Tiếng Rao Đêm Lớp 5: Nội Dung Tập Đọc, Soạn Bài, Giáo Án

Nội Dung Tập Đọc Tiếng Rao Đêm Lớp 5, Soạn Bài, Cảm Thụ. Chia Sẻ Bạn Đọc Ý Nghĩa, Đọc Hiểu Tác Phẩm, Giáo Án.

Giới Thiệu Bài Tiếng Rao Đêm

“Tiếng Rao Đêm” là một bài tập đọc trong chương trình Tiếng Việt lớp 5. Bài này kể về hành động dũng cảm của một người bán bánh giò, một thương binh nghèo, đã không ngại nguy hiểm lao vào đám cháy để cứu một em bé.

Nội dung chính của bài:

  • Ca ngợi hành động cao thượng: Người thương binh đã xả thân cứu người trong hoàn cảnh nguy hiểm.
  • Ý nghĩa nhân văn: Bài học về lòng dũng cảm và tinh thần trách nhiệm của mỗi công dân trong cuộc sống.

Bố cục bài đọc:

  1. Đoạn 1: Giới thiệu về tiếng rao đêm.
  2. Đoạn 2: Sự việc xảy ra vào một đêm khi có đám cháy.
  3. Đoạn 3: Hành động dũng cảm của người bán bánh giò.
  4. Đoạn 4: Kết thúc và ý nghĩa của câu chuyện.

Bài học này không chỉ giúp học sinh rèn luyện kỹ năng đọc hiểu mà còn truyền tải những giá trị đạo đức sâu sắc

Xem thêm bài: Công Việc Đầu Tiên Lớp 5

Nội Dung Bài Tiếng Rao Đêm

Câu chuyện Tiếng rao đêm gợi cho các em học sinh về trách nhiệm công dân của mỗi người trong cuộc sống. Cùng đọc nội dung bài Tiếng rao đêm bên dưới.

Tiếng rao đêm

Gần như đêm nào tôi cũng nghe thấy tiếng rao ấy: “Bánh… giò…ò…ò…!” Tiếng rao đều đều, khan khan kéo dài trong đêm khuya tĩnh mịch, nghe buồn não ruột.

Rồi một đêm, vừa thiếp đi, tôi bỗng giật mình vì những tiếng la: “Cháy! Cháy nhà!”…

Ngôi nhà đầu hẻm đang bốc lửa phừng phừng. Tiếng kêu cứu thảm thiết vọng lại. Trong ánh lửa, tôi thấy một bóng người cao, gầy, khập khiễng chạy tới ngôi nhà cháy, xô cánh cửa đổ rầm. Mấy người trong nhà vọt ra, khung cửa ập xuống, khói bụi mịt mù…

Rồi từ trong nhà, vẫn cái bóng cao, khập khiễng ấy lom khom như đang che chở vật gì, phóng thẳng ra đường. Qua khỏi thềm nhà, người đó vừa té quỵ thì một cây rầm sập xuống. Mọi người xô đến. Ai nấy bàng hoàng vì trong cái bọc chăn còn vương khói mà người ấy đang ôm khư khư là một đứa bé mặt mày đen nhẻm, thất thần, khóc không thành tiếng. Mọi người khiêng người đàn ông ra xa. Người anh mềm nhũn. Người ta cấp cứu cho anh. Ai đó thảng thốt kêu: “Ô… này!”, rồi cầm cái chân cứng ngắc của nạn nhân giơ lên: thì ra là một cái chân gỗ.

Người ta lần tìm tung tích nạn nhân. Anh công an tìm ra từ túi áo nạn nhân một mớ giấy tờ. Ai nấy bàng hoàng khi thấy trong xấp giấy một tấm thẻ thương binh. Bấy giờ người ta mới để ý đến chiếc xe đạp nằm lăn lóc ở góc tường và những chiếc bánh giò tung tóe… Thì ra người bán bánh giò là một thương binh. Chính anh đã phát hiện ra đám cháy, đã báo động và cứu một gia đình.

