Bầm Ơi Lớp 5: Nội Dung Tập Đọc + Soạn Bài + Cảm Thụ Bài Thơ

Bầm Ơi Lớp 5 ❤️️ Nội Dung Tập Đọc, Soạn Bài, Cảm Thụ Bài Thơ ✅ Chia Sẻ Cách Đọc Hiểu, Soạn Bài, Hướng Dẫn Tập Đọc Bài Thơ.

Nội Dung Bài Thơ Bầm Ơi Lớp 5

Hình tượng người mẹ từ lâu đã đi vào thi ca như một huyền thoại. Rất nhiều thi sĩ đã viết nên những vần thơ về mẹ lay động lòng người. Trong đó, nhà thơ Tố Hữu đã có một bài thơ đặc sắc như Bầm ơi. Sau đây là nội dung bài thơ trong chương trình tập đọc lớp 5

Bầm ơi
Tác giả: Tố Hữu

Ai về thăm mẹ quê ta
Chiều nay có đứa con xa nhớ thầm…

Bầm ơi có rét không bầm!
Heo heo gió núi, lâm thâm mưa phùn
Bầm ra ruộng cấy bầm run
Chân lội dưới bùn, tay cấy mạ non

Mạ non bầm cấy mấy đon
Ruột gan bầm lại thương con mấy lần.
Mưa phùn ướt áo tứ thân
Mưa bao nhiêu hạt, thương bầm bấy nhiêu!

Bầm ơi, sớm sớm chiều chiều
Thương con, bầm chớ lo nhiều bầm nghe!
Con đi trăm núi ngàn khe
Chưa bằng muôn nỗi tái tê lòng bầm
Con đi đánh giặc mười năm
Chưa bằng khó nhọc đời bầm sáu mươi.

Con ra tiền tuyến xa xôi
Yêu bầm yêu nước, cả đôi mẹ hiền.

Tìm hiểu chi tiết 🔰Bài Thơ Bầm Ơi [Tố Hữu] 🔰 Nội Dung, Nghệ Thuật, Phân Tích

Giới Thiệu Bài Thơ Bầm Ơi

Giới thiệu thêm một số thông tin về bài thơ Bầm ơi cho bạn tham khảo.

  • Bài thơ này được sáng tác theo thể thơ lục bát, in trong tập thơ Việt Bắc (1948 – 1954).
  • Bài thơ hiện được in trong sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 5 tập 2 trang 130
  • Cảm hứng sáng tác: Bài thơ Bầm ơi được sáng tác kể về người mẹ Nguyễn Thị Gái. Đây là nơi một số nhà thơ trong đó có Tố Hữu đã dừng chân. Địa điểm nhắc tới trong bài chính là xã Gia Điền – một miền quê nghèo của vùng trung du Hạ Hòa (Phú Thọ).
  • Nội dung chính: Bài thơ nói về nỗi nhớ của người chiến sĩ ngoài mặt trận, nhớ về người mẹ ở quê nhà. Anh thương mẹ già vẫn phải làm lụng vất vả khi trời rét, phải lo lắng cho đàn con đi chiến đấu. Tình thương dành cho mẹ hòa cùng tình thương dành cho đất nước.

Bố Cục Bài Thơ Bầm Ơi

Bố cục bài thơ Bầm ơi có thể chia thành 4 đoạn như sau:

  • Đoạn 1: Từ đầu đến “mạ non”.
  • Đoạn 2: Từ “Mạ non” đến “bấy nhiêu”.
  • Đoạn 3: Từ “Bầm ơi” đến “sáu mươi”.
  • Đoạn 4: Phần còn lại.

Đọc hiểu tác phẩm 🌱Công Việc Đầu Tiên Lớp 5 🌱 Nội Dung Tập Đọc, Soạn Bài, Cảm Thụ

Hướng Dẫn Tập Đọc Bầm Ơi Lớp 5

Hướng dẫn các em học sinh tập đọc bài thơ Bầm ơi lớp 5 hay nhất

  • Đọc trôi chảy, lưu loát bài thơ.
  • Chú ý những từ ngữ khó: tiền tuyến, sớm sớm chiều chiều
  • Diễn cảm bài thơ với giọng trầm lắng tha thiết thể hiện cảm xúc nhớ thương của người con đối với mẹ.

