Ngu Công Xã Trịnh Tường [Nội Dung Tập Đọc + Soạn Bài + Cảm Thụ]

Ngu Công Xã Trịnh Tường ❤️️ Nội Dung Tập Đọc, Soạn Bài, Cảm Thụ ✅ Cập Nhật Ý Nghĩa, Bố Cục, Giáo Án, Hướng Dẫn Tập Đọc.

Nội Dung Bài Ngu Công Xã Trịnh Tường

Bài Ngu Công xã Trịnh Tường được giới thiệu trong SGK Tiếng Việt 5 trang 164, 165 – Tập 1. Cùng đọc nội dung bài Ngu công xã Trịnh Tường bên dưới.

Khách đến xã Trịnh Tường, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai sẽ không khỏi ngỡ ngàng thấy một dòng mương ngoằn ngoèo vắt ngang những đồi cao. Dân bản gọi dòng mương ấy là con nước ông Lìn. Để thay đổi tập quán làm lúa nương, ông Phàn Phù Lìn, người Dao ở thôn Phìn Ngan đã lần mò cả tháng trong rừng tìm nguồn nước. Nhưng tìm được nguồn nước rồi, mọi người vẫn không tin có thể dẫn nước về. Ông cùng vợ con đào suốt một năm trời được gần bốn cây số mương xuyên đồi dẫn nước từ rừng già về thôn, trồng một héc ta lúa nước để bà con tin. Rồi ông vận động mọi người cùng mở rộng con mương, vỡ thêm đất hoang trồng lúa.

Con nước nhỏ đã làm thay đổi tập quán canh tác và cuộc sống của trên 50 hộ trong thôn. Những nương lúa quanh năm khát nước được thay dần bằng ruộng bậc thang. Những giống lúa lai cao sản được ông Lìn đưa về vận động bà con trồng cấy, nhờ vậy mà cả thôn không còn hộ đói. Từ khi nước được dẫn về thôn, nhà ai cũng cấy lúa nước chứ không phá rừng làm nương như trước nữa.

Muốn có nước cấy lúa thì phải giữ rừng. Ông Lìn lặn lội đến các xã bạn học cách trồng cây thảo quả về hướng dẫn cho bà con cùng làm. Nhiều hộ trong thôn mỗi năm thu được mấy chục triệu đồng từ loại cây này. Riêng gia đình ông Lìn mỗi năm thu hai trăm triệu. Phìn Ngan từ thôn nghèo nhất đã vươn lên thành thôn có mức sống khá nhất của xã Trịnh Tường.

Chuyện của Ngu Công xã Trịnh Tường nhanh chóng bay về Thủ đô. Ông Phàn Phù Lin vinh dự được Chủ tịch nước gửi thư khen ngợi.

Theo TRƯỜNG GIANG – NGỌC MINH

  • Ngu Công: Nhân vật trong truyện ngụ ngôn Trung Quốc tượng trưng cho ý chí dời non lấp bể và lòng kiên trì (xem Tiếng Việt 4, tập một, trang 117)
  • Cao sản: có sản lượng cao.

Chia sẻ cho bạn đọc 🍀 Thầy Cúng Đi Bệnh Viện 🍀 Nội Dung Tập Đọc, Soạn Bài, Giáo Án

Giới Thiệu Bài Ngu Công Xã Trịnh Tường

Ngay sau đây là thông tin giới thiệu bài Ngu công xã Trịnh Tường.

  • Bài đọc Ngu Công xã Trịnh Tường có tác giả là Trường Giang và Ngọc Minh
  • Chuyện ca ngợi tấm gương ông Phàn Phù Lìn đã tiên phong tìm nguồn nước, làm mương dẫn nước, giúp dân khai hoang trồng thêm lúa, cải tiến trồng lúa nương thành ruộng bậc thang. Ông còn học trồng thảo quả, dạy bà con trồng để bảo vệ rừng và có thêm thu nhập. Cuộc sống ấm no, ông được Chủ tịch nước khen ngợi.

