Dế Mèn Bênh Vực Kẻ Yếu Lớp 4 [Nội Dung Tập Đọc + Soạn Bài + Giáo Án]

Dế Mèn Bênh Vực Kẻ Yếu Lớp 4 ❤️️ Nội Dung Tập Đọc, Soạn Bài, Giáo Án ✅Chia Sẻ Cho Bạn Đọc Ý Nghĩa, Đọc Hiểu Tác Phẩm, Cách Soạn Bài.

Nội Dung Bài Dế Mèn Bênh Vực Kẻ Yếu

Đoạn trích Dế mèn bênh vực kẻ yếu nằm trong truyện Dế mèn phiêu lưu ký của nhà văn Tô Hoài. Dưới đây là nội dung đoạn trích:

Dế Mèn bênh bực kẻ yếu
Tác giả: Tô Hoài

Một hôm, qua một vùng cỏ xước xanh dài. Tôi chợt nghe tiếng khóc tỉ tê. Đi được vài bước nữa, tôi gặp chị Nhà Trò ngồi gục đầu bên tảng đá cuội.

Chị Nhà Trò đã bé nhỏ lại gầy yếu quá, người bự những phấn, như mới lột. Chị mặc áo thâm dài, đôi chỗ chấm điểm vàng, hai cánh mỏng như cánh bướm non, lại ngắn chùn chùn. Hình như cánh yếu quá, chưa quen mở, mà cho dù có khỏe cũng chẳng bay được xa. Tôi đến gần, chị Nhà Trò vẫn khóc. Nức nở mãi chị mới kể:

– Năm trước, gặp khi trời làm đói kém, mẹ em phải vay lương ăn của bọn nhện. Sau đấy, không may mẹ em mất đi, còn lại thui thủi có mình em. Mà em ốm yếu, kiếm bữa cũng chẳng đủ. Bao năm nghèo túng vẫn hoàn nghèo túng. Mấy bọn nhện đã đánh em. Hôm nay bọn chúng chăng tơ ngang đường đe bắt em, vặt chân, vặt cánh ăn thịt em.

Tôi xòe cả hai càng ra, bảo Nhà Trò:

– Em đừng sợ. Hãy trở về cùng với tôi đây. Đứa độc ác không thể cậy khỏe ăn hiếp kẻ yếu.

Rồi tôi dắt Nhà Trò đi. Được một quãng thì tới chỗ mai phục của bọn nhện.

Đọc hiểu đoạn trích ❤️️Lớp Học Trên Đường Lớp 5 ❤️️Tìm hiểu chi tiết

Nội Dung Dế Mèn Bênh Vực Kẻ Yếu [Tiếp Theo]

Sau đây là nội dung đoạn trích Dế mèn bênh vực kẻ yếu phần tiếp theo.

Dế Mèn bênh vực kẻ yếu (tiếp theo)
Tác giả: Tô Hoài

Bọn nhện chăng từ bên nọ sang bên kia đường biết bao tơ nhện. Lại thêm sừng sững giữa lối đi một anh nhện gộc. Nhìn vào các khe đá chung quanh, tôi thấy lủng củng những nhện là nhện. Chúng đứng im như đá mà coi vẻ hung dữ.

Tôi cất tiếng hỏi lớn:

– Ai đứng chóp bu bọn này? Ra đây ta nói chuyện.

Từ trong hốc đá, một mụ nhện cái cong chân nhảy ra, hai bên có hai nhện vách nhảy kèm. Dáng đây là vị chúa chùm nhà nhện. Nom cũng đanh đá, nặc nô lắm. Tôi quay phắt lưng, phóng càng đạp phanh phách ra oai. Mụ nhện co rúm lại rồi cứ rập đầu xuống đất như cái chày giã gạo. Tôi thét:

– Các người có của ăn của để, béo múp béo míp mà cứ đòi mãi một tí tẹo nợ đã mấy đời rồi. Lại còn kéo bè kéo cánh đánh đập một cô gái yếu ớt thế này.Thật đáng xấu hổ! Có phá hết các vòng vây đi không?

Bọn nhện sợ hãi, cùng dạ ran. Cả bọn cuống cuồng chạy dọc chạy ngang, phá hết các dây tơ chăng lối. Con đường về tổ Nhà Trò quang hẳn.

Giới Thiệu Bài Dế Mèn Bênh Vực Kẻ Yếu

Giới thiệu một số thông tin về bài Dế mèn bênh vực kẻ yếu cho bạn tham khảo.

  • Đoạn trích Dế Mèn Bênh Vực Kẻ Yếu nằm trong tập truyện Dế mèn phiêu lưu ký của tác giả Tô Hoài viết về loài vật, dành cho lứa tuổi thiếu nhi. Truyện được xuất bản lần đầu năm 1941!
  • Nội dung phần 1: Kể về hành trình Dế Mèn đi ngao du khắp nơi và gặp chị Nhà Trò ngồi khóc. Chị rất yếu ớt, gầy gò. Hỏi ra mới biết chị bị bọn Nhện đánh đập đòi lương thực do mẹ chị vay từ trước. Dế Mèn hứa sẽ bảo vệ chị.
  • Nội dung phần tiếp theo: Như đã hứa, Dế Mèn giúp chị Nhà Trò dạy cho bọn nhện một bài học. Chú đạp càng dọa mụ nhện chúa, rồi thét bọn nhện không được đòi nợ Nhà Trò nữa. Bọn nhện sợ hãi, gỡ bỏ tơ nhện, Nhà Trò được an toàn.

Chia sẻ thêm tác phẩm 🔰Sang Năm Con Lên Bảy 🔰 Nội Dung Tập Đọc, Soạn Bài, Cảm Thụ

Bố Cục Bài Dế Mèn Bênh Vực Kẻ Yếu

Bố cục bài Dế mèn bênh vực kẻ yếu được phân chia như sau:

Bố cục phần đầu có thể chia thành 4 đoạn:

  • Đoạn 1: Hai dòng đầu (vào câu chuyện)
  • Đoạn 2: Tiếp theo đến “ức nở mãi chị mới kể” (hình dáng Nhà Trò)
  • Đoạn 3: Tiếp theo đến “vặt cánh ăn thịt em” (lời Nhà Trò)
  • Đoạn 4: Phần còn lại (hành động nghĩa hiệp của Dế Mèn)

Bố cục phần tiếp theo có thể chia thành 3 đoạn:

  • Đoạn 1: Ba dòng đầu (Trận địa ai phục của bọn nhện)
  • Đoạn 2: Tiếp theo đến “vòng vây đi không” (Dế Mèn ra oai với bọn nhện)
  • Đoạn 3: Phần còn lại (Kết cục câu chuyện)

Hướng Dẫn Tập Đọc Dế Mèn Bênh Vực Kẻ Yếu

Thohay.vn hướng dẫn tập đoc Dế mèn bênh vực kẻ yếu hay nhất.