Chú ý từ khó:

  • Đon: bó (dùng trong các trường hợp: đon mạ, đon lúa, đon củi)
  • Khe: đường nước chảy hẹp giữa hai vách núi hoặc sườn dốc

Ý Nghĩa Bài Thơ Bầm Ơi

Ý nghĩa bài thơ Bầm ơi muốn truyền tải là gì? Cùng xem ngay gợi ý sau đây của Thohay.vn nhé!

Bài thơ chứa đựng những hình ảnh tần tảo, lam lũ vất vả của người mẹ qua đó thể hiện tình cảm thắm thiết, sâu nặng của người chiến sĩ với người mẹ Việt Nam khi phải đi chiến đấu xa nhà.

=> Ca ngợi người mẹ và tình yêu con thắm thiết, sâu nặng giữa người chiến sĩ ở ngoài tiền tuyến với người mẹ tần tảo, giàu tình yêu thương con nơi quê nhà.

Đón đọc tác phẩm🌼 Cánh Cam Lạc Mẹ 🌼Tìm hiểu ý nghĩa

Đọc Hiểu Bài Bầm Ơi

Gợi ý cách trả lời các câu hỏi đọc hiểu bài Bầm ơi như sau:

👉Câu 1. Anh chiến sĩ nhớ về mẹ trong hoàn cảnh nào?

a. Buổi chiều đông có gió núi và mưa phùn, thời điểm vào vụ cấy đồng ở quê anh.

b. Buổi chiều thu gió núi và mưa phùn.

c. Buổi chiều xuân gió núi và mưa phùn.

👉Câu 2. Viết vào chỗ trống hai câu thơ tả người mẹ hiện lên trong trí nhớ anh chiến sĩ.

………………………………………………………………………………………………………………

👉Câu 3. Câu thơ “Mưa bao nhiêu hạt, thương bầm bay nhiêu!” tác giả sử dụng nghệ thuật gì?

a. Ẩn dụ.

b. So sánh.

c. Nhân hoá.

👉Câu 4. Qua lời tâm tình của anh chiến sĩ với mẹ, em thấy bà mẹ và anh có phẩm chất chất gì? Điền ý kiến của em vào từng chỗ trống.

a. Phẩm chất của bà mẹ:

………………………………………………………………………………………………………………

b. Phẩm chất của anh chiến sĩ:

………………………………………………………………………………………………………………

👉Câu 5. Dấu phẩy trong câu “Chân lội dưới bùn, tay cấy mạ non.” có tác dụng gì?

a. Ngăn cách các bộ phận cùng chức vụ trong câu.

b. Ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ.

c. Ngăn cách các vế câu.

👉Câu 6. Dấu phẩy trong câu thơ sau có tác dụng gì?

Con ra tiền tuyến xa xôi
Yêu bầm yêu nước, cả đôi mẹ hiền.

a. Ngăn cách các vế câu.

b. Ngăn cách các bộ phận cùng chức vụ trong câu.

c. Ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ.

👉Câu 7. Câu thơ nào sau đây thể hiện tình cảm của mẹ với con?

a. Mạ non bầm cấy mấy đon – Ruột gan bầm lại thương con mấy lần.

b Bầm ơi, sớm sớm chiều chiều – Thương con, bầm chớ lo nhiều bầm nghe!

c Con đi trăm núi ngàn khe – Chưa bằng muôn nỗi tái tê lòng bầm

d Mưa phùn ướt áo tứ thân – Mưa bao nhiêu hạt, thương bầm bấy nhiêu!

👉Câu 8. Câu thơ nào sau đây thể hiện tình cảm của con với mẹ?

a Con đi trăm núi ngàn khe – Chưa bằng muôn nỗi tái tê lòng bầm

b Bầm ơi, sớm sớm chiều chiều – Thương con, bầm chớ lo nhiều bầm nghe!

c Mạ non bầm cấy mấy đon – Ruột gan bầm lại thương con mấy lần.

d Mưa phùn ướt áo tứ thân – Mưa bao nhiêu hạt, thương bầm bấy nhiêu!