Vừa lúc đó, chiếc xe cấp cứu ào tới chở nạn nhân đi…

Theo Nguyễn Lê Tín Nhân

Chú thích:

  • Té quỵ: ngã khuỵu xuống, không gượng dậy được
  • Rầm(rầm nhà): Thanh gỗ to hoặc thanh bê tông đặt ngang trên một số điểm tựa để đỡ mái nhà.
  • Thất thần: Sắc mặt nhợt nhạt vì quá sợ hãi
  • Thảng thốt: Ngạc nhiên và hoảng hốt
  • Tung tích: dấu vết giúp cho việc xác minh, tìm ra đối tượng

Lưu lại bài tập đọc: Đất Nước Lớp 5

Bố Cục Bài Đọc Tiếng Rao Đêm

Bố cục bài đọc Tiếng rao đêm bao gồm 4 phần chính như sau:

  • Đoạn 1: Từ đầu đến nghe buồn não ruột
  • Đoạn 2: Từ Rồi một đêm đến khói bụi mịt mù
  • Đoạn 3: Từ Rồi từ trong nhà đến thì ra là một cái chân gỗ!
  • Đoạn 4: Phần còn lại

Khám phá thêm bài: Lớp Học Trên Đường Lớp 5

Hướng Dẫn Tập Đọc Tiếng Rao Đêm

  • Đọc trôi chảy toàn bài.
  • Đọc với giọng kể chuyện linh hoạt, phù hợp với tình tiết trong mỗi đoạn: Khi chậm, khi trầm buồn, khi lại dồn dập, khi căng thẳng, khi bất ngờ.

Xem thêm: Bài Thơ Cao Bằng Lớp 5

Ý Nghĩa Bài Tiếng Rao Đêm

Ca ngợi hành động xả thân cao thượng của anh thương binh nghèo, dũng cảm xông vào đám cháy cứu một gia đình hoạn nạn.

Chia sẻ cho bạn đọc : Lòng Dân Lớp 5

Đọc Hiểu Tác Phẩm Tiếng Rao Đêm

Có thể bạn sẽ cần đến phần đọc hiểu tác phẩm Tiếng rao đêm.

👉Câu 1. Nhân vật “tôi” nghe thấy tiếng rao trong thời gian nào?

A. đêm khuya

B. đêm khuya tĩnh mịch

C. đêm khuya hiu hắt

D. đêm khuya vắng vẻ

👉Câu 2. Nhân vật “tôi” có cảm giác như thế nào khi nghe thấy tiếng rao đêm?

A. nghe vang vọng

B. nghe buồn não ruột

C. nghe nặng nề

D. nghe xót xa

👉Câu 3. Người dũng cảm cứu em bé là ai?

A. người bán bánh giò

B. nhân vật “tôi”

C. anh công an

D. người qua đường

👉Câu 4. Chi tiết nào sau đây miêu tả ngoại hình của người bán bánh giò?

A. cao, gầy, đi lầm lũi từng bước

B. cao, gầy, nhanh nhẹn, tháo vát

C. cao, gầy, khập khiễng

D. béo tròn chắc nịch

👉Câu 5. Người bán bánh giò thực chất có thân thế ra sao?

A. là một thương binh

B. là một chiến sĩ nằm vùng

C. là một bệnh binh

D. là người về hưu

👉Câu 6. Trong câu chuyện, chiến công mà anh thương binh lập được là gì?

A. phát hiện đám cháy, đã báo động và cứu một gia đình

B. chiến thắng bản thân mình

C. đánh thắng giặc cướp

D. cứu 2 em nhỏ khỏi chết đuối

👉Câu 7. Anh thương binh trong câu chuyện có phẩm chất gì?

A. cần cù

B. thông minh

C. dũng cảm

D. yếu đuối

👉👉Đáp án và hướng dẫn giải Trắc nghiệm Tập đọc lớp 5

Câu1234567
Đáp ánBBACAAC

Chia sẻ cho bạn đọc tác phẩm: Chú Đi Tuần Lớp 5

Soạn Bài Tiếng Rao Đêm Lớp 5

Đừng bỏ qua gợi ý soạn bài Tiếng rao đêm lớp 5 sau đây.

👉Câu 1 (trang 31 sgk Tiếng Việt lớp 5 tập 2): Đám cháy xảy ra vào lúc nào ?

Trả lời:

Đám cháy xảy ra vào lúc nửa đêm.

