Chú Đi Tuần Lớp 5: Nội Dung Tập Đọc + Soạn Bài + Cảm Thụ Bài Thơ

Chú Đi Tuần Lớp 5 ❤️️ Nội Dung Tập Đọc, Soạn Bài, Cảm Thụ Bài Thơ ✅ Lưu Lại Các Ý Nghĩa, Bố Cục, Hướng Dẫn Tập Đọc.

Nội Dung Bài Thơ Chú Đi Tuần

Bài thơ Chú đi tuần của Trần Ngọc nói về các chiến sĩ công an yêu thương các cháu học sinh, sẵn sàng chịu gian khổ, khó khăn để bảo vệ cuộc sống bình yên và tương lai tươi đẹp của các cháu. Cùng đọc nội dung bài thơ Chú đi tuần bên dưới.

Chú đi tuần
Tác giả: Trần Ngọc

Thân yêu tặng các cháu học sinh miền Nam

Gió hun hút lạnh lùng
Trong đêm khuya phố vắng,
Súng trong tay im lặng,
Chú đi tuần đêm nay
Hải Phòng yên giấc ngủ say,
Cây rung theo gió, lá bay xuống đường…

Chú đi qua cổng trường
Các cháu miền Nam yêu mến
Nhìn ánh điện qua khe phòng lưu luyến
– Các cháu ơi! Giấc ngủ có ngon không?
Cửa đóng che kín gió,
Ấm áp dưới mền bông,
Các cháu cứ yên tâm ngủ nhé.

Trong đêm khuya vắng vẻ,
Chú đi tuần đêm nay,
Nép mình dưới bóng hàng cây,
Gió đông lạnh buốt đôi tay chú rồi!
– Rét thì mặc rét, cháu ơi!
Chú đi giữ mãi ấm nơi cháu nằm.

Mai các cháu học hành tiến bộ,
Đời đẹp tươi, khăn đỏ tung bay.
Cháu ơi! Ngủ nhé, cho say!

Chú thích và giải nghĩa:

– Học sinh miền Nam: Học sinh là con em cán bộ, nhân dân miền Nam ra miền Bắc, học ở các trường nội trú trong thời kì nước ta bị chia cắt (1954 – 1975).

– Đi tuần: Đi để quan sát, xem xét tình hình trong một khu vực nhằm giữ gìn trật tự, đề phòng bất trắc.

Chia sẻ cho bạn đọc tác phẩm 💚 Phân Xử Tài Tình 💚 Nội Dung Tập Đọc, Soạn Bài

Giới Thiệu Bài Thơ Chú Đi Tuần

Sau đây là một số thông tin giới thiệu bài thơ Chú đi tuần.

Bài thơ này được tác giả Trần Ngọc viết vào đầu năm 1956, khi ông đang giữ chức vụ chính trị viên đại đội bảo vệ thành phố Hải Phòng ngày mới được giải phóng.

Một đêm lạnh giá, sau khi đi kiểm tra việc tuần tra canh gác của đơn vị nơi các cháu học sinh miền Nam học nội trú gần cảng Hải Phòng, cảm xúc trào dâng trước các cháu miền Nam trước cái lạnh buốt xương của mùa đông miền Bắc mà lần đầu tiên các cháu học sinh miền Nam phải nếm trải, ông đã ngồi đến gần sáng để viết bài thơ này.

Nội dung chính bài thơ: Người chiến sĩ đi tuần giữa đêm khuya, gió rét, khi mọi người đã yên giấc ngủ. Tác giả đặt hình ảnh người chiến sĩ đi tuần bên hình ảnh giấc ngủ yên bình của các em học sinh để ngợi ca những chiến sĩ tận tụy, hy sinh, quên mình vì hạnh phúc của các em.

Bố Cục Bài Thơ Chú Đi Tuần

Bố cục bài thơ Chú đi tuần được chia làm 4 phần chính:

  • Phần 1: Từ đầu đến “lá bay xuống đường…”
  • Phần 2: Tiếp theo đến “yên tâm ngủ nhé!”
  • Phần 3: Tiếp theo đến “mãi ấm nơi cháu nằm.”
  • Phần 4: Khổ còn lại

Xem thêm về bài viết🌱 Kể Chuyện Ông Nguyễn Khoa Đăng 🌱 Nội Dung Truyện, Ý Nghĩa, Tóm Tắt

Hướng Dẫn Tập Đọc Chú Đi Tuần

Mời bạn xem thêm hướng dẫn tập đọc Chú đi tuần.