👉Câu 9. Qua lời tâm tình của anh chiến sĩ, em nghĩ gì về người mẹ của anh?

a. Người mẹ của anh là tiêu biểu cho người phụ nữ Việt Nam.

b. Người mẹ của anh là tiêu biểu cho người phụ nữ Việt Nam thời bình.

c. Người mẹ của anh là tiêu biểu cho người phụ nữ Việt Nam thời kháng chiến.

d. Tất cả các ý trên

👉Câu 10. Qua lời tâm sự của anh chiến sĩ, em có suy nghĩ gì về anh?

a. Anh chiến sĩ am hiểu đời sống của nhân dân.

b. Anh chiến sĩ là người yêu nước, đặt tình yêu mẹ bên tình yêu đất nước.

c. Anh chiến sĩ gắn bó với cuộc sống của đồng bào nhân dân.

d. Tất cả các ý trên

Đáp án:

Câu12345678910
Đáp ánabcbcddd

Câu 2:

Bầm ra ruộng cấy bầm run
Chân lội dưới bùn, tay cấy mạ non.

Câu 4:

a. Chịu thương, chịu khó, thương yêu con sâu nặng.

b. Hiếu thảo, giàu lòng thương mẹ, yêu đất nước.

Soạn Bài Bầm Ơi Lớp 5

Hướng dẫn soạn bài Bầm ơi lớp 5 theo bộ câu hỏi sau đây:

👉Câu 1 (trang 131 sgk Tiếng Việt 5): Điều gì gợi cho anh chiến sĩ nhớ tới mẹ? Anh nhớ hình ảnh nào của mẹ?

Đáp án: Cảnh chiều đông gió bấc như mưa phùn, lúc này các làng quê vào vụ cấy đông, làm anh chiến sĩ chạnh nhớ tới mẹ thương mẹ phải vất vả lội ruộng bùn trong mưa gió rét buốt.

👉Câu 2 (trang 131 sgk Tiếng Việt 5): Tìm những hình ảnh so sánh thể hiện tình cảm mẹ con thắm thiết, sâu nặng.

Đáp án:

Những hình ảnh so sánh thể hiện tình cảm mẹ con thắm thiết, sâu nặng là:

Mạ non bầm cấy mấy đon
Ruột gan bầm lại thương con mấy lần.
(Tình cảm của mẹ đối với con)

Mưa phùn ướt áo tứ thân
Mưa bao nhiêu hạt thương bầm bấy nhiêu

Những hình ảnh so sánh trên thể hiện tình cảm mẹ con thắm thiết, sâu nặng: mẹ thương con, con thương mẹ.

👉Câu 3 : trang 131 sgk Tiếng Việt 5): Anh chiến sĩ đã dùng cách nói như thế nào để làm yên lòng mẹ?

Đáp án: Để làm yên lòng mẹ, anh chiến sĩ dùng cách nói so sánh:

Con đi trăm núi ngàn khe
Chưa bằng muôn nỗi tái tê lòng bầm
Mưa phùn ướt áo tứ thân
Mưa bao nhiêu hạt thương bầm bấy nhiêu!

Ý anh muốn nói những việc con đang làm không sao sánh được với những vất vả, khó nhọc của mẹ nơi quê nhà, mẹ yên tâm, đừng lo nhiều cho con nữa.

👉Câu 4 (trang 131 sgk Tiếng Việt 5): Qua lời tâm tình của anh chiến sĩ, em nghĩ gì về người mẹ của anh?

Đáp án: Qua lời tâm tình của anh chiến sĩ, em nghĩ người mẹ của anh là một phụ nữ Việt Nam tiêu biểu: chịu thương chịu khó, hiền hậu, rất mực yêu thương con.

Đọc hiểu văn bản🌱 Thái Sư Trần Thủ Độ 🌱 Nội Dung Tác Phẩm, Soạn Bài, Cảm Thụ

Giáo Án Bầm Ơi Lớp 5

Hy vọng mẫu giáo án Bầm ơi lớp 5 sau đây sẽ giúp các thầy cô trong việc chuẩn bị bài giảng nhanh hơn.

I. Mục tiêu

1- Biết đọc trôi chảy, diễn cảm bài thơ với giọng cảm động, trầm lắng, thể hiện cảm xúc yêu thương mẹ rất sâu lặng của anh chiến sĩ Vệ quốc quân.

