HS thảo luận, chia sẻ kết quả – Ông vờ khóc than vì không có mặt ở nhà để cúng giỗ cụ tổ năm đời …vua Minh bị mắc mưu nhưng vẫn phải bỏ lệ nước ta góp giỗ Liễu Thăng. – Ông khôn khéo đẩy nhà vua vào tình thế thừa nhận sự vô lý bắy góp giỗ Liễu Thăng – 2HS nhắc lại cuộc đối đáp. – Vì vua Minh mắc mưu ông phải bỏ lệ góp giỗ Liễu Thăng. Vua Minh còn căm ghét ông vì ông dám lấy cả việc quân đội ba triều đại Nam Hán, Tống và Nguyên đều thảm bại trên sông Bạch Đằng để đối lại. – Vì ông vừa mưu trí vừa bất khuất. Giữa triều đình nhà Minh, ông biết dùng mưu để buộc nhà Minh phải bỏ lệ góp giỗ Liều Thăng. Ông không sợ chết, dám đối lại bằng một vế đối tràn đầy lòng tự hào dân tộc. – Bài văn ca ngợi sứ thần Giang Văn Minh trí dũng song toàn, bảo vệ được quyền lợi và danh dự của đất nước khi đi sứ nước ngoài.- HS nghe |
4. Luyện đọc diễn cảm:(8 phút) * Mục tiêu: Biết đọc diễn cảm bài văn, đọc phân biệt giọng của các nhân vật . * Cách tiến hành: | |
– Cho 1 nhóm đọc phân vai. – GV đưa bảng phụ đã ghi sẵn đoạn cần luyện và hướng dẫn HS đọc. – Cho HS thi đọc. | – 5 HS đọc phân vai: người dẫn chuyện, Giang Văn Minh, vua nhà Minh, đại thần nhà Minh, vua Lê Thần Tông. – HS đọc theo hướng dẫn của GV. – HS thi đọc phân vai. |
5. Hoạt động ứng dụng: (2phút) | |
– Trao đổi với người thân về ý nghĩa câu chuyện “Trí dũng song toàn”. | – Câu chuyện “Trí dũng song toàn” ca ngợi sứ thần Giang Văn Minh với trí và dũng của mình đã bảo vệ được quyền lợi và danh dự của đất nước khi đi sứ nước ngoài. |
6. Hoạt động sáng tạo (1phút) | |
– Kể lại câu chuyện cho mọi người trong gia đình cùng nghe. | – HS nghe – HS nghe và thực hiện |
Đón đọc thêm về 🔻 Người Công Dân Số Một 🔻 Nội Dung Tập Đọc, Soạn Bài, Cảm Thụ
2 Mẫu Kể Lại Chuyện Trí Dũng Song Toàn Hay Nhất
Cập nhật cho các bạn 2 mẫu kể lại Trí dũng song toàn hay nhất.
Kể Lại Chuyện Trí Dũng Song Toàn Ấn Tượng – Mẫu 1
Để vua nhà Minh bãi bỏ lệ góp giỗ Liễu Thăng, sứ thần Giang Văn Minh mượn chuyện giỗ cụ tổ 5 đời để vua Minh tự nói ra sự vô lí của quy định này đồng thời cũng phải tự ra lệnh bỏ lệ bắt nước ta góp giỗ Liễu Thăng.
Đại thần nhà Minh ra vế đối: “Đồng trụ đến giờ rêu vẫn mọc” ngầm nhắc lại chuyện Mã Viện dẹp cuộc nổi dậy của Hai Bà Trưng. Giang Văn Minh cứng cỏi đối lại ngay: “Bạch Đằng thuở trước máu còn loang” nhằm nhắc lại việc quân cả ba triều đại Nam Hán, Tống và Nguyên đều thảm bại trên sông Bạch Đằng để đối lại.
Ông Giang Văn Minh khi yết kiến vua Minh và đối diện với đại thần của phong kiến Trung Quốc, ông đã tỏ ra cứng cỏi, đối đáp bạo dạn, đầy tự tin bằng cả khí phách anh dũng, bằng sự hiểu biết sâu sắc, lòng tự hào về lịch sử chống ngoại xâm quật cường của Tổ quốc Việt Nam.
