Người Công Dân Số Một Lớp 5: Nội Dung Tập Đọc, Soạn Bài, Cảm Thụ

Nội Dung Tập Đọc Người Công Dân Số Một Lớp 5 , Soạn Bài, Cảm Thụ. Lưu Lại Các Hướng Dẫn Tập Đọc, Ý Nghĩa, Đọc Hiểu, Giáo Án.

Giới Thiệu Bài Người Công Dân Số Một

“Người Công Dân Số Một” là một bài tập đọc trong chương trình Tiếng Việt lớp 5, được tổng hợp và biên soạn bởi Hà Đình Cầu và Vũ Đình Phòng. Bài này được viết dưới dạng một đoạn kịch ngắn. Bài viết này kể về cuộc trò chuyện giữa hai nhân vật chính là anh Thành và anh Lê, trong bối cảnh một ngôi nhà ở Xóm Chiếu, Sài Gòn

Nội dung chính:

  • Nhân vật: Anh Thành (Nguyễn Tất Thành, tên thời trẻ của Bác Hồ) và anh Lê.
  • Bối cảnh: Một ngôi nhà ở Xóm Chiếu, Sài Gòn, dưới ánh đèn dầu lù mù.
  • Cuộc trò chuyện: Anh Lê thông báo với anh Thành rằng mọi thứ đã được thu xếp xong và anh Thành có thể nhận việc vào sáng mai. Tuy nhiên, anh Thành từ chối vì anh không chỉ cần miếng cơm manh áo mà còn nghĩ đến việc cứu nước.

Ý nghĩa của bài:

  • Tinh thần yêu nước: Bài viết thể hiện tinh thần yêu nước và lòng quyết tâm của anh Thành trong việc tìm kiếm con đường cứu nước, dù phải đối mặt với nhiều khó khăn và thử thách.
  • Sự hy sinh: Anh Thành từ chối công việc ổn định để theo đuổi lý tưởng cao cả, thể hiện sự hy sinh và lòng yêu nước sâu sắc.

Một số đoạn tiêu biểu:

Lê: Anh Thành! Mọi thứ tôi thu xếp xong rồi. Sáng mai, anh có thể đến nhận việc đấy.
Thành: Có lẽ thôi, anh ạ.
Lê: Sao lại thôi? Anh chỉ cần cơm nuôi và mỗi tháng một đồng. Tôi đã đội cho anh thêm mỗi năm hai bộ quần áo và mỗi tháng thêm năm hào…
Thành: Nếu chỉ cần miếng cơm manh áo thì tôi ở Phan Thiết cũng đủ sống.

Bài “Người Công Dân Số Một” không chỉ là một tác phẩm văn học mà còn là một bài học về lòng yêu nước và sự hy sinh vì lý tưởng cao cả.

Nội Dung Bài Người Công Dân Số Một

Bài Người công dân số Một tiếng việt 5 tập 2 trang 4 là một bài học hay và thú vị. Qua bài học, các em sẽ cảm nhận được con đường cứu nước, cứu dân của Bác cao cả và đáng ngưỡng mộ vô cùng. Thohay.vn xin chia sẻ nội dung bài Người công dân số một bên dưới.

Người công dân số một

(trích)

Nhân vật: Anh Thành

Anh Lê

Anh Mai

Cảnh trí: Một ngôi nhà ở Xóm Chiếu, Sài Gòn. Dưới ngọn đèn dầu lù mù, anh Thành đang ngồi ghi chép. Anh Lê vào.

Lê: – Anh Thành! Mọi thứ tôi thu xếp xong rồi. Sáng mai anh có thể đến nhận việc đấy.

Thành: – Có lẽ thôi, anh ạ.

Lê: – Sao lại thôi? Anh chỉ cần cơm nuôi và mỗi tháng một đồng. Tôi đã đòi thêm cho anh mỗi năm hai bộ quần áo và mỗi tháng thêm một hào… (Nói nhỏ) Vì tôi nói với họ: anh biết chữ Tàu, lại có thể viết phắc – tuya bằng tiếng Tây.

Thành: – Nếu chỉ cần miếng cơm manh áo thì tôi ở Phan Thiết cũng đủ sống…

Lê: – Vậy anh vào Sài Gòn này làm gì?

