Thầy Thuốc Như Mẹ Hiền [Nội Dung Tập Đọc + Soạn Bài + Cảm Thụ]

Thầy Thuốc Như Mẹ Hiền ❤️️ Nội Dung Tập Đọc, Soạn Bài, Cảm Thụ ✅ Tổng Hợp Cho Bạn Đọc Ý Nghĩa, Giáo Án, Đọc Hiểu Tác Phẩm.

Nội Dung Thầy Thuốc Như Mẹ Hiền

Tập đọc Thầy thuốc như mẹ hiền được giới thiệu ở trang 154 sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 5 tập 1. Thohay.vn chia sẻ cho các bạn nội dung Thầy thuốc như mẹ hiền bên dưới.

Thầy thuốc như mẹ hiền

Hải Thượng Lãn Ông là một thầy thuốc giàu lòng nhân ái, không màng danh lợi.

Có lần, một người thuyền chài có đứa con nhỏ bị bệnh đậu nặng, nhưng nhà nghèo, không có tiền chữa. Lãn Ông biết tin bèn đến thăm. Giữa mùa hè nóng nực, cháu bé nằm trong chiếc thuyền nhỏ hẹp, người đầy mụn mủ, mùi hôi tanh bốc lên nồng nặc. Nhưng Lãn Ông vẫn không ngại khổ. Ông ân cần chăm sóc đứa bé suốt một tháng trời và chữa khỏi bệnh cho nó. Khi từ giã nhà thuyền chài, ông chẳng những không lấy tiền mà còn cho thêm gạo, củi.

Một lần khác, có người phụ nữ được ông cho thuốc và giảm bệnh. Nhưng rồi bệnh tái phát, người chồng đến xin đơn thuốc mới. Lúc ấy, trời đã khuya nên Lãn Ông hẹn hôm sau đến khám kĩ mới cho thuốc. Hôm sau ông đến thì được tin người chồng đã lấy thuốc khác, nhưng không cứu được vợ. Lãn Ông rất hối hận. Ông ghi trong sổ thuốc của mình “Xét về việc thì người bệnh chết do tay thầy thuốc khác, song về tình thì tôi như mắc phải tội giết người. Càng nghĩ càng hối hận.”

Là thầy thuốc nổi tiếng, Lãn Ông nhiều lần được vua chúa vời vào cung chữa bệnh và được tiến cử vào chức ngự y, song ông đã khéo chối từ.

Suốt đời, Lãn Ông không vương vào vòng danh lợi. Ông có hai câu thơ tỏ chí của mình:

Công danh trước mắt trôi như nước,
Nhân nghĩa trong lòng chẳng đổi phương.

Theo TRẦN PHƯƠNG HẠNH

Chú thích:

  • Hải Thượng Lãn Ông (1720-1791): tên thật là Lê Hữu Trác, thầy thuốc nổi tiếng của nước ta thời xưa.
  • Danh lợi: địa vị và quyền lợi cá nhân.
  • Bệnh đậu (đậu mùa): bệnh gây sốt cao với những mụn chấm đỏ, có thể gây tử vong hoặc để lại những nốt rỗ trên da mặt.
  • Tái phát: (bệnh cũ) lại phát ra sau một thời gian dài đã khỏi.
  • Ngự y: chức quan trông coi việc chữa bệnh trong cung vua.

Chia sẻ cho bạn đọc 🌷 Về Ngôi Nhà Đang Xây 🌷 Chia Sẻ Nội Dung, Hướng Dẫn Soạn Bài

Giới Thiệu Bài Đọc Thầy Thuốc Như Mẹ Hiền

Cùng xem thêm thông tin giới thiệu bài đọc Thầy thuốc như mẹ hiền.

  • Tác phẩm Thầy thuốc như mẹ hiền của tác giả Trần Phương Hạnh
  • Câu chuyện về Hải Thượng Lãn Ông, vốn là một thầy thuốc nhân ái, chữa bệnh cứu người, không cần danh lợi. Ông chữa bệnh cho người nghèo, đau lòng khi không cứu được người, đi khắp nơi chữa bệnh không làm ngự y trong cung. Ông đề cao nhân nghĩa.

