Lập Làng Giữ Biển Lớp 5 [Nội Dung Tập Đọc + Soạn Bài + Cảm Thụ]

Lập Làng Giữ Biển Lớp 5 ❤️️ Nội Dung Tập Đọc, Soạn Bài, Cảm Thụ ✅ Lưu Lại Các Phần Đọc Hiểu Tác Phẩm, Giáo Án, Bố Cục.

Nội Dung Bài Lập Làng Giữ Biển

Bài Lập làng giữ biển được tìm hiểu trong phần Tập đọc SGK Tiếng Việt 5 tập 2 trang 37. Ngay sau đây là nội dung bài Lập làng giữ biển đầy đủ.

LẬP LÀNG GIỮ BIỂN

Nhụ nghe bố nói với ông:

– Lần này con sẽ họp làng để đưa đàn bà và trẻ con ra đảo. Con sẽ đưa thằng Nhụ ra trước. Rồi nhà con cũng ra. Ông cũng sẽ ra.

– Tao chết ở đây thôi. Sức không còn chịu được sóng.

– Ngay cả chết, cũng cần ông chết ở đấy.

Ông đứng lên, tay giơ ra như cái bơi chèo:

– Thế là thế nào? – Giọng ông bỗng hổn hển. Người ông bỗng tỏa ra hơi muối.

Bố Nhụ vẫn nói rất điềm tĩnh:

– Ở đấy đất rộng, bãi dài, cây xanh, nước ngọt, ngư trường gần. Chả còn gì hay hơn cho một làng biển. Ngày xưa, lúc nào cũng mong có đất để dân chài phơi được một vàng lưới, buộc được một con thuyền. Bây giờ đất đấy, rộng hết tầm mắt. Đất của nước mình, mình không đến ở thì để cho ai?

Ông Nhụ bước ra võng. Cái võng làm bằng lưới đáy vẫn buộc lưu cữu ở ngoài hàng hiên. Ông ngồi xuống võng vặn mình. Hai má phập phồng như người súc miệng khan. Ông đã hiểu những ý tưởng hình thành trong suy tính của người con trai ông quan trọng nhường nào.

– Để có một ngôi làng như một ngôi làng ở trên đất liền, rồi sẽ có chợ, có trường học, có nghĩa trang…

Bố Nhụ nói tiếp như trong một giấc mơ, rồi bất ngờ, vỗ vào vai Nhụ:

– Thế nào con, đi với bố chứ?

– Vâng! Nhụ đáp nhẹ.

Vậy là việc đã quyết định rồi. Nhụ đi và sau đó cả nhà sẽ đi. Đã có một làng Bạch Đằng Giang do những người dân chài lập ra ở đảo Mõm Cá Sấu. Hòn đảo đang bồng bềnh đâu đó ở mãi tận chân trời…

TRẦN NHUẬN MINH

Chú thích:

  • Ngư trường: Vùng biển có nhiều tôm cá, thuận tiện cho việc đánh bắt
  • Vàng lưới: Bộ lưới gồm nhiều tấm, có phao, chì, dùng để đánh bắt cá và các hải sản khác.
  • Lưới đáy: Lưới đánh cá ăn chìm ở dưới đáy sông, vùng giáp biển
  • Lưu cữu: Để cố định đã lâu, không thay đổi

Xem thêm về bài viết 🌻Tiếng Rao Đêm🌻 Nội Dung Tập Đọc, Soạn Bài, Cảm Thụ

Giới Thiệu Bài Lập Làng Giữ Biển

Xem thêm một số thông tin giới thiệu bài Lập làng giữ biển.

  • Bài đọc Lập làng giữ biển được sáng tác bởi tác giả Trần Nhuận Minh. Trần Nhuận Minh sinh ngày 20/8/1944, quê ở làng Điền Trì, xã Quốc Tuấn, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương. Ông tốt nghiệp khoa Ngữ văn Trường ĐH Tổng hợp Hà Nội
  • Bài đọc nói về ý chí lập làng giữ biển đảo quê hương của bố Nhụ. Phải có người tiên phong ra đảo sinh sống mới thuyết phục được nhiều người cùng ra, rồi sẽ hình thành một làng chài trên đảo, khi đó đảo mới trở thành đất của Việt Nam.