Thành: – Anh Lê này! Anh học trường Sa-xơ-lu Lô-ba… thì…. ờ… anh là người nước nào?

Lê: – Anh hỏi lạ thật. Anh người nước nào thì tôi là người nước ấy.

Thành: – Đúng! Chúng ta là đồng bào. Cùng máu đỏ da vàng với nhau. Nhưng… anh có khi nào nghĩ đến đồng bào không?

Lê: – Sao lại không? Hôm qua ông đốc học nhắc lại nghị định của giám đốc Phú Lãng Sa tháng 5 năm 1881 về việc người bản xứ muốn vào làng Tây….

Thành: – À… Vào làng Tây để có tên Tây, đi lại, ăn ở, làm việc, lương bổng như Tây… Anh đã làm đơn chưa?

Lê: – Không bao giờ! Không bao giờ tôi quên dòng máu chảy trong cánh tay này là của họ Lê, anh hiểu không? Nhưng tôi chưa hiểu vì sao anh thay đổi ý kiến, không định xin việc làm ở Sài Gòn này nữa.

Thành: – Anh Lê ạ, vì đèn dầu ta không sáng bằng đèn hoa kì. Đèn hoa kì lại không sáng bằng đèn tọa đăng. Hôm qua, tôi đi xem chớp bóng lại thấy ngọn đèn điện mới thật là sáng nhất. Sáng như ban ngày mà không có mùi, không có khói.

Lê: – Anh kể chuyện đó để làm gì?

Thành: – Vì anh với tôi… chúng ta là công dân nước Việt…

Theo HÀ VĂN CẦU – VŨ ĐÌNH PHÒNG

Chú thích:

  • Anh Thành: (Nguyễn Tất Thành): tên Bác Hồ thời trẻ.
  • Phắc-tuya: hóa đơn
  • Trường Sa-xơ-lu Lô-ba: Một trường học ở Sài Gòn hồi đầu thế kỉ XX dành cho con cái người Pháp và những gia đình Việt Nam khá giả.
  • Đốc học: người phụ trách giáo dục ở một tỉnh, thành phố thời trước.
  • Nghị định: văn bản của cơ quan hành chính cấp cao quy định những điều cần thực hiện trong một lĩnh vực cụ thể.
  • Giám quốc: người đứng đầu nước Pháp lúc đó.
  • Phú Lãng Sa: nước Pháp
  • Vào làng Tây: nhập quốc tịch Pháp (trở thành công dân Pháp)
  • Đèn hoa kì: đèn dầu hỏa nhỏ, có bấc tròn.
  • Đèn tọa đăng: đèn để bàn loại to, thắp bằng đèn dầu hỏa
  • Chớp bóng: chiếu phim

Xem thêm về 🌻 Người Mẹ Của 51 Đứa Con 🌻 Nội Dung Chính Tả, Soạn Bài, Cảm Thụ

Bố Cục Bài Người Công Dân Số Một

Bố cục bài Người công dân số một gồm 3 phần chính:

  • Đoạn 1: Từ đấu đếm Vậy anh vào Sài Gòn này làm gì?
  • Đoạn 2: Từ Anh Lê này! đến không định xin việc làm ở Sài Gòn này nữa
  • Đoạn 3: Phần còn lại

Khám phá thêm ⚡ Ngu Công Xã Trịnh Tường ⚡ Nội Dung Tập Đọc, Soạn Bài, Cảm Thụ

Hướng Dẫn Tập Đọc Người Công Dân Số Một

Xem ngay hướng dẫn tập đọc Người công dân số một.

  • Đọc đúng các từ khó: Xóm Chiếu, Sài Gòn, Sa-xơ-lu Lô-ba, Phú Lãng Sa.
  • Đọc lưu loát toàn bài, biết đọc bài với giọng rõ ràng mạch lạc, đọc đúng giọng nhân vật, thể hiện được lời của nhân vật:
    • Người dẫn chuyện: to, rõ ràng, mạch lạc.
    • Anh Thành: chậm rãi, trầm tĩnh, sâu lắng.
    • Anh Lê: hồ hởi, nhiệt tình.
  • Ngắt nghỉ hơi sau các dấu câu, giữa các cụm từ, nhấn giọng ở các từ gợi tả, gợi cảm.