Bố Cục Thầy Thuốc Như Mẹ Hiền

Bố cục Thầy thuốc như mẹ hiền bao gồm 3 phần chính như sau:

  • Phần 1: Từ đầu đến mà còn cho thêm gạo, củi
  • Phần 2: Từ Một lần khác đến càng hối hận
  • Phần 3: Phần còn lại

Đón đọc thêm về 💚 Buôn Chư Lênh Đón Cô Giáo 💚 Nội Dung Tập Đọc, Soạn Bài

Hướng Dẫn Tập Đọc Thầy Thuốc Như Mẹ Hiền

Ngay sau đây là hướng dẫn tập đọc Thầy thuốc như mẹ hiền.

  • Đọc trôi chảy, lưu loát toàn bài.
  • Diễn cảm giọng nhẹ nhàng, điềm tĩnh thể hiện thái độ cảm phục tấm lòng nhân ái chẳng màng lợi danh của bậc danh y.

Ý Nghĩa Bài Đọc Thầy Thuốc Như Mẹ Hiền

Ý nghĩa bài đọc Thầy thuốc như mẹ hiền như sau:

  • Qua nhân vật Hải Thương Lãn Ông, bài đọc đã giới thiệu về một vị thầy thuốc vừa tài giỏi, lại giàu tấm lòng nhân ái.
  • Từ đó, bài đọc lan tỏa về tình yêu thương giữa con người với con người, cùng sự sẻ chia, đùm bọc lẫn nhau trong cuộc sống. Đó là tinh thần tương thân tương ái – một truyền thống tốt đẹp mà suốt bao năm nay nhân dân ta vẫn gìn giữ.

Chia sẻ cho bạn đọc tác phẩm 🌱 Kể Chuyện Cây Cỏ Nước Nam 🌱 Nội Dung Truyện, 5 Mẫu Tóm Tắt

Đọc Hiểu Tác Phẩm Thầy Thuốc Như Mẹ Hiền

Nhất định đừng bỏ lỡ phần đọc hiểu tác phẩm Thầy thuốc như mẹ hiền.

👉Câu 1. Hải Thượng Lãn Ông được nhận định là người như thế nào?

A. Hải Thượng Lãn Ông là một nhà viết sách y học tài ba với nhiều công trình nghiên cứu có giá trị để lại cho hậu thế.

B. Hải Thượng Lãn Ông là một ngự y có tài, rất được vua trọng dụng

C. Hải Thượng Lãn Ông là một ông già thần bí rất giỏi y thuật.

D. Hải thượng Lãn Ông là một thầy thuốc giàu lòng nhân ái, không màng danh lợi.

👉Câu 2. Hoàn cảnh của gia đình người thuyền chài khốn khó như thế nào?

A. Gia đình nghèo khó, chỉ có người cha một thân “gà trống nuôi con” .

B. Gia đình nghèo khó, hai vợ chồng khốn khổ nuôi một đàn con nheo nhóc.

C. Gia đình nghèo khó, đứa con nhỏ bị bệnh đậu nặng, nhưng không có tiền chữa.

D. Vì quá nghèo, con cái nheo nhóc nên vợ chồng thường xuyên đánh chửi nhau khiến gia đình đã nghèo lại càng nghèo hơn.

👉Câu 3. Nghe tin con người thuyền chài bị bệnh nặng, Hải Thượng Lãn Ông đã làm gì?

a. Lãn Ông nhiều lần được vua chúa vời vào cung chữa bệnh và được tiến cử vào chức ngự y, song ông đã khéo chối từ.

b. Lãn Ông hẹn hôm sau đến khám kĩ mới cho thuốc.

c. Tự tìm đến thăm, không ngại khổ, ân cần chăm sóc đứa bé suốt một tháng trời và chữa khỏi bệnh cho nó.

d. Nhờ thầy lang khác chữa hộ

👉Câu 4. Tìm những chi tiết nói lên lòng nhân ái của Lãn Ông trong việc ông chữa bệnh cho con người làng chài?