Bố Cục Ngu Công Xã Trịnh Tường

Bố cục Ngu công xã Trịnh Tường bao gồm 3 phần chính như sau:

  • Phần 1: Từ đầu đến vỡ thêm đất hoang trồng lúa
  • Phần 2: Từ Con nước nhỏ đến như trước nữa
  • Phần 3: Phần còn lại

Chia sẻ cho bạn đọc tác phẩm 🌟 Thầy Thuốc Như Mẹ Hiền 🌟 Nội Dung Tập Đọc, Soạn Bài, Cảm Thụ

Hướng Dẫn Tập Đọc Ngu Công Xã Trịnh Tường

Đừng bỏ lỡ hướng dẫn tập đọc Ngu công xã Trịnh Tường.

  • Đọc trôi chảy, diễn cảm bài văn với giọng kể hào hứng, thể hiện sự khâm phục, trí sáng tạo, tinh thần quyết tâm chống đói nghèo, lạc hậu của ông Lìn.
  • Chú ý nhấn mạnh vào một số từ ngữ: ngỡ ngàng, ngoằn ngoèo, vắt ngang, con nước ông Lìn, cả tháng, không tin, suốt một năm trời, bốn cây số, xuyên đồi, vận động, mở rộng, vỡ thêm.

Ý Nghĩa Bài Ngu Công Xã Trịnh Tường

Ca ngợi ông Lìn với tinh thần dám nghĩ dám làm đã thay đổi tập quán canh tác của cả một vùng, làm giàu cho mình, làm thay đổi cuộc sống của cả thôn.

Tìm hiểu thêm tác phẩm 🌷 Về Ngôi Nhà Đang Xây 🌷 Chia Sẻ Nội Dung, Hướng Dẫn Soạn Bài

Đọc Hiểu Tác Phẩm Ngu Công Xã Trịnh Tường

Cùng Thohay.vn tham khảo phần đọc hiểu tác phẩm Ngu công xã Trịnh Tường.

👉Câu 1. Khách đến xã Trịnh Tường, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai sẽ không khỏi ngỡ ngàng vì điều gì?

A. Ngỡ ngàng vì sự phát triển kinh tế của người dân xã Trịnh Tường.

B. Ngỡ ngàng vì thấy một dòng mương ngoằn nghoèo, vắt ngang những đồi cao.

C. Ngỡ ngàng vì sự nhiệt tình, hiếu khách của người dân nơi đây.

D. Ngỡ ngàng vì những phong tục tập quán vô cùng đặc sắc của người dân nơi đây.

👉Câu 2. Dân bản gọi dòng mương ấy là gì?

A. Con nước Trịnh Tường

B. Con nước ông Lìn

C. Con nước người Dao

D. Con nước Phàn Phù Lìn

👉Câu 3. Ông Lìn được giới thiệu như thế nào?

A. Ông Phàn Phù Lìn, người Dao, ở thôn Phìn Ngan.

B. Ông Phàn Phu Lìn, người Nùng, ở thôn Phìn Ngan.

C. Ông Phàn Phù Lìn, người Thái, ở thôn Phìn Ngan.

D. Ông Phàn Phu Lìn, người Tày, ở thôn Phìn Ngan.

👉Câu 4. Ông Lìn làm làm thế nào để đưa được nước về thôn?

Được chọn nhiều đáp án

A. Ông mua thêm dây dẫn nước, làm hệ thống mương máng dẫn nước.

B. Ông lần mò cả tháng trong rừng để tìm nguồn nước.

C. Ông cùng vợ con đào suốt một năm trời được gần bốn cây số mương xuyên đồi dẫn nước từ rừng già về thôn.

D. Ông dành cả mấy tháng trời để vận động các đơn vị thi công cùng bắt tay làm với ông và mất cả năm trời để cùng mọi người hoàn thành gần bốn cây số mương xuyên đồi dẫn nước từ rừng già về thôn.

👉Câu 5. Ông Lìn đã làm gì để bà con tin và làm theo mình?

