Sang Năm Con Lên Bảy [Nội Dung Tập Đọc + Soạn Bài + Cảm Thụ]

Sang Năm Con Lên Bảy ❤️️ Nội Dung Tập Đọc, Soạn Bài, Cảm Thụ ✅Tham Khảo Gợi Ý Bố Cục, Đọc Hiểu, Hướng Dẫn Tập Đọc Bài Thơ

Nội Dung Bài Thơ Sang Năm Con Lên Bảy

Bài thơ Sang năm con lên bảy là những lời của người bố nhắn nhủ đến đứa con bé bỏng của mình, mong con sau này sẽ thật hạnh phúc và có cuộc sống thú vị do chính con tạo nên. Sau đây là nội dung bài thơ:

Sang năm con lên bảy
Tác giả: Vũ Đình Minh

Sang năm con lên bảy
Cha đưa con đến trường
Giờ con đang lon ton
Khắp sân vườn chạy nhảy
Chỉ mình con nghe thấy
Tiếng muôn loài với con.

Mai rồi con lớn khôn
Chim không còn biết nói
Gió chỉ còn biết thổi
Cây chỉ còn là cây
Đại bàng chẳng về đây
Đậu trên cành khế nữa
Chuyện ngày xưa, ngày xửa
Chỉ là chuyện ngày xưa.

Đi qua thời ấu thơ
Bao điều bay đi mất
Chỉ còn trong đời thật
Tiếng người nói với con
Hạnh phúc khó khăn hơn
Mọi điều con đã thấy
Nhưng là con giành lấy
Từ hai bàn tay con.

Xem thêm 🌹Những Cánh Buồm Lớp 5 🌹 Nội Dung Tập Đọc, Soạn Bài, Cảm Thụ

Giới Thiệu Bài Thơ Sang Năm Con Lên Bảy

Giới thiệu thêm một số thông tin về bài thơ Sang năm con lên bảy.

  • Bài thơ Sang năm con lên bảy của tác giả Vũ Đình Minh được in trong SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 2 trang 150
  • Thể thơ: năm chữ (ngũ ngôn)
  • Phương thức biểu đạt chính tác giả sử dụng trong bài thơ trên là biểu cảm
  • Nội dung: Bài thơ là lời người cha muốn nhắn nhủ với con của mình. Khi con lên bảy tuổi, con sẽ đi học, những truyện cổ tích và thế giới trẻ thơ sẽ nhường bước cho một thế giới mới, nhiều khó khăn nhưng cũng đầy thú vị mà tự con sẽ khám phá.

Bố Cục Bài Thơ Sang Năm Con Lên Bảy

Bố cục bài thơ Sang năm con lên bảy được chia thành 3 đoạn, mỗi khổ 1 đoạn:

  • Khổ 1: Nói về việc con sắp lên bảy tuổi
  • Khổ 2: Nói về tương lai sau này khi con lớn khôn
  • Khổ 3: Sau này cuộc sống của con do chính con gầy dựng

Chia sẻ thêm văn bản 🍀 Lập Làng Giữ Biển 🍀 Nội Dung Tập Đọc, Soạn Bài, Cảm Thụ

Hướng Dẫn Tập Đọc Sang Năm Con Lên Bảy

Hướng dẫn tập đọc bài thơ Sang năm con lên bảy cho bạn tham khảo:

  • Đọc trôi chảy, lưu loát toàn bài.
  • Diễn cảm bài thơ, giọng nhẹ nhàng, trầm lắng. Riêng hai dòng đầu giọng vui đầm ấm.

Ý Nghĩa Bài Thơ Sang Năm Con Lên Bảy

Ý nghĩa: bài thơ nói lên tình cảm của người cha đối với đứa con bé bỏng của mình. Về hạnh phúc trong đời thật. Điều người cha muốn nói với con: Khi lớn lên, từ giã thế giới tuổi thơ con sẽ có một cuộc sống hạnh phúc thật sự do chính hai bàn tay con gây dựng nên.

Cảm thụ tác phẩm 🌻Tiếng Rao Đêm🌻 Nội Dung Tập Đọc, Soạn Bài

Đọc Hiểu Tác Phẩm Sang Năm Con Lên Bảy

Sau đây là nội dung phần đọc hiểu tác phẩm Sang năm con lên bảy:

👉Câu 1. Những câu thơ nào cho thấy tuổi thơ rất vui và đẹp?

