Công Việc Đầu Tiên Lớp 5 [Nội Dung Tập Đọc + Soạn Bài + Cảm Thụ]

Công Việc Đầu Tiên Lớp 5 ❤️️ Nội Dung Tập Đọc, Soạn Bài, Cảm Thụ ✅ Hướng Dẫn Cách Soạn Bài, Đọc Hiểu Tác Phẩm Chi Tiết Nhất.

Nội Dung Bài Công Việc Đầu Tiên

Văn bản Công việc đầu tiên được tìm hiểu trong chương trình Tiếng Việt lớp 5, sau đây là nội dung của văn bản.

Công việc đầu tiên

Một hôm, anh Ba Chẩn gọi tôi vào trong buồng, đúng cái nơi anh giao việc cho tôi ba ngày trước. Anh lấy từ mái nhà xuống bó giấy lớn, rồi hỏi tôi:

– Út có dám rải truyền đơn không?

Tôi vừa mừng vừa lo, nói:

– Được, nhưng rải thế nào anh phải chỉ vẽ, em mới làm được chớ!

Anh Ba cười, rồi dặn dò tôi tỉ mỉ. Cuối cùng, anh nhắc:

– Rủi địch nó bắt em tận tay thì em một mực nói rằng có một anh bảo đây là giấy quảng cáo thuốc. Em không biết chữ nên không biết giấy gì.

Nhận công việc vinh dự đầu tiên này, tôi thấy trong người cứ bồn chồn, thấp thỏm. Đêm đó, tôi ngủ không yên, lục đục dậy từ nửa đêm, ngồi nghĩ cách giấu truyền đơn. Khoảng ba giờ sáng, tôi giả đi bán cá như mọi hôm. Tay tôi bê rổ cá, còn bó truyền đơn thì giắt trên lưng quần. Tôi rảo bước và truyền đơn cứ từ từ rơi xuống đất. Gần tới chợ thì vừa hết, trời cũng vừa sáng tỏ:

Độ tám giờ, nhân dân xì xào ầm lên: “Cộng sản rải giấy nhiều quá!”

Mấy tên lính mã tà hớt hải xách súng chạy rầm rầm.

Về đến nhà, tôi khóe ngay kết quả với anh Ba. Anh tôi khen:

– Út khá lắm, cứ làm như vậy rồi quen, em ạ!

Lần sau, anh tôi lại giao rải truyền đơn tại chợ Mỹ Lồng. Tôi cũng hoàn thành. Làm được một vài việc, tôi bắt đầu ham hoạt động. Tôi tâm sự với anh Ba:

– Em chỉ muốn làm thật nhiều việc cho Cách mạng. Anh cho em thoát li hẳn nghe anh!

Theo HỒI KÍ CỦA BÀ NGUYỄN THỊ ĐỊNH
(Văn Phác ghi)

*Nguyễn Thị Định (1920 – 1992) Thiếu tướng, Anh hùng Lực lượng vũ trang, Phó Tư lệnh Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam, Phó Chủ tịch Hội đồng Nhà nước; tên tuổi bà gắn liền với phong trào đồng khởi và “đội quân tóc dài” được khai sinh từ Bến Tre, quê hương bà.

Chia sẻ thêm🌱Bài Thơ Bầm Ơi [Tố Hữu] 🌱 Nội Dung, Nghệ Thuật, Phân Tích

Giới Thiệu Bài Công Việc Đầu Tiên

Thohay.vn cung cấp thêm một số thông tin giới thiệu về bài Công việc đầu tiên.

  • Bài đọc Công việc đầu tiên được đưa vào chương trình học SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 2 trang 126
  • Nội dung: Bài đọc nói về câu chuyện của bà Nguyễn Thị Định lúc mới tham gia cách mạng. Khi được giao nhiệm vụ đầu tiên là giải truyền đơn, bà trăn trở nghĩ cách, và hoàn thành nhiệm vụ xuất sắc. Bà mong làm được thật nhiều việc cho cách mạng.