  • Đọc rành mạch, trôi chảy các từ, tiếng có âm vần dễ lẫn.
  • Giọng đọc phù hợp tính cách mạnh mẽ của nhân vật Dế Mèn, sự yếu đuối của chị Nhà Trò
  • Phát hiện được những lời nói, cử chỉ cho thấy tấm lòng nghĩa hiệp của Dế Mèn.
  • Biết ngắt, nghỉ câu đúng.

Chú ý từ khó:

  • Cỏ xước: loài cỏ có quả nhọn như gai, hay bám vào quần áo.
  • Nhà trò: loài côn trùng nhỏ họ bướm, thường sống ở bụi rậm.
  • Bự: to, dày quá mức.
  • Áo thâm: áo màu đen hoặc màu ngả về đen.
  • Lương ăn: những thứ dùng làm thức ăn.
  • Ăn hiếp: ỷ vào sức mạnh hay quyền thế để chèn ép, bắt nạt kẻ khác.
  • Mai phục: nấp sẵn ở nơi kín đáo để đánh bất ngờ.
  • Chóp bu: đứng đầu, cầm đầu (ý nhạo báng).
  • Nặc nô: (đàn bà) hung dữ, táo tợn.

Đón đọc bài thơ 🌹Những Cánh Buồm Lớp 5 🌹Tìm hiểu chi tiết

Ý Nghĩa Bài Dế Mèn Bênh Vực Kẻ Yếu

Ý nghĩa bài Dế mèn bênh vực kẻ yếu: chính là ca ngợi hình tượng chú Dế Mèn có tấm lòng hào hiệp, sẵn sàng làm việc nghĩa: bênh vực kẻ yếu đuối, đạp đổ những áp bức, bất công trong cuộc sống.

Đọc Hiểu Tác Phẩm Dế Mèn Bênh Vực Kẻ Yếu

Đừng bỏ qua nội dung đọc hiểu tác phẩm Dế mèn bênh vực kẻ yếu sau đây nhé!

*Đọc hiểu phần đầu:

👉1. Hãy chỉ ra tên nhân vật xuất hiện trong mẩu chuyện trên

A. Chị Cốc

B. Anh Gọng Vó

C. Chị Nhà Trò

D. Dế Choắt

👉2. Khi đi qua vùng cỏ xước xanh dài, Dế Mèn đã nghe thấy âm thanh gì?

A. Nghe thấy tiếng cười nói hi ha.

B. Nghe thấy tiếng khóc tỉ tê.

C. Tiếng than thở, rầu rĩ.

D. Nghe thấy tiếng trống chiêng khua rộn ràng.

👉3. Khi lại gần Dế Mèn phát hiện ra âm thanh đó phát ra từ đâu?

A. Tiếng cười nói hi ha, hả hê của lũ nhện vì đã cướp được đồ ăn của chị Nhà Trò.

B. Tiếng khóc tỉ tê của chị Nhà Trò đang ngồi gục đầu bên tảng đá cuội.

C. Tiếng than thở rầu rĩ của chị Nhà Trò.

D. Tiếng trống chiêng khua rộn ràng của đại hội đấu võ nhà Châu Chấu

👉4. Con hãy tìm những chi tiết miêu tả hình dáng bên ngoài của chị Nhà Trò?

A. Chị Nhà Trò đã bé nhỏ lại gầy yếu quá, người bự những phấn, như mới lột.

B. Chị mặc áo thâm dài, đôi chỗ chấm điểm vàng, hai cánh mỏng như cánh bướm non, lại ngắn chùn chũn.

C. Chị Nhà Trò mặc áo thâm dài, đôi chỗ điểm chấm xanh, hai cánh mỏng manh nhưng màu sắc lại sắc sỡ, tươi mới như cánh bướm.

D. Hình như cánh yếu quá, chưa quen mở, mà cho dù có khỏe cũng chẳng thể bay xa được.

F. Chị Nhà Trò quàng một chiếc khăn màu vàng trên đầu, gương mặt xám xịt, bủng beo vì thiếu ăn quá nhiều.

👉5. Từ những chi tiết miêu tả ngoại hình của chị Nhà Trò con thấy được chị ta là người như thế nào?

A. Chị Nhà Trò mỏng manh, yêu kiều, dịu dàng giống như những chú bướm vào ngày đầu xuân.

B. Chị Nhà Trò rất yếu ớt dễ bị bắt nạt.

C. Chị Nhà Trò biếng ăn nên mới gầy yếu như vậy.

D. Chị Nhà Trò lạnh lùng, kiêu kì.

👉6. Hoàn cảnh của chị Nhà Trò đáng thương như thế nào?

A. Bị lạc mẹ, bị bỏ đói cả tuần nay không có gì bỏ vào bụng.

B. Bị bọn nhện xiết nợ, mẹ đã bị bắt đi chỉ còn chị Nhà Trò bơ vơ một mình.

C. Bị thương ở chân, nằm phơi mình bên tảng đá nhịn đói chờ chết.

D. Mẹ mất, lủi thủi ốm yếu, nghèo khổ sống một mình, bị bọn nhện bắt nạt.

👉7. Tại sao chị Nhà Trò lại khóc?

A. Vì đói mà không có gì ăn

B. Vì mẹ mất, nhớ mẹ

C. Vì ngồi buồn một mình

D. Vì bị lũ nhện bắt nạt

👉8. Nhà Trò bị bọn nhện ức hiếp, đe dọa như thế nào?

A. Bị bọn nhện đánh, còn bị chăng tơ ngang đường đe dọa bắt, vặt chân, vặt cánh ăn thịt Nhà Trò.

B. Bị bọn nhện đánh và dọa kiện lên quan tòa Bọ Hung.

C. Bị bọn nhện cướp hết đồ ăn, cứ gặp ở đâu là chúng đánh ở đấy.

D. Bị lấy hết đồ đạc trong hang, cướp hết đồ ăn và đuổi ra khỏi hang.

👉9. “Chị Nhà Trò khóc vì tủi thân và sợ hãi. Tủi thân vì mẹ đã mất, chị nhớ mẹ, hơn thế giờ chẳng có ai bên cạnh bảo vệ mình, mình lại yếu ớt như thế. Đồng thời cũng sợ hãi vì bị bọn nhện dọa đánh, dọa vặt cánh, vặt chân, ăn thịt. Chị thân cô thế cô, lại yếu ớt vậy sao có thể chống lại được bọn nhện.” Nhận định trên đúng hay sai?

A. Đúng

B. Sai

👉10. Những lời nói và cử chỉ nào nói lên tấm lòng nghĩa hiệp của Dế Mèn?

A. Xòe cả hai càng ra, dắt chị Nhà Trò đi tới chỗ mai phục của bọn nhện.

B. Ngồi xuống xoa đầu, lau nước mắt cho chị Nhà Trò.

C. Nói rằng: “Em đừng sợ. Hãy trở về cùng với tôi đây. Đứa độc ác không thể cậy khỏe ăn hiếp kẻ yếu”.

D. Nói rằng: “Em đừng sợ. Tôi có đồ ăn đây, em ăn đi cho đỡ đói. Sau này tôi sẽ nuôi em”.

👉11. Ý nghĩa của bài văn “Dế Mèn bênh vực kẻ yếu”?