A. Chỉ các câu thơ ở khổ 1 (Con lon ton chạy nhảy khắp sân vườn, nghe thấy tiếng muôn loài nói với con).

B. Các câu thơ ở khổ 2 (Trong thế giới tuổi thơ, chim và gió biết nói, cây khế chẳng có đại bàng đậu).

C. Các câu thơ ở khổ 1 và 2 (Thế giới tuổi thơ vui, đẹp, thơ mộng như thế giới cổ tích).

👉Câu 2. Thế giới tuổi thơ thay đổi như thế nào khi con lớn lên?

A. Khi lớn lên, con vẫn sống trong thế giới cổ tích nhưng không còn nghe thấy tiếng của muôn loài.

B. Khi lớn lên, con sẽ sống trong đời thật, nghe tiếng mọi người nói với con.

C. Khi lớn lên, dù nhiều điều đã thay đổi thì con vẫn sống trong thế giới cổ tích kì diệu.

👉Câu 3. Từ giã tuổi thơ, con người tìm thấy hạnh phúc ở đâu, như thế nào?

A. Ở trong đời thực, một cách khó khăn, bằng hai bàn tay mình.

B. Ở trong cuộc sống, một cách dễ dàng, bằng hai bàn tay.

C. Ở trong thế giới cổ tích, một cách dễ dàng, trong những giấc mơ.

👉Câu 4. Qua bài thơ, nhà thơ muốn nói với em điều gì?

A. Hãy sống mãi trong thế giới kì diệu của tuổi thơ.

B. Hãy từ giã, đừng tiếc nuối tuổi thơ.

C. Từ giã tuổi thơ, ta sẽ sống cuộc sống hạnh phúc thật sự do mình tạo nên.

👉Câu 5. Cặp quan hệ từ trong câu sau thể hiện quan hệ gì?

Nếu trời trở rét thì con phải mặc ấm.

A. Điều kiện, giả thiết- kết quả.

B. Nguyên nhân- kết quả.

C. Tương phản.

Đáp án:

Câu12345
Đáp ánCBACB

Soạn Bài Sang Năm Con Lên Bảy Lớp 5

Đừng bỏ qua gợi ý soạn bài Sang năm con lên bảy lớp 5 sau đây:

👉Câu 1 (trang 150 sgk Tiếng Việt 5): Những câu thơ nào cho thấy tuổi thơ rất vui và đẹp?

Đáp án: Những câu thơ ở khổ 1 và khổ 2 cho thấy thế giới tuổi thơ rất vui và đẹp. Hai khổ thơ này cho ta thấy trong thế giới tuổi thơ, chim, gió, cây và muôn vật đều biết nghĩ, biết nói, biết hành động như người.

👉Câu 2 (trang 150 sgk Tiếng Việt 5): Thế giới tuổi thơ thay đổi như thế nào khi ta lớn lên?

Đáp án: Khi ta lớn lên thế giới tuổi thơ cũng thay đổi. Ta sẽ không còn sống trong thế giới tưởng tượng, thế giới thần tiên của thần thoại, cổ tích, cây cỏ, muông thú đều biết nói, biết nghĩ như người. Ta sẽ nhìn đời thực hơn. Chim không còn biết nói, gió chỉ còn biết thổi, cây chỉ là cây, đại bàng không về đậu cành khế nữa, chỉ còn trong đời thực tiếng của người nói.

👉Câu 3 (trang 150 sgk Tiếng Việt 5): Từ giã tuổi thơ, con người tìm thấy hạnh phúc ở đâu?

Đáp án: Từ giã tuổi thơ, con người tìm thấy hạnh phúc trong đời thật bằng chính bàn tay và khối óc của mình.

👉Câu 4 (trang 150 sgk Tiếng Việt 5): Học thuộc lòng bài thơ

Học sinh tự luyện đọc với bạn, các thầy cô hướng dẫn giải nghĩa các từ khó.

Tìm hiểu về bài đọc 🌷 Trí Dũng Song Toàn 🌷 Nội Dung Tập Đọc, Soạn Bài, Cảm Thụ

Giáo Án Sang Năm Con Lên Bảy Lớp 5

Mẫu giáo án Sang năm con lên bảy lớp 5 sau đây sẽ giúp ích các thầy cô rất nhiều trong việc chuẩn bị tiết dạy.