Được chọn nhiều đáp án

A. Ông vận động anh em, họ hàng nhà mình cùng tham gia rồi thu hút bà con tham gia cùng.

B. Ông trồng thêm một héc ta lúa nước để bà con tin.

C. Ông vận động mọi người cùng mở rộng con mương, vỡ thêm đất hoang trồng lúa.

D. Ông bắc thêm loa, hằng ngày phát thanh giới thiệu cho mọi người về con mương do mình tự đào suốt cả năm.

👉Câu 6. Ông Lìn và vợ con đã đào con mương trong thời gian bao lâu?

A. hơn 1 năm

B. gần 1 năm

C. 1 năm

D. 1 tháng

👉Câu 7. Nhờ có mương nước, tập quán canh tác và cuộc sống ở thôn Phìn Ngan đã đổi thay như thế nào?

A. Những nương lúa quanh năm khát nước đã được thay dần bằng ruộng bậc thang

B. Nhờ việc ông Lìn giới thiệu cho bà con giống lúa lai cao sản mà cả thôn không còn hộ đói

C. Người dân chăm chỉ khai khẩn đất hoang nhờ vậy mà diện tích đất canh tác ngày càng tăng

D. Từ khi có nước về thôn, nhà ai cũng cấy lúa nước chứ không phá rừng làm nương như trước nữa

👉Câu 8. Ông Lìn đã nghĩ ra cách gì để giữ rừng và bảo vệ dòng nước?

A. Ông hướng dẫn bà con trồng cây thảo quả

B. Ông hướng dẫn bà con đắp đê giữ rừng

C. Ông hướng dẫn bà con chăm sóc các cây con trong rừng

D. Ông hướng dẫn bà con bảo vệ môi trường rừng, nhặt rác và chăm sóc các cây con trong rừng

👉Câu 9. Trước công sức và cống hiến của bản thân mình, ông Lìn đã nhận được những gì?

Được chọn nhiều đáp án

1. Gia đình ông Lìn mỗi năm thu 200 triệu.

2. Ông Lìn được bầu làm trưởng thôn của thôn Phìn Ngan.

3. Thôn Phìn Ngan của ông từ thôn nghèo nhất đã vươn lên thành thôn có mức sống khá nhất ở xã Trịnh Tường.

4. Ông Phàn Phù Lìn vinh dự được chủ tịch nước gửi thư khen ngợi.

5. Ông Lìn giàu có và chuyển lên thủ đô sinh sống.

👉Câu 10. Câu chuyện giúp con hiểu điều gì?

Được chọn nhiều đáp án

A. Ông Lìn đã chiến thắng đói nghèo và lạc hậu nhờ quyết tâm và tinh thần vượt khó.

B. Bằng trí thông minh và nghị lựa phi thường ông Lìn không chỉ làm giàu cho chính bản thân mình mà còn giúp cho cả thôn từ nghèo đói vươn lên thành thôn khá giả.

C. Ông Lìn là người rất láu cá và tinh quái mới có thể nghĩ ra được những cách thoát nghèo như thế.

D. Muốn có được hạnh phúc, ấm no và những điều mình muốn thì con người cần phải học cách dám nghĩ, dám làm.

👉Câu 11. Câu chuyện ca ngợi ông Lìn với sự tinh quái và láu cá đã giúp chính gia đình mình và cả thôn Phìn Ngang thoát khỏi cảnh đói nghèo. Nhận định trên đúng hay sai?

A. Đúng

B. Sai

👉👉Đáp án và hướng dẫn giải Trắc nghiệm Tập đọc lớp 5

Câu1234567891011
Đáp ánBBAB, CB, CCA, B, DA1, 3, 4A, B, DB

Khám phá thêm 💚 Buôn Chư Lênh Đón Cô Giáo 💚 Nội Dung Tập Đọc, Soạn Bài

Soạn Bài Ngu Công Xã Trịnh Tường Lớp 5

Lưu lại gợi ý soạn bài Ngu công xã Trịnh Tường lớp 5.

👉Câu 1 trang 165 Tiếng Việt lớp 5 Tập 1

Ông Lìn đã làm thế nào để đưa nước về thôn?

Trả lời:

Ông lần mò trong rừng cả tháng tìm nguồn nước, rồi cùng vợ con đào suốt một năm trời được gần bốn cây số nương xuyên đồi dẫn nước từ rừng về thôn.

