Kể Chuyện Ông Nguyễn Khoa Đăng [Nội Dung Truyện + Ý Nghĩa + Tóm Tắt]

Kể Chuyện Ông Nguyễn Khoa Đăng ❤️️ Nội Dung Truyện, Ý Nghĩa, Tóm Tắt ✅ Cùng Tham Khảo Bố Cục, Đọc Hiểu, Hướng Dẫn Kể Chuyện.

Nội Dung Câu Chuyện Ông Nguyễn Khoa Đăng Lớp 5

Ông Nguyễn Khoa Đăng là câu chuyện nói về sự xử án tài tình và phẩm chất cao đẹp của vị quan Khoa Đăng luôn coi trọng sự công bằng, công lí. Sau đây là nội dung câu chuyện Ông Nguyễn Khoa Đăng lớp 5.

Nguyễn Khoa Đăng là một vị quan án có tài xét xử, được dân mến phục.

Một lần, có anh hàng dầu gánh hàng ra chợ bán. Lợi dụng lúc anh bận đong dầu, có kẻ thò tay vào bị lấy trộm tiền. Khi biết mất tiền, anh hàng dầu nhớ hồi nãy có một người mù quanh quẩn bên gánh hàng, đuổi mấy cũng không đi. Anh đoán hắn là kẻ cắp, bèn gửi gánh hàng cho người quen rồi đi tìm người mù. Người này ra sức chối, nói rằng mình mù biết tiền để đâu mà lấy. Hai bên xô xát, lính bắt họ giải lên quan án Nguyễn Khoa Đăng.

Thấy người mù khăng khăng chối không ăn cắp tiền, quan hỏi:

– Anh có mang tiền theo không?

Người mù đáp:

– Có, nhưng đấy là tiền của tôi.

– Cứ đưa đây. Của ai rồi sẽ rõ.

Khi người mù móc tiền ra, quan sai người múc ra một chậu nước, bỏ số tiền vào chậu. Một lát thấy trên mặt nước có váng dầu nổi lên. Người mù hết đường chối cãi, đành nhận tội.

Vụ án tưởng đã xong, không ngờ quan lại phán:

– Tên ăn cắp này là kẻ giả mù vì nếu mù thật thì làm sao hắn biết người bán dầu để tiền ở đâu mà lấy.

Ông sai lính nọc tên mù ra đánh, kì đến khi hắn mở mắt mới thôi. Lúc đầu, người mù còn chối, chỉ sau 3 roi hắn đành mở cả hai mắt.

Trong thời kì ông Nguyễn Khoa Đăng làm quan án, ở Quảng Trị có truông nhà Hồ là nơi bọn gian phi dùng làm sào huyệt đón đường cướp của.

Để bắt bọn cướp, quan sai chế một loại hòm gỗ kín có lỗ thông hơi, vừa một người ngồi, có khóa bên trong để người ở trong có thể mở tung ra dễ dàng. Ông kén một số võ sĩ, đem theo vũ khí, ngồi vào hòm. Rồi sai quân sĩ ăn mặc như dân thường, khiêng những hòm ấy qua truông, ra vẻ như khiêng những hòm của cải nặng. Lại cho người đánh tiếng có một vị quan to ở ngoài Bắc sắp sửa về quê sẽ đi qua truông cùng những hòm của cải quý. Bọn cướp đánh hơi, nghĩ đây là cơ hội làm ăn hiếm có, rình lúc đoàn người đi qua cửa truông thì cướp, rồi hí hửng khiêng những hòm nặng ấy về tận sào huyệt.

Về đến nơi, vừa đặt hòm xuống thì những cái hòm bật mở toang, các võ sĩ ngồi trong tay lăm lăm vũ khí bất ngờ xông ra đánh giết bọn cướp. Đang lúc hoảng hốt chưa kịp đối phó thì phục binh của triều đình từ ngoài ùn ùn kéo vào đông như kiến cỏ, bọn cướp đành chắp tay xin tha mạng.

Bọn cướp ấy, Nguyễn Khoa Đăng đưa đi khai khẩn đất hoang ở biên giới, lập thành những đồn điền rộng lớn. Sau đó, ông cho đưa dân đến lập làng xóm ở dọc hai bên truông khiến một vùng núi rừng xưa vắng vẻ trở thành những xóm làng dân cư đông đúc bình yên.