Bố Cục Bài Đọc Công Việc Đầu Tiên

Bố cục bài đọc Công việc đầu tiên có thể chia bài đọc thành 3 đoạn:

  • Phần 1 : Từ đầu ……. không biết giấy gì .
  • Phần 2 : Nhận công việc … vừa sáng tỏ .
  • Phần 3 : Độ tám giờ … thoát li hẳn nghe anh !

Đọc thêm tác phẩm🌼 Cánh Cam Lạc Mẹ 🌼 Nội Dung Bài Tập Đọc, Soạn Bài

Hướng Dẫn Tập Đọc Công Việc Đầu Tiên

Hướng dẫn cách tập đọc bài Công việc đầu tiên cho bạn cùng tham khảo.

  • Đọc trôi chảy, lưu loát toàn bài.
  • Diễn cảm bài văn, giọng đọc thể hiện đúng tâm trạng hồi hộp, bỡ ngỡ, tự hào của cô gái trong buổi đầu làm việc cho cách mạng.
    • Giọng nhân vật chị Út: Đoạn 1: giọng phấn khích xen lẫn lo lắng; Đoạn 3: Giọng đọc nhanh thể hiện sự quyết tâm
    • Giọng nhân vật anh Ba Chẩn: giọng đọc trầm và chậm rãi.

Chú thích:

  • Truyền đơn: tờ giấy nhỏ có nội dung tuyên truyền chính trị
  • Chờ (tiếng Nam Bộ): chứ
  • Rủi: không may
  • Lính mã tà (tiếng Nam Bộ): cảnh sát thời Pháp thuộc
  • Thoát li: rời gia đình để tham gia tổ chức Cách mạng

Ý Nghĩa Bài Công Việc Đầu Tiên

Bài đọc Công việc đầu tiên mang ý nghĩa ca ngợi nguyện vọng và lòng nhiệt thành của một phụ nữ dũng cảm, muốn làm việc lớn, đóng góp công sức cho Cách mạng – đây cũng là phẩm chất tốt đẹp của nhiều người phụ nữ Việt Nam trong thời chiến tranh.

Xem thêm bài đọc🌱 Thái Sư Trần Thủ Độ 🌱 Nội Dung Tác Phẩm, Soạn Bài, Cảm Thụ

Đọc Hiểu Tác Phẩm Công Việc Đầu Tiên

Bạn có thể tham khảo nội dung đọc hiểu tác phẩm Công việc đầu tiên mà chúng tôi gợi ý dưới đây.

👉Câu 1. Viết vào chỗ trống tên công việc đầu tiên chị Út nhận làm cho cách mạng.

………………………………………………………………………………………………………………

👉Câu 2. Những chi tiết nào cho thấy chị Út rất hồi hộp khi nhận công việc đầu tiên?

a. Chị thấy bồn chồn, thấp thỏm, đêm đó chị ngủ không yên.

b. Chị dậy từ nửa đêm ngồi nghĩ cách giấu truyền đơn.

c. Cả hai ý trên đều đúng.

👉Câu 3. Vì sao chị Út muốn thoát li?

a. Vì chị muốn làm được thật nhiều việc cho Cách mạng.

b. Vì chị muốn làm quen với công việc Cách mạng.

c. Vì chị ham hoạt động.

👉Câu 4. Tác giả viết bài văn để làm gì?

a. Để thấy được tinh thần dũng cảm của người phụ nữ.

b. Để thấy được nguyện vọng của người phụ nữ muốn đóng góp công sức cho Cách mạng.

c. Cả hai ý trên đều đúng.

👉Câu 5. Bài văn trên thuộc chủ đề nào?

a. Nam và nữ.

b. Nhớ nguồn.

c. Người công dân.

👉Câu 6. Dấu phẩy trong câu “Tôi rảo bước, truyền đôn cứ từ từ rơi xuống đất” có tác dụng gì?

a. Ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ.

b. Ngăn cách các vế câu trong câu ghép.

c. Ngăn cách các bộ phận cùng chức vụ trong câu.