2- Hiểu ý nghĩa bài thơ: Ca ngợi người mẹ và tình mẹ con thắm thiết, sâu lặng giữa người chiến sĩ ngoài tiền tuyến với người mẹ tần tảo, giàu tình yêu thương con nới quê nhà

II. Đồ dùng dạy – học: Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.

III. Các hoạt động dạy – học

Hoạt động dạyHoạt động học
Kiểm tra bài cũ
– Kiểm tra 2 HS.
H: Công việc đầu tiên anh Ba giao cho chị út là gì?
H: Vì sao chị út muốn được thoát li?
– GV nhận xét + cho điểm
– HS1 đọc đoạn 1 + đoạn 2 bài Công việc đầu tiên.
– Đó là việc giải truyền đơn
– HS2 đọc phần còn lại
– Chị muốn làm việc thật nhiều cho cách mạng…
1. Giới thiệu bài– HS lắng nghe
2.Luyện đọc
– HS đọc toàn bài
– HS đọc nối tiếp
– Luyện đọc từ ngữ: mơ phùn, tuyền tuyến…
– Cho HS đọc toàn bài một lượt.
– HS đọc trong nhóm
– GV đọc diễn cảm toàn bài
Giọng trầm lắng, thiết tha, phù hợp với việc diễn tả cảm xúc nhớ thương của người con với mẹ..
– 1 HS đọc toàn bộ bài thơ, lớp theo dõi trong SGK.
– 4 HS đọc nối tiếp (2 lần).
– HS đọc theo nhóm 2 (1 em đọc hai khổ đầu, một em đọc 2 khổ còn lại).
– 1 HS đọc cả bài.
– Một HS đọc chủ giải + giải nghĩa từ đon.
3. Tìm hiểu bài
H: Điều gì gợi cho anh chiến sĩ nhớ tới mẹ? Anh nhớ hình ảnh nào của mẹ?
– GV đưa tranh minh hoạ lên và giới thiệu tranh.
H: Tìm những hình ảnh so sánh thể hiện tình cảm mẹ con thắm thiết, sâu lặng.
GV: Những hình ảnh so sánh ấy thể hiện tình cảm của mẹ con thắm thiết, sâu lặng: mẹ thương con, con thương mẹ.
H: Anh chiến sĩ đã dùng cách nói như thế nào để làm yên lòng mẹ?
H: Qua lời tâm tình của anh chiến sĩ, em nghĩ gì về người mẹ của anh?
H: Qua lời tâm tình của anh chiến sĩ, em nghĩ gì về anh?
– 1 HS đọc thành tiếng, lớp đọc thầm.
– Cảnh chiều đông mưa phùn, gió bấc làm anh chiến sĩ thầm nhớ tới người mẹ nơi quê nhà. Anh nhớ hình ảnh mẹ lội ruộng cấy mạ non, mẹ run gvì rét.
Hình ảnh so sánh là:
– Tình cảm của mẹ đối với con: “ Mà non Bầm cấy mấy đon
Ruột gan Bầm lại thương con mấy lần.”
– Tình cảm của con với mẹ
“ Mưa phùn ướt áo tứ thân
Mưa bao nhiêu hạt, thương Bầm bấy nhiêu!”
– HS có thể phát biểu:
– Anh chiến sĩ là người con hiếu thảo, giàu tình thương mẹ.
– Anh là người yêu thương mẹ, yêu quê hương, đất nước…
4. Đọc diễn cảm
– Cho HS đọc diễn cảm bài thơ.
– GV đưa hai khổ thơ đầu đã chép sẵn trên bảng phụ lên và hướng dẫn cho HS đọc.
– Cho HS đọc thuộc lòng
– Cho HS thi đọc
– GV nhận xét + khen những Hs đọc thuộc, đọc hay.
– 4 HS tiếp nối nhau đọc diễn cảm bài thơ.
– HS nhầm thuộc lòng đoạn, cả bài
– HS thi đọc.
– Lớp nhận xét
5. Củng cố, dặn dò
H: Bài thơ nói lên điều gì?
– GV nhận xét tiết học
– Chuẩn bị tiết sau.
– Bài thơ ca ngợi người mẹ và tình mẹ con thắm thiết, sâu lặng giữa người chiến sĩ ở ngoài tiền tuyến với người mẹ tần tảo, giàu tình yêu thương con nơi quê nhà.