👉Câu 2 (trang 31 sgk Tiếng Việt lớp 5 tập 2): Người đã dũng cảm cứu em bé là ai? Con người và hành động của anh có gì đặc biệt ?

Trả lời:

Người đã dũng cảm cứu em bé là người bán bánh giò.

Đó là một thương binh, chỉ còn một chân khi rời quân ngũ, làm nghề bán bánh giò. Tuy chỉ là một người bán bánh giò bình thường nhưng anh có hành động dũng cảm: không chỉ báo cháy mà anh còn xả thân lao vào đám cháy cứu người.

👉Câu 3 (trang 31 sgk Tiếng Việt lớp 5 tập 2): Chi tiết nào trong câu chuyện gây bất ngờ cho người đọc ?

Trả lời:

Trong câu chuyện trên, chi tiết gây bất ngờ cho người đọc là khi cấp cứu cho người đàn ông, bất ngờ người ta phát hiện ra anh có một cái chân gỗ. Kiểm tra giấy tờ thì biết anh là một thương binh. Để ý tới chiếc xe đạp nằm lăn ở góc đường và những chiếc bánh giò tung tóe mới biết anh chính là người bán bánh giò.

👉Câu 4 (trang 31 sgk Tiếng Việt lớp 5 tập 2): Câu chuyện trên gợi cho em suy nghĩ gì về trách nhiệm công dân của mỗi người trong cuộc sống ?

Trả lời:

Câu chuyện trên gợi cho em suy nghĩ là mỗi công dân cần có ý thức giúp đỡ mọi người, cứu người khi gặp nạn.

Có thể bạn sẽ quan tâm bài : Hộp Thư Mật Lớp 5

Giáo Án Tiếng Rao Đêm Lớp 5

Lưu lại nội dung giáo án Tiếng rao đêm lớp 5.

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Hiểu ý nghĩa: Ca ngợi hành động dũng cảm cứu người của anh thương binh.(Trả lời được các câu hỏi 1,2,3).

2. Kĩ năng: Biết đọc diễn cảm bài văn, giọng đọc thay đổi linh hoạt thể hiện được nội dung truyện.

3.Thái độ: Giáo dục Hs có ý thức biết ơn thương binh, liệt sĩ. 

4. Năng lực: 

– Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.

– Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.

II. CHUẨN BỊ

1. Đồ dùng 

– Giáo viên: + Tranh minh họa SGK

        + Bảng phụ ghi sẵn câu văn cần luyện đọc

– Học sinh: Sách giáo khoa 

2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học:

– Phương pháp vấn đáp, động não, thực hành, thảo luận nhóm.

– Kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật trình bày một phút, động não.

Các tác phẩm trong lớp 5:

III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của thầyHoạt động của trò
1. Hoạt động khởi động:(5 phút)
– Học sinh thi đọc bài “Trí dũng song toàn”

– Em học được điều gì qua bài tập đọc?

– GV nhận xét

– Giới thiệu bài – Ghi bảng
– HS thi đọc

– HS nêu

– HS nghe

– HS ghi vở
2. Hoạt động luyện đọc: (12phút)

* Mục tiêu: 

– Rèn đọc đúng từ , đọc đúng câu, đoạn.

– Hiểu nghĩa các từ ngữ mới.                   

– Đọc đúng các từ  khó trong bài

* Cách tiến hành:
– Học sinh đọc toàn bài.

– Cho HS chia đoạn

– GV nhận xét, kết luận: chia bài thành 4 đoạn như sau.

Đoạn 1: Từ đầu đến buồn não ruột.

Đoạn 2: Tiếp đến khói bụi mịt mù.

Đoạn 3: Tiếp đến một cái chân gỗ.

Đoạn 4: Phần còn lại

– Đọc nối tiếp từng đoạn trong nhóm

– Đọc theo cặp

– Một em đọc toàn bài.

– Giáo viên đọc diễn cảm toàn bài.
– 1 học sinh đọc tốt đọc toàn bài.

– HS chia đoạn

– HS nghe

– Nhóm trưởng điều khiển nhóm đọc 2 lần:

+ Lần 1: 4 học sinh nối tiếp nhau đọc bài lần 1 kết hợp luyện đọc từ khó.

