Trồng Rừng Ngập Mặn Lớp 5 [Nội Dung Tập Đọc + Soạn Bài + Cảm Thụ]

Trồng Rừng Ngập Mặn Lớp 5 ❤️️ Nội Dung Tập Đọc, Soạn Bài, Cảm Thụ ✅ Tham Khảo Cách Soạn Bài, Giáo Án, Đọc Hiểu Tác Phẩm.

Nội Dung Bài Đọc Trồng Rừng Ngập Mặn

Bài đọc Trồng rừng ngập mặn cung cấp cho người đọc những thông tin về nguyên nhân khiến rừng ngập mặn bị tàn phá, thành tích khôi phục rừng ngập mặn những năm qua cũng như tác dụng của rừng ngập mặn khi được phục hồi.

Trồng rừng ngập mặn
Tác giả: Phan Nguyên Hồng

Trước đây các tỉnh ven biển nước ta có diện tích rừng ngập mặn khá lớn. Nhưng do nhiều nguyên nhân như chiến tranh, các quá trình quai đê lấn biển, làm đầm nuôi tôm…, một phần rừng ngập mặn đã mất đi. Hậu quả là lá chắn bảo vệ đê biển không còn nữa, đê điều dễ bị xói lở, bị vỡ khi có gió, bão, sóng lớn.

Mấy năm qua, chúng ta đã làm tốt công tác thông tin, tuyên truyền để người dân thấy rõ vai trò của rừng ngập mặn đối với việc bảo vệ đê điều. Vì thế ở ven biển các tỉnh như Cà Mau, Bạc Liêu, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Hà Tĩnh, Nghệ An, Thái Bình, Hải Phòng, Quảng Ninh,… đều có phong trào trồng rừng ngập mặn. Rừng ngập mặn còn được trồng ở các đảo mới bồi ngoài biển như Cồn Vành, Cồn Đen (Thái Bình), Cồn Ngạn, Cồn Lu, Cồn Mờ (Nam Định)…

Nhờ phục hồi rừng ngập mặn mà ở nhiều địa phương, môi trường đã có những thay đổi rất nhanh chóng. Đê xã Thái Hải (Thái Bình), từ độ có rừng, không còn bị xói lở, kể cả khi bị cơn bão số 2 năm 1996 tràn qua. Lượng cua con trong vùng rừng ngập mặn phát triển, cung cấp đủ giống không chỉ cho hàng nghìn đầm cua ở địa phương mà còn cho hàng trăm đầm cua ở các vùng lân cận. Tại xã Thạch Khê (Hà Tĩnh), sau bốn năm trồng rừng, lượng hải sản tăng nhiều và các loài chim nước cũng trở nên phong phú. Nhân dân các địa phương đều phấn khởi vì rừng ngập mặn phục hồi đã góp phần đáng kể tăng thêm thu nhập và bảo vệ vững chắc đê điều.

Chia sẻ thêm bài đọc 🌿Về Ngôi Nhà Đang Xây Lớp 5 🌿 Nội Dung Tập Đọc, Soạn Bài

Giới Thiệu Bài Trồng Rừng Ngập Mặn

Giới thiệu thêm một vài thông tin về bài Trồng rừng ngập mặn:

  • Bài đọc Trồng rừng ngập mặn của tác giả Phan Nguyên Hồng hiện nay được in trong SGK Tiếng Việt 5 tập 1 trang 128
  • Nội dung chính: Bài đọc cho thấy việc trồng rừng ngập mặn là việc quan trọng, vì bảo vệ đê biển. Trong nhiều năm, việc trồng rừng ngập mặn được thực hiện tốt, nhờ đó nhiều nơi không còn bị xói mòn đất, lượng hải sản và các loài chim phát triển phong phú.