Bố Cục Bài Lập Làng Giữ Biển

Bố cục bài Lập làng giữ biển được chia làm 4 phần chính như sau:

  • Đoạn 1: Từ đầu đến Người ông như tỏa ra hơi muối
  • Đoạn 2: Từ Bố Nhụ vẫn nói đến thì để cho ai?
  • Đoạn 3: Từ Ông Nhụ bước ra võng đến quan trọng nhường nào
  • Đoạn 4: Phần còn lại

Có thể bạn sẽ quan tâm bài 🌷 Trí Dũng Song Toàn 🌷 Nội Dung Tập Đọc, Soạn Bài, Cảm Thụ

Hướng Dẫn Tập Đọc Lập Làng Giữ Biển

Đừng bỏ lỡ hướng dẫn tập đọc Lập làng giữ biển.

  • Đọc đúng các tiếng, từ khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ
  • Đọc trôi chảy được toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ, nhấn giọng ở những từ ngữ gợi tả.
  • Diễn cảm bài văn với giọng kể lúc trầm lắng, lúc hào hứng sôi nổi. Chú ý thể hiện sự phân biệt lời các nhân vật (bố Nhụ, ông Nhụ, Nhụ).

Ý Nghĩa Bài Lập Làng Giữ Biển

Ca ngợi những người dân chài táo bạo, dám rời mảnh đất quê hương quen thuộc tới lập làng ở một hòn đảo ngoài biển khơi để xây dựng cuộc sống mới, giữ một vùng biển trời Tổ quốc.

Lưu lại bài tập đọc 🌿 Bài Thơ Bầm Ơi [Tố Hữu] 🌿 Nội Dung, Nghệ Thuật, Phân Tích

Đọc Hiểu Tác Phẩm Lập Làng Giữ Biển

Thohay.vn mời bạn tham khảo nội dung phần đọc hiểu tác phẩm Lập làng giữ biển.

👉Câu 1: Bài văn Lập làng giữ biển gồm có những nhân vật nào? 

A. Hai nhân vật, người cha và con trai.

B. Ba nhân vật, Nhụ, bố của Nhụ, ông của Nhụ.

C. Bốn nhân vật, Nhụ, bố của Nhụ, mẹ của Nhụ,ông của Nhụ.

D. Năm nhân vật, Nhụ, bố của Nhụ, mẹ của Nhụ, anh của Nhụ, ông của Nhụ.

Lời giải:

Bài văn Lập làng giữ biển gồm có ba nhân vật, Nhụ, bố của Nhụ, ông của Nhụ

Đáp án đúng: B. Ba nhân vật, Nhụ, bố của Nhụ, ông của Nhụ

👉Câu 2: Con hãy ghép đáp án ở cột trái với đáp án ở cột phải để được những chú thích hợp lí:

Con hãy ghép đáp án ở cột trái với đáp án ở cột phải để được những chú thích hợp lí

Lời giải:

– Ngư trường: Vùng biển có nhiều tôm cá, thuận tiện cho việc đánh bắt

– Vàng lưới: Bộ lưới gồm nhiều tấm, có phao, chì, dùng để đánh bắt cá và các hải sản khác.

– Lưới đáy: Lưới đánh cá ăn chìm ở dưới đáy sông, vùng giáp biển

– Lưu cữu: Để cố định đã lâu, không thay đổi

Đáp án đúng: 1->b, 2-> c, 3-> d, 4->a

👉Câu 3: Bố và ông của Nhụ bàn với nhau việc gì?