4 Mẫu Cảm Thụ Bài Thơ Bầm Ơi Hay Nhất

Sưu tầm ngay các mẫu cảm thụ bài thơ Bầm ơi hay nhất, cùng xem ngay nhé!

Mẫu Cảm Thụ Bài Thơ Bầm Ơi Hay – Mẫu 1

Bầm ơi là một bài thơ được rút ra từ tập Việt Bắc (1954) của nhà thơ Tố Hữu. Vào những năm 1947, 1948 đoàn văn nghệ sĩ trong hành trình nhận đường dừng chân ở Gia Điền. Khi ấy những nhà văn như Tố Hữu, Nguyễn Đình Thi, Kim Lân và Nguyễn Huy Tưởng đã ở lại thôn Gốc Gạo xã Gia Điền. Và ngôi nhà mà các nhà thơ, nhà văn chọn chính là nhà bà cụ Nguyễn Thị Gái. Khi đó bà đã dọn xuống bếp để nhường chỗ cho khách. Cũng chính ngôi nhà này là điểm sáng tác nên bài thơ Bầm ơi.

Đây chính là câu chuyện về người mẹ hết lòng thương con. Khi các thi sĩ dừng chân ở nhà bầm, bầm đã dành giường cho họ và chuyển xuống bếp ngủ. Tối về cụ dùng lá chuối khô bện lại để làm nệm nằm cho đỡ lạnh. Tuy nhiên khi ấy cứ đêm đêm mọi người lại nghe thấy tiếng khóc nỉ non của cụ. Hỏi ra mới vỡ lẽ rằng, cụ nhớ đứa con trai của mình.

Con trai của cụ tham gia vệ quốc quân nhưng lâu ngày không có tin tức. Chính vì vậy khi ấy các nhà thơ đã đề nghị Tố Hữu sáng tác một bài thơ như là một bức thư của người con trai để cụ an lòng. Đó cũng chính là hoàn cảnh ra đời của bài thơ.

Ai về thăm mẹ quê ta
…..
Mưa bao nhiêu hạt, thương bầm bấy nhiêu!

Bài thơ Bầm ơi không chỉ là tình cảm riêng tư của một chàng trai nào đối với mẹ của mình nữa. Mà nó có sức lan tỏa và cũng chính là tình cảm thủy chung sâu nặng của những người chiến sĩ xa quê. Đó cũng chính là một cách báo bình an cho những người thân ở nhà. Qua đó ta có thể cảm nhân được hình ảnh người mẹ trung du bình dị nhưng lại có tình cảm sâu nặng dành cho đứa con đang chiến đấu cho Tổ quốc hôm nay.

Hình ảnh người bầm hiện lên thật xúc động. Từng câu chữ như làm sống lại hình ảnh bà mẹ trung du nghèo khó nhọc. Nhất là trong một buổi sáng mưa phùn mẹ tay run cắm từng mảnh mạ xuống bùn mà làm con người ta thêm phần xót xa, quặn đau.

Qua đó như muốn khuyên nhủ người mẹ hãy bớt những lo toan và bộn bề. Bởi rằng những khốc liệt nơi chiến trường cũng không thể nào đo được những nỗi vất vả của cuộc đời bầm. Và cũng không đổi lại được tình cảm mà bầm dành cho con.

Tình cảm ấy đã nâng bước chân của những người con nơi chiến trường. Và cũng chính tình yêu đồng chí, yêu ước, hậu phương đã hòa thành một tình cảm lớn lao giúp người chiến sĩ vượt qua những thử thách và gian lao của cuộc chiến.

Đó chính là giá trị mà bài Bầm ơi muốn nhắn nhủ. Bởi nó cũng thể hiện được những quyết tâm của các chiến sĩ luôn sẵn sàng vượt lên phía trước để tiêu diệt kẻ thù. Bởi vì sau lưng họ có bầm luôn theo dõi và dành tình cảm sâu nặng.

Con ra tiền tuyến xa xôi
Yêu bầm yêu nước, cả đôi mẹ hiền.

Bầm ơi là một trong những sáng tác hay và gần gũi của nhà thơ Tố Hữu. Với bài thơ này ta có thể cảm nhận được sự chân thực của câu chuyện. Đó là hình ảnh người mẹ già tóc bạc hoa râm và chiều này chắc cũng nghe thầm tiếng con. Đó chính là một biểu tượng đẹp không thể nào phai mờ trong tâm hồn của người chiến sĩ dẫu họ đang ở đâu. Đó chính là giá trị sâu sắc mà bài thơ Bầm ơi mang lại.