  • Đọc lưu loát, trôi chảy bài thơ. Âm điệu chung của toàn bài là nhẹ nhàng, tình cảm thể hiện sự trìu mến thương yêu của các chú công an đối với các cháu học sinh miền Nam trong lúc đi tuần tra, bảo vệ sự bình yên cho phố phường, thôn xóm. Mỗi dòng thơ là một nhịp. Ngừng nghỉ theo các dấu câu.
  • Diễn cảm với giọng nhẹ nhàng, trầm lắng trìu mến thiết tha thể hiện tình cảm thương yêu của người chiến sĩ công an với các cháu học sinh miền Nam. Chuyển giọng vui nhanh hơn ở 3 dòng thơ cuối thể hiện ước mơ của người chiến sĩ an ninh về tương lai của các cháu và quyết tâm làm tốt nhiệm vụ vì hạnh phúc trẻ thơ.

Ý Nghĩa Bài Thơ Chú Đi Tuần

Ý nghĩa bài thơ Chú đi tuần cụ thể như sau:

  • Những người chiến sĩ sẵn sàng chịu mọi gian khổ, khó khăn để đem lại cuộc sống bình yên, một môi trường học tập thuận lợi nhất cho các cháu.
  • Họ yêu thương và nâng niu thế hệ trẻ, mong cho các cháu học hành tiến bộ và có một tương lai tươi sáng.

Khám phá thêm 🍀 Lập Làng Giữ Biển 🍀 Nội Dung Tập Đọc, Soạn Bài, Cảm Thụ

Đọc Hiểu Tác Phẩm Chú Đi Tuần

Có thể bạn sẽ cần đến phần đọc hiểu tác phẩm Chú đi tuần.

👉1. Người chiến sĩ đi tuần trong thời gian nào?

A. đêm đông

B. đêm khuya

C. trưa hè

D. đêm lạnh

👉2. Đặt hình ảnh người chiến sĩ đi tuần bên hình ảnh giấc ngủ yên bình của học sinh, tác giả bài thơ muốn nói lên điều gì?

A. Tác giả muốn bày tỏ lòng biết ơn của mình với các chiến sĩ an ninh.

B. Tác giả muốn ca ngợi những chiến sĩ an ninh tận tụy, quên mình vì hạnh phúc của trẻ thơ.

C. Tác giả muốn nói lên những vất vả của những chiến sĩ an ninh.

D. Tác giả muốn khái quát hiện thực khó khăn, vất vả trong công tác của các chiến sĩ an ninh.

👉3. Địa danh nào được nhắc đến trong bài thơ?

A. Cà Mau

B. Thành phố Hồ Chí Minh

C. Hà Nội

D. Hải Phòng

👉4. Bài thơ được viết để gửi tặng ai?

A. các chiến sĩ an ninh

B. các cháu học sinh Hải Phòng

C. chú đi tuần

D. các cháu học sinh miền Nam

👉5. Tình cảm của các chiến sĩ đối với các cháu học sinh được thể hiện qua những từ ngữ nào?

A. lưu luyến

B. cháu ơi

C. yên tâm ngủ

D. khuya khoắt

👉6. Mong ước của người chiến sĩ được thể hiện qua đoạn thơ nào?

A. Chú đi qua cổng trường/ Các cháu miền Nam yêu mến./ Nhìn ánh điện qua khe phòng lưu luyến/ Các cháu ơi! Giấc ngủ có ngon không?

B. Mai các cháu học hành tiến bộ/ Đời đẹp tươi khăn đỏ tung bay/ Cháu ơi! Ngủ nhé, cho say…

C. Gió đông lạnh buốt đôi tay chú rồi!/ Rét thì mặc rét cháu ơi!/ Chú đi giữ mãi ấm nơi cháu nằm.

D. Hải Phòng yên giấc ngủ say/ Cây rung theo gió, lá bay xuống đường…

👉7. Câu thơ nào nói lên nhiệm vụ của các chú chiến sĩ?

A. Đời đẹp tươi khăn đỏ tung bay

B. Chú đi giữ mãi ấm nơi cháu nằm.

C. Mai các cháu học hành tiến bộ

D. Cháu ơi! Ngủ nhé, cho say…

👉8. Ý nghĩa của bài thơ Chú đi tuần đó là Những người chiến sĩ sẵn sàng chịu mọi gian khổ, khó khăn để đem lại cuộc sống bình yên, một môi trường học tập thuận lợi nhất cho các cháu. Họ yêu thương và nâng niu thế hệ trẻ, mong cho các cháu học hành tiến bộ và có một tương lai tươi sáng.