A. Bàn chuyện chuyển nhà lên thủ đô sống.

B. Bàn chuyện lấy vợ cho người anh trai của Nhụ.

C. Họp làng để di dân ra đảo, đưa dần cả nhà cả Nhụ ra đảo.

D. Đóng một con thuyền thật to để chở mọi người ra đảo.

Lời giải:

Bố và ông của Nhụ bàn với nhau việc họp làng để di dân ra đảo, đưa dần cả nhà cả Nhụ ra đảo

Đáp án đúng: C. Họp làng để di dân ra đảo, đưa dần cả nhà cả Nhụ ra đảo

👉Câu 4: Theo kế hoạch của bố Nhụ, sẽ đưa dần cả nhà ra đảo theo thứ tự như thế nào?

A. Sẽ đưa Nhụ ra trước, rồi đến mẹ Nhụ, rồi đến ông Nhụ.

B. Sẽ đưa mẹ Nhụ ra trước, rồi đến ông Nhụ, rồi đến Nhụ.

C. Sẽ đưa ông Nhụ ra trước, rồi đến mẹ Nhụ, rồi đến Nhụ.

D. Sẽ đưa Nhụ ra trước, rồi đến ông Nhụ, rồi đến mẹ Nhụ.

Lời giải:

Theo kế hoạch của bố Nhụ, sẽ đưa dần cả nhà ra đảo theo thứ tự: Sẽ đưa Nhụ ra trước, rồi đến mẹ Nhụ, rồi đến ông Nhụ

Đáp án đúng: A. Sẽ đưa Nhụ ra trước, rồi đến mẹ Nhụ, rồi đến ông Nhụ

👉Câu 5: Bố Nhụ nói “con sẽ họp làng” chứng tỏ ông là người như thế nào? 

A. Bố Nhụ là cán bộ lãnh đạo ở làng, xã.

B. Bố Nhụ là người đánh kẻng ở xã.

C. Bố Nhụ là bảo vệ xã.

D. Bố Nhụ là người quét dọn ở xã.

Lời giải:

Câu nói đó cho thấy bố Nhụ phải là người có thể chủ động mở các cuộc họp ở làng nên bố Nhụ phải là cán bộ lãnh đạo ở làng, xã. Điều này càng cho thấy được đầu óc táo bạo, biết suy tính, có ý thức giữ gìn từng tấc đất, tấc biển của Tổ quốc

Đáp án đúng: A. Bố Nhụ là cán bộ lãnh đạo ở làng, xã

👉Câu 6: Trước kế hoạch của bố Nhụ, ông Nhụ đã nói gì?

A. Bố ủng hộ kế hoạch của con.

B. Tao chết ở đây thôi. Sức còn không chịu được sóng.

C. Tao đã đến tuổi gần đất xa trời, có chết cũng chết ở đây thôi. Gia đình con cứ chuẩn bị ra đảo đi.

D. Đây là nơi mà từ nhỏ bố đã được sinh ra, lớn lên và gắn bó. Bố không muốn đi đâu cả.

Lời giải:

Trước kế hoạch của bố Nhụ, ông Nhụ đã nói: Tao chết ở đây thôi. Sức không còn chịu được sóng

Đáp án đúng: B. Tao chết ở đây thôi. Sức không còn chịu được song

👉Câu 7: Nhụ nghĩ gì về kế hoạch của bố? 

A. Nhụ cho rằng kế hoạch của bố chỉ là viển vông, hão huyền nhưng vì là trẻ nhỏ nên vẫn phải theo bố.

B. Nhụ cho rằng ý tưởng của bố thì rất hay nhưng kế hoạch thì có chút mạo hiểm.

C. Nhụ đồng ý đi theo bố ra biển lập làng, Nhụ tin kế hoạch của bố và đã bắt đầu mơ tưởng tới cuộc sống mới nơi ngôi làng biển mới.

D. Nhụ không đồng ý, Nhụ không muốn mạo hiểm đi cùng bố.

Lời giải:

Nhụ đồng ý đi theo bố ra biển lập làng, Nhụ tin kế hoạch của bố và đã bắt đầu mơ tưởng tới cuộc sống mới nơi ngôi làng biển mới.

Đáp án đúng: C. 

👉Câu 8: Ý nghĩa của bài Lập làng giữ biển?