A. Ca ngợi Dế Mèn có tấm lòng nghĩa hiệp – bênh vực người yếu, xóa bỏ áp bức, bất công.

B. Ca ngợi tấm lòng nghĩa hiệp của Dế Mèn khi ra tay giúp đỡ Dế Choắt thoát khỏi bọn nhện.

C. Cho thấy vẻ đẹp từ ngoại hình và sức mạnh hơn người của Dế Mèn trong trận chiến với võ sĩ bọ ngựa.

D. Ca ngợi Dế Mèn có tấm lòng nghĩa hiệp, bênh vực và giúp đỡ Dế Choắt thoát khỏi cạm bẫy của chị Cốc.

*Đọc hiểu phần tiếp theo

👉1. Trận địa mai phục của bọn nhện đáng sợ như thế nào?

A. Bọn nhện chăng tơ kín các lối đi.

B. Bọn nhện sai lũ kiến làm tổ ở nhà chị Nhà Trò chỉ cần xuất hiện là chúng kéo ra đốt.

C. Bố trí nhện gác trong các khe đá với vẻ mặt hung dữ.

D. Sừng sững giữa lối đi có thêm một anh nhện gộc.

E. Bọn nhện cuống cuồng chạy dọc chạy ngang, phá hết các dây tơ chăng lối.

👉2. Sau khi quan sát thấy trận địa mai phục của bọn nhện, Dế Mèn đã có hành động gì?

A. Cất tiếng hỏi lớn “Ai đứng chóp bu bọn này? Ra đây ta nói chuyện?”

B. Cất tiếng dọa nạt “Lũ các ngươi không chạy nhanh đừng trách ta phải ra tay”.

C. Quay phắt lưng, phóng càng đạp phanh phách ra oai.

D. Xông thẳng vào hang lôi con mụ nhện cái ra hỏi chuyện.

👉3. Mụ nhện cái được miêu tả với dáng vẻ như thế nào?

A. Đường hoàng, bệ vệ, dáng vẻ kiêu kì.

B. Hống hách, ngang ngược, ra dáng ta đây là chúa tể loài nhện.

C. Ra dáng ta đây là vị chúa trùm nhà nhện, nom cũng đanh đá, nặc nô lắm.

D. Hiền lành, nhân từ khác hẳn với dáng vẻ hung dữ của lũ nhện gác bên ngoài

👉4. Dế Mèn đã làm gì khiến cho mụ nhện cái phải co rúm lại rồi cứ đập đầu xuống đất run sợ?

A. Dùng đá chọi vào cửa hang khiến nhện cái run sợ.

B. Đem theo đồng bọn là võ sĩ Châu Chấu đến khiến nhện cái khiếp vía.

C. Lấy đá chọi gã nhện gộc để khiến nhện cái khiếp sợ.

D. Quay phắt lưng, phóng càng đạp phanh phách ra oai.

👉5. Khi Dế Mèn phóng càng đạp phanh phách, mụ nhện có biểu hiện như thế nào?

A. Sợ hãi, dạ ran, cuống cuồng chạy dọc chạy ngang

B. Co rúm lại rồi cứ rập đầu xuống đất như cái chày giã gạo

C. Cong chân nhảy ra, hai bên có hai nhện vách nhảy kèm

D. Tất cả các ý trên

👉6. Dế Mèn đã làm cách nào để bọn nhện phải sợ?

A. Chủ động hỏi, lời lẽ rất oai, giọng thách thức của một kẻ mạnh chỉ nói chuyện với đứa cầm đầu “Ai đứng chóp bu bọn này? Ra đây ta nói chuyện”.

B. Rủ thêm võ sĩ Châu Chấu đến giúp sức để ra oai với bọn nhện.

C. Thấy nhện cái xuất hiện, dáng vẻ thì đanh đá, nặc nô. Dế Mèn ra oai bằng cách dùng hành động tỏ rõ sức mạnh của mình: quay phắt lưng, phóng càng đạp phanh phách.

D. Chọi đá vào hang khiến nhện cái buộc phải lộ mặt.

👉7. Dế Mèn đã nói thế nào để bọn nhện nhận ra lẽ phải?

A. Phân tích cho bọn nhện thấy hành động hèn hạ của chúng: Bọn nhện thì giàu có, béo múp lại cứ đòi mãi món nợ bé tí tẹo, đã mấy đời của mẹ con Nhà Trò. Bọn nhện béo tốt, lại kéo bè kéo cánh đánh đập một cô gái yếu ớt.

B. Dọa nạt bọn chúng nếu như không ngừng ngay hành động hèn hạ này sẽ trình lên quan phủ kiện bọn chúng.

C. Kết luận và đe dọa: Thật đáng xấu hổ! Có phá hết các vòng vây đi không?

D. Kết luận và đe dọa: Thật đáng xấu hổ! Các người có muốn ta đốt cả hang nhện không?

👉8. Kết cục của câu chuyện như thế nào?

A. Bọn nhện dập đầu xin tha, hứa sẽ không bao giờ dám bắt nạt chị Nhà Trò nữa.

B. Bọn nhện sợ hãi, cùng dạ ran, cuống cuồng chạy dọc, ngang, phá hết các dây tơ chăng lối, đường về tổ Nhà Trò quang hẳn.

C. Bọn nhện thách thức Dế Mèn dám làm gì trong khi chúng vẫn đông người hơn Dế Mèn.

D. Trước hành động kiên quyết của Dế Mèn, bọn nhện buộc phải bỏ chạy, tuy nhiên chúng vẫn hẹn quay lại xử lí chị Nhà Trò sau.

👉9. Con thấy có thể tặng cho Dế Mèn danh hiệu nào trong số các danh hiệu sau đây:

A. Võ sĩ.

B. Tráng sĩ.

C. Hiệp sĩ.

D. Chiến sĩ.

E. Dũng sĩ.

F. Anh hùng

Lưu lại bài tập đọc 🌷 Trí Dũng Song Toàn 🌷 Nội Dung, Soạn Bài, Cảm Thụ

Soạn Bài Dế Mèn Bênh Vực Kẻ Yếu Lớp 4

Xem ngay gợi ý soạn bài Dế mèn bênh vực kẻ yếu lớp 4 sau đây bạn nhé!

🔰Các câu hỏi của phần đầu:

👉Câu 1 (trang 5 sgk Tiếng Việt 4): Tìm những chi tiết cho thấy chị Nhà Trò rất yếu ớt?

Đáp án: Đó là những chi tiết:

  • Bé nhỏ gầy yếu quá.
  • Người bự những phấn như mới lột.
  • Hai cánh mỏng như cánh bướm non, ngắn chùn chùn, chưa quen mở, yếu ớt không bay xa được xa, kiếm ăn không đủ bữa, nghèo túng.

👉Câu 2 (trang 5 sgk Tiếng Việt 4): Nhà Trò bị bọn nhện ức hiếp, đe dọa như thế nào?