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Hiểu được điều người cha muốn nói với con: Khi lớn lên từ giã tuổi thơ, con sẽ có một cuộc sống hạnh phúc thực sự do chính hai bàn tay con gây dựng lên. (Trả lời được các câu hỏi trong SGK; thuộc hai khổ thơ cuối bài).

2. Kĩ năng: Biết đọc diễn cảm bài thơ, ngắt nhịp hợp lí theo thể thơ tự do.

3. Phẩm chất: nhân ái, chăm chỉ, trách nhiệm

4. Năng lực: 

  • Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
  • Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.

* Điều chỉnh theo CV405: HS nghe- ghi lại nội dung chính của bài, bình giảng câu thơ, khổ thơ mình thích.

II. CHUẨN BỊ  

1. Đồ dùng  

– GV:

  • Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK 
  • Bảng phụ viết sẵn đoạn thơ cần hư­ớng dẫn luyện đọc diễn cảm.

– HS: SGk, vở

2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học

  • Vấn đáp, quan sát, thực hành, thảo luận nhóm, trò chơi… 
  • Kĩ thuật đặt và trả lời câu hỏi, kĩ thuật trình bày một phút

III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC

Hoạt động của thầyHoạt động của trò
1. Hoạt động Khởi động:(5 phút)
– Cho HS tổ chức thi đọc lại bài Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em và trả lời câu hỏi về bài đọc trong SGK
– Những điều luật nào trong bài nêu lên quyền của trẻ em Việt Nam 
– Đặt tên cho mỗi điều luật nói trên ?
– GV nhận xét
– Giới thiệu bài – Ghi bảng: Bài thơ Sang năm con lên bảy của nhà thơ Vũ Đình Minh là lời của một người cha nói với đứa con đã đến tuổi tới trường. Điều nhà thơ muốn nói là một phát hiện rất thú vị về thế giới tuổi thơ của trẻ em. Các em hãy lắng nghe bài thơ.
– HS thi đọc 
– Điều 15, 16, 17.
– Điều 15: Quyền của trẻ em được chăm sóc, bảo vệ sức khỏe.
+ Điều 16: Quyền học tập của trẻ em.
+ Điều 17: Quyền vui chơi, giải trí của trẻ em.
– HS nghe
– HS ghi vở
2. Hoạt động Khám phá : (12phút)
– Gọi 1 HS đọc toàn bài
– Cho nhóm trưởng điều khiển nhóm đọc
– Đọc nối tiếp từng đoạn trong nhóm lần 1.
– Đọc nối tiếp từng đoạn trong nhóm lần 2
– Luyện đọc theo cặp
– 1 HS đọc toàn bài
– GV đọc diễn cảm bài thơ – giọng nhẹ nhàng, tự hào, trầm lắng phù hợp với việc diễn tả tâm sự của người cha với con khi con đến tuổi tới trường. Hai dòng thơ đầu “Sang năm con lên bảy…tới trường” đọc với giọng vui, đầm ấm
– 1 HS M3,4 đọc bài
– Nhóm trưởng điều khiển nhóm đọc bài
+ 3 HS tiếp nối nhau đọc bài lần 1 kết hợp luyện đọc từ khó.
+ 3 HS tiếp nối nhau đọc bài lần 2 kết hợp luyện đọc câu khó, giải nghĩa từ.
– HS đọc theo cặp, mỗi em 1 đoạn sau đó đổi lại và chỉnh sửa cho nhau
– Cả lớp theo dõi
– Cả lớp theo dõi
3. Hoạt động Thực hành: (10 phút)
– Cho HS tổ chức thảo luận rồi báo cáo, chia sẻ trước lớp:
+ Những dòng thơ nào cho thấy thế giới tuổi thơ rất vui và đẹp?
+ Thế giới tuổi thơ thay đổi thế nào khi ta lớn lên?
+ Từ giã thế giới tuổi thơ, con ngư­ời tìm thấy hạnh phúc ở đâu?