👉Câu 7. Chị Út tên thật là?

a. Nguyễn Thị Út.

b. Nguyễn Thị Định

c. Nguyễn Thị Sen.

d. Nguyễn Thị Sáu

👉Câu 8. Câu nêu đúng nghĩa của từ “trung hậu” là:

a. Biết gánh vác, lo toan mọi việc.

b. Có tài năng, khí phách, làm nên những việc phi thường.

c. Trung thực, thẳng thắn, giàu lòng nhân ái và tốt bụng với mọi người.

d. Có tài và luôn giúp đỡ mọi người.

👉Câu 9. Những chữ còn thiếu trong câu tục ngữ, ca dao là:

Cá không ăn muối …………………; Con cãi cha mẹ trăm đường con hư.

a. cá ươn

b. cá ngon

c. cá hư

d. cá hôi

Đáp án:

Câu123456789
Đáp ánRải truyền đơncacabbca

Soạn Bài Công Việc Đầu Tiên Lớp 5

Cùng tham khảo gợi ý soạn bài Công việc đầu tiên lớp 5 sau đây nhé!

👉Câu 1 (trang 127 sgk Tiếng Việt 5): Công việc đầu tiên anh Ba giao cho chị út là gì?

Đáp án: Công việc đầu tiên của anh Ba giao cho chị út là rải truyền đơn.

👉Câu 2 (trang 127 sgk Tiếng Việt 5): Những chi tiết nào cho thấy chị út rất hồi hộp khi nhận công việc đầu tiên này?

Đáp án: Những chi tiết cho thấy chị út rất hồi hộp khi nhận công việc đầu tiên này là “út bồn chồn, thấp thỏm, ngủ không yên, nửa đêm dậy ngồi nghĩ cách giấu truyền đơn”.

👉Câu 3 (trang 127 sgk Tiếng Việt 5): Chị Út đã nghĩ ra cách gì để rải hết truyền đơn?

Đáp án: Để rải truyền đơn, chị út nghĩ ra cách là: ba giờ sáng, chị giả đi bán cá như mọi bận. Tay bê rổ cá, bó truyền đơn giắt lên lưng quần. Chị rảo bước, truyền đơn từ từ rơi xuống đất. Gần tới chợ thì vừa hết, trời cũng vừa tới sáng.

👉Câu 4 (trang 127 sgk Tiếng Việt 5): Vì sao chị Út muốn được thoát li?

Đáp án: Út muốn được thoát li vì út yêu nước, ham hoạt động, muốn làm – được thật nhiều việc cho cách mạng.

Gợi ý cách 💚 Kể Chuyện Chiếc Đồng Hồ 💚 Hay nhất

Giáo Án Công Việc Đầu Tiên Lớp 5

Chia sẻ cho các bạn nội dung giáo án bài Công việc đầu tiên lớp 5

I. MỤC TIÊU: 

1. Kiến thức: Hiểu nội dung: Nguyện vọng và lòng nhiệt thành của một phụ nữ dũng cảm muốn làm việc lớn, đóng góp công sức cho Cách mạng. (Trả lời được các câu hỏi trong SGK).

2. Kĩ năng: Đọc diễn cảm bài  văn phù hợp với nội dung và tính cách nhân vật.

3.Phẩm chất: yêu nước, chăm chỉ, trách nhiệm.

4. Năng lực: 

  • Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
  • Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.