Nhận định trên đúng hay sai?

A. Đúng

B. Sai

👉👉Đáp án và hướng dẫn giải Trắc nghiệm Tập đọc lớp 5

Câu12345678
Đáp ánBBDDABBA

Lưu lại bài tập đọc 🌻Tiếng Rao Đêm🌻 Nội Dung Tập Đọc, Soạn Bài, Cảm Thụ

Soạn Bài Chú Đi Tuần Lớp 5

Chia sẻ bạn đọc gợi ý soạn bài Chú đi tuần lớp 5.

👉Câu 1 (trang 52 sgk Tiếng Việt lớp 5 tập 2): Người chiến sĩ đi tuần trong hoàn cảnh như thế nào?

Trả lời:

Người chiến sĩ đi tuần vào đêm khuya, phố vắng, gió hun hút lạnh lùng và cả thành phố Hải Phòng đang say ngủ.

👉Câu 2 (trang 52 sgk Tiếng Việt lớp 5 tập 2): Đặt hình ảnh người chiến sĩ đi tuần bên hình ảnh giấc ngủ yên bình của học sinh, tác giả bài thơ muốn nói lên điều gì?

Trả lời:

Đặt hai hình ảnh đó bên cạnh nhau, tác giả bài thơ muốn nói lên tấm lòng tận tụy, hi sinh hạnh phúc riêng vì người khác của những người lính.

👉Câu 3 (trang 52 sgk Tiếng Việt lớp 5 tập 2): Tình cảm và mong ước của người chiến sĩ đối với các cháu học sinh được thể hiện qua những từ ngữ và chi tiết nào?

Trả lời:

Tình cảm và mong ước của người chiến sĩ đối với các cháu học sinh

Tình cảm và mong ước của người chiến sĩ đối với các cháu học sinh được thể hiện qua các từ ngữ và chi tiết: xưng hô thân mật (chú, cháu, các cháu ơi) các từ yêu mến, lưu luyến và các chi tiết hỏi thăm giấc ngủ có ngon không, dặn cứ yên tâm ngủ nhé, tự nhủ tuần tra để giữ mái ấm nơi cháu nằm.

Đó là tình cảm. Còn mong ước thể hiện trong chi tiết: “Mai các cháu học hành tiến bộ. Đời đẹp tươi khăn đỏ tung bay” ..

Nội dung: Các chiến sĩ công an yêu thương các cháu học sinh, sẵn sàng chịu gian khổ, khó khăn để bảo vệ cuộc sống bình yên và tương lai tươi đẹp của các cháu.

👉Câu 4 (trang 52 sgk Tiếng Việt lớp 5 tập 2): Học thuộc lòng những câu thơ em thích.

Trả lời:

Đọc thuộc lòng với giọng điệu say mê, tự hào về người chiến sĩ.

Chú ý các từ khó đọc: Hun hút, lưu luyến, đêm khuya,…

Chia sẻ cho bạn đọc 🌷 Trí Dũng Song Toàn 🌷 Nội Dung Tập Đọc, Soạn Bài, Cảm Thụ

Giáo Án Chú Đi Tuần Lớp 5

Đừng bỏ lỡ nội dung giáo án Chú đi tuần lớp 5.

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Hiểu được sự hi sinh thầm lặng, bảo vệ cuộc sống bình yên của các chú đi tuần. (Trả lời được các câu hỏi 1,3 ; học thuộc lòng những câu thơ yêu thích).

2. Kĩ năng: Biết đọc diễn cảm bài thơ.

3. Thái độ: Giáo dục tình yêu quê hương đất nước, biết hi sinh vì sự bình yên của Tổ quốc.   

4. Năng lực: 

– Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.

– Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.

– GDANQ: Giới thiệu những hoạt động hỗ trọ người dân vượt qua thiên tai bão lũ của bộ đội, công an Việt Nam.

II. CHUẨN BỊ                      

1. Đồ dùng 

– Giáo viên: Tranh minh hoạ bài trong SGK.

– Học sinh: Sách giáo khoa 

2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học:

– Phương pháp vấn đáp, động não, thực hành, thảo luận nhóm.

– Kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật trình bày một phút, động não.

      III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của thầyHoạt động của trò
1. Hoạt động khởi động:(5 phút)
– Gọi HS thi đọc bài “ Phân xử tài tình” trả lời câu hỏi về bài đọc:

+ Vì sao quan cho rằng người không khóc chính là người lấy cắp tấm vải?

+ Quan án phá được các vụ án nhờ đâu?

+ Nêu nội dung bài ?

– GV nhận xét bổ sung.

– Giới thiệu bài: GV khai thác tranh minh hoạ, giới thiệu bài thơ “Chú đi tuần” – là bài thơ nói về tình cảm của các chiến sĩ công an với HS miền Nam – GV ghi đề bài .
– HS đọc từng đoạn nối tiếp.

– HS trả lời.


– HS ghi vở
2. Hoạt động luyện đọc: (12phút)

* Mục tiêu: 

– Rèn đọc đúng từ , đọc đúng câu, đoạn.

– Hiểu nghĩa các từ ngữ mới.                   

– Đọc đúng các từ  khó trong bài

* Cách tiến hành:
– Gọi 1 HS đọc tốt đọc toàn bài (đọc cả lời đề tựa của tác giả: thân tặng các cháu HS miền Nam).

– GV nói về tác giả và hoàn cảnh ra đời của bài thơ: 

– Cho HS đọc nối tiếp 4 khổ thơ. GV kết hợp sữa lỗi phát âm; nhắc HS đọc đúng các câu cảm, câu hỏi. ( đọc 2-3 lượt)

– Giúp hs hiểu nghĩa các từ khó.

– Tổ chức cho HS luyện đọc theo cặp.

– GV đọc và đọc diễn cảm toàn bài thơ : giọng đọc nhẹ nhàng trầm lắng, trìu mến, thiết tha, vui, nhanh hơn ở  3 dòng cuối thể hiện mơ ước của người chiến sĩ an ninh về tương lai của các cháu và quyết tâm làm tốt nhiệm vụ vì hạnh phúc của trẻ thơ.
– 1 HS đọc toàn bài.

– Nhóm trưởng điều khiển nhóm 

+ Lần 1: 4 học sinh đọc nối tiếp. Học sinh phát hiện từ khó, luyện đọc từ khó.

+ Lần 2: 4 học sinh đọc nối tiếp. HS đọc đúng các câu cảm, câu hỏi.

– Một HS đọc phần chú giải.

– HS luyện đọc theo cặp.

– Lắng nghe
3. Hoạt động tìm hiểu bài: (10 phút)

* Mục tiêu: Hiểu được sự hi sinh thầm lặng, bảo vệ cuộc sống bình yên của các chú đi tuần. (Trả lời được các câu hỏi 1,3)

* Cách tiến hành:
– GV nêu câu hỏi, yêu cầu HS thảo luận theo nhóm và trình bày trước lớp.

+ Người chiến sĩ đi tuần trong hoàn cảnh như thế nào? 

+ Đặt hình ảnh người chiến sĩ đi tuần trong đêm đông bên cạnh hình ảnh giấc ngủ yên bình của các em HS, tác giả bài thơ muốn nói lên điều gì ?

+ Tình cảm và mong ước của người chiến sĩ đối với các cháu học sinh được thể hiện qua những từ ngữ và chi tiết nào?

-Trong khi HS trả lời GV viết bảng những từ ngữ, chi tiết thể hiện đúng tình cảm, mong muốn của người chiến sĩ an ninh.

– GV : Các chiến sĩ công an yêu thương các cháu HS ; quan tâm, lo lắng cho các cháu, sẵn sàng chịu gian khổ, khó khăn để giúp cho cuộc sống của các cháu bình yên ; mong các cháu học hành giỏi giang, có một tương lai tốt đẹp.

– Gọi 1 hs đọc toàn bài.- Bài thơ muốn nói lên điều gì ?     


 GDANQP: Giới thiệu những hoạt động hỗ trọ người dân vượt qua thiên tai bão lũ của bộ đội, công an Việt Nam.

(VD: Ngày 9/11/2018, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh TT-Huế, Sư đoàn 968 – Quân khu 4 huy động hơn 300 cán bộ, chiến sĩ về các vùng bị ngập lụt giúp người dân, các trường học trên địa bàn khắc phục hậu quả lũ lụt, để học sinh sớm quay trở lại trường sau gần một tuần phải nghỉ học do mưa lũ.)
 – Nhóm trưởng điều khiển nhóm trả lời câu hỏi:

+ Đêm khuya gió rét mọi người đang yên giấc ngủ say.