(Theo Nguyễn Đổng Chi)

Chia sẻ cho bạn đọc 🍀 Lập Làng Giữ Biển 🍀 Nội Dung Tập Đọc, Soạn Bài, Cảm Thụ

Giới Thiệu Câu Chuyện Ông Nguyễn Khoa Đăng

Cùng Thohay.vn tìm hiểu thông tin giới thiệu câu chuyện kể về Ông Nguyễn Khoa Đăng.

  • Câu chuyện Ông Nguyễn Khoa Đăng được biên soạn bởi tác giả Nguyễn Đổng Chi
  • Câu chuyện kê về ông Nguyễn Khoa Đăng (1690 – 1725), công thần dưới trướng chúa Nguyễn Minh Vương Nguyễn Phúc Chu, là một nhân vật có tài xử án, với những câu chuyện ly kỳ được lưu lại trong sử sách như vụ xử trộm dưa, anh hàng dầu mất tiền…

Bố Cục Câu Chuyện Ông Nguyễn Khoa Đăng

Bố cục câu chuyện kể về Ông Nguyễn Khoa Đăng có thể chia làm 3 phần:

  • Phần 1: Từ đầu đến “…chỉ sau 3 roi hắn đành mở cả hai mắt”: Vụ án anh bán dầu
  • Phần 2: Còn lại: Nguyễn Khoa Đăng diệt trừ bọn cướp

Đón đọc thêm về 🌻Tiếng Rao Đêm🌻 Nội Dung Tập Đọc, Soạn Bài, Cảm Thụ

Hướng Dẫn Kể Chuyện Ông Nguyễn Khoa Đăng

Xem thêm hướng dẫn kể chuyện Ông Nguyễn Khoa Đăng bên dưới.

  • Dựa vào lời kể của GV và tranh minh họa, kể lại được từng đoạn và toàn bộ câu chuyện.
  • Biết trao đổi về ý nghĩa của câu chuyện.

Ý Nghĩa Câu Chuyện Ông Nguyễn Khoa Đăng

Ca ngợi ông Nguyễn Khoa Đăng thông minh, tài trí, giỏi xét xử các vụ án, có công trừng trị bọn cướp, bảo vệ cuộc sống bình yên cho dân.

Xem thêm về bài viết 🌷 Trí Dũng Song Toàn 🌷 Nội Dung Tập Đọc, Soạn Bài, Cảm Thụ

Đọc Hiểu Truyện Ông Nguyễn Khoa Đăng

Sau đây là phần đọc hiểu truyện Ông Nguyễn Khoa Đăng.

👉Câu 1:  Con quan sát tranh bên trái và phần mô tả ở bên phải để ghép nối sao cho phù hợp

Con quan sát tranh bên trái và phần mô tả ở bên phải để ghép nối sao cho phù hợp
Quan sát tranh bên trái và phần mô tả ở bên phải để ghép nối sao cho phù hợp

Lời giải:

– Tranh số 1: Anh hàng dầu mất tiền. Bởi vì trước đó có người mù cứ lảng vảng hàng của anh đuổi thế nào cũng không đi nên anh đâm ra nghi ngờ. Tìm người mù đòi tiền.Nhưng người mù lại nhất mực từ chối.

– Tranh số 2: Quan sai người đem một chậu nước, rồi đem túi tiền mà người mù tự nhận là của mình vào chậu nước.Trên mặt nước nổi lên váng dầu từ đó biết được đó là tiền của anh bán dầu. Quan vừa vạch trần người mù là kẻ ăn cắp, vừa vạch trần hắn là kẻ giả mù đi ăn xin.

– Tranh số 3: Để bắt được bọn cướp ở truông nhà Hồ quan sai chế một chiếc hòm đặc biệt để người bên trong có thể ngồi ở đó và bật nắp ra dễ dàng. Đồng thời phao tin có vị quan lớn sắp đi qua truông mang theo nhiều vàng bạc của cải để thu hút bọn cướp. Đồng thời sai quân mặc quần áo dân thường khênh những hòm có các võ sĩ ở trong đi qua truông. Bọn giặc quả nhiên sập bẫy

– Tranh số 4: Về tới hang ổ của bọn cướp các võ sĩ bật nắp xông ra tiêu diệt hết bọn địch.