Đáp án: Trước đây gặp lúc đói kém, mẹ của Nhà Trò có vay lương ăn của bọn Nhện, rồi mẹ Nhà Trò chết để lại Nhà Trò thui thủi một mình. Bản thân lại ốm yếu làm không đủ ăn, không trả được nợ nên bị bọn Nhện đánh. Hôm nay chúng lại còn giăng tơ chặn đường đe bắt, dọa sẽ vặt chân, vặt cánh ăn thịt Nhà Trò.

👉Câu 3 (trang 5 sgk Tiếng Việt 4): Những lời nói và cử chỉ nào nói lên tấm lòng nghĩa hiệp của Dế Mèn?

Đáp án: Đó là: “Em đừng sợ. Hãy trở về cùng tôi đây. Đứa độc ác không thể cậy khỏe ăn hiếp yếu” rồi dẫn Nhà Trò đến chỗ bọn Nhện đang mai phục”. Hành động đó, lời nói đó thể hiện lòng nghĩa hiệp của Dế Mèn thấy chuyện “bất bình chẳng tha”.

👉Câu 4 (trang 5 sgk Tiếng Việt lớp 4): Nêu một hình ảnh nhân hóa mà em thích. Cho biết vì sao em thích?

Đáp án: Bài văn có rất nhiều hình ảnh nhân hóa, nhưng em thích nhất là hình ảnh Dế Mèn “xòe cả hai càng ra bảo Nhà Trò”.

Đại ý: Ca ngợi hành động đẹp đẽ và lòng nghĩa hiệp của Dế Mèn, một con người “ra đường thấy chuyện bất bình chẳng tha”, sẵn sàng bao bọc, che chở cho kẻ yếu, xóa bỏ mọi áp bức bất công trong xã hội.

🔰Các câu hỏi của phần tiếp theo:

👉Câu 1 (trang 16 sgk Tiếng Việt 4): Trận địa mai phục của bọn nhện đáng sợ như thế nào?

Đáp án: Trận địa mai phục của bọn nhện thật đáng sợ. Chúng giăng tơ phong tỏa tất cả lối đi lại. Chăng từ bên nọ sang bên kia biết bao tơ nhện. Lại thêm sừng sững giữa lối đi một anh nhện gộc. Chung quanh đầy rẫy những lũ nhện hung dữ

👉Câu 2 (trang 16 sgk Tiếng Việt 4): Dế Mèn đã làm cách nào để bọn nhện phải sợ?

Đáp án:

  • Để làm bọn nhện phải sợ, trước hết Dế Mèn cất tiếng hỏi lớn: Ai đứng chóp bu bọn này?” Ra đây ta nói chuyện” Lời lẽ cao ngạo, thách thức, dọa dẫm, oai phong muốn nói chuyện với kẻ đứng đầu bọn. Dùng từ ngữ nói chuyện với đối phương thì xưng “ta”, gọi “bọn mày”
  • Về hành động “quay” phắt lưng, phóng càng đạp phanh phách” Nhằm bộc lộ sức mạnh ghê gớm của mình để thị uy, áp đảo vị chúa trùm nhà nhện ngay từ đầu giáp mặt.

👉Câu 3 (trang 16 sgk Tiếng Việt 4): Dế Mèn đã nói như thế nào để bọn nhện nhận ra lẽ phải?

Đáp án: Không chỉ bằng hành động bộc lộ sức mạnh của mình để áp đảo đối phương. Dế Mèn còn dùng lời lẽ phải trái thiệt hơn, để vừa phân tích làm cho lũ nhện thấy xấu hổ vô lí mà chúng đã gây ra cho chị Nhà Trò (một cô gái yếu ớt) vừa bộc lộ thái độ đe nạt, bắt buộc bọn nhện phải thực hiện những gì Dế Mèn đưa ra.

  • Bọn nhện giàu có, béo múp >< Món nợ của mẹ Nhà Trò bé tẹo đã mấy đời.
  • Bọn nhện béo tốt, kéo bè kéo cánh >< Đánh đập một Nhà Trò yếu ớt.

Vì vậy, bọn nhện đã sợ hãi, cùng dạ rau, cuống cuồng chạy dọc, ngang, phá hết các dây tơ chăng lối nhằm mai phục Nhã Trò.

👉Câu 4 (trang 16 sgk Tiếng Việt 4): Em thấy có thể tặng cho Dế Mèn danh hiệu nào trong số các danh hiệu sau đây: Võ sĩ, tráng sĩ, chiến sĩ, dũng sĩ, anh hùng?

Đáp án: Theo em những từ đã cho, từ nào cũng có thể tặng cho Dế Mèn được. Tuy nhiên từ hợp nhất với tính cách và hành động vì nghĩa của Dế Mèn là từ “hiệp sĩ”. Vì từ ” hiệp sĩ” có nghĩa là: người có sức mạnh và lòng hào hiệp, sẵn sàng làm việc nghĩa” rất đúng với tính cách và hành động của Dế Mèn.

Giáo Án Dế Mèn Bênh Vực Kẻ Yếu Lớp 4

Các giáo viên có thể tham khảo cách soạn giáo án bài Dế mèn bênh vực kẻ yếu lớp 4 dưới đây.

👉Giáo án phần 1:

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức

  • Hiểu được nghĩa một số từ ngữ khó trong bài: cỏ xước, nhà trò, bự, thâm,…
  • Hiểu ND bài : Ca ngợi Dế Mèn có tấm lòng nghĩa hiệp – bênh vực người yếu.

2. Kĩ năng: Đọc rành mạch, trôi chảy biết đọc phân biệt lời các nhân vật, bước đầu đọc diễn cảm được một đoạn trong bài.

3. Thái độ: Giáo dục HS biết bảo vệ lẽ phải.

4. Góp phần phát triển năng lực

– Năng lực tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ,…

* GDKNS: Thể hiện sự cảm thông; xác định giá trị; tự nhận thức về bản thân.

* ĐCND: Không hỏi câu hỏi 4

II. CHUẨN BỊ:

1. Đồ dùng

  • GV: Tranh minh họa SGK.
  • -HS: SGK, vở,..

2. Phương pháp, kĩ thuật

  • Phương pháp:  Hỏi đáp, quan sát, thảo luận nhóm, đóng vai
  • Kĩ thuật: Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi. 