Ý Nghĩa Bài Người Công Dân Số Một

Qua câu chuyện, cho chúng ta thấy được tình yêu nước cao cả của Bác, hay chính là nhân vật anh Thành. Bác luôn lo nghĩ cho dân, cho đất nước, cả trong tiềm thức và cả trong cuộc sống hàng ngày.

Chia sẻ cho bạn đọc 🍀 Thầy Cúng Đi Bệnh Viện 🍀 Nội Dung Tập Đọc, Soạn Bài, Giáo Án

Đọc Hiểu Người Công Dân Số Một

Cập nhật phần đọc hiểu Người công dân số một sau đây.

👉Câu 1. Hai chữ “đồng bào” mà anh Thành nhắc đến được hiểu như thế nào?

A. những người đồng chí, cùng cảnh ngộ với nhau

B. người cùng dân tộc, cùng máu đỏ da vàng, cùng một bọc trứng sinh ra

C. những người anh em ruột thịt

D. tất cả các ý trên

👉Câu 2. Khi được hỏi là người nước nào, anh Lê đã trả lời ra sao?

A. Anh người nước nào thì tôi là người nước ấy.

B. Tôi sinh ra cùng một đất nước với anh.

C. Việt Nam

D. Tôi không biết

👉Câu 3. Anh Lê giúp anh Thành việc gì?

A. tìm nhà ở Sài Gòn

B. tìm đường đi ở Sài Gòn

C. tìm việc ở Sài Gòn

D. tìm người quen ở Sài gòn

👉Câu 4. Câu nói nào sau đây của anh Thành cho thấy anh luôn luôn nghĩ tới dân, tới nước?

A. Đúng! Chúng ta là đồng bào. Cùng máu đỏ da vàng với nhau. Nhưng… anh có khi nào nghĩ đến đồng bào không?

B. Nếu chỉ cần miếng cơm manh áo thì tôi ở Phan Thiết cũng đủ sống…

C. Anh Lê này! Anh học trường Sa-xơ-lu Lô-ba… thì…. ờ… anh là người nước nào?

D. Tất cả các ý trên

👉Câu 5. Trong đoạn trích này có nhân vật nào chưa được xuất hiện?

A. anh Mai

B. anh Lê

C. anh Thành

👉Câu 6. Khi được hỏi “vào Sài Gòn làm gì?, anh Thành trả lời ra sao?

A. không trả lời, hỏi ngược lại “Anh học trường Sa-xơ-lu Lô-ba… thì…. ờ… anh là người nước nào?”

B. Có lẽ thôi, anh ạ.

C. Đúng! Chúng ta là đồng bào. Cùng máu đỏ da vàng với nhau. Nhưng… anh có khi nào nghĩ đến đồng bào không?

D. Tôi vào đó làm giáo viên

👉Câu 7. Trong lập luận của anh Thành, đèn nào sáng nhất?

A. đèn tọa đăng

B. đèn điện

C. đèn hoa kì

D. đèn dầu

👉Câu 8. Không nghĩ đến chuyện xin việc, thực chất anh Thành nghĩ đến chuyện gì?

A. chuyện anh Lê là người nước nào

B. chuyện cứu nước, cứu dân

C. chuyện đèn nào sáng hơn

D. chuyện làm giàu

👉👉Đáp án và hướng dẫn giải Trắc nghiệm Tập đọc lớp 5

Câu12345678
Đáp ánBACAAABB

Đừng vội bỏ qua bài 🌟 Thầy Thuốc Như Mẹ Hiền 🌟 Nội Dung Tập Đọc, Soạn Bài, Cảm Thụ

Soạn Bài Người Công Dân Số Một Lớp 5

Nhất định đừng bỏ lỡ gợi ý soạn bài Người công dân số một lớp 5.

👉Câu 1 (trang 6 sgk Tiếng Việt lớp 5 tập 2): Anh Lê giúp anh Thành việc gì?

Trả lời:

Anh Lê xin việc cho anh Thành. Anh lại đòi cho anh Thành thêm tiền công (thêm năm hào một tháng), thêm quần áo mặc (hai bộ một năm). Anh giải thích vì anh Thành biết chữ Tàu và tiếng Tây.