Đáp án đúng: 1->b,  2->c, 3->a, 4-> d

👉Câu 2: Trong truyện Ông Nguyễn Khoa Đăng, ông Nguyễn Khoa Đăng được giới thiệu là người như thế nào?

A. Là một ẩn sĩ được lòng nhiều người trong thiên hạ.

B. Là một vị tể tướng đức độ được vua trọng dụng, dân yêu quý

C. Là một vị quan án có tài xét xử, được dân mến phục.

D. Là một vị quan án nhân hậu thường xuyên lấy vàng bạc của người giàu chia cho kẻ nghèo.

Lời giải:

Trong truyện Ông Nguyễn Khoa Đăng, ông Nguyễn Khoa Đăng được giới thiệu là một vị quan án có tài xét xử, được dân mến phục.

Đáp án đúng: C. Là một vị quan án có tài xét xử, được dân mến phục.

👉Câu 3: Vì sao anh hàng dầu nghi ngờ người mù lấy trộm tiền của mình?

A. Vì anh hàng dầu và người mù có thù với nhau từ trước.

B. Vì người mù này trước đó cứ quẩn quanh hàng dầu của anh, đuổi thế nào cũng không đi.

C. Vì người mù này đã nổi tiếng khắp khu chợ là chuyên ăn trộm tiền.

D. Vì anh hàng dầu trông thấy người mù dùng tiền của mình mua đồ ăn.

Lời giải:

Anh hàng dầu nghi ngờ người mù lấy tiền của mình vì người mù này trước đó cứ quẩn quanh hàng dầu của anh, đuổi thế nào cũng không đi.

Đáp án đúng: B. 

👉Câu 4: Ông Nguyễn Khoa Đăng đã dùng biện pháp gì để tìm ra kẻ ăn cắp?

A. Ông truy tìm khắp khu chợ để tìm nhân chứng chứng kiến người mù thò tay lấy tiền của người bán dầu.

B. Ông Nguyễn Khoa Đăng đã đem bọc tiền mà người mù tự nhận là của mình thả vào chậu nước, thấy có váng dầu nổi lên thì biết được đó là bọc tiền của anh hàng dầu và người mù kia chính là kẻ ăn trộm.

C. Ông Nguyễn Khoa Đăng vờ phán xử rằng chia tiền làm đôi, anh hàng dầu bật khóc, từ đó ông biết anh hàng dầu là chủ nhân của bọc tiền, còn người mù là kẻ ăn cắp tiền.

D. Ông Nguyễn Khoa Đăng sai lính đánh cả anh hàng dầu và người mù, cuối cùng người mù đau quá phải la lên nhận tội đã ăn cắp tiền của anh hàng dầu.

Lời giải:

Để tìm ra kẻ ăn cắp, ông Nguyễn Khoa Đăng đã đem bọc tiền mà người mù tự nhận là của mình thả vào chậu nước, thấy có váng dầu nổi lên thì biết được đó là bọc tiền của anh hàng dầu và người mù kia chính là kẻ ăn trộm.

Ông Nguyễn Khoa Đăng vô cùng thông minh, mưu trí khi dùng cách này để biết được bọc tiền của ai, bởi vì anh hàng dầu làm nghề bán dầu, múc dầu cho khách nên chắc chắn tay và cả người sẽ dính dầu, khi nhận những đồng tiền của khách và đCon cất đi chắc chắn trong tiền cũng sẽ dính dầu. Bởi vậy khi thả tiền vào nước, thấy váng dầu nổi lên là sẽ xác định được đó là tiền của anh hàng dầu.

Đáp án đúng: B. 

👉Câu 5: Ông Nguyễn Khoa Đăng đã làm cách gì để vạch mặt kẻ ăn cắp tiền của anh hàng dầu là một kẻ giả mù, giả ăn mày?