II. CHUẨN BỊ  

1. Đồ dùng 

  • GV: Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK, bảng phụ viết sẵn 1 đoạn cần hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm.
  • HS: Đọc trước bài, SGK

2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học

  • Vấn đáp, quan sát, thảo luận nhóm, thực hành, trò chơi…
  • Kĩ thuật đặt và trả lời câu hỏi,  kĩ thuật trình bày một phút

III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC

Hoạt động của Giáo viênHoạt động của học sinh
I. Kiểm tra:

– Mời HS đọc bài Tà áo dài Việt Nam, trả lời câu hỏi về nội dung bài.
– Chiếc áo dài VN có đặc điểm gì?
– Bài văn muốn nói lên điều gì?
II. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: Bài học Công việc đầu tiên sẽ giúp các em biết về một người phụ nữ Việt Nam nổi tiếng- bà Nguyễn Thị Định, Bà Định là người phụ nữ Việt Nam đầu tiên được phong Thiếu tướng và giữ trọng trách Phó Tư lệnh Quân Giải phóng miền Nam. Bài học là trích đoạn hồi kí của bà – kể lại ngày bà còn là một cô gái lần đầu làm việc cho Cách mạng.
2. Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài:
a) Luyện đọc:
– Mời một hoặc hai HS khá, giỏi (tiếp nối nhau) đọc bài văn.
– YC học sinh chia đoạn.
+ đoạn 1: từ đầu đến Em không biết chữ nên không biết giấy gì.
đoạn 2: tiếp theo đến mấy tên lính mã rà hớt hải xách súng chạy rầm rầm.
đoạn 3 phần còn lại.
– YC học sinh đọc nối tiếp, GV kết hợp uốn nắn cách phát âm và cách đọc cho các em: Chú ý đọc phân biệt lời các nhân vật:
+ Lời anh Ba – Ân cần khi nhắc nhở Út; mừng rỡ khi khen ngợi Út.
+ Lời Út – mừng rỡ khi lần đầu được giao việc; thiết tha khi bày tỏ nguyện vọng muốn làm thật nhiều việc cho cách mạng.
– Giúp hs hiểu nghĩa một số từ ngữ khó trong bài.
– Mời một HS đọc phần chú giải về bà Nguyễn Thị Định, các từ ngữ khó: truyền đơn, chớ, rủi, lính mã tà, thoát li.
– YC HS luyện đọc theo cặp.
– YC HS quan sát tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.
– GV hướng dẫn đọc và đọc diễn cảm toàn bài – giọng đọc diễn tả đúng tâm trạng hồi hộp, bỡ ngỡ, tự hào của cô gái trong buổi đầu làm việc cho Cách mạng. Chú ý đọc phân biệt lời các nhân vật:
+ Lời anh Ba – Ân cần khi nhắc nhở Út; mừng rỡ khi khen ngợi Út.
+ Lời Út – mừng rỡ khi lần đầu được giao việc; thiết tha khi bày tỏ nguyện vọng muốn làm thật nhiều việc cho cách mạng.
b) Hướng dẫn hs tìm hiểu bài:

– Công việc đầu tiên anh Ba giao cho chị Út là gì?
– Những chi tiết nào cho thấy chị Út rất hồi hộp khi nhận công việc đầu tiên này?
– Chị Út đã nghĩ ra cách gì để rải hết truyền
đơn?
– Vì sao Út muốn được thoát li?
GV: Bài văn là đoạn hồi tưởng – kể lại công việc đầu tiên bà Nguyễn Thị Định làm cho cách mạng. Bài văn này cho thấy nguyện vọng, lòng nhiệt thành của một người phụ nữ dũng cảm muốn làm việc lớn, đóng góp công sức cho cách mạng.
– Bài văn muốn nói lên điều gì?
(Nói về nguyện vọng, lòng nhiệt thành của một phụ nữ dũng cảm muốn làm việc lớn, đóng góp công sức cho cách mạng)
c)Hướng dẫn hs luyện đọc diễn cảm:
– Mời ba HS luyện đọc diễn cảm bài văn theo cách phân vai. GV giúp các em đọc thể hiện đúng lời các nhân vật theo gợi ý ở mục 2a.
– GV hướng dẫn cả lớp đọc diễn cảm và thi đọc diễn cảm đoạn 1 theo cách phân vai:
Anh lấy từ mái nhà xuống bó giấy lớn, rồi hỏi tôi:
– Út có dám rải truyền đơn không?
Tôi vừa mừng vừa lo, nói:
– Được, nhưng rải thế nào anh phải chỉ vẽ, em mới làm được chớ!
Anh Ba cười, rồi dặn dò tôi tỉ mỉ: Cuối cùng, anh nhắc:
– Rủi địch nó bắt em tận tay thì em một mực nói rằng / có một anh bảo đây là giấy quảng cáo thuốc. Em không biết chữ nên không biết giấy gì.
– YC học sinh luyện đọc, thi đọc diễn cảm.
3. Củng cố- Dặn dò:
– Gọi HS nhắc lại nội dung bài văn.
– Qua bài văn này em thấy bà Nguyễn Thị Định là người như thế nào?
– Về nhà học bài, đọc lại bài và chuẩn bị bài sau: Bầm ơi.
– 2 hs lên bảng đọc và trả lời câu hỏi.