A. Lãn Ông nghe tin con của người thuyền chài bị bệnh đậu nặng, tự tìm đến thăm.

B. Khi người thuyền chài tới nhà mong Lãn Ông chữa trị cho đứa con, dù đang bận việc Lãn Ông vẫn bỏ hết tất cả để đến thăm.

C. Ông tận tình chăm sóc người bệnh suốt một tháng hè trời nóng nực mà không hề ngại khổ, ngại bẩn.

D. Trước tình hình bệnh tật của cậu bé, Lãn Ông quyết định đưa cậu bé về nhà mình để tiện chữa trị.

E. Lúc ra về, ông không những không lấy tiền mà còn cho thêm gạo, củi.

👉Câu 5. Điều gì thể hiện lòng nhân ái của Lãn Ông trong việc ông chữa bệnh cho người phụ nữ?

A. Lãn Ông tự buộc tội mình về cái chết của một người bệnh không phải do ông gây ra. Điều đó chứng tỏ ông là một thầy thuốc rất có lương tâm và trách nhiệm.

B. Lãn Ông chữa trị cho người phụ nữ mà không hề hà chuyện trước đây người phụ nữ đó có gây gổ với người nhà của Lãn Ông.

C. Lãn Ông chữa trị cho người phụ nữ dù biết rằng gia đình người này không hề có tiền để trả cho ông.

D. Người phụ nữ này từng công khai chê y thuật của Lãn Ông, nhưng đến khi bà ta có bệnh cần người cứu, Lãn Ông vẫn không hề hà mà ra tay cứu giúp.

👉Câu 6. Sau cái chết của người phụ nữ, Lãn Ông đã ghi trong sổ thuốc của mình điều gì?

A. Cái chết của người phụ nữ này là bài học vô cùng đắt giá cho tôi

B. Xét về việc thì người bệnh chết do tay thầy thuốc khác, song về tình thì tôi như mắc phải tội giết người. Càng nghĩ càng hối hận.

C. Tôi vừa mắc phải tội giết người, vô tình giết một người mà lẽ ra tôi có thể cứu sống. Càng nghĩ càng đau lòng.

D. Cái chết của người phụ nữ này là vết nhơ trong sự nghiệp y thuật của tôi. Càng nghĩ càng buồn.

👉Câu 7. Vì sao có thể nói Lãn Ông là người không màng danh lợi?

A. Vì nhiều lần được tặng thưởng nhiều vàng bạc, chức tước ông đều nhận rồi chia cho người nghèo.

B. Lãn Ông chỉ chữa bệnh cho người nghèo, không bao giờ chữa bệnh cho người giàu hoặc người có chức có quyền.

C. Lãn Ông được tiến cử vào chức ngự y nhưng đã khéo léo từ chối.

D. Lãn Ông đã ra làm ngự y nhưng vì chán ghét cảnh triều đình nên đã từ chức, về sống ở ẩn dật, không bao giờ chữa bệnh cho quan lớn nữa.

👉Câu 8. Con hiểu gì về nội dung hai câu thơ cuối bài:

” Công danh trước mắt trôi như nước
Nhân nghĩa trong lòng chẳng đổi phương”

A. Công danh trước mắt chẳng đáng coi trọng, cuối cùng rồi sẽ trôi đi. Chỉ có nhân nghĩa là đáng quý, còn lại mãi.

B. Công danh và nhân nghĩa đều như nước chảy, mây trôi ở đời.

C. Cả A và B đều đúng.

D. Cả A và B đều sai.

👉Câu 9. Hải Thượng Lãn Ông tên thật là gì?

A. Tuệ Tĩnh

B. Lê Hữu Trác

C. Lê Hữu Thọ

D. Nguyễn Tuệ Tĩnh

👉Câu 10. Ý nghĩa của câu chuyện Thầy thuốc như mẹ hiền?