👉Câu 2 (trang 6 sgk Tiếng Việt lớp 5 tập 2): Những câu nói nào của anh Thành cho thấy anh luôn luôn nghĩ tới dân, tới nước?

Trả lời:

Anh Thành luôn hỏi anh Lê “Anh là người nước nào?” “Anh có khi nào nghĩ đến đồng bào không?” Điều đó chứng tỏ anh luôn nghĩ đến dân, đến nước.

👉Câu 3 (trang 6 sgk Tiếng Việt lớp 5 tập 2): Câu chuyện giữa anh Thành và anh Lê nhiều lúc không ăn nhập với nhau. Hãy tìm những chi tiết thể hiện điều đó và giải thích vì sao như vậy.

Trả lời:

Bốn lời đối thoại cuối giữa anh Thành và anh Lê không ăn nhập với nhau. Anh Lê hỏi anh Thành vì sao không xin việc làm ở Sài Gòn nữa? Anh Thành lại nói về sự khác nhau giữa đèn dầu, đèn kì, đèn điện. Anh Lê hỏi anh Thành kể các chuyện đó làm gì? Anh Thành lại nói vì hai người là công dân nước Việt.

Nguyên nhân của sự không ăn khớp này là vì anh Thành luôn nghĩ đến việc cứu dân, cứu nước, không chú ý câu hỏi của anh Lê.

👉Câu 4 (trang 6 sgk Tiếng Việt lớp 5 tập 2): Phân vai, đọc diễn cảm đoạn kịch trên.

Trả lời:

Học sinh phân vai, đọc diễn cảm đoạn kịch

Chú ý lời thoại của nhân vật Lê: Vui vẻ, hào hứng

Lời thoại nhân vật Thành: Suy tư, trăn trở

Chia sẻ cho bạn đọc tác phẩm 🌷 Về Ngôi Nhà Đang Xây 🌷 Chia Sẻ Nội Dung, Hướng Dẫn Soạn Bài

Giáo Án Người Công Dân Số Một Lớp 5

Xem thêm nội dung giáo án Người công dân số một lớp 5.

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Hiểu nội dung, ý nghĩa: Qua việc Nguyễn Tất Thành quyết tâm đi tìm đường cứu nước, cứu dân, tác giả ca ngợi lòng yêu nước, tầm nhìn xa và quyết tâm cứu nước của người thanh niên Nguyễn Tất Thành. Trả lời được các câu hỏi 1, 2 và câu hỏi 3( không yêu cầu giải thích lí do).

2. Kĩ năng:

– Biết đọc đúng một văn bản kịch, phân biệt được lời các nhân vật, lời tác giả.

– HS (M3,4) biết đọc phân vai, diễn cảm đoạn kịch, giọng đọc thể hiện được tính cách của từng nhân vật( câu hỏi 4).  

3. Thái độ: Giáo dục ý thức trở thành một công dân tốt.

4. Năng lực: 

– Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.

– Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.

II. CHUẨN BỊ

1. Đồ dùng 

– Giáo viên: + Tranh minh hoạ bài trong SGK

+ Bảng phụ ghi sẵn đoạn văn cần luyện đọc

– Học sinh: Sách giáo khoa 

2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học:

– Phương pháp vấn đáp, động não, thực hành, thảo luận nhóm.

– Kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật trình bày một phút, động não.

III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của thầyHoạt động của trò
1. Hoạt động khởi động:(5 phút)
– Cho HS thi đọc diễn cảm đoạn kịch phần 1.

– GV nhận xét

– Giới thiệu bài

– Ghi bảng
– HS đọc

– HS nghe

– HS ghi vở 
2. Hoạt động luyện đọc: (10 phút)

* Mục tiêu:

– Rèn đọc đúng từ , đọc đúng câu, đoạn.

– Hiểu nghĩa các từ ngữ mới: Súng thần công, hùng tâm tráng khí…

– Đọc đúng các từ phiên âm tiếng nước ngoài : La – tút – sơ Tơ – rê -vin, A – lê hấp…

* Cách tiến hành:
– Cho 1 HS đọc toàn bài  

– Cho HS đọc thầm chia đoạn

– Đọc nối tiếp từng đoạn lần 1, 2


– Luyện đọc theo cặp.- Học sinh đọc toàn bộ đoạn kịch.- GV đọc mẫu
– Cả lớp theo dõi

– HS đọc thầm chia đoạn

+ Đoạn 1: Từ đầu g sóng nữa.