– GV chốt lại: Từ giã thế giới tuổi thơ, con người tìm thấy hạnh phúc trong đời thực. Để có được hạnh phúc, con người phải rất vất vả, khó khăn vì phải giành lấy hạnh phúc bằng lao động, bằng hai bàn tay của mình, không giống như hạnh phúc tìm thấy dễ dàng trong các truyện thần thoại, cổ tích nhờ sự giúp đỡ của bụt, của tiên…
– GV yêu cầu HS nêu nội dung của bài.
– HS thảo luận, báo cáo 
–  Giờ con đang lon ton
Khắp sân v­ườn chạy nhảy
Chỉ mình con nghe thấy
Tiếng muôn loài với con
– Trong khổ 2 , những câu thơ nói về thế giới của ngày mai theo cách ngư­ợc lại với thế giới tuổi thơ cũng giúp ta hiểu về thế giới tuổi thơ. 
+ Qua thời thơ ấu các em không còn sống trong thế giới t­ưởng t­ượng, thế giới thần tiên của những câu chuyện thần thoại, cổ tích mà ở đó cây cỏ và muôn thú biết nói, biết nghĩ như­ ngư­ời. Các em nhìn đời thực hơn. Vì vậy thế giới của các em thay đổi, trở thành thế giới hiện thực. Trong thế giới ấy, chim không còn biết nói, gió chỉ còn biết thổi, cây chỉ còn là cây, đại bàng không còn đậu trên cành khế nữa; chỉ còn trong đời thật tiếng ng­ười nói.
+ Con ngư­ời tìm thấy hạnh phúc trong đời thật. 
+ Con ngư­ời phải giành lấy hạnh phúc một cách khó khăn bằng chính 2 bàn tay; không dễ dàng nh­ư hạnh phúc có được trong truyện thần thoại, cổ tích
– HS nêu: Thế giới của trẻ thơ rất vui và đẹp vì đó là thế giới của truyện cổ tích. Khi lớn lên, dù phải từ biệt thế giới cổ tích đẹp đẽ và thơ mộng ấy nhưng ta sẽ sống một cuộc sống hạnh phúc thật sự do chính hai bàn tay ta gây dựng nên.
Luyện đọc diễn cảm:(8 phút)
* Đọc diễn cảm 
– Gọi HS đọc lại toàn bài
– Yêu cầu HS tìm đúng giọng đọc của bài
– GV treo  bảng phụ đã chép sẵn đoạn  cần luyện đọc, hướng dẫn HS luyện đọc 
+ Gọi 1 HS đọc mẫu
+ Cho HS luyện đọc theo cặp
+ Thi đọc
– Luyện học thuộc lòng bài thơ.
+ HS tự nhẩm để học thuộc lòng bài thơ
+ Thi học thuộc lòng
– GV đánh giá, nhận xét
– 3 HS nối nhau đọc cả bài.
– Giọng nhẹ nhàng, tự hào, trầm lắng phù hợp với việc diễn tả tâm sự của ngư­ời cha với con khi con sắp tới tuổi tới trường
+ 1 HS đọc mẫu 
+ HS đọc theo cặp
+ 2 HS đại diện 2 nhóm thi đọc ( 2 lượt)
+ HS nhẩm học thuộc lòng bài thơ.
– HS thi đọc thuộc lòng
4. Hoạt động Vận dụng: (2 phút)
– Khi khôn lớn, con người gành được hạnh phúc từ đâu ?
-GV yêu cầu HS bình giảng câu thơ/ khổ thơ em thích
-GV nhận xét, tuyên dương
– HS nêu: Từ sức lao động của chính mình.
– HS nêu trước lớp
-HS nghe
5. Hoạt động sáng tạo:(1 phút)
– GV nhận xét tiết học
– Yêu cầu HS về nhà tiếp tục học thuộc lòng bài thơ và đọc cho mọi người trong gia đình cùng nghe
– HS nghe
– HS nghe và thực hiện

3 Mẫu Cảm Thụ Bài Thơ Sang Năm Con Lên Bảy Hay Nhất

Gợi ý cách viết cảm thụ về bài thơ Sang năm con lên bảy hay nhất.

Cảm Thụ Bài Thơ Sang Năm Con Lên Bảy Hay – Mẫu 1

Bài thơ năm chữ “Sang năm con lên bảy” của Vũ Đình Minh mang giọng điệu như một khúc đồng dao. Cha vui sướng nhìn con thơ lớn khôn từng ngày và bước dần vào, thâm nhập vào hành trình tuổi thơ, hành trình tuổi học đường.