Bố Cục Bài Tập Đọc Trồng Rừng Ngập Mặn

Bố cục bài tập đọc Trồng rừng ngập mặn được chia thành 3 đoạn như sau:

  • Đoạn 1: Từ đầu đến “sóng lớn”: Nguyên nhân và hậu quả của việc phá rừng ngập mặn.
  • Đoạn 2: Từ Mấy năm qua đến “Cồn Mờ (Nam Định)”: Phong trào trồng rừng ngập mặn ở các tỉnh ven biển.
  • Đoạn 3: Phần còn lại: Tác dụng của rừng ngập mặn khi được phục hồi

Đọc hiểu tác phẩm 💚 Buôn Chư Lênh Đón Cô Giáo 💚 Nội Dung Tập Đọc, Soạn Bài

Hướng Dẫn Tập Đọc Trồng Rừng Ngập Mặn

Hướng dẫn thêm cách tập đọc bài Trồng rừng ngập mặn:

  • Đọc lưu loát toàn bài, giọng thông báo rõ ràng, rành mạch phù hợp với nội dung một văn bản khoa học mang tính chính luận.
  • Nhấn giọng các từ ngữ nói về tác dụng của việc trồng rừng ngập mặn: Không còn bị xói lở, lượng cua con, phát triển, hàng nghìn đầm cua, hàng trăm, lượng hải sản,…

Chú thích:

  • Rừng ngập mặn: loại rừng ở vùng ven biển nhiệt đới, phần gốc cây ngập trong nước mặn.
  • Quai đê: đắp đê bao quanh một khu vực.
  • Phục hồi: làm cho trở lại như trước.

Ý Nghĩa Bài Trồng Rừng Ngập Mặn

Ý nghĩa bài Trồng rừng ngập mặn muốn truyền tải là gì? Xem ngay gợi ý sau đây của Thohay.vn nhé!

Qua bài Trồng rừng ngập mặn, tác giả muốn cung cấp cho chúng ta những thông tin vì sao rừng ngập mặn bị phá hủy. Những hậu quả của việc phá rừng ngập mặn gây ra. Đồng thời là những hiệu quả và lợi ích của việc trồng rừng trở lại.

=> Qua đó, muốn nhắn nhủ tới chúng ta, cần biết trân trọng nguồn tài nguyên thiên nhiên. Đặc biệt là tài nguyên rừng, bởi lẽ “Rừng vàng, biển bạc”. Rừng có vai trò rất quan trọng đối với sự sống tốt đẹp của con người. Nó mang đến cho chúng ta một môi trường sống lành mạnh.

Tìm hiểu bài đọc🌱 Kể Chuyện Cây Cỏ Nước Nam 🌱 Nội Dung Truyện, 5 Mẫu Tóm Tắt

Đọc Hiểu Tác Phẩm Trồng Rừng Ngập Mặn

Gợi ý bạn đọc cách đọc hiểu tác phẩm Trồng rừng ngập mặn:

👉1. Con hãy nối phần lí giải ở bên phải với các từ ở bên trái để được những kết hợp đúng.

1. Rừng ngập mặn 
2. Quai đê 
3. Phục hồi
a. Làm cho trở lại như trước
b. Đắp đê bao quanh một khu vực
c. Loại rừng ở vùng ven biển nhiệt đới, phần gốc cây ngập trong nước mắt.

Đáp án: 1-c, 2 -b, 3-a

👉2. Đâu không phải là nguyên nhân khiến một phần diện tích rừng ngập mặn bị mất?

  • Các quá trình quai đê lấn biển
  • Chiến tranh
  • Làm đầm nuôi tôm
  • Thiên tai

👉3. Con hãy nêu hậu quả của việc phá rừng ngập mặn?

  • A. Lá chắn bảo vệ đê điều không còn nữa, nước dễ tràn vào các khu dân cư.
  • B. Lá chắn bảo vệ đê biển không còn nữa, đê điều dễ bị xói lở, bị vỡ khi có gió, bão, sóng lớn.
  • C. Đê điều dễ bị xói lở, người dân dễ rơi vào cảnh khốn khổ.
  • D. Lá chắn bảo vệ đê điều không còn nữa, nguồn nước mang chất độc dễ tràn vào khu dân cư.

👉4. Vì sao các tỉnh ven biển có phong trào trồng rừng ngập mặn?