Chỉ bằng một vế đối ngắn gọn và súc tích, ông Giang Văn Minh đã đập lại thái độ ngạo mạn của nhà Minh để nhắc lại ba lần thảm bại của cả ba triều đại phong kiến phương Bắc trên sống Bạch Đằng của nước Việt anh hùng. Ông đã “xứng đáng là anh hùng thiên cổ”. Một con người vừa mưu trí, vừa dũng cảm như ông thì dù có chết đi rồi cũng vẫn như còn sống mãi.
Có thể nói rằng ông Giang Văn Minh là người trí dũng song toàn bởi vì ông vừa mưu trí vừa bất khuất. Giữa triều đình nhà Minh, ông biết dùng mưu để vua nhà Minh buộc phải bỏ lệ góp giỗ Liễu Thăng cho nước Việt, giữ thể diện và danh dự đất nước, ông dũng cảm dám đối lại bằng một vế đối tràn đầy lòng tự hào dân tộc.
Kể Lại Chuyện Trí Dũng Song Toàn Đặc Sắc – Mẫu 2
Khi được vua Lê Thần Tông cử đi sứ Trung Quốc, vua nhà Minh để sứ thần Giang Văn Minh chờ lâu và không chịu tiếp kiến thì Giang Văn Minh đã “vừa khóc lóc rất thảm thiết”. Vua Minh buộc phải tiếp kiến ông và hỏi han “cho ra lẽ”.
Nhân dịp đó, sứ thần đã cho vua Minh biết rằng việc góp giỗ Liễu Thăng mới chính là “thật không phải lẽ” vì “tướng Liễu Thăng đã tử trận mấy trăm năm”.
Sứ thần nước ta đã khéo léo làm phép tính đơn giản để so sánh là “ngày giỗ cụ tổ năm đời” của mình lại “không có mặt thần ở nhà để cúng giỗ”, thì vua Minh khăng khăng phán rằng “không ai phải giỗ người đã chết từ năm đời”. Từ đó, việc bãi bỏ lệ “góp giỗ Liễu Thăng ” là điều đương nhiên.
Đại thần nhà Minh ra vế đối: “Đồng trụ đến giờ rêu vẫn mọc”, để nhắc chuyện Mã Viện dẹp cuộc nổi dậy của Hai Bà Trưng. Sứ thần Giang Văn Minh cứng cỏi đối lại ngay: “Bạch Đằng thuở trước máu còn loang”, nhằm lấy việc quân đội ba triều đại Nam Hán, Tống và Nguyên đều thảm bại trên sông Bạch Đằng để đối lại vế đối ngạo mạn nêu trên của đại thần nhà Minh.
Là một đại thần nhà Lê, ông Giang Văn Minh đã chỉ bằng mưu trí thông minh mà buộc vua Minh phải bỏ thói hống hách của nước lớn để “hạ chỉ mời ông đến hỏi cho ra lẽ”. Rồi cũng vua Minh mắc mưu của sứ thần triều Lê mà ra tuyên bố rằng: “Từ nay trở đi, nước ngươi không phải giỗ Liễu Thăng nữa”.
Để từ đó, nước ta mới thoát khỏi nạn mỗi năm cống nạp một lượng vàng để đền mạng Liễu Thăng (một tướng nhà Minh, năm 1427 bị nghĩa quân Lam Sơn phục kích giết chết ở ải Chi Lăng, nay thuộc tỉnh Lạng Sơn, phía Bắc nước ta).
Ông Giang Văn Minh thật sự là người Việt Nam tài giỏi, mưu trí, dũng cảm. Ông đã làm cho vua Minh phải bãi bỏ lệnh “góp giỗ Liễu Thăng”, lại còn hiên ngang đối lại đại thần nhà Minh vốn rất ngạo mạn, tưởng là có thể đè bẹp ý chí ngoan cường của một sứ thần nước Nam. Quá xấu hổ và ghen ghét, nên vua nhà Minh đã sai người ám hại ông Giang Văn Minh.