“Sang năm con lên bảy” nghĩa là năm nay con mới chỉ 6 tuổi. Con còn nhỏ bé, ngây thơ và hồn nhiên, con chỉ “lon ton… chạy nhảy”. Tất cả muôn loài là tâm hồn trong sáng, và yêu thương của con. Lòng cha dạt dào tình thương mến. Giọng thơ nhẹ nhàng thiết tha:
 
“Sang năm con lên bảy
Cha sẽ đưa tới trường
Giờ con đang lon ton
Khắp săn vườn chạy nhảy
Chỉ mình con nghe thấy
Tiếng muôn loài với con”.

Con sẽ khôn dần. Thế giới thiên nhiên (chim, gió, cây…) thế giới thần tiên, cổ tích sẽ trở thành kỉ niệm, hoài niệm. Sẽ trở thành “chuyện ngày xưa ngày xửa…”. Sang năm con lên bảy, con sẽ bước vào một hành trình mới với trang sách ngọn đèn, với mái trường, với thầy cô và bạn bè thơ ấu:

“Mai rồi con lớn khôn
Chim không còn biết nói
Gió chỉ còn biết thổi
Cây chỉ còn là cây
Đại bàng chẳng về đây
Đậu trên cành khế nữa
Chuyện ngày xưa, ngày xửa
Chỉ là chuyện ngày xưa”.

Những hoàng tử, cô Tấm, những nàng tiên, những ông Bụt, những dũng sĩ, chim đại bàng biết nói, v..v… của miền thơ ấu sẽ trở thành hoài niệm, sẽ trở thành kỉ niệm, sẽ “chỉ là chuyện ngày xưa”…
 
Con sẽ lớn khôn cùng mái trường, cùng trang sách ngọn đèn, tuổi ấu thơ sẽ đi qua “Bao điều bay đi mất – Chỉ còn trong đời thật”. Cuộc đời là nhiều vất vả, khó khăn. Hạnh phúc không thể cầu xin mà con phải giành lấy bằng hai bàn tay của mình:

“Tiếng người nói với con
Hạnh phúc khó khăn hơn
Mọi điều con đã thấy
Nhưng là con giành lấy
Từ hai bàn tay con”.
 
“Tiếng người” là bài học cuộc sống, bài học cuộc đời. Hai bàn tay con là tri thức, lao động sáng tạo. Lời cha nói với con thơ là bài học vô cùng sâu sắc. Có điều, Vũ Đình Minh dùng lời thơ giản dị, dễ hiểu để diễn đạt lời cha dạy con. Lời thơ như nước mát thấm sâu vào tâm hồn con nhỏ.

Hai câu thơ: “Sang năm con lên bảy – Cha sẽ đưa tới trường” được điệp lại đã làm cho giọng thơ ngọt ngào thiết tha, thể hiện tình yêu thương và niềm mong ước của cha đối với con thơ yêu quý.

Niềm hi vọng dạt dào bài thơ “Sang năm con lên bảy”. Con đường tới trường đang chờ đón con thơ.

Cảm Thụ Bài Thơ Sang Năm Con Lên Bảy Hay Đặc Sắc – Mẫu 2

Nhà thơ Vũ Đình Minh sinh năm 1944 tại Phú Yên, Vĩnh Phúc. Ông nổi tiếng với những tác phẩm ở thể loại thơ, truyện ngắn, tiểu thuyết. Nhưng ấn tượng nhất đối với tôi là bài thơ “ Sang năm con lên bảy”. Bài thơ sáng tác với thể loại thơ năm chữ, như một khúc đồng giao trẻ trung, sôi nổi. Đó là khoảnh khắc người cha vui sướng khi chứng kiến đứa con thơ của mình khôn lớn từng ngày, sắp bước vào cuộc đời học sinh.

Từ tiêu đề bài thơ “ sang năm con lên bảy” đã cho chúng ta biết rằng, năm nay người con mới chỉ sáu tuổi, còn rất nhỏ bé và hồn nhiên. Con mang một tâm hồn trong sáng và tình yêu thương với muôn loài. Nhìn con như vậy, lòng cha dạt dào thương mến. Từng câu thơ nhẹ nhàng nhưng thiết tha, chan chứa tình cảm:

Sang năm con lên bẩy
Cha đưa con đến trường
Giờ con đang lon ton
Khắp sân vườn chạy nhảy.
Chỉ mình con nghe thấy
Tiếng muôn loài với con.