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:

Hoạt động của giáo viênHoạt động của học sinh
1. Khởi động: (3p)
 – HS cùng hát: Lớp chúng ta đoàn kết
 – GV giới thiệu chủ điểm Thương người như thể thương thân  và bài học
–  HS cùng hát
– Quan sát tranh và lắng nghe
2. Luyện đọc: (8-10p)
* Mục tiêu: HS biết nhận diện đoạn văn, đọc đúng, đọc rành mạch, trôi chảy và giải nghĩa được một số từ ngữ. 
Cách tiến hành: 
–  Gọi 1 HS  đọc bài (M3)
– GV lưu ý giọng đọc cho HS: Giọng đọc chậm rãi khi thể hiện sự đáng thương của chị Nhà Trò, giọng dứt khoát, mạnh mẽ khi thể hiện lời nói và hành động của Dế Mèn
– GV chốt vị trí các đoạn:
– Lưu ý sửa lỗi đọc và ngắt nghỉ cho các HS (M1) 
– 1 HS đọc bài, cả lớp đọc thầm
– HS lắng nghe
– Lớp trưởng điều hành cách chia đoạn
– Bài có 4 đoạn:
+ Đoạn 1: Hai dòng đầu
+ Đoạn 2: Năm dòng tiếp theo.
+ Đoạn 3: Năm dòng tiếp theo.
+ Đoạn 4: Phần còn lại. 
– Nhóm trưởng điều hành nhóm đọc nối tiếp đoạn trong nhóm lần 1 và phát hiện các từ ngữ khó (cỏ xước, tỉ tê, nhà trò, tảng đá cuội, lột, ngắn chùn chùn, nức nở),…
– Luyện đọc từ khó: Đọc mẫu (M4) → Cá nhân (M1) → Lớp
– Giải nghĩa từ khó (đọc chú giải)
– HS đọc nối tiếp đoạn lần 2 theo điều khiển của nhóm trưởng
– Các nhóm báo cáo kết quả đọc
–  1 HS đọc cả bài (M4)
3.Tìm hiểu bài: (8-10p)
* Mục tiêu: HS hiểu được nội dung bài học, nêu được nội dung đoạn, bài.
* Cách tiến hành: Làm việc cá nhân – Chia sẻ cặp đôi – Chia sẻ trước lớp
– Yêu cầu đọc các câu hỏi cuối bài.
– GV hỗ trợ TBHT điều hành lớp trả lời
+ Dế Mèn gặp Nhà Trò trong hoàn cảnh như thế nào?
=>Nội dung đoạn 1?
+ Những chi tiết cho thấy chị Nhà Trò rất yếu ớt?
+ Dế Mèn đã thể hiên tình cảm gì khi gặp chị Nhà Trò?
=>  Đoạn 2 nói lên điều gì?
+Tại sao Nhà Trò bị Nhện ức hiếp?
+ Qua lời kể của Nhà Trò chúng ta thấy được điều gì?
+ Trước tình cảnh đáng thương của Nhà Trò, Dế Mèn đã làm gì?
+ Những lời nói và cử chỉ nào nói lên tấm lòng nghĩa hiệp của Dế Mèn? 
=> Lời nói và cử chỉ đó cho thấy Dế Mèn là người như thế nào?
* Nêu nội dung bài
– GV tổng kết, nêu nội dung bài
– 1 HS đọc các câu hỏi cuối bài
– Nhóm điều hành nhóm trả lời. TBHT điều hành hoạt động chia sẻ:
+ Dế Mèn đi qua một vùng cỏ xước thì nghe tiếng khóc tỉ tê, lại gần thì thấy chị Nhà Trò gục đầu khóc bên tảng đảng đá cuội.
1. Hoàn cảnh Dế Mèn gặp Nhà Trò
+ Thân hình chị bé nhỏ, gầy yếu . 
+ Cánh chị mỏng ngắn chùn chùn, quá yếu lại chưa quen mở.
+ Dế Mèn thể hiện sự ái ngại, thông cảm đối với chị Nhà Trò.
2. Hình dáng yếu ớt, tội nghiệp của chị Nhà Trò
+ Trước đây mẹ Nhà Trò có vay lương ăn của bọn Nhện chưa trả được thì đã chết. Nhà Trò ốm yếu kiếm ăn không đủ. Bọn Nhện đã đánh Nhà Trò, hôm nay chăng tơ ngang đường dọa vặt chân, vặt cánh ăn thịt.
+ Thấy tình cảnh đáng thương của Nhà Trò khi bị Nhện ức hiếp.
+ Trước tình cảnh ấy, Dế Mèn đã xòe càng và nói với Nhà Trò: Em đừng sợ. Hãy trở về cùng với tôi đây. Đứa độc ác không thể cậy khỏe ăn hiếp kẻ 
với tôi đây. Đứa độc ác không thể cậy khoẻ ăn hiếp kẻ yếu.
+ Cử chỉ: Phản ứng mạnh mẽ xoà cả hai càng ra, dắt Nhà Trò đi.
3. Dế Mèn có tấm lòng nghĩa hiệp.
* Nội dung: Ca ngợi Dế Mèn có tấm lòng nghĩa hiệp ,sẵn sàng bênh vực kẻ yếu, xoá bỏ những bất công
– HS ghi vào vở – nhắc lại ý nghĩa
3. Luyện đọc diễn cảm: (8-10p)
* Mục tiêu: HS biết đọc diến cảm đoạn 2 của bài
* Cách tiến hành: Hoạt động cá nhân – nhóm – cả lớp
– Yêu cầu HS nêu giọng đọc toàn bài.
– Yêu cầu đọc diễn cảm đoạn 2
– GV nhận xét chung
5. Hoạt động ứng dụng (1 phút)
– Qua bài đọc giúp các em học được điều gì từ nhân vật Dế Mèn?
6. Hoạt động sáng tạo (1 phút)
– 1 HS nêu. 1 HS đọc lại toàn bài
– Nhóm trưởng điều khiển nhóm đọc diễn cảm đoạn 2
+ Luyện đọc trong nhóm
+ Thi đọc trước lớp.
– Lớp nhận xét, bình chọn.
– HS nêu bài học của mình (phải dũng cảm bảo vệ lẽ phải, phải bênh vực người yếu,…)
– Đọc và tìm hiểu nội dung trích đoạn tiếp theo “Dế Mèn bênh vực kẻ yếu” 

👉Giáo án phần 2:

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức

  • HS hiểu được ND: Ca ngợi Dế Mèn có tấm lòng nghĩa hiệp, ghét áp bức, bất công, bênh vực chị Nhà Trò yếu đuối.
  • Chọn được danh hiệu phù hợp với tính cách của Dế Mèn (trả lời được các câu hỏi trong SGK).

2. Kĩ năng: Đọc rành mạch, trôi chảy; giọng đọc phù hợp tính cách của nhân vật Dế Mèn.

3. Thái độ: GD HS tinh thần dũng cảm bảo vệ lẽ phải, bênh vực kẻ yếu

4. Góp phần phát triển năng lực: Năng lực tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.

* KỸ NĂNG SỐNG ;

  • Thể hiện sự thông cảm.
  • Xác định giá trị.
  • Tự nhận thức về bản thân.

II. CHUẨN BỊ:

1. Đồ dùng

 – GV:  

  • Tranh minh hoạ bài tập đọc trang 15, SGK (phóng to nếu có điều kiện). 
  • Bảng phụ viết sẵn đoạn luyện đọc

–  HS: SGK, vở viết

2. Phương pháp, kĩ thuật

  • Phương pháp:  Hỏi đáp, quan sát, thảo luận nhóm.
  • Kĩ thuật: Kĩ thuật đặt câu hỏi, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi. 