  • A. Vì các tỉnh này đã có truyền thống trồng rừng ngập mặn từ lâu.
  • B. Vì các tỉnh này đã làm tốt công tác thông tin, tuyên truyền để mọi người hiểu rõ tác dụng của rừng ngập mặn đối với việc bảo vệ đê điều.
  • C. Vì có một ông cụ tới dạy người dân nơi đây trồng rừng ngập mặn.
  • D. Cả A và C đều đúng.

👉5. Phong trào trồng rừng ngập mặn không chỉ phổ biến ở các các tỉnh ven biển mà còn được phổ biến tại các đảo mới bồi ngoài biển như Cồn Vàng, Cồn Đen (Thái Bình), Cồn Ngạn, Cồn Lu, Cồn Mờ (Nam Định),… Nhận định trên đúng hay sai?

  • Đúng
  • Sai

👉6. Nhận định sau đúng hay sai?

Rừng ngập mặn được phục hồi đã phát huy tác dụng bảo vệ vững chắc đê điều; tăng thu nhập cho người dân nhờ lượng hải sản tăng nhiều; các loài chim nước trở nên phong phú.

  • Đúng
  • Sai

👉7. Đâu không phải là hậu quả khi phá rừng ngập mặn?

  • lá chắn bảo vệ đê biển không còn nữa
  • đê điều dễ bị xói lở, bị vỡ khi có gió, bão, sóng lớn
  • phát triển du lịch thuận lợi
  • gây triều cường, ngập lụt

👉8. Đâu không phải là tác dụng của rừng ngập mặn khi được phục hồi?

  • lượng cua con trong vùng rừng ngập mặn phát triển
  • lượng hải sản tăng nhiều và các loài chim nước cũng trở nên phong phú
  • môi trường đã có những thay đổi rất nhanh chóng
  • đê điều dễ bị xói lở, bị vỡ khi có gió, bão, sóng lớn

👉9. Sau bốn năm trồng rừng, xã Thạch Khê có những biến đổi gì?

  • lượng cua con ở vùng rừng ngập mặn phát triển
  • lượng hải sản tăng nhiều và các loài chim nước cũng trở nên phong phú
  • từ độ có rừng, không còn bị xói lở

👉10. Ý nghĩa của bài văn là gì?

  • A. Bài văn cung cấp cho người đọc những thông tin về nguyên nhân khiến rừng ngập mặn bị tàn phá và số phận của rừng ngập mặn ở tương lai.
  • B. Bài văn cung cấp cho người đọc những thông tin về nguyên nhân khiến rừng ngập mặn bị tàn phá, thành tích khôi phục rừng ngập mặn những năm qua, tác dụng của rừng ngập mặn khi được phục hồi.
  • C. Bài văn cung cấp cho người đọc những thông tin về thành tích khôi phục rừng ngập mặn trong những năm qua và tác dụng của rừng ngập mặn khi được phục hồi.
  • D. Bài văn cung cấp cho người đọc những thông tin về thành tích khôi phục rừng ngập mặn cũng như những địa phương đã làm tốt công tác đó.

Soạn Bài Trồng Rừng Ngập Mặn Lớp 5

Tham khảo ngay cách soạn bài Trồng rừng ngập mặn lớp 5 sau đây bạn nhé!

👉Câu 1 trang 129 Tiếng Việt lớp 5 Tập 1: Nêu nguyên nhân và hậu quả của việc phá rừng ngập mặn.

Đáp án:

  • Nguyên nhân: “chiến tranh, các quá trình quai đê lấn biển, làm đầm nuôi tôm…”.
  • Hậu quả: “lá chắn bảo vệ đê biển không còn nữa, đê điều bị xói lở, bị vỡ khi có gió, bão, sóng lớn”.

👉Câu 2 trang 129 Tiếng Việt lớp 5 Tập 1: Vì sao các tỉnh ven biển có phong trào trồng rừng ngập mặn?