Theo năm tháng, tất cả những thứ gắn liền với tuổi thơ của con như thiên nhiên, cùng những thứ thần tiên, cổ tích với những cô tấm, những chàng hoàng tử, công chúa, hay những ông bụt, những dũng sĩ… sẽ trở thành kỷ niệm khi con khôn lớn. Những thứ đó sẽ được nhắc đến trong những câu chuyện ngày xưa của con. Sang năm khi con lên bảy tuổi, con sẽ bước sang một trang mới của cuộc đời cùng với ngọn đèn, trang sách, cùng thầy cô, banj bè và mái trường yêu dấu:

Gió chỉ còn biết thổi
Cây chỉ còn là cây
Đại bàng chẳng về đây
Đậu trên cành khế nữa
Chuyện ngày xửa, ngày xưa
Chỉ là chuyện ngày xưa.

Rồi thời gian qua đi, con rồi cũng sẽ lớn khôn cùng với mái trường thân yêu. Tuổi thơ thật đẹp và hồn nhiên sẽ qua đi, chỉ còn lại những ký ức tàn phai theo năm tháng. Khi con lớn, cuộc đời sẽ nhiều khó khăn, vất vả, cha mẹ cũng không thể mãi bên con. Chính vì thế, mọi thứ con có không thể xin ai mà phải tự tay tạo ra mới mong có được hạnh phúc:

Tiếng người nói với con
Hạnh phúc khó khăn hơn
Mọi điều con đã thấy
Nhưng là con giành lấy
Từ hai bàn tay con.

Hình ảnh “ tiếng người” chính là những gì mà con sẽ trải qua, những bài học con sẽ nhận ra trên cuộc đời này. Tất cả đều sẽ có được nhờ hai bàn tay con. Hai bàn tay con sẽ làm nên tất cả, chỉ cần con cố gắng, nỗ lực giành lấy.

Đây là lời răn dạy, lời nói của người cha dạy cho người con, một lời khuyên vô cùng chân thành, sâu sắc. Vũ Đình Minh bằng lời thơ giản dị, dễ hiểu đã diễn đạt lời cha dạy con một cách chân thành, nhẹ nhàng nhất. Khiến ta cảm nhận được tình cảm vô bờ mà người cha dành cho đứa bé con của mình.

Có thể thấy, bài thơ là niềm hy vọng, niềm khao khát, ước mong của người cha dành cho con của mình. Cha muốn con bước vào cuộc đời học sinh với những kỷ niệm đẹp đẽ nhất bằng những gì con có được. Là niềm mong ước mạnh mẽ của cha đối với con, cánh cửa học đường, cánh cửa tri thức đang mở rộng đối với con

Cảm Thụ Bài Thơ Sang Năm Con Lên Bảy Ngắn Hay – Mẫu 3

Con người ai rồi cũng phải lớn lên, cũng phải đi tìm hạnh phúc của riêng mình. Bài thơ Sang năm con lên bảy chính là lời nhắn nhủ của người cha đến đứa con của mình về tương lai sau này.

Người con trong bài thơ còn thơ bé, chưa đối mặt trực tiếp với xã hội bon chen và xô đấy ngoài kia, con vẫn còn đang ở trong vòng tay yêu thương vô bờ bến của cha mẹ. Nhưng ai cũng phải đứng lên, khôn lớn bước trên con đường tri thức buông bỏ cái thế giới màu hồng đầy những câu chuyện cổ tích, thế giới tuổi thơ nhường chỗ cho một thế giới mới mẻ hơn.

Nhưng thế giới đó cũng đầy những thử thách khó khăn, vất vả. Tuổi thơ rồi sẽ theo áng mây trôi giữa dòng đời, rồi dần dần sẽ bay mãi về cuối chân trời. Quãng thời gian của con sẽ phải tiến lên, tìm những hạnh phúc khác của riêng mình. Nhưng dù có như thế nào thì cái thời thơ ấu ấy với người con sẽ mãi trông tim, không phai nhòa.

Khi bước vào cuộc đời thực cũng đồng nghĩa với việc con có nhiều thử thách gian nan hơn, nhưng cũng đáng để tự hào. Phải tự tìm hạnh phúc bằng công sức, trí tuệ của bản thân mình, đừng để chỉ vì cái ích kỉ của mình mà làm tổn hại đến người khác. Như là con đang tự dành lấy từ chính hai bàn tay con.

Đọc hiểu 🌿 Bài Thơ Bầm Ơi [Tố Hữu] 🌿 Nội Dung, Nghệ Thuật, Phân Tích

Viết một bình luận