+ Đoạn 2: Phần còn lại.

– Nhóm trưởng điều khiển nhóm đọc

+ HS đọc nối tiếp lần 1 kết hợp luyện đọc từ khó: La- tút- sơTơ- rê- vin, A- lê- hấp.

+ HS đọc nối tiếp lần 2 kết hợp giải nghĩa từ, luyện đọc câu khó.

– Học sinh luyện đọc theo cặp.

– 1 học sinh đọc toàn bộ đoạn kịch.

– HS theo dõi
3. Hoạt động tìm hiểu bài: (8 phút)

* Mục tiêu: Hiểu nội dung, ý nghĩa: Qua việc Nguyễn Tất Thành quyết tâm đi tìm đường cứu nước, cứu dân, tác giả ca ngợi lòng yêu nước, tầm nhìn xa và quyết tâm cứu nước của người thanh niên Nguyễn Tất Thành. Trả lời được các câu hỏi 1, 2 và câu hỏi 3( không yêu cầu giải thích lí do). 

* Cách tiến hành:
– Cho HS thảo luận nhóm trả lời câu hỏi:

1. Anh Lê, anh Thành đều là thanh niên yêu nước, nhưng giữa họ có gì khác nhau?


2. Quyết tâm của anh Thành đi tìm con đường cứu nước được thể hiện qua những lời nói, cử chỉ nào?

3. “Người công dân số một” trong đoạn kịch là ai? Vì sao có thể gọi như vậy?

– Cho đại diện các nhóm báo cáo

– GV nhận xét, kết luận

– Giáo viên tóm tắt ý chính: Người công dân số một ở đây là Nguyễn Tất Thành, sau này là chủ tịch Hồ Chí Minh. Có thể gọi Nguyễn Tất Thành là “Người công dân số Một” vì ý thức là công dân của một nước Việt Nam độc lập được thức tỉnh rất sớm ở Người. Nguyễn Tất Thành đã ra nước ngoài tìm con đường cứu nước, lãnh đạo nhân dân giành độc lập.

–  Nội dung bài: Giáo viên ghi bảng.
– Các nhóm thảo luận trả lời câu hỏi, chia sẻ kết quả

+ Anh Lê: có tâm lí tự ti, cam chịu cảnh sống nô lệ vì cảm thấy mình yếu đuối, nhỏ bé trước sức mạnh vật chất của kẻ xâm lược.

+ Anh Thành: không cam chịu, ngược lại, rất tin tưởng ở con đường mình đã chọn: ra nước ngoài học cái mới để về cứu dân cứu nước.

+ Lời nói: Để giành lại non sông, chỉ có hùng tâm tráng khí chưa đủ, phải có trí, có lực, ..

+ Cử chỉ: xoè 2 bàn tay ra “Tiền đây chứ đâu?” 

+ Lời nói: làm thân nô lệ .

– Các nhóm báo cáo


– Học sinh đọc lại.
4. Luyện đọc diễn cảm:(8 phút)

* Mục tiêu: Đọc diễn cảm bài văn

* Cách tiến hành:
– Giáo viên hướng dẫn các em đọc đúng lời các nhân vật.

– Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm 1 đoạn kịch tiêu biểu theo cách phân vai.
– 4 học sinh đọc diễn cảm 4 đoạn kịch theo phân vai.

– Từng tốp 4 học sinh phân vai luyện đọc.

– Một vài tốp học sinh thi đọc diễn cảm.
5. Hoạt động ứng dụng: (2phút)
– Qua vở kịch này, tác giả muốn nói điều gì ?– Tác giả ca ngợi lòng yêu nước, tầm nhìn xa và quyết tâm cứu nước của người thanh niên Nguyễn Tất Thành.
6. Hoạt động sáng tạo:(1phút)
– Em học tập được đức tính gì của Bác Hồ ?– Yêu nước, thương dân,quyết tâm thực hiện mục tiêu của mình,…

Tìm hiểu thêm tác phẩm 💚 Buôn Chư Lênh Đón Cô Giáo 💚 Nội Dung Tập Đọc, Soạn Bài

2 Mẫu Cảm Thụ Người Công Dân Số Một Hay Nhất

Chia sẻ cho bạn đọc 2 mẫu cảm thụ Người công dân số một hay nhất.