☐ Ông phán rằng: Tên ăn cắp này là kẻ giả mù vì nếu mù thật thì làm sao hắn biết được người bán dầu để tiền ở đâu mà lấy.

☐ Ông sai một tên thầy thuốc đến khám xem kẻ ăn cắp này là mù thật hay giả mù.

☐ Để buộc hắn nhận tội ông sai lính đánh hắn, mới đánh đến roi thứ 3, tên mù đã phải mở cả hai mắt nhận tội giả mù, giả ăn mày.

☐ Ông cho quân đi khắp nơi để tìm kiếm quanh khu vực người mù này sinh sống để tìm bằng chứng chứng minh hắn giả mù, giả ăn mày.

Lời giải:

Để vạch mặt tên ăn cắp tiền của anh hàng dầu là một kẻ giả mù, giả ăn mày, ông Nguyễn Khoa Đăng đã:

– Ông phán rằng: Tên ăn cắp này là kẻ giả mù vì nếu mù thật thì làm sao hắn biết được người bán dầu để tiền ở đâu mà lấy.

– Để buộc hắn nhận tội ông sai lính đánh hắn, mới đánh đến roi thứ 3, tên mù đã phải mở cả hai mắt nhận tội giả mù, giả ăn mày

Đáp án đúng: Đánh dấu x vào ô trống số 1, 3

👉Câu 6: Trong thời kì ông Nguyễn Khoa Đăng làm quan án, ở Quảng Trị, tại khu vực truông nhà Hồ xảy ra sự việc gì?

A. Đó là nơi con thủy quái dùng làm sào huyệt để tấn công dân thường.

B. Đó là nơi lũ gian phi dùng làm sào huyệt để đón đường cướp của.

C. Đó là nơi có một ngôi đền mà nhiều người tương truyền có ma ở đó..

D. Đó là nơi thường xuyên xảy ra bão cát gây nguy hiểm cho người đi đường.

Lời giải:

Trong thời kì ông Nguyễn Khoa Đăng làm quan án, ở Quảng Trị, tại khu vực truông nhà Hồ xảy ra sự việc: lũ gian phi dùng nơi đó làm sào huyệt để đón đường cướp của.

Đáp án đúng: B. 

👉Câu 7: Để tiêu diệt bọn cướp, ông Nguyễn Khoa Đăng đã dùng biện pháp gì?

☐ Công tác chuẩn bị được tiến hành chu đáo: Một bên sai người chế ra chiếc hòm gỗ để các võ sĩ có thể chui vào và tự bật mở ra khi cần.Một bên sai người tung tin có vị quan lớn mang rất nhiều của cải sắp đi quan nơi này để đánh vào lòng tham của bọn cướp.

☐ Ông lập đội quân bao vây toàn bộ khu vực truông nhà Hồ để bắt sống toàn bộ băng đảng cướp.

☐ Mưu kế của ông được tổ chức chu đáo, phối hợp trong ngoài: Bọn cướp mắc mưu khênh chỗ hòm có những võ sĩ về sào huyệt. Lúc này các võ sĩ mới bật nắp hòm và tiêu diệt bọn cướp, quân triều đình lúc này cũng cùng tới tác chiến.Bọn cướp đành chắp tay xin tha mạng.

☐ Ông cho người vẽ lại chân dung bọn cướp rồi phong tỏa thành, còn truy nã bọn chúng khắp thành 

Lời giải:

Để tiêu diệt bọn cướp, ông Nguyễn Khoa Đăng đã dùng biện pháp:

– Công tác chuẩn bị được tiến hành chu đáo: Một bên sai người chế ra chiếc hòm gỗ để các võ sĩ có thể chui vào và tự bật mở ra khi cần.Một bên sai người tung tin có vị quan lớn mang rất nhiều của cải sắp đi quan nơi này để đánh vào lòng tham của bọn cướp.

– Mưu kế của ông được tổ chức chu đáo, phối hợp trong ngoài: Bọn cướp mắc mưu khênh chỗ hòm có những võ sĩ về sào huyệt. Lúc này các võ sĩ mới bật nắp hòm và tiêu diệt bọn cướp, quân triều đình lúc này cũng cùng tới tác chiến.Bọn cướp đành chắp tay xin tha mạng.