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:

Hoạt động của giáo viênHoạt động của học sinh
1. Khởi động: (5p)
+ Đọc thuộc lòng bài Mẹ ốm 
+ Nêu ND bài
– GV  nhận xét, dẫn vào bài
– 2 HS thực hiện
2. Luyện đọc: (8-10p)
* Mục tiêu: Đọc với giọng trôi chảy, mạch lạc với giọng kể chậm rãi, phát âm đúng, hiểu nghĩa một số từ ngữ. 
Cách tiến hành: 

–  Gọi 1 HS  đọc bài (M3)
– GV lưu ý giọng đọc cho HS:  Toàn bài đọc với giọng kể chuyện: rành mạch, rõ ràng, phân biệt lời nhân vật Dế Mèn: dõng dạc, oai phong
* Nhấn giọng những từ ngữ miêu tả: sừng sững, lủng củng, chóp bu, co rúm, béo múp béo míp,….
– GV chốt vị trí các đoạn:
– Lưu ý sửa lỗi đọc và ngắt nghỉ cho các HS (M1) 
– 1 HS đọc bài, cả lớp đọc thầm
– Lắng nghe
– Lớp trưởng điều hành cách chia đoạn
–  Bài được chia làm 3 đoạn
+ Đoạn 1: Từ đầu…….hung dữ 
+ Đoạn 2: Tiếp theo…….chày giã gạo
+ Đoạn 3: Còn lại
– Nhóm trưởng điều hành nhóm đọc nối tiếp đoạn trong nhóm lần 1 và phát hiện các từ ngữ khó (chung quanh, nhện gộc, lủng củng, chóp bu, chúa trùm, nặc nô, co rúm, dạ ran ,….)
 – Luyện đọc từ khó: Đọc mẫu (M4) → Cá nhân (M1) → Lớp
– Giải nghĩa từ khó (đọc chú giải)
– HS đọc nối tiếp đoạn lần 2 theo điều khiển của nhóm trưởng
– Các nhóm báo cáo kết quả đọc
–  1 HS đọc cả bài (M4)
3. Tìm hiểu bài: (8-10p)
* Mục tiêu: HS hiểu nội dung từng đoạn và nội dung cả bài.
* Cách tiến hành: Làm việc nhóm 4 – Chia sẻ trước lớp
– GV yêu cầu đọc các câu hỏi cuối bài
+ Trận địa mai phục của bạn nhện đáng sợ như thế nào?
+ Chúng giăng trận địa như vậy để làm gì?
=> Nội dung đoạn 1?
+ Dế Mèn đã làm cách nào để bọn nhện phải sợ?
+ Dế Mèn đã nói như thế nào để bọn Nhện nhận ra lẽ phải?
+ Bọn Nhện sau đó đã hành động như thế nào?
=> Đoạn 2 giúp em hình dung ra cảnh gì?
+ Sau lời lẽ đanh thép của Dế Mèn, bọn nhện đã hành động như thế nào?
=> Nêu nội dung chính của đoạn?
+ Em thấy có thể tặng Dế Mèn danh hiệu nào trong số các danh hiệu Sau đây: võ sĩ, tráng sĩ, hiệp sĩ, dũng sĩ, anh hùng?
+ Nêu nội dung bài
– 1 HS đọc 4 câu hỏi
– HS làm việc theo nhóm 4 – Chia sẻ kết quả dưới sự điều hành của TBHT
+ Bọn Nhện chăng tơ ngang kín đường, sừng sững giữa lối đi trong khe đá……
+ Chúng mai phục như vậy để bắt Nhà Trò trả nợ.
* Cảnh mai phục của bọn nhện thật đáng sợ.
+ Chủ động hỏi, lời lẽ oai phong…
+ Hành động tỏ rõ sức mạnh: Quay phắt lưng, phóng càng đạp phanh phách…
+ Phân tích theo cách so sánh và đe doạ chúng.
+ Chúng sợ hãi dạ ran , phá dây tơ chăng lối.
* Dế Mèn ra oai với bọn Nhện.
+ Chúng sợ hãi dạ ran  cuống cuồng chạy, chạy ngang , phá hết các dây tơ chăng lối.
* Dế Mèn giảng giải để bọn nhện nhận ra lẽ phải.
+ Dế Mèn xứng đáng nhận danh hiệu hiệp sĩ vì Dế Mèn hành động mạnh mẽ, kiên quyết và hào hiệp …. 
* Ca ngợi Dế Mèn có tấm lòng nghĩa hiệp, ghét áp bức, bất công,bênh vực kẻ yếu.
– HS ghi lại ý nghĩa của bài
4. Luyện đọc diễn cảm(8-10p)
* Mục tiêu: HS đọc diễn cảm được đoạn số 2 của bài, thể hiện được giọng điệu oai phong và hành động mạnh mẽ của Dế Mèn
* Cách tiến hành: Hoạt động cá nhân – nhóm – cả lớp

–  Yêu cầu HS nêu giọng đọc toàn bài.
– Yêu cầu đọc diễn cảm đoạn 2
– GV nhận xét, đánh giá chung
5. Hoạt động ứng dụng (1 phút)
+ Em học được điều gì từ Dế Mèn?
– GV giáo dục HS học tập thái độ bảo vệ lẽ phải, bảo vệ kẻ yếu của Dế Mèn
6. Hoạt động sáng tạo (1 phút)
– HS nêu lại giọng đọc cả bài
– 1 HS M4 đọc mẫu toàn bài
 – Nhóm trưởng điều hành:
+ Luyện đọc theo nhóm
+ Vài nhóm thi đọc trước lớp.
–  Bình chọn nhóm đọc hay.
– HS nêu
– VN tìm đọc tác phẩm Dế Mèn phiêu lưu kí của Tô Hoài

Chia sẻ cho bạn đọc tác phẩm 🌱 Thái Sư Trần Thủ Độ 🌱Tìm hiểu nội dung, ý nghĩa

4 Mẫu Cảm Nhận Về Bài Dế Mèn Bênh Vực Kẻ Yếu

Chia sẻ thêm cho bạn các mẫu cảm nhận về bài Dế mèn bênh vực kẻ yếu hay nhất:

Cảm Nhận Về Bài Dế Mèn Bênh Vực Kẻ Yếu Chọn Lọc – Mẫu 1

“Dế Mèn phiên lưu kí” là một tác phẩm độc đáo của Tô Hoài, một truyện phiêu lưu viết cho tuổi thơ vô cùng hấp dẫn. những hành trình xuôi ngược, những nếm trải cay đắng đó đây, “những hành động nghĩa hiệp, những chiến công và vinh hoa gặt hái được của chú Dế Mèn đã để lại nhiều ấn tượng đẹp trong lòng bạn nhỏ yêu quý gần xa. Cảnh “Dế Mèn bênh vực kẻ yếu” chỉ là một trang đời nhỏ bé của chú mà thôi; tuy nhỏ bé nhưng rất đẹp, rất đáng yêu.