Đáp án: Các tỉnh ven biển (Minh Hải, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Hà Tĩnh, Nghệ An, Thái Bình, Hải Phòng, Quảng Ninh) có phong trào trồng rừng ngập mặn vì các tỉnh này làm tốt công tác thông tin, tuyên truyền để người dân hiểu rõ tác dụng của rừng ngập mặn đối với việc bảo vệ đê điều.

👉Câu 3 trang 129 Tiếng Việt lớp 5 Tập 1: Nêu tác dụng của rừng ngập mặn khi được phục hồi.

Đáp án: Rừng ngập mặn được phục hồi sẽ có nhiều tác dụng như:

  • Môi trường đã có những thay đổi rất nhanh chóng và ngăn chặn được sự tàn phá của bão lụt.
  • Các loại động vật, hải sản, chim nước phát triển nhanh chóng, tăng thêm thu nhập cho bà con ven biển.
  • Bảo vệ vững chắc đê điều.
  • Cân bằng môi trường sinh thái.

Tìm hiểu chi tiết bài đọc 🍀 Dòng Kinh Quê Hương 🍀 Nội Dung Bài Đọc, Chính Tả, Soạn Bài

Giáo Án Trồng Rừng Ngập Mặn Lớp 5

Ngay sau đây là mẫu giáo án Trồng rừng ngập mặn lớp 5 chi tiết nhất.

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Hiểu nội dung: Nguyên nhân khiến rừng ngập mặn bị tàn phá; thành tích khôi phục rừng ngập mặn; tác dụng của rừng ngập mặn khi được phục hồi ( Trả lời được các câu hỏi trong SGK).

2. Kĩ năng: Biết đọc với giọng thông báo rõ ràng, rành mạch phù hợp với nội dung văn bản khoa học.

3. Thái độ: Giáo dục HS yêu rừng, ý thức bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường.

* GDBVMT: Khai thác trực tiếp nội dung bài: qua nội dung bài giúp HS hiểu những nguyên nhân và hậu quả của việc phá rừng ngập mặn, thấy được phong trào trồng rừng ngập mặn đang sôi nổi trên khắp đất nước và tác dụng của rừng ngập mặn khi được phục hồi.

4. Năng lực:

  • Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
  • Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.

II. CHUẨN BỊ

1. Đồ dùng 

– Giáo viên: 

  • Ảnh rừng ngập mặn trong sgk.
  • Bảng phụ ghi sẵn đoạn văn cần luyện đọc

– Học sinh: Sách giáo khoa

2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học:

  • Phương pháp vấn đáp, động não, thực hành, thảo luận nhóm.
  • Kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật trình bày một phút, động não..