👉Câu 2 trang 165 Tiếng Việt lớp 5 Tập 1

Nhờ có mương nước, tập quán canh tác và cuộc sống ở thôn Phìn Ngan đã đổi thay như thế nào?

Trả lời:

Nhờ có mương nước mà ông Lìn dẫn về, tập quán canh tác và cuộc sống của trên 50 hộ trong thôn Phìn Ngan đã thay đổi. Những nương lúa quanh năm khát nược được thay bằng đồng bằng ruộng bậc thang. Những giống lúa lai cao sản được ông Lìn đưa về, vân động bà con trồng cấy. Nhờ vậy mà cả thôn không còn hộ đói nữa.

👉Câu 3 trang 165 Tiếng Việt lớp 5 Tập 1

Ông Lìn đã nghĩ ra cách gì để giữa rừng bảo vệ dòng nước?

Trả lời:

Ông Lìn hiểu rằng muốn có nước cấy lúa thì phải giữ rừng. Ông lặn lội đến các xã bạn học cách trồng cây thảo quả. Sau đó về hướng dẫn cho bà con cùng làm.

👉Câu 4 trang 165 Tiếng Việt lớp 5 Tập 1

Câu chuyện giúp em điều gì?

Trả lời:

Câu chuyện giúp em: Muốn thành công phải dám nghĩ, dám làm. Ông Lìn đã bằng hành động của mình thuyết phục mọi người trong thôn, để từ đó thoát khỏi cảnh đói nghèo. Ông là người không những biết nghĩ cho mình mà còn biết nghĩ cho mọi người.

Chia sẻ cho bạn đọc 🌱 Kể Chuyện Cây Cỏ Nước Nam 🌱 Nội Dung Truyện, 5 Mẫu Tóm Tắt

Giáo Án Ngu Công Xã Trịnh Tường Lớp 5

Đừng vội bỏ qua nội dung giáo án Ngu công xã Trịnh Tường lớp 5.

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Hiểu ý nghĩa bài văn : Ca ngợi  ông Lìn cần cù, sáng tạo, dám thay đổi tập quán canh tác của cả một vùng, làm thay đổi cuộc sống của cả thôn. (Trả lời được các câu hỏi trong SGK).

2. Kĩ năng: Biết đọc diễn cảm bài văn .

3. Thái độ: Học tập cần cù, chủ động, sáng tạo.

* GDBVMT: Khai thác gián tiếp nội dung bài. GV: Ông Phàn Phù Lìn xứng đáng được Chủ tịch nước khen ngợi không chỉ vì thành tích giúp đỡ bà con thôn bản làm kinh tế giỏi mà còn nêu tấm gương sáng về bảo vệ dòng nước thiên nhiên và trồng cây gây rừng để giữ gìn môi trường sống đẹp.

4. Năng lực: 

– Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.

– Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.

II. CHUẨN BỊ

1. Đồ dùng 

– Giáo viên: Sách giáo khoa, tranh minh hoạ trang 146, bảng phụ viết sẵn đoạn văn cần luyện đọc

– Học sinh: Sách giáo khoa 

2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học:

– Phương pháp vấn đáp, động não, thực hành, thảo luận nhóm.

– Kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật trình bày một phút, động não.

– Hình thức dạy học cả lớp, theo nhóm, cá nhân.

III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC

Hoạt động của thầyHoạt động của trò
1. HĐ khởi động: (3 phút)
– Tổ chức cho học sinh thi đọc bài Thầy cúng đi bệnh viện 

– Giáo viên nhận xét. 

– Giới thiệu bài và tựa bài: Ngu Công xã Trịnh Tường.
– Học sinh thực hiện.

– Lắng nghe.

– Học sinh nhắc lại tên bài và mở sách giáo khoa.
2. HĐ Luyện đọc: (12 phút)

*Mục tiêu: 

– Rèn đọc đúng từ khó trong bài : ngoằn ngoèo, lúa nương, lúa nước, lúa lai…

– Rèn đọc đúng câu, từ, đoạn.

– Hiểu nghĩa các từ ngữ mới:  Ngu Công, cao sản….