A. Ca ngợi y thuật, tài năng của Hải Thượng Lãn Ông

B. Kể lại câu chuyện cuộc đời đầy sóng gió của danh y Lê Hữu Trác.

C. Giải thích vì sao Lê Hữu Trác lại có tên là Hải Thượng Lãn Ông.

D. Ca ngợi tài năng, tấm lòng nhân hậu và nhân cách của Hải Thượng Lãn Ông.

👉👉Đáp án và hướng dẫn giải Trắc nghiệm Tập đọc lớp 5

Câu12345678910
Đáp ánDCCA, C, EABCABD

Xem thêm về bài viết 🍀 Dòng Kinh Quê Hương 🍀 Nội Dung Bài Đọc, Chính Tả, Soạn Bài

Soạn Bài Thầy Thuốc Như Mẹ Hiền Lớp 5

Chia sẻ bạn đọc gợi ý soạn bài Thầy thuốc như mẹ hiền lớp 5.

👉Câu 1 trang 154 Tiếng Việt lớp 5 Tập 1

Tìm những chi tiết nói lên lòng nhân ái của Lãn Ông trong việc ông chữa bệnh cho con người thuyền chài?

Trả lời:

Những chi tiết nói lên lòng nhân ái của Lãn Ông trong việc ông chữa bệnh cho con người thuyền chài:

  • Nghe tin con của người thuyền chài bị bệnh đậu nặng, Lãn Ông đã tự tìm đến thăm.
  • Ân cần chăm sóc đứa bé suốt một tháng trời không ngại khổ, ngại bẩn.
  • Ông không những không lấy tiền mà còn cho thêm gạo, củi.

👉Câu 2 trang 154 Tiếng Việt lớp 5 Tập 1

Điều gì thể hiện lòng nhân ái của Lãn Ông trong việc ông chữa bệnh cho người phụ nữ?

Trả lời:

Điều thể hiện lòng nhân ái của Lãn Ông trong việc chữa bệnh cho người phụ nữ là lương tâm và trách nhiệm của người thầy thuốc. Người phụ nữ chết không phải do ông gây ra nhưng ông tự buộc tội mình “như mắc phải tội giết người” và ông vô cùng ân hận. Lẽ ra, dù khuya bao nhiêu nêu ông đến khám và cho thuốc kịp thời thì chưa chắc người bệnh qua đời. Điều day dứt, ân hận đó xuất phát từ “y đức” của Hải Thượng Lãn Ông.

👉Câu 3 trang 154 Tiếng Việt lớp 5 Tập 1

Vì sao có thể nói Lãn Ông là một người không màng danh lợi?

Trả lời:

Có thể nói Lãn Ông là một người không màng danh lợi là vì: nhiều lần vua chúa vời ông vào cung, tiến cử vào chức Ngự y nhưng ông đã khéo léo từ chối.

👉Câu 4 trang 154 Tiếng Việt lớp 5 Tập 1

Em hiểu nội dung hai câu thơ cuối bài như thế nào?

Trả lời:

Theo em hiểu nội dung hai câu thơ:

“Công danh trước mắt trôi như nước
Nhân nghĩa trong lòng chẳng đổi phương”.

Nghĩa là: Công danh không phải là cái tồn tại mãi, nó cũng sẽ trôi di như nước, cái mà chẳng đáng được coi trọng. Chỉ có nhân nghĩa là cái tồn tại mãi mãi, cái mới đáng trân trọng, đáng quý nhất ở đời.

Khám phá thêm 🌻Những Người Bạn Tốt🌻 Nội Dung Tập Đọc, Soạn Bài, Giáo Án

Giáo Án Thầy Thuốc Như Mẹ Hiền Lớp 5

Xem thêm nội dung giáo án Thầy thuốc như mẹ hiền lớp 5.