+ Tác giả bài thơ muốn ca ngợi những người chiến sĩ tận tuỵ, quên mình vì hạnh phúc trẻ thơ.


-Tình cảm: 

+ Từ ngữ : Xưng hô thân mật  (chú, cháu, các cháu ơi) dùng các từ yêu mến, lưu luyến.

+ Chi tiết: Hỏi thăm giấc ngủ có ngon không, dặn cứ yên tâm ngủ nhé, tự nhủ đi tuần tra để giữ mãi ấm nơi cháu nằm.

– Mong ước: Mai các cháu …. tung bay


– 1 hs đọc toàn bài.

*Nội dung : Bài thơ cho thấy tinh thần sẵn sàng chịu gian khổ, khó khăn của các  chiến sĩ công an để bảo vệ cuộc sống bình yên và tương lai tươi đẹp cho các cháu.

–  HS nghe
4. Luyện đọc diễn cảm:(8 phút)

* Mục tiêu: Đọc diễn cảm bài thơ

* Cách tiến hành:
– GV mời 4 HS nối tiếp nhau đọc bài thơ. GV kết hợp hướng dẫn để HS tìm đúng giọng đọc của bài.

– GV hướng dẫn cả lớp luyện đọc diễn cảm đoạn tiêu biểu của bài thơ theo trình tự đã hướng dẫn. Có thể chọn đoạn sau:      “ Gió hun hút/ lạnh lùng … Các cháu cứ yên tâm ngủ nhé!”

– GV hướng dẫn cách nhấn giọng, ngắt nhịp thật tự nhiên giữa các dòng thơ.

– YC học sinh luyện đọc theo cặp, cho HS thi đọc diễn cảm trước lớp.

– YC HS đọc nhẩm từng khổ thơ đến cả bài, thi đọc thuộc lòng từng khổ, cả bài thơ.
– 4 HS nối tiếp nhau đọc bài thơ, tìm giọng đọc.



– HS luyện đọc theo cặp.

– HS thi đọc diễn cảm trước lớp .

– HS thi đọc thuộc lòng từng khổ, cả bài thơ.

– Cả lớp bình chọn người đọc diễn cảm hay nhất, người có  trí nhớ tốt nhất.
5. Hoạt động ứng dụng: (2phút)
+ Bài thơ cho ta thấy điều gì ? 

– Gọi vài HS nêu nội dung bài.

– Về nhà tiếp tục học thuộc lòng bài thơ, nhớ nội dung bài, chuẩn bị bài sau: Luật tục xưa của người Ê- đê.
– HS nghe- HS nghe và thực hiện
6. Hoạt động sáng tạo:(1 phút)
– Về nhà em hãy tưởng tượng và vẽ một bức tranh minh họa bài thơ sau đó chia sẻ với bạn bè.– HS nghe và thực hiện

Đón đọc thêm về 🌿 Bài Thơ Bầm Ơi [Tố Hữu] 🌿 Nội Dung, Nghệ Thuật, Phân Tích

4 Mẫu Cảm Thụ Bài Thơ Chú Đi Tuần Hay Nhất

Ngay sau đây là 4 mẫu cảm thụ bài thơ Chú đi tuần hay nhất.

Cảm Thụ Bài Thơ Chú Đi Tuần Ấn Tượng – Mẫu 1

Bài thơ nói về người chiến sĩ đi tuần trong hoàn cảnh có những khó khăn và thử thách: đêm khuya vắng vẻ (khi mọi người đã yên giấc ngủ say), gió mùa đông ngoài trời làm lạnh buốt đôi tay.

Hai dòng thơ cuối cho ta thấy ý nghĩa thật đẹp đẽ và sâu sắc: người chiến sĩ rất quan tâm và yêu thương các cháu thiếu nhi, sẵn sàng chịu đựng khó khăn gian khổ của giá rét đêm khuya (“Rét thì mặc rét cháu ơi!”) để giữ mãi cho các cháu giấc ngủ ấm áp, bình yên (“Chú đi giữ mái ấm nơi cháu nằm”).

Đó cũng chính là vẻ đẹp của tinh thần trách nhiệm với cuộc sống và tình yêu thương sâu nặng của các anh chiến sĩ đối với con người.