A. Trình bày quá trình lập làng giữ biển của những người dân chài.

B. Phê phán những cuộc cãi vã, tranh luận trong gia đình.

C. Ca ngợi những người dân chài táo bạo, dám rời mảnh đất quê hương quen thuộc tới lập làng ở một hòn đảo ngoài biển khơi để xây dựng cuộc sống mới, giữ một vùng biển trời Tổ quốc.

D. Khuyên con người ta không nên mạo hiểm làm những việc quá sức mà không có kế hoạch cụ thể, rõ ràng.

Lời giải:

Ý nghĩa của bài Lập làng giữ biển:

Ca ngợi những người dân chài táo bạo, dám rời mảnh đất quê hương quen thuộc tới lập làng ở một hòn đảo ngoài biển khơi để xây dựng cuộc sống mới, giữ một vùng biển trời Tổ quốc.

Đáp án đúng: C

👉Câu 9: Bố Nhụ đã giải thích cho ông Nhụ rằng việc lập làng mới ở ngoài đảo có lợi như thế nào?

☐ Nơi ấy đất rộng, bãi dài, cây xanh, nước ngọt, ngư trường gần thích hợp để lập một làng biển.

☐ Ở nơi đó bờ biển thơ mộng, nắng trải dài bãi cát, khung cảnh lãng mạn, thích hợp để dưỡng già.

☐ Đất của nước mình, mình không đến ở thì để cho ai?

☐ Ở nơi đó bình yên, không có bon chen như trên đất liền.

Lời giải:

Bố Nhụ đã giải thích cho ông Nhụ rằng việc lập làng mới ở ngoài đảo có lợi như sau:

– Nơi ấy đất rộng, bãi dài, cây xanh, nước ngọt, ngư trường gần thích hợp để lập một làng biển.

– Đất của nước mình, mình không đến ở thì để cho ai?

Đáp án đúng: Đánh dấu x vào ô trống số 1, 3

👉Câu 10: Tìm những chi tiết cho thấy ông Nhụ đã suy nghĩ rất kĩ và cuối cùng đã đồng ý với kế hoạch lập làng giữ biển của bố Nhụ?

☐ Ông bước ra võng, ngồi xuống võng, vặn mình, hai má phập phồng như người súc miệng khan.

☐ Đêm hôm đó, ông Nhụ thức cả đêm ngồi suy nghĩ những gì mà bố Nhụ đã nói.

☐ Ông nhờ thằng An lên mạng tra thông tin về chuyện lập làng giữ biền, cả đêm hôm ấy ông thao thức không tài nào ngủ được.

☐ Ông đã hiểu những ý tưởng hình thành trong suy tính của con trai ông quan trọng đến nhường nào.

Lời giải:

Những chi tiết cho thấy ông Nhụ đã suy nghĩ rất kĩ và cuối cùng đã đồng ý với kế hoạch lập làng giữ biển của bố Nhụ:

– Ông bước ra võng, ngồi xuống võng, vặn mình, hai má phập phồng như người súc miệng khan.

– Ông đã hiểu những ý tưởng hình thành trong suy tính của con trai ông quan trọng đến nhường nào

Đáp án đúng: Đánh dấu x vào ô trống số 1, 4

Khám phá thêm bài 🌼 Cánh Cam Lạc Mẹ 🌼 Nội Dung Bài Tập Đọc, Soạn Bài

Soạn Bài Lập Làng Giữ Biển Lớp 5

Chia sẻ cho bạn đọc gợi ý soạn bài Lập làng giữ biển lớp 5.

👉Câu 1 (trang 37 sgk Tiếng Việt lớp 5 tập 2): Bố và ông của Nhụ bàn với nhau việc gì?

Trả lời:

Bố và ông của Nhụ bàn với nhau về việc họp làng để bàn việc đưa dân ra đảo. Cả nhà Nhụ sẽ ra trước.

👉Câu 2 (trang 37 sgk Tiếng Việt lớp 5 tập 2): Việc lập làng mới ngoài đảo có lợi gì?