I. MỤC TIÊU 

1. Kiến thức: Hiểu ý nghĩa bài văn : Ca ngợi tài năng, tấm lòng nhân hậu và nhân cách cao thượng của Hải Thượng Lãn Ông (Trả lời được câu hỏi 1,2,3).

2. Kĩ năng:Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng đọc nhẹ nhàng , chậm rãi .

3. Thái độ: Học tập tài năng, tấm lòng nhân hậu và nhân cách cao thượng của Hải Thượng Lãn Ông.

4. Năng lực:

– Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.

– Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.

II. CHUẨN BỊ

1. Đồ dùng

– Giáo viên: Sách giáo khoa, tranh minh hoạ trang 153, bảng phụ viết sẵn đoạn văn cần luyện đọc

– Học sinh: Sách giáo khoa

2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học:

– Phương pháp vấn đáp, động não, thực hành, thảo luận nhóm.

– Kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật trình bày một phút, động não.

III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC

Hoạt động của thầyHoạt động của trò
1. HĐ khởi động: (3 phút)
– Tổ chức cho học sinh thi đọc thuộc lòng bài thơ Về ngôi nhà đang xây.

– Giáo viên nhận xét. 

– Giới thiệu bài và tựa bài: Thầy thuốc như mẹ hiền.
– Học sinh thực hiện.

– Lắng nghe.

– Học sinh nhắc lại tên bài và mở sách giáo khoa.
2. HĐ Luyện đọc: (12 phút)

*Mục tiêu: 

– Rèn đọc đúng từ khó trong bài : danh lợi, nóng nực, nồng nặc, nổi tiếng… 

– Rèn đọc đúng câu, từ, đoạn.

– Hiểu nghĩa các từ ngữ mới:  Hải Thượng Lãn Ông,danh lợi, bệnh đậu,tái phát, vời,ngự y…

*Cách tiến hành:  
– Cho HS đọc toàn bài.

– Cho HS nối tiếp nhau đọc toàn bài trong nhóm

– Luyện đọc theo cặp.

– HS đọc toàn bài

– GV đọc mẫu.

Lưu ý: Quan sát và theo dõi tốc độ đọc của đối tượng M1
– 1 HS đọc toàn bài, chia đoạn

+ Đoạn 1: Từ đầu…….thêm gại, củi.

+ Đoạn 2: Tiếp…càng hối hận.

+ Đoạn 3: Còn lại

– Nhóm trưởng điều khiển nhóm đọc 

+  HS đọc nối tiếp lần 1 kết hợp luyện đọc từ khó, câu khó.

+ HS đọc nối tiếp lần 2 kết hợp giải nghĩa từ.

– 2 HS đọc cho nhau nghe

– 1 HS đọc- HS theo dõi.
3. HĐ Tìm hiểu bài: (20 phút)

*Mục tiêu: Hiểu ý nghĩa : Ca ngợi tài năng, tấm lòng nhân hậu và nhân cách cao thượng của Hải Thượng Lãn Ông (Trả lời được câu hỏi 1,2,3).*Cách tiến hành: 
– Cho HS đọc bài, thảo luận nhóm và TLCH, chia sẻ trước lớp theo câu hỏi:

+ Hải Thượng Lãn Ông là người như thế nào?


+ Tìm những chi tiết nói lên  lòng nhân ái của Hải thượng Lãn Ông trong việc ông chữa bệnh cho con người thuyền chài?


+ Điều gì thể hiện lòng nhân ái của Lãn Ông trong việc chữa bệnh cho người phụ nữ?

+ Vì sao có thể nói Lãn Ông là một con người không màng danh lợi?


+ Em hiểu nội dung hai câu thơ cuối bài như thế nào?
 – Nhóm trưởng điều khiển nhóm đọc bài, thảo luận trả lời câu hỏi:

+ Hải Thượng Lãn Ông là một thầy thuốc giàu lòng nhân ái, không màng danh lợi.