*Cách tiến hành:  
– Cho HS đọc toàn bài.



– Cho HS nối tiếp nhau đọc toàn bài trong nhóm


– Luyện đọc theo cặp.

– HS đọc toàn bài

– GV đọc mẫu.

Lưu ý: Quan sát và theo dõi tốc độ đọc của đối tượng M1
– 1 HS đọc toàn bài, chia đoạn

+ Đoạn 1: Từ đầu…….trồng lúa

+ Đoạn 2: Tiếp…như trước nước

+ Đoạn 3: Còn lại– Nhóm trưởng điều khiển nhóm đọc

+ HS đọc nối tiếp lần 1 kết hợp luyện đọc từ khó, câu khó.

+ HS đọc nối tiếp lần 2 kết hợp giải nghĩa từ.

+ Thi đọc đoạn giữa các nhóm

– 2 HS đọc cho nhau nghe

– 1 HS đọc- HS theo dõi.
3. HĐ Tìm hiểu bài: (20 phút)

*Mục tiêu: Hiểu ý nghĩa bài văn : Ca ngợi  ông Lìn cần cù, sáng tạo, dám thay đổi tập quán canh tác của cả một vùng, làm thay đổi cuộc sống của cả thôn.

(Trả lời được các câu hỏi trong SGK).*Cách tiến hành: 
– Cho HS đọc câu hỏi trong SGK

– Giao nhiệm vụ cho các nhóm đọc bài và TLCH, chia sẻ trước lớp.

+ Đến huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai mọi ngư­ời sẽ ngạc nhiên vì điều gì?

+ Ông Lìn đã làm thế nào để đưa nư­ớc về thôn?

+ Nhờ có mư­ơng nư­ớc, tập quán canh tác và cuộc sống ở nông thôn Phìn Ngan đã thay đổi nh­ư thế nào?


+ Ông Lìn  đã nghĩ ra cách gì để giữ rừng bảo vệ dòng n­ước?

+ Thảo quả là cây gì?


+ Cây thảo quả mang lại lợi ích gì cho bà con Phìn Ngan?

+ Câu chuyện giúp em hiểu điều gì?

+ Nội dung bài nói lên điều gì?

Lưu ý: – Đọc đúng: M1, M2- Đọc hay: M3, M4
– HS đọc

– Nhóm trưởng điều khiển nhóm thảo luận TLCH sau đó chia sẻ trước lớp

– Mọi ngư­ời hết sức ngỡ ngàng thấy một dòng m­ương ngoằn ngoèo vắt ngang những đồi cao.

– Ông đã lần mò trong rừng sâu hàng tháng trời để tìm nguồn nư­ớc. Ông đã cùng vợ con đào suốt một năm trời được gần 4 cây số mương nư­ớc từ rừng già về thôn.

– Nhờ có mương nư­ớc, tập quán canh tác ở Phìn Ngan dã thay đổi: đồng bào không làm nương như­ tr­ước mà chuyển sang trồng lúa nước, không làm nư­ơng nên không còn phá rừng, đời sống của bà con cũng thay đổi nhờ trồng lúa lai cao sản, cả thôn không còn hộ đói.

– Ông đã lặn lội đến các xã bạn học cách trồng thảo quả về h­ướng dẫn bà con cùng trồng.

– Là quả là cây thân cỏ cùng họ với gừng, mọc thành cụm, khi chín màu đỏ nâu, dùng làm thuốc hoặc gia vị.

– Mang lại lợi ích kinh tế to lớn cho bà con: nhiều hộ trong thôn mỗi năm thu mấy chục triệu, ông Phìn mỗi năm thu hai trăm triệu.

– Câu chuyện giúp em hiểu muốn chiến thắng đ­ược đói nghèo, lạc hậu phải có quyết tâm cao và tinh thần v­ợt khó.

+ Bài ca ngợi ông Lìn cần cù, sáng tạo, dám thay đổi tập quán canh tác của cả một vùng, làm thay đổi cuộc sống của cả thôn
4. HĐ Luyện đọc lại – Đọc diễn cảm: (8 phút)

*Mục tiêu:  

 Học sinh đọc đúng, ngắt nghỉ đúng chỗ, biết nhấn giọng ở những từ ngữ cần thiết.