Dế Mèn rất giàu tình thương người. Đi qua đám cỏ xước xanh dài, chen nghe “tiếng khóc tỉ tê” và nhìn thấy chị Nhà Trò đang “gục đầu bên tảng đá cuội” đối với kẻ vô tâm, vô tình khác thì họ lặng lẽ hoặc chép miệng rồi dửng dưng bỏ đi. Trái lại, chú Dế Mèn rất quan tâm và thương cảm đến gần con người bất hạnh “gạn hỏi mãi”.

Hình ảnh chị Nhà Trò “đã bé nhỏ lại gầy yếu quá”, đôi cánh mỏng “ngắn chùn chùn” và tiếng khóc của chị ta đã làm cho chú Dế Mèn thương tâm lắm. Chú càng xúc động hơn trước cảnh ngộ đau khổ của chị ta: mẹ mất, sống “thui thủi”, ốm yếu quá nên làm không đủ ăn, lại đang bị bọn nhện đòi nợ một cách riết róng! Bọn nhện đánh đập chị ta mấy bận, lần nào chúng đe bắt để “vặt chân, vặt cánh ăn thịt”. Cuộc sống và tính mạng chị Nhà Trò đang bị uy hiếp nghiêm trọng.

Cử chỉ “xòe cả hai cẳng ra” và câu nói của chú Dế Mèn không phải ai cũng có. Biết bao thương cảm, biết bao nâng đỡ chở che, đầy nghĩa hiệp: “Em đừng sợ. Hãy trở về cùng với tôi đây. Đứa độc ác không thể cậy khỏe ăn hiếp kẻ yếu. Tiếng nói của Dế Mèn vang lên như một lời tuyên chiến với lũ nhện quen thói cạy thế, áp bức đè nén người khác.

Trận địa mai phục của lũ nhện thật đáng sợ. Như thiên la địa võng “chăng từ bênnọ sang bên kia đường biết bao tơ nhện”. Chúa trùm nhà nhện là một mụ nhện “đanh đá, nặc nô”. Có 2 vệ sĩ nhện vách đi kèm. Trên trận địa mai phục có vô số lũ nhện nanh ác do nhện Gộc chỉ huy. “Chúng đứng im như đá mà coi vẻ hung dữ”. Liệu chú Dế Mèn đơn phương độc mã có làm gì nổi lũ nhện ghê gớm này?

Một chữ “ta” của Dế Mèn cất lên rất đàng hoàng, đĩnh đạc và hào hùng: “Ai đứng chóp bu bọn này? Ra đây ta nói chuyện”. Vừa thoáng thấy mụ nhện từ trong hang đá “cong chân nhảy ra” với hai nhện vách đi kèm, Dế Mèn bèn ra oai thị uy: “quay phắt lưng, phóng càng đạp phanh phách”. Đó là miếng võ gia truyền của họ hàng nhà dế! Thật là bất ngờ và ngạc nhiên: “Mụ nhện co rúm lại rồi rập đầu xuống đất như cái chày giã gạo”. Mụ nhện và lũ tiểu yêu đã bạt vía kinh hồn!

Dế Mèn đã đanh thép hạch tội lũ nhện là bọn người “béo múp núp” mà lại tham lam ti tiện “cứ cố tình đòi một tí tẹo nợ đã mấy đời rồi?”. Chú ta “cấm” bọn nhện “từ giờ không được đòi nợ chị Nhà Trò nữa”.

Như một lời phán truyền nghiêm khắc, Dế Mèn bắt bọn nhện: “Hãy phá các vòng vây đi! Đốt hết văn nợ đi!”. Tức thì quân tướng lũ nhện “sợ hãi cùng dạ ran”, chúng vội vàng “phá hết các dây tơ chăng lối”. Và con đường về tổ Nhà Trò “quang hẳn”. Chị Nhà Trò đã thoát nạn tai ương.

Qua cảnh này, ta vô cùng khâm phục Dế Mèn, một chàng trai có phẩm chất tốt đẹp: có võ nghệ tài giỏi, rất dũng cảm, thương người, hào hiệp, căm ghét mọi bất công trên cõi đời. Dế Mèn đã hết lòng bênh vực chị Nhà Trò trong cơn nguy khốn. Dế Mèn đúng là một hiệp sĩ: “Giữa đường dẫu thấy bất bằng mà tha!”.

Cảm Nhận Về Bài Dế Mèn Bênh Vực Kẻ Yếu Tiêu Biểu – Mẫu 2

“Dế Mèn bênh vực kẻ yếu” là một đoạn văn trích trong cuốn “Dế Mèn phiêu lưu kí ” của nhà văn Tô Hoài đã gợi cho em nhiều thú vị. Đoạn văn cho thấy nghệ thuật miêu tả loài vật rất đặc sắc của nhà văn Tô Hoài.

Thế giới loài vật được nói đến là chị Nhà Trò, chú Dế Mèn và lũ nhện. Mỗi nhân vật được nói đến đều có nét riêng về ngoại hình, ngôn ngữ, hành động, tính cách và lối ứng xử riêng, có mối quan hệ sống còn trong một xã hội thu nhỏ lại.

Chị Nhà Trò là hiện thân cho sự đau khổ. Mẹ chết, một mình sống thui thủi, làm không đủ ăn. Món nợ mà mẹ chị vay lương ăn bọn nhện… để lại một sợi dây oan nghiệt đến bao giờ mới cởi bỏ được.

Tô Hoài có tài qua miêu tả thật sống ngoại hình, diện mạo chị Nhà Trò, một con người nhỏ bé đang sống trong cảnh ngộ thương tâm. Sau nhiều lần bị bọn nhện đánh, lần này tính mạng chị ta đang bị đe dọa nghiêm trọng. Bọn nhện đe bắt để “vặt chân, vặt cánh, ăn thịt”.

Trước tai họa sắp xảy ra, thân yếu thế cô, chị Nhà Trò chỉ biết “gục đầu” bên tảng đá cuội, khóc “tỉ tê” trong vùng cỏ xước xanh dài. Giọt nước mắt của chị Nhà Trò là giọt nước mắt của một thân phận đang sống trong tâm trạng cay đắng, tuyệt vọng đầy bi kịch. Ai sẽ cứu giúp chị Nhà Trò vượt qua tai họa khủng khiếp này? Tác giả đã dành cho con vật nhỏ bé này một sự cảm thương đầy tình người.

Đối lập với chị Nhà Trò là lũ nhện tham lam độc ác. Chúng sống sung túc “có của ăn của để”, đứa nào cũng “béo múp míp” nhưng lại cứ ti tiện cứ cố tình đòi chị Nhà Trò “một tí tẹo nợ đã mấy đời rồi”. Tô Hoài đã vạch mặt chi tiết từng đứa trong lũ nhện cho chúng ta biết. Mụ nhện cái thì cong chân, lúc nào cũng có hai vệ sĩ nhện vách nhảy kèm. Nhện gộc và bọn tiểu yêu đông đảo nấp trong các khe đá, “chúng đứng im như đá mà coi vẻ hung dữ”.