Đáp án đúng: Đánh dấu x vào ô trống số 1, 3

👉Câu 8: Sau khi bọn cướp ra hàng, ông Nguyễn Khoa Đăng đã xử chúng như thế nào?  

A. Ông sai người đem bọn chúng ra chém đầu thị chúng để làm gương cho những kẻ khác.

B. Ông sai lính đánh cho mỗi kẻ cướp này 100 roi rồi thả cho về quê để tu tỉnh làm ăn.

C. Ông phạt bọn chúng tù chung thân, phải vào tù sám hối cả cuộc đời.

D. Ông đưa bọn chúng đi khai khẩn đất hoang ở biên giới, lập thành những đồn điền rộng lớn.

Lời giải:

Sau khi bọn cướp ra hàng, ông Nguyễn Khoa Đăng đưa bọn chúng đi khai khẩn đất hoang ở biên giới, lập thành những đồn điền rộng lớn.

Đáp án đúng: D. 

👉Câu 9: Thông qua việc ông Nguyễn Khoa Đăng xử lí hai vụ án, Con thấy ông quan án này là người như thế nào?

☐ Thông minh, mưu trí

☐ Hèn nhát, nhu nhược

☐ Đánh trúng tâm lí đối tượng

☐ Kế hoạch được chuẩn bị chu đáo và được tiến hành chỉnh chu, bài bản

☐ Ngang tàn, nóng tính

Lời giải:

Thông qua việc ông Nguyễn Khoa Đăng xử lí hai vụ án, Con thấy ông quan án này là người:

– Thông minh, mưu trí

– Đánh trúng tâm lí đối tượng

– Kế hoạch được chuẩn bị chu đáo và được tiến hành chỉn chu, bài bản

Đáp án đúng: Đánh dấu x vào ô trống số 1, 3, 4

👉Câu 10: Ý nghĩa của câu chuyện Ông Nguyễn Khoa Đăng là ca ngợi ông Nguyễn Khoa Đăng  thông minh, tài trí, giỏi xét xử các vụ án, có công trừng trị bọn cướp, đem lại bình yên cho người dân.Nhận định trên đúng hay sai?

A. Đúng

B. Sai

Lời giải:

Ý nghĩa của câu chuyện Ông Nguyễn Khoa Đăng là ca ngợi ông Nguyễn Khoa Đăng  thông minh, tài trí, giỏi xét xử các vụ án, có công trừng trị bọn cướp, đem lại bình yên cho người dân.

Đáp án đúng: A. Đúng

Có thể bạn sẽ quan tâm bài 🌿 Bài Thơ Bầm Ơi [Tố Hữu] 🌿 Nội Dung, Nghệ Thuật, Phân Tích

Soạn Bài Ông Nguyễn Khoa Đăng Lớp 5

Đừng bỏ qua gợi ý soạn bài kể chuyện Ông Nguyễn Khoa Đăng lớp 5.

👉Câu 1 (trang 40 sgk Tiếng Việt lớp 5 tập 2): Dựa theo lời kể của cô giáo (thầy giáo) và tranh vẽ dưới đây, kể lại từng đoạn câu chuyện.

Trả lời:

Tranh 1: Nguyễn Khoa Đăng là vị quan án có tài xét xử. Một lần, có anh hàng dầu bị mất cắp tiền, nghi là bị một kẻ mù lấy. Đi hỏi thì người này ra sức chối.

Tranh 2: Bắt giải lên quan, quan sai người múc một chậu nước, rồi bắt anh ta bỏ tiền vào. Chậu nước nổi váng dầu, kẻ cắp hết đường chối cãi. Nghĩ hắn giả mù quan cho lính lấy roi đánh, chỉ ba roi sau hắn đành mở cả hai mắt.

Tranh 3: Trong vùng bọn cướp hoành hành dữ dội. Để bắt bọn cướp quan cho dân sĩ cải trang thành dân phu ngồi trong hòm gỗ có lỗ thông hơi rồi đánh tiếng là hòm vàng bạc của một vị quan sắp về quê đi qua. Bọn cướp mắc mưu cướp lấy đem về tận sào huyệt.