Trả lời:

Ngoài đảo có đất rộng, bãi dài, cây xanh, nước ngọt, ngư trường gần. Đáp ứng được mong mỏi của người dân là có được đất để phơi được một vàng lưới, buộc được một con thuyền.

👉Câu 3 (trang 37 sgk Tiếng Việt lớp 5 tập 2): Tìm những chi tiết cho thấy ông của Nhụ suy nghĩ rất kĩ và cuối cùng đã đồng tình với kế hoạch lập làng giữ biển của bố Nhụ?

Trả lời:

Ông bước ra võng, ngồi xuống võng vặn mình. Hai má phập phồng như người súc miệng khan. Ông đã hiểu những ý tưởng hình thành trong suy tính của người con trai ông quan trọng nhường nào.

👉Câu 4 (trang 37 sgk Tiếng Việt lớp 5 tập 2): Nhụ nghĩ về kế hoạch của bố như thế nào?

Trả lời:

Nhụ đi và sau đó cả nhà sẽ đi. Nhụ tưởng tượng ra làng chài Bạch Đằng Giang được lập ra ở đảo Mõm Cá Sấu đang bồng bềnh đâu ở mãi phái chân trời. Nhụ tin kế hoạch của cha thành công.

Chia sẻ cho bạn đọc 🌱 Thái Sư Trần Thủ Độ 🌱 Nội Dung Tác Phẩm, Soạn Bài, Cảm Thụ

Giáo Án Lập Làng Giữ Biển Lớp 5

Đừng bỏ qua nội dung giáo án Lập làng giữ biển lớp 5.

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Hiểu nội dung: Bố con ông Nhụ dũng cảm lập làng giữ biển.(Trả lời được các câu hỏi 1,2,3).

2. Kĩ năng: Biết đọc diễn cảm bài văn, giọng đọc thay đổi phù hợp lời nhân vật.

3.Thái độ: GD HS nâng cao ý thức bảo vệ môi trường ở HS.Giữ gìn môi trường biển.

– GDBVMT: Ca ngợi những người dân chài táo bạo, dám rời mảnh đất quê hương quen thuộc tới lập làng ở một hòn đảo ngồi biển khơi để xây dựng cuộc sống mới, giữ môi trường biển, giữ một vùng biển trời của Tổ quốc.

– HS thấy được việc lập làng mới ngoài đảo chính là góp phần giữ gìn MT biển trên đất nước ta.

4. Năng lực: 

– Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.

– Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.

– GDQP – AN: Giáo viên cung cấp thông tin về một số chính sách của Đảng, Nhà nước hỗ trợ để ngư dân bám biển.

II. CHUẨN BỊ 

1. Đồ dùng 

– Giáo viên: 

+ Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK

+ Tranh ảnh về những làng chài ven biển (nếu có).

+ Bảng phụ viết sẵn đoạn văn cần luyện đọc

– Học sinh: Sách giáo khoa 

2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học:

– Phương pháp vấn đáp, động não, thực hành, thảo luận nhóm.

– Kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật trình bày một phút, động não.

III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC

Hoạt động của giáo viênHoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bi cũ:
­ Gọi HS đọc bài Tiếng rao đêm và trả lời câu hỏi về nội dung bài.­ GV nhận xét và cho điểm từng HS.­ 3 HS nối nhau đọc toàn bài và trả lời câu hỏi.
2. Day – học bài mới:
2.1 Giới thiệu bài:
­ Hỏi:

+ Em hãy nêu tên của chủ điểm tuần này?

+ Tên và tranh minh họa của chủ điểm gợi cho em nghĩ đến những ai?­

Giới thiệu: Chủ điểm Vì cuộc sống thanh bình viết về những con người đang ngày đêm vất vả để giữ gìn cuộc sống thanh bình cho chúng ta.
­ Trả lời.­ Quan sát tranh minh họa và lắng nghe.
2.2 Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài:
a. Luyện đọc:
­ Yêu cầu 4 HS nối nhau đọc từng đoạn văn của bài.­ Gọi HS đọc phần chú giải­ Cho HS nối tiếp đọc theo đoạn.