– HS lắng nghe.

– HS khá, giỏi (tiếp nối nhau) đọc bài văn.

– Có thể chia bài làm 3 đoạn

– HS tiếp nối nhau đọc bài văn (2- 3 lượt).

– HS đọc mục chú giải.

– HS luyện đọc theo cặp.

– HS quan sát tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.
– HS lắng nghe.
– Đọc thầm và trả lời câu hỏi:
Dự kiến trả lời

– Rải truyền đơn.

– Út bồn chồn, thấp thỏm, ngủ không yên, nửa đêm ngồi dậy nghĩ cách dấu truyền đơn.

– Ba giờ sáng, chị giả đi bán cá như mọi bận. Tay bê rổ cá, bó truyền đơn dắt trên lưng quần. Chị rảo bước, truyền đơn từ từ rơi xuống đất. Gần tới chợ thì vừa hết, trời cũng vừa sáng tỏ.

– Vì Út yêu nước, ham hoạt động, muốn làm được thật nhiều việc cho cách mạng.

– Nêu nội dung

– HS luyện đọc diễn cảm bài văn theo cách phân vai (người dẫn chuyện, anh Ba Chẩn, chị Út).

– HS lắng nghe.

– HS luyện đọc, thi đọc diễn cảm.

2 Mẫu Cảm Thụ Công Việc Đầu Tiên Hay Nhất

Đừng nên bỏ qua các mẫu cảm thụ văn bản Công việc đầu tiên hay nhất sau đây nhé!

Mẫu Cảm Thụ Công Việc Đầu Tiên Hay – Mẫu 1

Cô út là một o thôn nữ quê ở Bên Tre, vốn làm nghề bán cá ở các chợ. Công việc đầu tiên mà cô út nhận làm là đi rải truyền đơn do anh Ba Chẩn một cán bộ Cộng sản hoạt động bí mật tại Bến Tre giao cho.

Đoạn hồi kí ghi lại một cách chân thật bước đầu tham gia hoạt đông và giác ngộ cách mạng của cô út. Khi nhận bổ truyền đơn từ tay anh Ba Chẩn giao cho, khi nghe anh hỏi: “ út có dám rải truyền đơn không? ” thì cô vừa mừng vừa lo.

Mừng vì được “Hội bí mật” tin cậy giao cho một công việc quan trọng. Lo vì chưa biết cách làm. Nếu bị bọn mật thám bắt thì đối phó như thế nào ? Thời ấy, thực dân Pháp khủng bố và đàn áp dã man những người yêu nước, những người Cộng sản: “Chúng thẳng tay chém giết những người yêu nước thương nòi của ta. Chúng tắm các cuộc khởi nghĩa của ta trong những biển máu” (Hồ Chí Minh).
 
Cô út vừa mừng vừa lo, nói:-“Được. nhưng rải thế nào anh phải chỉ vẽ, em mới làm được chớ”.
 
Được anh Ba Chẩn “dặn dò tỉ mỉ” cách rải truyền đơn, cách đối phó với bọn địch, cô út bắt tay vào hành động. Tâm trạng cô út “cứ bồn chồn, thấp thỏm”. Suốt đêm “ngủ không yên”, cô “lục đục dậy từ nửa đêm, ngồi nghĩ cách giấu truyền đơn”.
 