+ Lần 2: 4 học sinh nối tiếp nhau đọc bài lần 2 kết hợp giải nghĩa từ.

– Học sinh luyện đọc theo cặp.

– HS đọc toàn bài

– HS theo dõi
3. Hoạt động tìm hiểu bài: (10 phút)

* Mục tiêu: Hiểu ý nghĩa: Ca ngợi hành động dũng cảm cứu người của anh thương binh.(Trả lời được các câu hỏi 1,2,3). 

* Cách tiến hành:
– Cho HS thảo luận nhóm theo câu hỏi trong SGK

1. Đám cháy xảy ra vào lúc nào?

2. Đám cháy miêu tả như thế nào?

3. Người đã dũng cảm cứu em bé là ai? Con người và hành động có gì đặc biệt?

4. Chi tiết nào trong câu chuyện gây bất ngờ cho người đọc?

5. Câu chuyện trên gợi cho em suy nghĩ gì về trách nhiệm công dân của mỗi người trong cuộc sống ?

– Cho HS báo cáo

– Các nhóm khác nhận xét, bổ sung

– GV nhận xét, kết luận

– Giáo viên tóm tắt nội dung chính.
– HS thảo luận

– Đám cháy xảy ra vào lúc nửa đêm.

– Ngôi nhà bốc lửa phừng phừng, tiếng kêu cứu thảm thiết, khung cửa ập xuống, khói bụi mịt mù.

– Người cứu em bé là người bán bánh giò, là một thương binh nặng, chỉ còn 1 chân, khi rời quân ngũ làm nghề bán bánh giò nhưng anh có một hành động cao đẹp dũng cảm dám xả thân, lao vào đám cháy cứu người.

– Chi tiết: người ta cấp cứu cho người đàn ông, bất ngờ phát hiện ra anh có một cái chân gỗ, mới biết anh là người bán bánh giò.

– Mọi công dân cần có ý thức giúp đỡ mọi người, cứu người khi gặp nạn.

– Đại diện các nhóm báo cáo

– Các nhóm bổ sung

– HS nghe

– Học sinh đọc lại.
4. Luyện đọc diễn cảm:(8 phút)

* Mục tiêu: Biết đọc diễn cảm bài văn, giọng đọc thay đổi linh hoạt thể hiện được nội dung truyện.

* Cách tiến hành:
– Bốn học sinh đọc nối tiếp bài văn.

– Giáo viên HD cả lớp đọc diễn cảm 1 đoạn văn tiêu biểu để đọc diễn cảm.

– Luyện đọc theo cặp

– Thi đọc 

– GV nhận xét 
– Cả lớp theo dõi

– HS theo dõi

– Học sinh luyện đọc diễn cảm theo cặp.

– HS thi đọc diễn cảm 

– HS nghe
5. Hoạt động ứng dụng: (2phút)
– Bài văn ca ngợi ai ? ca ngợi điều gì ? – Ca ngợi tinh thần dũng cảm, cao thượng của anh thương binh. 
6.Hoạt đông sáng tạo🙁 1 phút)
– Ghi nhớ tinh thần dũng cảm, cao thượng của anh thương binh.– HS nghe và thực hiện 

Xem bài viết đầy đủ: Buôn Chư Lênh Đón Cô Giáo Lớp 5

2 Mẫu Cảm Thụ Tiếng Rao Đêm Hay Nhất

Mời các bạn tham khảo 2 mẫu cảm thụ Tiếng rao đêm hay nhất.

Cảm Thụ Tiếng Rao Đêm Ấn Tượng – Mẫu 1

Tiếng rao đêm “Bánh… giò… ò…ò.. tiếng “đều đều khàn khàn” sao chẳng “buồn não nuột” khi ta nghe thấy tiếng ấy kéo dài giữa đêm khuya tĩnh mịch ?