Mẫu Cảm Thụ Bài Thơ Bầm Ơi Hay Đặc Sắc – Mẫu 2

Theo ghi chép của tác giả, bài thơ rút ra từ trong tập thơ Việt Bắc. Đó là vào những năm 1947 -1948, khi đoàn văn nghệ sĩ của tác giả đã chọn xã Gia Điền, của vùng trung du Hạ Hòa (Phú Thọ) làm điểm dừng chân và tổ chức các hoạt động văn học nghệ thuật.

Khi đó, ông cùng một số nhà văn nhà thơ khác như Nguyễn Đình Thi, Kim Lân, Nguyễn Huy Tưởng đã ở trọ tại ngôi nhà của bà cụ Nguyễn Thị Gái. Lúc các nghệ sĩ tới, cụ Gái đã nhường giường và không gian nhà trên cho khách, còn mình thì xuống bếp ở.

Được sống trong tình yêu thương của cụ, Tố Hữu đã nhen nhóm và cho ra đời tác phẩm “Bầm ơi” nổi tiếng. Sỡ dĩ bài thơ mang tên là “Bầm ơi” là bởi người dân quê nơi đây thường gọi mẹ là bầm, là bủ. Dù không phải là con, nhưng tình cảm mà Tố Hữu nhận được chẳng khác nào là tình cảm của người mẹ dành cho. Bởi thế, cái tên “bầm ơi” được thốt lên một cách tự nhiên như vốn có.

Đầu đoạn thơ là một câu hỏi đong đầy cảm xúc thương xót. Tiếng kêu “bầm ơi” vừa xót xa vừa chan chứa tình yêu. Hình ảnh bầm run run lội dưới bùn trong thời tiết mưa phùn gió núi, sao mà chân thực mà sinh động mà thương đến thế.

Với tuổi tác ấy, đáng nhẽ bầm được con cái phụng dưỡng.Thế nhưng bầm bây giờ lao động vì thương con, vì chiến tranh. Bởi thế, dù cho thâm tím chân tay, ruột gan bầm lại vì lạnh nhưng bầm vẫn không sợ hãi mà tiếp tục làm việc. Dù không chứng kiến cảnh bầm làm, nhưng chỉ nghĩ thôi, tưởng tượng thôi con những thương bầm nhiều như những hạt mưa ướt thấm áo bầm.

Thật là một tình cảnh vừa trớ trêu vừa éo le. Thương người con 7,8  thì cũng thương người mẹ 9,10 phần. Hình ảnh tảo tần làm việc của bầm không chỉ nói riêng về cụ gái mà nó là đại diện cho vẻ đẹp đức tính hy sinh chịu thương chịu khó của những người phụ nữ Việt Nam. Đặc biệt là những người mẹ, người vợ trong chiến tranh.

Thương bầm, mong muốn những điều tốt đẹp sẽ đến với bầm nhưng vì hoàn cảnh đất nước chiến tranh nên con phải ra đi. Tuy nhiên, nhà thơ cũng như tất cả những người con đang có mẹ, có bầm, đều mong muốn tất cả các bà mẹ hãy cứ yên lòng, “Thương con bầm chớ lo nhiều bầm nghe”.

Đó là lời căn dặn tha thiết của người con dành cho mẹ. Vì người con biết rằng, dù con có như thế nào, có bao nhiêu tuổi thì đối với những người mẹ, con vẫn như một đứa trẻ. Người con hiểu, dù rằng mình đã trưởng thành, đã vượt “trăm núi ngàn khe”, đã “đi đánh giặc mười năm” thì với mẹ, con vẫn còn thơ dại. Bầm vẫn tê tái khi nhớ tới con. Bầm vẫn dành cả cuộc đời, sau mươi năm để thương nhớ, lo lắng.

Vì thế, để bầm yên tâm hơn, nhà thơ khẳng định. Dù “con ra tiền tuyến xa xôi” với bao nhiêu gian lao vất vả, nhưng quanh con là đồng đội đồng chí. Và hơn cả còn có thêm những người mẹ vệ quốc quân như bầm. 