Tranh 4: Về đến nơi, các võ sĩ bất ngờ xông ra, vừa lúc quân triều đình ập đến. Bọn cướp đành chắp tay xin tha mạng.

👉Câu 2 (trang 40 sgk Tiếng Việt lớp 5 tập 2): Kể lại toàn bộ câu chuyện về ông Nguyễn Khoa Đăng.

Trả lời:

  Nguyễn Khoa Đăng là một vị quan án có tài xét xử, được dân mến phục.

  Một lần, có anh hàng dầu gánh hàng ra chợ bán. Lợi dụng lúc anh bận đong dầu, có kẻ thò tay vào bị lấy trộm tiền. Khi biết bị mất tiền, anh hàng dầu nhớ hồi nãy có một người mù quanh quẩn bên gánh hàng. Anh đoán hắn là kẻ cắp, bèn đi hỏi người mù nhưng hắn ra sức chối cãi. Hai bên không ai chịu ai bèn dắt nhau lên quan án Nguyễn Khoa Đăng.

  Thấy người mù khăng khăng không nhận, quan hỏi:

– Nhà ngươi có mang theo tiền không?

  Người mù đáp:

– Có ạ thưa quan, đấy là tiền của tôi.

– Hãy đưa ra đấy của ai rồi sẽ rõ.

  Quan sai người múc một chậu nước, bảo người mù bỏ tiền vào chậu. Một lúc sau thấy trong chậu nước có váng dầu nổi lên. Người mù hết đường chối cãi, đành nhận tội.

  Quan nghi người này giả mù bèn sai lính lấy roi ra đánh. Lúc đầu hắn chối cãi nhưng chỉ sau ba roi đành mở cả hai mắt.

  Trong thời đó, ở Quảng Trị có Truông Nhà Hồ là nơi bọn cướp hoành hành dữ dội. Để bắt bọn cướp, quan sai chế ra một loại hòm gỗ kín, có lỗ thông hơi rồi cho quân sĩ ngồi sẵn trong đó. Quan lại cho đánh tiếng rằng đây là số hòm vàng bạc của một vị quan sắp ra Bắc. Bọn cướp tưởng bở, rình lúc đoàn người đi ngang bèn ra cướp lấy, đem về đến tận sào huyệt.

  Về đến nơi, các võ sĩ ngồi trong hòm bất ngờ xông ra. Vừa lúc đó, quân triều đình ập đến, bọn cướp đành chắp tay xin tha mạng.

  Nguyễn Khoa Đăng đưa bọn cướp ấy đi khai khẩn những vùng đất hoang, lập nên những làng xóm đông đúc.

👉Câu 3 (trang 40 sgk Tiếng Việt lớp 5 tập 2): Theo em, những biện pháp mà ông Nguyễn Khoa Đăng dùng để tìm kẻ ăn cắp và trừng trị bọn cướp tài tình ở chỗ nào?

Trả lời:

Vì người bị mất tiền là người bán dầu nên ắt hẳn trên đồng tiền sẽ dính dầu. Quan cho đem tiền bỏ vào nước, váng dầu nổi lên đích thị là tiền của anh bán dầu. Tài tình hơn khi ông còn chỉ rõ ra rằng; tên ăn cắp giả mù vì nếu hắn mù thật thì làm sao hắn có thể lấy trộm tiền được.

Khi trừng trị bọn cướp mưu kế của ông rât cao, làm cho bọn cướp bất ngờ, lại còn có sự phối hợp với quân triều đình khiến bọn cướp trở tay không kịp, khiếp hãi xin hàng.

Lưu lại bài tập đọc 🌼 Cánh Cam Lạc Mẹ 🌼 Nội Dung Bài Tập Đọc, Soạn Bài

Giáo Án Kể Chuyện Ông Nguyễn Khoa Đăng Lớp 5

Có thể bạn sẽ cần nội dung giáo án kể chuyện Ông Nguyễn Khoa Đăng lớp 5.

I. MỤC TIÊU: 

1. Kiến thức: Dựa lời kể của giáo viên và tranh minh hoạ, nhớ và kể lại được từng đoạn và toàn bộ câu chuyện.

2. Kĩ năng: Biết trao đổi về nội dung, ý nghĩa câu chuyện.

3. Thái độ: Lắng nghe và nhạn xét bạn kể.

4. Năng lực: 

– Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.

– Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.

II. CHUẨN BỊ

1. Đồ dùng                                                                              

– Giáo viên: SGK, bảng phụ, tranh minh hoạ câu chuyện.

– Học sinh: Sách giáo khoa,vở viết…

2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học:

– Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thảo luận nhóm, thực hành.

– Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, “động não”

III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của thầyHoạt động của trò
1. Hoạt động khởi động:(5phút)
– Ổn định tổ chức

– Kể lại câu chuyện về việc làm của những công dân nhỏ thể hiện ý thức bảo vệ công trình công cộng, các di tích lịch sử, văn hóa, hoặc một việc làm thể hiện ý thức chấp hành Luật Giao thông đường bộ, hoặc một việc làm thể hiện lòng biết ơn các thương binh, liệt sĩ.

– GV nhận xét

– Giới thiệu bài

– Ghi bảng
– HS hát

– HS kể 



– HS nghe

– HS ghi vở
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới:(28phút)

* Mục tiêu:

Dựa lời kể của giáo viên và tranh minh hoạ, nhớ và kể lại được từng đoạn và toàn bộ câu chuyện.

* Cách tiến hành:
– GV kể chuyện lần 1

– Hướng dẫn HS giải nghĩa từ khó trong bài.

– GV kể chuyện lần 2, kết hợp chỉ tranh minh họa.

– GV kể chuyện lần 3

* Hướng dẫn học sinh kể, trao đổi ý nghĩa câu chuyện.

– Gọi HS đọc yêu cầu

– Yêu cầu HS nêu nội dung từng tranh

– Kể chuyện trong nhóm 

– Thi kể chuyện

– GV và HS nhận xét, đánh giá. Bình chọn bạn kể hay nhất, hấp dẫn nhất. 
– HS lắng nghe

– HS giải nghĩa từ khó

– HS theo dõi

– HS đọc

– HS tiếp nối nêu nội dung từng bức tranh.

– HS kể theo cặp và trao đổi với nhau về ý nghĩa câu chuyện.

– Học sinh nối tiếp nhau thi kể từng đoạn câu chuyện.

– 1, 2 học sinh nối tiếp nhau kể toàn bộ câu chuyện
3.Hoạt động ứng dụng:(2 phút)
– Biện pháp ông Nguyễn Khoa Đăng dùng để tìm kẻ ăn cắp và trừng trị bọn cướp như thế nào?– HS nêu
4. Hoạt động sáng tạo:(1 phút)
– Chia sẻ lại ý nghĩa câu chuyện cho mọi người cùng nghe.– HS nghe và thực hiện

Khám phá thêm bài 🌱 Thái Sư Trần Thủ Độ 🌱 Nội Dung Tác Phẩm, Soạn Bài, Cảm Thụ

3 Mẫu Tóm Tắt Câu Chuyện Ông Nguyễn Khoa Đăng

Sau đây là 3 mẫu tóm tắt kể câu chuyện Ông Nguyễn Khoa Đăng.

Tóm Tắt Câu Chuyện Ông Nguyễn Khoa Đăng Tiêu Biểu – Mẫu 1

Anh hàng dầu bị mất tiền. Bởi trước đó có người mù cứ lảng vảng hàng của anh, đuổi thế nào cũng không đi nên anh đâm ra nghi ngờ. Anh tìm người mù đòi tiền thế nhưng người mù lại nhất mực từ chối.

Quan sai người đem một chậu nước, rồi đem túi tiền mà người mù vào chậu nước. Trên mặt nước liền nổi lên váng dầu nhờ thế mới biết được đó là tiền của anh bán dầu. Quan vạch trần người mù vừa là kẻ ăn cắp, vừa là kẻ giả mù đi ăn xin.

Để bắt được bọn cướp ở truông nhà Hồ quan Nguyễn Khoa Đăng sai chế một chiếc hòm đặc biệt để người bên trong có thể ngồi ở đó và bật nắp ra dễ dàng. Và phao tin có vị quan lớn sắp đi qua truông mang theo nhiều vàng bạc của cải để thu hút bọn cướp.