III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của thầyHoạt động của trò
1. HĐ khởi động: (5 phút)
– Tổ chức cho học sinh thi đọc và trả lời câu hỏi bài Vườn chim.
– Giáo viên nhận xét.
– Giới thiệu bài và tựa bài: Trồng rừng ngập măn.
– Học sinh thực hiện.
 – Lắng nghe.
– Học sinh nhắc lại tên bài và mở sách giáo khoa.
2. HĐ Luyện đọc: (12 phút)
*Mục tiêu:
– Rèn đọc đúng từ khó trong bài.
– Rèn đọc đúng câu, từ, đoạn.
– Hiểu nghĩa các từ ngữ mới.
*Cách tiến hành: 
– Gọi HS đọc toàn bài
 – Giáo viên giới thiệu tranh, ảnh về rừng ngập mặn
– Đọc nối tiếp từng đoạn trong nhóm
– Luyện đọc theo cặp
– 1 HS đọc toàn bài
– Giáo viên đọc diễn cảm bài văn.
Lưu ý: Quan sát và theo dõi tốc độ đọc của đối tượng M1
– 1  học sinh đọc bài, chia đoạn
+ Đoạn 1: Trước đây … sóng lớn.
+ Đoạn 2: Mấy năm … Cồn Mờ.
+ Đoạn 3: Nhờ phục hồi… đê điều.
– Học sinh quan sát ảnh minh hoạ SGK.
 – Nhóm trưởng điều khiển
+ Từng tốp 3 học sinh nối tiếp nhau đọc bài lần 1 + Luyện đọc từ khó, câu khó.
+ 3 học sinh nối tiếp nhau đọc bài lần 2 kết hợp giải nghĩa từ
– Học sinh luyện đọc theo cặp.
– Cả lớp theo dõi
3. HĐ Tìm hiểu bài: (8 phút)
*Mục tiêu:  Hiểu nội dung: Nguyên nhân khiến rừng ngập mặn bị tàn phá; thành tích khôi phục rừng ngập mặn; tác dụng của rừng ngập mặn khi được phục hồi ( Trả lời được các câu hỏi trong SGK).
*Cách tiến hành:
– Cho HS thảo luận nhóm đọc bài và TLCH
1. Nêu nguyên nhân và hậu quả của
 việc phá rừng ngập mặn?
2. Vì sao các tỉnh ven biển có phong trào trồng rừng ngập mặn?
 3. Nêu tác dụng của rừng ngập mặn khi được khôi phục.
 – Tóm tắt nội dung chính.
– GVKL
– Nhóm trưởng điều khiển nhóm đọc bài và trả lời câu hỏi, chia sẻ trước lớp
+ Do chiến tranh, các quá trình quai đê
 lấn biển, làm đầm nuôi tôm, … làm mất đi 1 phần rừng ngập mặn.
+ Lá chắn bảo vệ đê biển không còn, đê điều dễ bị xói mòn, bị vỡ khi có gió, bão, …
– Vì các tỉnh này làm tốt công tác thông tin tuyên truyền để mọi người dân hiểu rõ tác dụng của rừng ngập mặn đối với việc bảo vệ đê điều.
– Phát huy tác dụng bảo vệ vững chắc đê biển; tăng thu nhập cho người dân nhờ lượng hải sản tăng nhiều; các loài chim nước trở nên phong phú.
– Học sinh đọc lại
– Cả lớp theo dõi
4. HĐ Luyện đọc lại – Đọc diễn cảm: (8 phút)
*Mục tiêu:Học sinh đọc đúng, ngắt nghỉ đúng chỗ, biết nhấn giọng ở những từ ngữ cần thiết.
*Cách tiến hành: 
– 3 học sinh nối tiếp nhau đọc 3 đoạn văn.
– Giáo viên hướng dân học sinh đọc thể hiện đúng nội dung thông báo của từng đoạn văn.
– Giáo viên hướng dẫn cả lớp đọc 1 đoạn văn tiêu biểu (chọn đoạn 3)
– Giáo viên đọc mẫu đoạn 3.
– HS luyện đọc theo cặp
– Thi đọc
Lưu ý:
 – Đọc đúng: M1, M2
– Đọc hay: M3, M4
– HS đọc
– HS nghe
 – HS nghe
 – HS nghe
– Học sinh luyện đọc theo cặp.
– Học sinh thi đọc đoạn văn.
4. HĐ ứng dụng: (3 phút)
– Mỗi dãy cử một bạn đọc diễn cảm một đoạn mình thích nhất?
– Giáo viên nhận xét, tuyên dương.
– Học sinh lần lượt đọc diễn cảm nối tiếp từng câu, từng đoạn.
– 3 học sinh thi đọc diễn cảm.
– Cả lớp nhận xét – chọn giọng đọc hay nhất.
5. Hoạt động sáng tạo: (1 phút)
– Tìm hiểu về những nguyên nhân và hậu quả của việc phá rừng ngập mặn ở nước ta và cách khắc phục các hậu quả đó.– HS nghe và thực hiện

2 Mẫu Cảm Thụ Trồng Rừng Ngập Mặn Hay Nhất

Sưu tầm một số mẫu cảm thụ văn bản Trồng rừng ngập mặn hay nhất.