Cảm Thụ Người Công Dân Số Một Nổi Bật – Mẫu 1

Trong bài là cuộc hội thoại diễn ra giữa bác hay chính là nhân vật anh Thành và anh Lê. Qua đó ca ngợi phẩm chất cao đẹp của Bác – người luôn một lòng nghĩ đến nước, đến dân. Bởi vì mỗi câu hỏi Bác đặt ra đều cho thấy luôn lo nghĩ đến đất nước, do đó câu chuyện có vẻ không được thống nhất nhịp chung giữa hai người.

Anh Lê đã xin một công việc cho anh Thành. Hơn nữa, anh Lê lại đòi cho anh Thành thêm tiền công đó là thêm năm hào một tháng, thêm quần áo mặc – hai bộ một năm. Bởi vì anh đã nói vợ rằng anh Thành biết chữ Tàu và có thể viết phắc-tuya bằng tiếng Tây.

Trong cuộc hội thoại, ta thấy rằng anh Thành luôn hỏi anh Lê rằng “Anh là người nước nào?” “Anh có khi nào nghĩ đến đồng bào không?”. Điều đó chứng tỏ rằng anh Thành luôn nghĩ đến dân, đến nước một lòng một dạ.

Biểu hiện rõ nhất của cuộc trò chuyện giữa hai nhân vật không ăn khớp với nhau. Đó là lời đối thoại cuối. Khi anh Lê hỏi anh Thành vì sao không xin việc làm ở Sài Gòn nữa. Anh Thành lại nói về sự khác nhau giữa đèn dầu, đèn kì, đèn điện. Khi anh Lê hỏi anh Thành rằng anh kể các chuyện đó để làm gì? Anh Thành lại trả lời vì hai người cùng là công dân nước Việt, có chung một dòng máu.

Nguyên nhân của việc nói chuyện không ăn khớp này là do anh Thành luôn nghĩ đến việc cứu dân, cứu nước. Do đó không chú ý câu hỏi của anh Lê. Còn anh Lê không nhận ra điều đó. Nên không hỏi lí do vì sao anh Thành lại hỏi mình như vậy.

Nội dung cuộc trò chuyện của họ không được rõ ràng, mạch lạc từ đầu tới cuối. Vì nhân vật anh Thành luôn lo nghĩ đến việc cứu nước, không nghĩ đến kiếm việc làm nữa. Anh Thành hỏi anh Lê những câu hỏi hướng đến lòng yêu nước, tình yêu đồng bào và chia sẻ với anh một cách chân thật, thoải mái vì họ cùng là công dân nước Việt Nam.

Cảm Thụ Người Công Dân Số Một Chọn Lọc – Mẫu 2

Bài tập đọc là đoạn trích một vở kịch, trong đó nhân vật Thành và Lê trò chuyện cùng nhau. Tâm trạng của người thanh niên Nguyễn Tất Thành day dứt, trăn trở tìm con đường cứu nước, cứu dân.

Nhìn chung, các câu nói của anh Thành trong đoạn trích này đều trực tiếp hay gián tiếp liên quan đến vấn đề cứu dân cứu nước. Những câu nói thể hiện trực tiếp của anh Thành về dân về nước là: “Chúng ta là đồng bào, cùng máu mủ da vàng với nhau. Nhưng… anh có khi nào nghĩ đến đồng bào không?” “Vì anh với tôi… chúng ta là công dân nước Việt…”

Câu chuyện giữa anh Thành và anh Lê nhiều lúc không ăn nhập với nhau. Sở dĩ câu chuyện giữa hai người nhiều lúc không gặp nhau vì mỗi người theo đuổi một ý nghĩ khác nhau. Anh Lê chỉ nghĩ đến công việc làm ăn của bạn, đến cuộc sống hằng ngày. Anh Thành nghĩ đến việc cứu nước, cứu dân.

Qua câu chuyện này đã cho chúng ta thấy được tình yêu nước cao cả của Bác, hay chính là nhân vật anh Thành. Bác luôn luôn lo nghĩ cho dân, cho đất nước, cả tròng tiềm thức và cả trong cuộc sống hàng ngày.

Viết một bình luận