Quan sai quân mặc quần áo dân thường khênh những hòm có các võ sĩ ở trong đi qua truông. Bọn giặc quả nhiên sập bẫy. Về tới tận hang ổ của bọn cướp, các võ sĩ liền bật nắp xông ra tiêu diệt hết bọn địch.

Tóm Tắt Câu Chuyện Ông Nguyễn Khoa Đăng Ấn Tượng – Mẫu 2

Ngày xưa, có ông Nguyễn Khoa Đăng là một vị quan có tài xét xử được dân mến phục vì tài năng lẫn đức tính tốt lúc nào cũng lo trừ hại cho dân.

Có một lần, anh hàng dầu gánh hàng ra chợ bán. Lợi dụng lúc anh bận đong dầu cho khách, có kẻ đã thò tay vào bị lấy trộm tiền biết bị mất tiền, anh mới nhớ lại, lúc nãy có một gã mù cứ quanh quẩn bên gánh hàng, đuổi mãi không đi. Anh đoán hắn là kẻ cắp bèn gửi gánh hàng lại cho người quen chạy đi tìm hắn.

Người này chối lấy lí do bị mù, biết tiền để đâu mà lấy. Hai bên cãi cọ một hồi thì bị lính bắt giải về quan. Quan bắt anh ta bỏ tiền vào chậu nước. Chậu nước liền nổi váng dầu, kẻ đánh cắp tiền hết đường chối cãi.

Nghĩ hắn ta giả mù, quan sai lính nọc kẻ ăn cắp ra đánh. Bị đánh đau quá, hắn bèn mở cả hai mắt, van xin quan tha tội.

Trong thời kì làm quan, Nguyễn Khoa Đăng đã làm cho suốt một dọc truông nhà Hồ ở Quảng Trị không còn một bóng gian phi. Trước đó ở cái truông này là rừng rậm, con đường Bắc Nam phải đi qua đây. Bọn gian phi đã dùng nơi đây làm sào huyệt đón đường trấn lột.

Để bắt bọn cướp, ông sai chế một loại hòm gỗ kín có lỗ thông hơi, có khóa bên trong, rồi ông đưa những võ sĩ tài giỏi có vũ khí ngồi vào đó. Lại phao tin lên rằng có một vị quan to ở ngoài Bắc sắp sửa về quê đem theo những cái hòm của cải quý giá. Bọn cướp nghe tin mừng khấp khởi. Chúng đón đường rồi khiêng những cái hòm về sào huyệt.

Vừa đặt xuống thì đồng loạt nắp hòm bật tung ra, các võ sĩ tay lăm lăm kiếm bất ngờ tấn công lu cướp. Bị bất ngờ không đối phó kịp, tất cả bọn chúng đảnh hạ vũ khí, chắp tay xin tha mạng.

Tóm Tắt Câu Chuyện Ông Nguyễn Khoa Đăng Chọn Lọc – Mẫu 3

Nguyễn Khoa Đăng là một vị quan án có tài xét xử. Một lần, có anh hàng dầu bị mất cắp tiền, nghi là bị một kẻ mù lấy. Khi hỏi thì người này ra sức chối.

Bắt giải lên quan, quan Nguyễn Khoa Đăng sai người múc một chậu nước, rồi bắt anh ta bỏ tiền vào. Chậu nước liền nổi váng dầu, kẻ đánh cắp tiền hết đường chối cãi. Nghĩ răng hắn giả mù, quan sai cho lính lấy roi đánh, chỉ sau ba roi hắn ta đành mở cả hai mắt.

Trong vùng bọn cướp hoành hành dữ dội. Để bắt bọn cướp Nguyễn Khoa Đăng cho dân sĩ cải trang thành dân phu ngồi trong hòm gỗ rồi đánh tiếng là hòm vàng bạc của một vị quan sắp về quê đi qua. Bọn cướp mắc mưu cướp lấy đem về tận sào huyệt.

Về đến nơi, các võ sĩ bất ngờ xông ra, vừa lúc đó thì quân triều đình ập đến. Bọn cướp đành chắp tay xin tha mạng.

Viết một bình luận