Mẫu Cảm Thụ Trồng Rừng Ngập Mặn Hay – Mẫu 1

Rừng là một tài nguyên thiên nhiên quý giá mà chúng ta phải luôn tôn tạo và giữ gìn. Trồng rừng ngập mặn là đoạn trích trong bài báo của tác giá Phan Nguyên Hồng đã khẳng định rõ hơn về tác dụng của rừng đối với các tính ven biển của nước ta.

Rừng ngập mặn ở các tỉnh ven biển nước ta đã bị tàn phá và mất đi một phần do nhiêu nguyên nhân như chiến tranh, quai đê lấn biên, làm đầm nuôi tôm… Hậu quả của việc phá rừng ngập mặn rất lớn: Lá chắn bảo vệ đê biển không còn, đê điều dễ bị xói lở, bị vỡ khi có gió bão, sóng lớn.

Để khắc phục hậu quả do việc phá rừng ngập mặn, các tỉnh ven biển đã có phong trào trồng rừng ngập mặn và làm tốt công tác thông tin, tuyên truyền để người dân thấy rõ vai trò của rừng ngập mặn với việc bảo vệ đê điều.

Rừng ngập mặn khi được phục hồi đã có những tác dụng rõ rệt: môi trường thay đổi nhanh chóng, đê điều được bảo vệ vững chắc, không còn bị xói lở; nhân dân được tăng thêm thu nhập nhờ lượng hải sản tăng nhiều.

Mẫu Cảm Thụ Trồng Rừng Ngập Mặn Chọn Lọc – Mẫu 2

Rừng ngập mặn là một trong những hệ sinh thái quan trọng và có năng suất cao nhất trên thế giới, là nơi nuôi dưỡng, cư ngụ, cung cấp thức ăn cho nhiều loài động vật dưới nước và trên cạn có giá trị ở vùng ven biển. Rừng ngập mặn giúp ổn định bờ biển, bảo vệ đê điều và là tấm lá chắn chống lại gió bão cũng như các tai biến thiên nhiên.

Không chỉ có tác dụng đối với con người, rừng ngập mặn còn cung cấp thức ăn, là nơi trú ngụ cho nhiều loài cá, tôm, động vật có vỏ, chim và động vật có vú. Các loài động thực vật phổ biến trong rừng ngập mặn là cây chịu mặn, chim nước, hải sản, chim di cư, lợn rừng, trăn, khỉ, chồn và kỳ đà.

Rừng ngập mặn đóng vai trò quan trọng trong hệ thống lưới thức ăn phức tạp. Do đó, nếu phá hủy rừng ngập mặn sẽ tác động xấu đến đời sống thủy sinh và đại dương.

Để bảo vệ rừng ngập mặn cần chú trọng thực hiện một số giải pháp sau: Tăng cường phổ biến, giáo dục pháp luật giúp nâng cao nhận thức về bảo vệ và phát triển rừng cho người dân vùng rừng; nâng cao năng lực của lực lượng trực tiếp quản lý bảo vệ rừng thông qua việc tham gia các chương trình tập huấn, đào tạo chuyên môn…

Thực hiện tốt công tác phối hợp chặt chẽ giữa chính quyền địa phương với các cơ quan chức năng đóng quân trên địa bàn quản lý để kiểm tra, truy quét ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ rừng, bảo vệ biển.

Xây dựng kế hoạch tăng cường công tác phối hợp giữa các trạm quản lý bảo vệ rừng, biển với chính quyền địa phương và các ngành chức năng nhằm đẩy mạnh công tác tuần tra, kiểm tra, ngăn chặn, xử lý kịp thời những vụ việc vi phạm xảy ra trên địa bàn quản lý.

Rừng ngập mặn khi được phục hồi sẽ mang lại nhiều tác dụng tích cực rõ rệt: môi trường thay đổi nhanh chóng, đê điều được bảo vệ vững chắc, sản lượng cua cũng tăng nhanh, lượng hải sản tăng nhiều và các loài chim nước cũng trở nên phong phú.

Không nên bỏ lỡ bài đọc 🌿 Sự Sụp Đổ Của Chế Độ A Pác Thai 🌿 Nội Dung Tập Đọc, Soạn Bài

Viết một bình luận