+ Ông nghe tin con nhà thuyền chài bị bệnh đậu nặng mà nghèo, không có tiền chữa, tự tìm đến thăm. Ông tận tuỵ chăm sóc cháu bé hàng tháng trời không ngại khổ, ngại bẩn. Ông chữa bệnh cho cháu bé, không những không lấy tiền mà còn cho họ thêm gạo, củi

+ Người phụ nữ chết do tay thầy thuốc khác xong ông tự buộc tội  mình về cái chết ấy. Ông rất hối hận

+ Ông được vời vào cung chữa bệnh, được tiến cử chức ngự y song ông đã khéo léo từ chối.

+ Hai câu thơ cuối bài cho thấy Hải Thượng Lãn Ông coi công danh trước mắt trôi đi như nước còn tấm lòng nhân nghĩa thì còn mãi.
4. HĐ Luyện đọc lại – Đọc diễn cảm: (8 phút)

*Mục tiêu:  

 Học sinh đọc đúng, ngắt nghỉ đúng chỗ, biết nhấn giọng ở những từ ngữ cần thiết.

*Cách tiến hành:  
– Gọi 4 HS đọc nối tiếp bài

– Tổ chức HS đọc diễn cảm

+ Treo bảng phụ ghi đoạn văn cần luyện đọc: Hải Thượng Lãn Ông là một thầy thuốc….thêm gạo củi.

+ Đọc mẫu

+ Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp 

– Tổ chức cho HS thi đọc 

– GV nhận xét  
– HS nghe, tìm cách đọc hay

– HS nghe

– 2 HS đọc cho nhau nghe

– 3 HS thi đọc

– HS nghe
5. HĐ ứng dụng: (2 phút)
– Bài văn cho em biết điều gì?– Bài ca ngợi tài năng, tấm lòng nhân hậu và nhân cách cao thượng của Hải Thượng Lãn Ông.
6. Hoạt động sáng tạo: ( 2 phút)
– Sưu tầm những tư liệu về Hải Thượng Lãn Ông.– HS nghe và thực hiện

Lưu lại bài đọc 🌷 Tác Phẩm Của Si-Le Và Tên Phát Xít 🌷 Nội Dung Tập Đọc, Soạn Bài

2 Mẫu Cảm Thụ Thầy Thuốc Như Mẹ Hiền Hay Nhất

Mời bạn tham khảo 2 mẫu cảm thụ Thầy thuốc như mẹ hiền hay nhất.

Cảm Thụ Thầy Thuốc Như Mẹ Hiền Ấn Tượng – Mẫu 1

Đọc bài “Thầy thuốc như mẹ hiền”, ta vô cùng cảm phục và ngưỡng mộ Lãn Ông – một thầy thuốc giàu lòng nhân ái và không màng danh lợi.

Có biết bao nhiêu mẩu chuyện cảm động nỗi về lòng nhân ái của Lãn ông. Cụ đã tận tình cứu chữa đứa con của vợ chồng người thuyền chài bị bệnh đậu nặng suốt một tháng trời. Ngày nào cụ cũng đến thăm bệnh và cho thuốc.

Giữa mùa hè nóng nực, đứa bé nằm trong khoang thuyền nhỏ hẹp người đầy mụn mủ, mùi hôi tanh bốc lên nồng nặc, nhưng cụ không hề quản ngại. Bệnh đậu là một bệnh truyền nhiễm, nhưng cụ vẫn đến với con bệnh, ra sức cứu chữa. Đứa bé khỏi bệnh, nhưng nhà nghèo, cụ chẳng những không lấy tiền thuốc, tiền công mà còn cho thêm gạo củi. Lòng thương con bệnh, lòng nhân ái của Lãn Ông thật bao la.

Có trường hợp, Lãn Ông không đến kịp để chữa chạy cho một phụ nữ, và chị ta đã chết. Cụ cảm thấy buồn, lương tâm cắn rứt.

Cụ đã ghi vào sổ thuốc: “Xét về việc thì người bệnh chết do tay thầy thuốc khác. song về tình thì tôi như mắc phải tội giết người. Càng nghĩ càng hối hận”.