Thông qua bài thơ Bầm ơi, ta mới thấm thía tình cảm quân và dân của trong thời chiến. Những nơi các chiến sĩ bộ đội đi qua luôn được người dân đón tiếp nồng hậu. Họ trân quý yêu thương những người con xa quê ấy như chính con cái mình. Có lẽ chính vì sự đùm bọc đoàn kết đó mới tạo nên sức mạnh làm nên những chiến thắng vẻ vang oai hùng của dân tộc.

Tình cảm của người mẹ dành cho con luôn là tượng đài vĩ đại trong mọi thứ tình cảm thiêng liêng nhất. Dù ở hoàn cảnh nào, dù trong hòa bình hay lúc chiến tranh, những người mẹ luôn làm mọi thứ để mang tới cho con cái những điều tốt đẹp nhất. Với những người mẹ thời chiến lại càng cao đẹp hơn nữa. Họ không chỉ là hậu phương vững chắc, mà còn là nguồn động viên an ủi lớn nhất cho các chiến sĩ, bộ đội. 

Mẫu Cảm Thụ Bài Thơ Bầm Ơi Chọn Lọc – Mẫu 3

Từ bao đời nay hình tượng người mẹ được rất nhiều thi sĩ khai thác và trở thành một chủ đề nhận được nhiều sự đồng cảm từ độc giả. Trong đó không thể không kể đến bài thơ Bầm ơi của nhà thơ Tố Hữu, đây là bài thơ khắc họa vẻ đẹp của những người mẹ trong thời chiến.

Ngay đầu bài thơ tác giả đã đặt một câu hỏi tu từ: “Ai về thăm mẹ quê ta/ Chiều nay có đứa con xa nhớ thầm…” Mặc dù đã rời xa mảnh đất nghĩa tình ấy từ rất lâu thế nhưng tác giả chưa bao giờ quên được hình ảnh người mẹ già tần tảo sớm hôm của mình. Có lẽ không chỉ tác giả mà tất cả chúng ta cũng đều có nỗi nhớ mẹ như thế nhưng lại không biết biểu đạt như thế nào, cuối cùng chỉ dám thầm thương trong lòng.

“Bầm ơi có rét không bầm?
……
Mưa bao nhiêu hạt, thương bầm bấy nhiêu.”

Tiếng kêu “Bầm ơi” nghe thật xót xa làm sao, nó còn là tiếng gọi đầy thân thương của một người con. Hình ảnh người mẹ run rẩy lội dưới bùn trong thời tiết không thể khắc nghiệt hơn khiến cho người con không thể kiềm được nước mắt. Đáng lẽ ra tuổi ấy mẹ phải được con gái phụng dưỡng, nghỉ ngơi an dưỡng tuổi già ấy vậy mà vì thương các con, vì chiến tranh xảy ra triền miên nên mẹ không quản ngại khó khăn làm việc để cùng các con chiến đấu.

Hình ảnh người mẹ Việt Nam với đức tính chịu thương chịu khó từ lâu đã in sâu vào trong tiềm thức của những người con, đặc biệt là hình ảnh người mẹ, người vợ trong cảnh chiến tranh.

Thương bầm con luôn muốn mang đến những điều tốt đẹp nhất cho bầm, ấy vậy mà cảnh nước mất nhà tan con không đành lòng phải dứt áo ra đi. Nhà thơ hiểu được tâm trạng của những người con đang có mẹ, rằng các mẹ hãy yên lòng “Thương con bầm chớ lo nhiều bầm nghe”. Đó là lời dặn dò dịu dàng nhất của người con dành cho mẹ. Dù con có khôn lớn như thế nào thì về nhà con vẫn là một đứa trẻ trong lòng mẹ.

Dù “con ra tiền tuyến xa xôi” với nhiều gian khổ khó khăn thì bên cạnh con cũng là những đồng chí và còn có cả những hậu phương vững chắc như bầm. Những người mẹ ấy cũng “Bao bà cụ từ tâm như mẹ/ Yêu quý con như đẻ ra con/ Cho con nào áo nào quà/ Cho con củi sưởi, cho nhà con ngơi.”