Trận địa ma phục của lũ nhện thật đáng sợ: “chăng từ bên nọ sang bên kia đường biết bao là nhện”. Chúng là lũ độc ác “cậy khỏe ăn hiếp kẻ yếu” đang đe dọa tính mạng chị Nhà Trò. Chúng coi thường tính mạng mọi người và coi trời bằng vung!

Chú Dế Mèn được nói đến thật đáng khâm phục. Chú giàu tình người luôn quan tâm đến người khác. Đi qua vùng cỏ xước nghe tiếng khóc “tỉ tê” của chị Nhà Trò đang “gục đầu” bên tảng đá cuội, chú đến gần “gạn hỏi mãi”. Chú “xòe hai cẳng ra” biểu thị một sức mạnh sẵn sàng bênh vực kẻ yếu, rồi bảo chị Nhà Trò: “Em đừng sợ!”.

Chú đã đưa chị Nhà Trò đến thẳng sào huyệt lũ nhện. Tiếng nói của chú cất lên nghe thật oai vệ, ngang tàng: “Ai đứng chóp bu bọn này? Ra đây ta nói chuyện”. Dế Mèn đã “quay phắt lưng phóng càng đạp phanh phách” làm cho mụ nhện cái và bè lũ bạt vía kinh hồn “co dúm lại rồi cúi rập đầu xuống đất như cái chày giã gạo“.

Dế Mèn đã bênh vực kẻ yếu, bắt lũ nhện “xóa hết công nợ”, “đốt hết văn tự nợ đi!”, và phải “phá các vòng vây”. Bọn nhện “sợ hãi cùng dạ ran”. Dưới ngòi bút Tô Hoài, Dế Mèn được miêu tả qua một số cử chỉ, hành động và ngôn ngữ đầy ấn tượng, xứng đáng là một hiệp sĩ ra tay “phò nguy cứu đời”.

“Dế Mèn bênh vực kẻ yếu” là một trang văn chan chứa tình nhân đạo. Chuyện loài vật mà cũng là chuyện người. Câu chuyên kể giàu kịch tính. Nghệ thuật tả loài vật của Tô Hoài thật đặc sắc, độc đáo và mẫu mực.

Cảm Nhận Về Bài Dế Mèn Bênh Vực Kẻ Yếu Ngắn Hay – Mẫu 3

Nhân vật Dế Mèn trong mẫu chuyện “Dế mèn bênh vực kẻ yếu” của Nhà văn Tô Hoài đã để lại cho ta ấn tượng tuyệt đẹp.

Đó là một nhân vật giàu tình thương với mọi người xung quanh. Khi nghe “Tiếng khóc tỉ tê” và thấy chị Nhà Trò “gục đầu” bên tảng đá cuội, nếu là người khác chắc sẽ thờ ơ, bỏ mặc nhưng Dế Mèn đã “đến gần” và “gặn hỏi” cho thấy Dế Mèn đã rất quan tâm đến mọi người.

Hình ảnh chị Nhà Trò “đã bé nhỏ lại gầy gò quá” và đôi cánh “ngắn chùn chụt” đã làm Dế Mèn rất cảm thương, chú ta càng xúc động hơn trước cảnh ngộ bất hạnh của chị: “mẹ mất” “sống thui thủi” một mình, rồi “túng thiếu” … lại còn bị đe dọa bởi món nợ truyền đời của bọn nhện.

Cử chỉ “Xoè hai càng ra” “dắt chị Nhà trò đi và lời nói “Em đừng sợ… càng thể hiện rõ hơn phẩm chất đáng quý của Dế Mèn giàu tình thương yêu, sẵn sàng che chở, giúp đỡ những người yếu đuối bất hạnh.

Dế Mèn đúng là biểu tượng của tình thương yêu, lòng nhân ái. Dế Mèn đã để lại trong lòng ta bao tình cảm mến thương, cảm phục.

Cảm Nhận Về Bài Dế Mèn Bênh Vực Kẻ Yếu Hay Đặc Sắc – Mẫu 4

Đọc mẫu truyện “Dế Mèn bênh vực kẻ yếu” của nhà văn Tô Hoài, hình ảnh chị Nhà Trò đã để lại trong lòng em bao cảm thương xúc động.

Chị Nhà Trò “đã bé nhỏ lại gầy yếu quá”. Vì cái tạng người vốn thế hay vì thiếu ăn mà bị suy dinh dưỡng? Thân hình mềm nhũn “bự những phẩn như mới lột”. Nước da ấy gợi lên sự xanh xao của những kẻ thiếu máu vì ốm đau nhiều. Chị Nhà Trò cũng có cánh, nhưng “hai cánh mỏng như cánh bướm non, lại ngắn chùn chùn”. Đôi cánh ấy “yếu quá, chưa quen mở ” khó mà “bay được xa”. Hình dáng ấy, thể trạng ấy của chị Nhà Trò thật đáng thương.

Thân phận chị Nhà Trò còn đau thương hơn. Mẹ mới mất, chị sống đơn độc “thui thủi” một mình trong cõi đời. Chỉ quanh quẩn nơi vùng cỏ xước xanh dài. Chị đang trải qua những tháng ngày nặng nề: kiếm ăn chẳng đủ, “nghèo túng vẫn nghèo túng”. Món nợ năm trước mà mẹ chị “vay lương ăn của Nhện” khi trời làm đói kém cứ như cái gông cái xiềng đang xiết chặt lấy thân phận chị Nhà Trò.

Hình ảnh chị Nhà Trò ngồi gục đầu bên tảng đá cuội “khóc tỉ tê” là nỗi đau của một kiếp người đói khổ, ốm đau, yếu đuối, đang bị bắt nạt, áp bức thảm thương. Cuộc đời đen tối quá, “biết đâu nẻo đất phương trời mà đi”, mà sống?!

Cảnh ngộ chị Nhà Trò lại còn uất ức, đau khổ hơn. Vì “món nợ cũ” mà chị đã bị bọn nhện riết róng đòi, mấy bận bị nhện đánh. Lần này, tính mạng của chị ta đang bị đe dọa nghiêm trọng. Mụ Nhện đã sai nhện Gộc, nhện Vách và bọn tay chân hung dữ chăng đầy tơ nhện quyết bắt sống “vặt chân, vặt cánh, ăn thịt”. Chị Nhà Trò có ai thương, có ai ra tay cứu độ con người đau khổ này vượt qua tai ương, hoạn nạn?

Hình ảnh chị Nhà Trò trong trang văn của Tô Hoài lả hình ảnh tượng trưng cho những con người “nhỏ bé”, đói khổ, bị áp bức bóc lột đau thương trong xã hội cũ, đã để lại trong lòng em bao xúc động cám thương. Hình ảnh chị Nhà Trò gục đầu khóc với tâm trạng lo âu, sợ hãi đã để lại cho ta nhiều ám ảnh về một xã hội đen tối bất công “kẻ ăn không hết người lần không ra!”.

Hướng dẫn cách 💚 Kể Chuyện Chiếc Đồng Hồ 💚Hay nhất

Viết một bình luận