GV chú ý sửa sai lỗi phát âm, ngắt giọng cho HS.­ Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp.­ GV đọc toàn bài.
­ HS đọc bài theo trình tự:

+ HS 1: Nhụ nghe bố … tỏa ra hơi muối.

+ HS 2: Bố Nhụ vẫn nói … thì để cho ai.

+ HS 3: Ông nhụ bước ra … quan trọng nhường nào.

+ HS 4: Để có một … ở mãi phía chân trời.­

1 HS đọc thành tiếng cho cả lớp nghe.­

4 HS đọc nối từng đoạn của bài (2 vịng)­ HS đọc bài.­ Theo di.
b. Tìm hiểu bài:
­ HS đọc thầm, đọc tiếng, trả lời câu hỏi cuối bài học (theo nội dung SGV).­

Hãy nêu nội dung chính của bài văn?­ Ghi nội dung chính của bài.
­ HS đọc, trả lời.­

2 HS nhắc lại nội dung chính, cả lớp ghi vào vở.
c. Đọc diễn cảm:
­ Gọi 4 HS phân vai đọc toàn bài.­ Gọi HS phát biểu ý kiến về giọng đọc.

GV kết luận.­

Tổ chức cho HS đọc diễn cảm đoạn 4.

+ Treo bảng phụ có đoạn 4.

+ Đọc mẫu.

+ Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp.­

Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm.­ Nhận xét, cho điểm từng HS.
­ HS phân vai:

+ HS 1: người dẫn chuyện.

+ HS 2: bố Nhụ.

+ HS 3: ông Nhụ.

+ HS 4: Nhụ.­

HS phát biểu, bổ sung và thống nhất.­ Luyện đọc theo cặp.­ 3 – 5 HS.
3. Củng cố, dặn dò:
­ Hỏi: Qua câu chuyện em hiểu được điều gì?­

Nhận xét tiết học.­

Dặn HS về nhà học bài.­ Chuẩn bị bài sau: “Cao Bằng”.

Chia sẻ cho bạn đọc tác phẩm 💚 Kể Chuyện Chiếc Đồng Hồ 💚 Bố Cục, Giáo Án, Hướng Dẫn Kể Chuyện

2 Mẫu Cảm Thụ Lập Làng Giữ Biển Hay Nhất

Lưu lại 2 mẫu cảm thụ Lập làng giữ biển hay nhất.

Cảm Thụ Lập Làng Giữ Biển Đặc Sắc – Mẫu 1

Câu chuyện được nói tới trong bài văn là câu chuyện giữa bố Nhụ với ông Nhu và niềm vui của Nhu sẽ được theo bố đến làng mới ở đảo Mõm Cá Sấu “bồng bềnh… ở mãi phía chân trời”.
 
Ông Nhụ và bố Nhụ mỗi người có một ý nghĩ khác nhau về chuyện dời làng ra biển. Với ông Nhụ, vì tuổi già, tâm lí ngại cuộc sống bị xáo trộn, bị thay đổi, chỉ thích an phận thủ thường, nên khi nghe con trai nói dời làng ra đảo thì thổ lộ:
 
– Tao chết ở đây thôi. Sức không còn chịu được sóng.
 
Rồi ông thỏ “hổn hến”, người ông “như tỏa ra hơi muối” khi nghe con trai nói một cách dứt khoát:
 
– Ngay cả chết, cũng cần ông chết ở đây.
 
Lời nói và cách suy nghĩ của bố Nhụ thể hiện một quyết tâm cao, một ước mơ cháy bỏng, một tầm suy nghĩ mới. Xót xa về cảnh ngày xưa: người đông, đất hẹp, “lúc nào cũng mong có đất để dân chài phơi được một vàng lưới, buộc được một con thuyền”.

Vui sướng về hạnh phúc đã ở trong tầm tay: “Ở đây đất rộng, bãi dài, cây xanh, nước ngọt, ngư trường gần. Chả còn gì hay hơn một làng biển”. Với bố Nhụ thì việc di dân đi lập làng mới còn có một ý nghĩa chính trị to lớn: lập làng là để giữ biển, để xây dựng và bảo vệ đất nước quê hương:
 
– Bây giờ đất đấy, rộng hết tầm mắt. Đất của nước mình, mình không đến ở thì để cho ai à?
 