Có thể thấy được sự khéo léo và tài tình của nhà thơ Tố Hữu thông qua những câu thơ đầy nhẹ nhàng. Và phải có nhiều cảm xúc lắm tác giả mới có thể viết ra những dòng thơ xúc động đến vậy. Chắc hẳn rằng những chiến sĩ phải rời xa quê hương lúc bấy giờ khi đọc bài thơ này sẽ phải bật khóc vì quá cảm động.

Thông qua bài thơ Bầm ơi của tác giả Tố Hữu chúng ta mới càng hiểu thêm về thời chiến tranh ngày xưa, tình cảm quân và dân ta ấm áp như thế nào. Ở những nơi mà bộ đội đi qua đều được người dân đón tiếp ra nhiệt tình, họ yêu thương và trân quý tình cảm của những người con đi xa nhà ấy, họ mong rằng tinh thần đoàn kết của mình sẽ làm nên sức mạnh với nhiều chiến thắng vẻ vang.

Hình ảnh người mẹ trong thời chiến không chỉ là hậu phương vững chắc cho người chiến sĩ mà còn là nguồn động viên rất lớn đến các chiến sĩ bộ đội. Bài thơ Bầm ơi của tác giả Tố Hữu thể hiện được trọn vẹn tình cảm ấy, tôn vinh vẻ đẹp của những người mẹ. Với nhịp thơ nhẹ nhàng, bài thơ gieo rắc vào lòng chúng ta thật nhiều tình cảm, tiếng ru dịu dàng.

Mẫu Cảm Thụ Bài Thơ Bầm Ơi Ngắn Hay – Mẫu 4

Tình mẫu tử là tình cảm thiêng quý giá, là thứ mà giúp ta đứng dậy sau mỗi lần vấp ngã, thứ mà cho ta thêm sức mạnh để bước tiếp trên đường đời . Và tình cảm đó được thể hiện trong bài thơ ” Bầm ơi ” của nhà thơ Tố Hữu .

Bài thơ nói lên mẹ là người hi sinh tất cả vì co , chịu đựng cả cái rét mùa đông lạnh thấu xương. Những câu thơ trong bài nói lên rõ rệt về sự xót xa của người con ở xa khi biết mẹ minh phải cấy mạ giữa trời đông gió rét .

Bầm ơi có rét không bầm!
Heo heo gió núi, lâm thâm mưa phùn
Bầm ra ruộng cấy bầm run
Chân lội dưới bùn, tay cấy mạ non

Mạ non bầm cấy mấy đon
Ruột gan bầm lại thương con mấy lần.
Mưa phùn ướt áo tứ thân
Mưa bao nhiêu hạt, thương bầm bấy nhiêu!

Qua khổ thơ trên, Tố Hữu đã viết về bầm, một cái tên vô cùng quen thuộc. Để làm rõ những ý nghĩa sâu xa của tình mẹ, Tố Hữu đã dùng các từ láy như” heo heo” , ” lâm thâm”. Dù cho trời rét đến đâu, dù cho sương muối có cứa nhọn vào bàn tay của bầm, bà vẫn một mình gặt mạ, một mình chịu rét chịu mưa để có thể một ngày được gặp lại đứa con của mình.

Hai từ láy heo heo, lâm thâm dã được tố hữu làm rõ nét cái thời tiết khắc nghiệt của mưa phùn miền Bắc, làm rõ cái thấm khổ của người mẹ vì con mà chịu hi sinh tất cả, 2 từ láy ấy đã giúp cho bài thơ thêm có hồn, sinh động, sáng tạo và mang một ý nghĩa nhân đạo sâu sắc cho mội tấm lòng người đọc.

Hình ảnh người mẹ run run mà làm ai đọc được cũng cảm thấy cay cay sống mũi, qua đó khắc sâu trong con người ta một hình ảnh người mẹ cần mẫn thương con mà mặc kệ vất vả, mặc kệ những cơn mưa phùn dày đặc ướt cả vạt áo.

Qua đó nhà thơ Tố Hữu đã nói lên tất cả tình yêu thương thầm kín, thương mẹ là lời cảm ơn của người con xa nhà dành cho mẹ trong khoảng thời gian khó nhọc qua đã chăm sóc và yêu thương con.

Nhất định đừng bỏ lỡ bài đọc 💌  Nhà Yêu Nước Nguyễn Trung Trực 💌 Nội Dung, Soạn Bài

Viết một bình luận