Nếu không giàu y đức, không có lòng nhân ái thì không thể có sự hối hận ấy.

Lãn Ông xuất thân trong một gia đình khoa bảng quan lại danh tiếng thời Lê – Trịnh. Nhưng ông đã tìm một con đường đi khác con đường của ông cha. Lãn Ông đã vào tận Hương Sơn tỉnh Hà Tĩnh – quê mẹ – vào núi hái thuốc, đi khắp các làng chữa bệnh, rất quan tâm đến người nghèo.

Danh tiếng của cụ nổi như cồn. Chúa Trịnh Sâm mời cụ ra chữa bệnh cho Thế tử ở Thăng Long. Khi được tiến cử vào chức Ngự y, nhiều bổng lộc và danh vọng, nhưng cụ đã tìm mọi cách để xin “về núi”, ở đời đã mấy ai thoát được bả công danh, đã mấy ai thoát được vòng danh lợi.

Lãn Ông đã nêu cao một gương sáng “Thầy thuốc như mẹ hiền” cho người đời ngưỡng mộ. Hơn 200 năm sau, y đức của Lãn Ông vẫn sáng ngời như tiếng thơ của cụ lưu truyền:

“Công danh trước mắt trôi như nước,
Nhân nghĩa trong lòng chẳng đổi phương”.

Cảm Thụ Thầy Thuốc Như Mẹ Hiền Đặc Sắc – Mẫu 2

Lãn Ông là một người thầy thuốc không màng danh lợi. Bởi lẽ, ông là một người thầy thuốc giỏi và nổi tiếng. Lãn Ông đã nhiều lần được vua chúa vời vào cung chữa bệnh và được tiến cử vào chức ngự y. Tuy nhiên ông đã khéo chối từ. Ông chọn cách tự do đi chữa bệnh cho người dân nghèo khổ, thay vì vào chốn cung vua chúa chỉ chữa bệnh cho vua, quan thần,…

Có thể thấy rằng điều thể hiện lòng nhân ái của Lãn Ông trong lúc chữa bệnh cho người phụ nữ, đó là là lương tâm và trách nhiệm của người thầy thuốc. Mặc dù, ông biết người phụ nữ chết không phải do ông gây ra nhưng ông tự buộc tội mình “như mắc phải tội giết người”.

Bởi lẽ lúc người chồng đến xin thuốc thì trời đã khuya, nên nên Lãn Ông hẹn hôm sau đến khám kĩ mới cho thuốc. Tuy nhiên, ông đến thì được tin người chồng đã lấy thuốc khác, nhưng không cứu được vợ. Do đó, thầy thuốc đã vô cùng ân hận.

Dù khuya bao nhiêu nêu ông đến khám và cho thuốc kịp thời thì chưa chắc người bệnh qua đời. Điều day dứt, ân hận đó của Lãn Ông xuất phát từ y đức, cái tâm của Lãn Ông.

Suốt đời, Lãn Ông luôn sống ngay thẳng, chữa bệnh bằng cái tâm của mình, không vướng vào vòng danh lợi. Ông có hai câu thơ tỏ chí của mình:

Công danh trước mắt trôi như nước,
Nhân nghĩa trong lòng chẳng đổi phương.

Bài Thầy thuốc như mẹ hiền lớp 5 ca ngợi tấm lòng nhân hậu và nhân cách cao cả của Hải Thượng Lãn Ông. Ông là tấm gương sáng trong nghề y dõi theo. Đó là cái tâm và đức của nghề. Luôn đặt tính mạng, lợi ích của người bệnh lên hàng đầu. Ông luôn chịu khó, chịu cực chỉ mong cứu được người.

Đặc biệt, lương y Lãn Ông không bao giờ màng tới danh lợi, mà nhấn mạnh chữ nghĩa. Từ đó, ta còn biết trân quý hơn nghề vô cùng cao quý và đáng trân trọng, đó là nghề y.

Viết một bình luận