Với bố Nhụ thì việc đi dân ra đảo, lập làng mới là vì hạnh phúc lâu dài; làng mới sẽ đàng hoàng hơn, to đẹp hơn “như mọi ngôi làng trên đất liền, rồi sẽ có chợ, có trường học, có nghĩa trang…”.
 
Qua đó, ta thấy tư tưởng, tình cảm của bố Nhụ rất tiến bộ thể hiện một ý tưởng táo bạo, một tinh thần làm chủ đất nước rất cao, đại diện cho cách sống, cách nghĩ, cách hành động của thế hệ trẻ.
 
Lập làng giữ biển là hành động, ước mơ đẹp thể hiện một bản lĩnh về tinh thần vươn lên làm chủ quê hương đất nước:
 
“Của ta, trời đất, đêm ngày.
Núi kia, đồi nọ, sông này của ta”.

 
Ông của Nhụ tuổi già, cả nghĩ, nhưng sau khi nghe con trai nói, đã “hiểu những ý tưởng hình thành trong suy tính của người con trai ông quan trọng nhường nào”.
 
 Nghĩa là hai cha con ông đã thuận tình, thuận lòng trong việc lập làng giữ biển.
 
Còn Nhụ thì sẽ cùng bố ra biển, sau đó, ông và mẹ sẽ ra sau cùng bao người dân làng chài. Và trong tâm hồn chú bé hiện ra làng Bạch Đằng Giang trên đảo Mõm Cá Sấu, “hòn đảo đang bồng bềnh đâu đó ở mãi phía chân trời”.
 
“Lập làng giữ biển” là một bài văn hay nói lên ước mơ, khát vọng và quyết tâm của bà con làng chài, của nhân dân ta trong việc di dân phát triển sản xuất để xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc lâu dài, là để xây dựng và bảo vệ quê hương đất nước.
 
Chút lãng mạn khi nói về ước mơ đẹp của bố Nhụ đã tỏa sáng bài văn, và có giá trị truyền cảm đặc sắc.

Cảm Thụ Lập Làng Giữ Biển Tiêu Biểu – Mẫu 2

Lập làng giữ biển, xây dựng vùng kinh tế mới… là những “chiến công” đầy tự hào trên mặt trận lao động của nhân dân ta. Bài văn “Lập làng giữ biển” đã thể hiện một cách cảm động ước mơ và khát vọng của bà con làng chài trên con đường chinh phục biển, xây dựng cuộc sống ấm no, yên vui, hạnh phúc lâu dài.

Có một bạn nhỏ tên là Nhụ, bố bạn, ông bạn. Đây là ba thế hệ trong một gia đình. Bố và ông của Nhụ bàn với nhau về việc họp làng để bàn việc đưa dân ra đảo. Cả nhà Nhụ sẽ ra trước.

Ở đó đất rộng, bãi dài, cây xanh, nước ngọt, ngư trường gần, đáp ứng được nhu cầu mong ước bấy lâu của người dân chài có đất rộng để phơi cá, buộc thuyền. Làng mới ở ngoài đảo rộng hết tầm mắt, dân làng thả sức phơi lưới, buộc được một con thuyền. Làng mới sẽ giống ngôi làng trên đất liền: có chợ , có trường học, có nghĩa trang…

Ông Nhụ bước ra võng, ngồi xuống võng vặn mình. Hai má phập phồng như người súc miệng khan. Ông đã hiểu những ý tưởng hình thành trong suy tính của người con trai ông quan trọng nhường nào.

Nhụ đi và sau đó cả làng sẽ đi. Một làng Bạch Đằng Giang ở đảo Mõm Cá Sấu đang bồng bềnh ở phía chân trời.

Câu chuyên đã ca ngợi những người dân chài dũng cảm rời mảnh đất quen thuộc để lập làng mới, giữ một vùng Tổ quốc.

Viết một bình luận