Cảm Thụ Bài Thơ Chú Đi Tuần Đặc Sắc – Mẫu 2

Đoạn thơ nói lên sự vất vả, khó khăn thử thách của chiến sĩ đi tuần trong đêm khuya giá rét mùa đông:

Trong đêm khuya vắng vẻ,
Chú đi tuần đêm nay
Nép mình dưới bóng hàng cây
Gió đông lạnh buốt đôi tay chú rồi!

Chú đi tuần rất thương các cháu nhỏ, sẵn sàng chịu đựng mọi khó khăn gian khổ của cái rét đêm khuya để đem lại sự ấm cúng cho trẻ thơ trong đêm giá rét đông về:

Rét thì mặc rét cháu ơi!
Chú đi giữ mãi ấm nơi cháu nằm.

Điều đó, tác giả muốn nói lên tinh thần làm việc trách nhiệm cao của người chiến sĩ đi tuần.

Cảm Thụ Bài Thơ Chú Đi Tuần Tiêu Biểu – Mẫu 3

Đọc đoạn thơ trên trong bài ‘CHÚ ĐI TUẦN’ của Trần Ngọc ,hình ảnh người chiến sĩ đi tuần thật vất vả .Trong khi mọi người đã yên giấc ngủ say thì người chiến sĩ vẫn phải vất vả ngoài đường cùng gió mùa đông “lạnh buốt đôi tay”.

Công việc của người chiến sĩ thật khó khăn và thử thách. Hai dòng thơ cuối cho ta thấy ý nghĩa thật sâu sắc và đẹp đẽ ; người chiến sĩ rất quan tâm và yêu thương đến thiếu nhi , sẵn sàng chịu đựng gian khổ khó khăn của giá rét đêm khuya “rét thì mặc rét cháu ơi!” đế giữ mãi cho các cháu chỗ ngủ ấm ,bình yên “chú đi giữ ấm mãi nơi cháu nằm”.

Đó chính là vẻ đẹp của tinh thần trách nhiệm với cuộc sống và tình yêu thương sâu nặng của người chiến sĩ đối với mãi con người.

Cảm Thụ Bài Thơ Chú Đi Tuần Nổi Bật – Mẫu 4

Đêm mùa đông. Những cơn gió bấc hun hút lạnh lùng thổi dọc những đường phố vắng vẻ. Hàng cây rung xào xạc, lá khô bay lả tả dưới ánh đèn vàng. Cả thành phố Hải Phòng đang yên giấc ngủ say. Các chú bộ đội súng trong tay, lặng lẽ tuần tra, bảo vệ cuộc sống thanh bình cho nhân dân, đất nước.

Bước qua cổng trường học sinh miền Nam, một tình cảm thương yêu, xúc động dậy lên trong lòng các chú. Các cháu miền Nam yêu mến! Các cháu ngủ có ngon không? Cửa đóng có che kín gió? Mền bông ấm áp có đủ sưởi ấm tâm hồn trẻ thơ buộc phải xa cha mẹ, xa quê hương ngàn dặm?!

Ở miền Nam thành đồng Tổ quốc, cha mẹ các cháu và đồng bào miền Nam đang anh dũng chiến đấu đánh đuổi giặc Mỹ xâm lăng. Các cháu ơi, hãy yên tâm ngủ nhé! Trong đêm khuya vắng vẻ, các chú vẫn không dừng bước tuần tra trên khắp các nẻo đường của thành phố cảng.

Nép mình dưới bóng hàng cây, các chú xoa đôi tay lạnh buốt. Ngẩng nhìn ánh đèn hắt ra từ dãy khung cửa sổ, nơi các cháu đang ngủ ngon lành, các chú muốn nhắn gửi những lời yêu thương nhất: “Các cháu cứ ngủ cho say! Rét thì mặc rét, các chú vẫn làm tròn nhiệm vụ của mình để giữ ấm mãi nơi các cháu nằm.

Ngày mai, các cháu học hành tiến bộ. Tương lai tươi sáng sẽ mở ra trước mắt thế hệ măng non trên vai đỏ thắm khăn quàng. Các chú mong các cháu sẽ trở thành lớp chủ nhân tài giỏi của đất nước, góp phần tích cực vào sự nghiệp bảo vệ và xây dựng Tổ quốc Việt Nam giàu mạnh”

Viết một bình luận