Một tình huống bất ngờ xảy ra: tiếng la “cháy nhà” cất lên giữa đêm khuya khi mọi người đang ngủ say. Cảnh cháy nhà thật khủng khiếp: “lửa phừng phừng ” bốc lên ngôi nhà đầu hẻm; tiếng kêu cứu “thảm thiết”, khung cửa “ập xuống”, khói bụi “mịt mù”, mấy người trong nhà cháy “vọt ra”. Trong cảnh khủng khiếp ấy sao lại có “một bóng người cao, gầy, khập khiễng chạy tới ngôi nhà cháy, xô cánh cửa đổ rầm” ? Đúng là: “Thúy, hoạ, đạo, tặc”, sao không khỏi cuống cuồng, sao không khỏi hoảng hốt sợ hãi !

Bóng người cao gầy, khập khiễng ấy đã xông vào ngôi nhà cháy, và đã cứu được một em bé. Em bé ấy được bọc trong cái chăn, được người “cao, gầy” ôm khư trong lòng. Đứa bé được cứu “mặt mày đen nhem, thất thần, khóc không thành tiếng”.

Lại một tình huống nữa xảy ra. Nhà cháy, “một cây rầm sập xuống”, người đến cứu em bé đã “ngã quỵ” và khi mọi người chạy đến thì người anh đã “mềm nhũn”. Con người ấy đã nêu cao tinh thần dũng cảm, dám xông vào lửa cháy để cứu người, không sợ hi sinh nguy hiểm.

Con người xa lạ cứu sống em he trong cơn hỏa hoạn nơi hẻm phố là một người có “cái chân gỗ”. Mọi người đều “bàng hoàng” khi thấy trong xấp giấy để trong túi nạn nhân là “một tấm thẻ thương binh”.

Người bán bánh giò, người có tiếng rao khàn khàn, người “cao gầy, khập khiễng, người xông vào nhà cháy cứu sống một em bé, rồi anh ta bị nạn. Người đó là một thương binh”.

Hình ảnh chiếc xe đạp “nằm lăn lóc ở góc tường”, những chiếc bánh giò “tung tóe” gợi lên trong lòng ta sự xót thương và cảm phục anh thương binh.

Bài văn “Tiếng rao đêm” rất cảm động, hồi hộp. Mẩu chuyện thấm thía tính nhân đạo cao đẹp. Tinh thần dũng cảm không sợ nguy hiểm để cứu người trong hoạn nạn của anh thương binh là bài học sâu sắc, quý báu đối với chúng ta.

Xem thêm: Những Cánh Buồm Lớp 5

Cảm Thụ Tiếng Rao Đêm Chọn Lọc – Mẫu 2

Bài đọc nói về sự dũng cảm của một người thương binh bán bánh giò. Anh đã hi sinh cho đất nước, mất một chân phải dùng chân giả, cuộc sống khó khăn, nhưng sẵn sàng cứu người khỏi đám cháy, không quản nguy hiểm tới tính mạng.

Con người và hành động của anh rất đặc biệt: “Một bóng người cao gầy, khập khiễng chạy tới ngôi nhà cháy, xô cánh cửa đổ rầm”. Đó là hành động khẩn trương cứu người trong cơn hoạn nạn, bất chấp hiểm nguy, không màng tới bước chạy của anh bị “khập khiễng”.

Rồi từ ngôi nhà “khói bụi mịt mù”, anh phóng thẳng ra ngoài, trong tay ôm khư khư cái bọc chăn, trong đó là một đứa bé mặt mày đen nhẻm, thất thần, “khóc không thành tiếng” vừa lúc “một cây rầm sập xuống”. Cả người anh ngã quỵ xuống, người mềm nhũn. Khi cấp cứu, người ta thảng thốt phát hiện một chân của anh là “một cái chân gỗ”.

Anh là một thương binh, đêm đêm đạp xe đi bán bánh giò để kiếm sống. Anh là người phát hiện ra đám cháy, báo động cho mọi người và cứu một gia đình qua cơn hoạn nạn.

Câu chuyện trên gợi cho em suy nghĩ về trách nhiệm của mỗi công dân, chúng ta cần giúp đỡ những người đang trong hoàn cảnh hiểm nguy, khó khăn.

Bài đọc gợi cho em suy nghĩ về cách sống đẹp: không so đo tính toán thiệt hơn quyền lợi với người mình vừa giúp đỡ. Sống hòa thuận, đoàn kết như anh em một nhà với mọi người xung quanh

Xem tác phẩm: Một Vụ Đắm Tàu Lớp 5

Viết một bình luận