Tuy lần đầu tiên nhận một công việc cách mạng cụ thể, nhưng cô út rất mưu trí: vì đi khoảng ba giờ sáng, giả đi bán cá như mọi hôm. Truyền đơn giắt trên lưng quần, tay bê rổ cá, chân rảo bước, truyền đơn cứ từ từ rơi xuống đất. Cô út đã hoàn thành nhiệm vụ một cách tốt đẹp. Truyền đơn đã rải hết, khi cô gần tới chợ, trời cũng vừa sáng tỏ.
 
Truyền đơn cô út rải có tác dụng to lớn. Nhân dân “xì xào ầm lên”, bàn tán: “Cộng sản rải giấy nhiều quá !”. Còn bọn địch thì bất ngờ, hốt hoảng đối phó: “Mấy tên lính mũ tà hớt hải xách súng, chạy rầm rầm”.
 
Được anh Ba Chẩn khen, cô út lại đi rải truyền đơn ở chợ Mỹ Lồng, và cũng hoàn thành. Cô “bắt đầu ham hoạt động”. Tình cảm yêu nước, tinh thần cách mạng chống thực dân Pháp và bọn tay sai trong tâm hồn cô út đã được khơi dậy. Điều tâm sự thổ lộ của cô với anh Ba Chẩn cho thấy cô út đã trưởng thành và thật sự giác ngộ cách mạng: “Em chỉ muốn làm thật nhiều việc cho cách mạng”. Anh cho em thoát ki hẳn nghe anh !.
 
Đoạn hồi kí này chỉ ghi lại chuyện cô út đi rải truyền đơn, những ngày đầu tham gia hoạt động cách mạng. Cô út đã trưởng thành cùng phong trào yêu nước và cách mạng. Cô út chính là bà Nguyễn Thị Định sau này. Trong kháng chiến chống Pháp, bà là cán bộ cốt cán của Bến Tre. Thời chống Mĩ, tên tuổi của bà gắn liền với phong trào “đồng khởi” và “đội quân tóc dài” của Bến Tre, rồi trở thành Thiếu tướng, Phó Tư lệnh Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam.

Mẫu Cảm Thụ Công Việc Đầu Tiên Ngắn Hay – Mẫu 2

Đoạn hồi ký ghi lại bước đầu hoạt động cách mạng của cô út và công việc đầu tiên mà cô được giao đó là rải truyền đơn.

Nhận được nhiệm vụ đầu tiên, cô út vừa mừng vừa lo, cảm thấy trong người cứ bồn chồn, thấp thỏm. Đêm đó, cô út ngủ không yên và rồi lục đục dậy từ nửa đêm, ngồi nghĩ cách giấu truyền đơn.

Cuối cùng, bằng sự thông minh của mình, cô út đã rải truyền đơn bằng cách giả làm người bán cá” “Khoảng ba giờ sáng, tôi giả đi bán cá như mọi hôm. Tay tôi bê rổ cá, còn bó truyền đơn thì giắt trên lưng quần. Tôi rảo bước và truyền đơn cứ từ từ rơi xuống đất. Gần tới chợ thì vừa hết, trời cũng vừa sáng tỏ”

Cứ như vậy, cô Út lại tiếp tục công việc rải truyền đơn, lần thứ hai cô rải là ở chợ Mỹ Lồng và vẫn thành công. Làm được một vài việc, cô Út bắt đầu ham hoạt động Cách mạng hơn nữa. Cô thực sự muốn làm thật nhiều việc cho Cách mạng, muốn thoát li hẵn.

Nhìn chung, đoạn hồi ký tuy ngắn nhưng đã cho ta thấy hình ảnh một người con gái Việt Nam thông minh, dũng cảm và rất mực yêu tổ quốc, yêu Cách mạng.

Đừng bỏ qua tác phẩm 🔻 Người Công Dân Số Một 🔻 Nội Dung Tập Đọc, Soạn Bài

Viết một bình luận