*Cách tiến hành:  
– 3 HS đọc nối tiếp và lớp tìm cách đọc hay 

– GV treo bảng phụ ghi sẵn đoạn cần luyện đọc 

– GV đọc mẫu

– HS thi đọc trong nhóm

– Đại diện nhóm thi đọc

– GV nhận xét đánh giá 
– HS nghe, tìm cách đọc hay

– 2 HS đọc cho nhau nghe

– 3 HS thi đọc

– HS nghe
5. HĐ ứng dụng: (2 phút)
– Địa phương em có những loại cây trồng nào giúp nhân dân xóa đói, giảm nghèo ?– Cây nhãn, cam, bưởi,…
6. Hoạt động sáng tạo:(2 phút)
– Nhận xét tiết học

– Dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị bài Ca dao về lao động sản xuất.

 Tìm hiểu các tấm gương lao động sản xuất giỏi của địa phương em.
– Lắng nghe.

– Lắng nghe và thực hiện.

Đón đọc thêm về 🍀 Dòng Kinh Quê Hương 🍀 Nội Dung Bài Đọc, Chính Tả, Soạn Bài

2 Mẫu Cảm Thụ Ngu Công Xã Trịnh Tường Hay Nhất

Chia sẻ cho các bạn 2 mẫu cảm thụ Ngu Công xã Trịnh Tường hay nhất.

Cảm Thụ Ngu Công Xã Trịnh Tường Tiêu Biểu – Mẫu 1

Tập đọc Ngu công xã Trịnh Tường là bài học hay và thú vị. Qua bài học, các em vừa khám phá ra được tinh thần dũng cảm của ông Lìn đã dám nghĩ dám làm thay đổi tập quán canh tác của cả một vùng.

Qua hình ảnh nhân vật ông Phàn Phù Lìn, tác giả đã gửi đến người đọc một tấm gương về sự kiên trì, chăm chỉ, cùng tinh thần yêu thương, đoàn kết, luôn nghĩ đến người khác trong cuộc sống. Nhân vật đã trở thành một người được cả làng kính nể, yêu quý chính nhờ những phẩm chất tốt đẹp đó.

Ông Lìn đã chiến thắng đói nghèo, lạc hậu nhờ quyết tâm và tinh thần vượt khó. Bằng trí thông minh và lao động sáng tạo, ông Lìn đã làm giàu cho gia đình mình và làm cho bà con trong thôn từ nghèo đói vươn lên có mức sống khá. Muốn có cuộc sống hạnh phúc, ấm no, con người phải dám nghĩ dám làm.

Cảm Thụ Ngu Công Xã Trịnh Tường Nổi Bật – Mẫu 2

Bài tập đọc nói về câu chuyện của xã Trịnh Tường có một dòng mương ngoằn ngoèo vắt ngang những đồi cao. Tuy nhiên, ông Lìn, người Dao ở thôn Phìn Ngan đã lần mò cả tháng trong rừng để tìm nguồn nước.

Câu chuyện ca ngợi ông Lìn cần cù, sáng tạo, dám thay đổi tập quán canh tác của cả một vùng, làm thay đổi cuộc sống của cả thôn.

Ông đã tiên phong trong việc dẫn nước về làng. Ông làm thay đổi tất cả nhận thức, hoạt động canh tác của người dân. Huy động người dân trồng cây để bảo vệ rừng. Ông còn tự mình trồng lúa nước để bà con tin vào những điều mình làm.

Từ đó, mang lại những kết quả đáng kinh ngạc. Những nương lúa quanh năm khát nước được thay dần bằng ruộng bậc thang. Vận động bà con trồng cây, nhờ vậy mà cả thôn không còn hộ đói.

Muốn thành công phải dám nghĩ, dám làm. Ông Lìn đã bằng hành động của mình thuyết phục mọi người trong thôn, để từ đó thoát khỏi cảnh đói nghèo. Ông là người không những biết nghĩ cho mình mà còn biết nghĩ cho mọi người.

Viết một bình luận