Kể Chuyện Chiếc Đồng Hồ ❤️️ Nội Dung Truyện, 4 Mẫu Tóm Tắt ✅ Tham Khảo Hướng Dẫn Kể Chuyện, Đọc Hiểu, Gợi Ý Soạn Bài.
NỘI DUNG CHÍNH
Nội Dung Câu Chuyện Chiếc Đồng Hồ Lớp 5
Kể chuyện: Chiếc đồng hồ được giới thiệu ở trang 9 SGK Tiếng Việt 5 tập 2. Cùng Thohay.vn đọc nội dung câu chuyện Chiếc đồng hồ lớp 5 bên dưới.
Năm 1954, các cán bộ đang dự hội nghị tổng kết ở Bắc Giang thì có lệnh Trung ương rút bớt một số người đi học lớp tiếp quản Thủ đô. Ai nấy đều háo hức muốn đi. Nhất là những người quê ở Hà Nội. Bao năm xa nhà, nhớ Thủ đô, nay được dịp trở về công tác, anh em bàn tán sôi nổi. Nhiều người đề nghị cấp trên chiếu cố nỗi niềm riêng đó và cho được toại nguyện. Tư tưởng cán bộ dự hội nghị có chiều phân tán…
Giữa lúc đó, Bác Hồ đến thăm hội nghị. Các đại biểu ùa ra đón Bác, Bác bước lên diễn đàn, mồ hôi ướt đầm hai bên vai áo nâu… Khi tiếng vỗ tay đã ngớt, Bác hiền từ nhìn khắp hội trường và nói chuyện về tình hình thời sự. Nói đến nhiệm vụ của toàn Đảng trong lúc này, Bác bỗng rút trong túi áo ra một chiếc đồng hồ quả quýt và hỏi:
– Các cô chú có thấy cái gì đây không?
Mọi người đồng thanh:
– Cái đồng hồ ạ.
– Thế trên mặt đồng hồ có những chữ gì?
– Có những con số ạ.
– Cái kim ngắn, kim dài để làm gì?
– Để chỉ giờ,chỉ phút ạ.
– Cái máy bên trong dùng để làm gì?
– Để điều khiển cái kim chạy ạ.
Bác mỉm cười, hỏi tiếp:
– Thế trong cái đồng hồ này bộ phận nào là quan trọng?
Mọi người còn đang suy nghĩ thì Bác lại hỏi:
– Trong cái đồng hồ, bỏ đi một bộ phận có được không?
– Thưa không được ạ.
Nghe mọi người trả lời, Bác bèn giơ chiếc đồng hồ lên cao và kết luận:
– Các bộ phận của một chiếc đồng hồ cũng ví như các cơ quan của một Nhà nước, như các nhiệm vụ cách mạng. Đã là nhiệm vụ của cách mạng thì đều là quan trọng, đều cần phải làm. Các cô chú thử nghĩ xem: trong một chiếc đồng hồ mà anh kim đòi làm anh chữ số, anh máy lại đòi ra ngoài làm cái mặt đồng hồ…, cứ tranh nhau chỗ đứng như thế thì còn là cái đồng hồ được không?
Chỉ trong ít phút ngắn ngủi, câu chuyện chiếc đồng hồ của Bác đã khiến cho ai nấy đều thấm thía, tự đánh tan được những thắc mắc riêng tư.
Xem bài viết đầy đủ 💌 Nhà Yêu Nước Nguyễn Trung Trực 💌 Nội Dung Chính Tả, Soạn Bài
Giới Thiệu Câu Chuyện Chiếc Đồng Hồ
Sau đây là thông tin giới thiệu câu chuyện Chiếc đồng hồ.
- Câu chuyện diễn ra trong 1 lần Bác dự hội nghị tại Bắc Giang năm 1954.
- Câu chuyện khuyên chúng ta rằng mỗi công việc đều quan trọng và đáng quý, cần làm việc theo đúng phân công, không nên so bì hoặc ích kỉ chỉ nghĩ đến việc riêng của mình.
- Câu chuyện cũng khuyên mỗi người lao động trong xã hội đều phải gắn bó với một công việc, công việc nào cũng quan trọng, cũng đáng quý.
Bố Cục Câu Chuyện Chiếc Đồng Hồ
Bố cục câu chuyện Chiếc đồng hồ được chia làm 3 phần:
- Phần 1: Từ đầu đến “… Có chiều phân tấn”
- Phần 2: Tiếp theo đến “… Thưa không được ạ”
- Phần 3: Còn lại
Chia sẻ cho bạn đọc 🔻 Người Công Dân Số Một 🔻 Nội Dung Tập Đọc, Soạn Bài, Cảm Thụ
Hướng Dẫn Kể Chuyện Chiếc Đồng Hồ
Đừng bỏ qua hướng dẫn kể chuyện Chiếc đồng hồ.
- Quan sát tranh thật kĩ để tìm hiểu xem trong tranh có sự xuất hiện của những nhân vật nào? Họ đang làm gì?
- Kể được từng đoạn và toàn bộ câu chuyện dựa vào tranh minh họa trong SGK;
- Kể đúng và đầy đủ nội dung câu chuyện
- Biết trao đổi về ý nghĩa của câu chuyện
Ý Nghĩa Câu Chuyện Chiếc Đồng Hồ
Ý nghĩa câu chuyện Chiếc đồng hồ như sau:
- Qua câu chuyện về Chiếc đồng hồ, Bác Hổ muốn khuyên cán bộ: nhiệm vụ nào của cách mạng cũng cần thiết, quan trọng; do đó, cần làm tốt công việc được phân công, không nên so bì, chỉ nghĩ đến việc riêng của mình….
- Đây cũng là một bài học đắt giá trong cuộc sống mà chúng ta cần phải học tập: mỗi người lao động trong xã hội đều gắn bó với một công việc, công việc nào cũng quan trọng và đáng quý.
Khám phá thêm bài 🌻 Người Mẹ Của 51 Đứa Con 🌻 Nội Dung Chính Tả, Soạn Bài, Cảm Thụ
Đọc Hiểu Truyện Chiếc Đồng Hồ
Cùng Thohay.vn xem thêm phần đọc hiểu truyện Chiếc đồng hồ.
👉Câu 1: Năm 1954, các cán bộ đang dự hội nghị tổng kết ở Bắc Giang thì nhận được lệnh gì từ Trung ương?
A. Bác Hồ chuẩn bị ghé thăm hội nghị.
B. Rút bớt một số người đi học lớp tiếp quản Thủ đô.
C. Tổ chức một đợt bình bầu những cá nhân xuất sắc, phần thưởng là sẽ được về thăm nhà 10 ngày.
D. Một số cá nhân được cử làm giáo viên cho lớp học xóa mù chữ.
Lời giải:
Năm 1954, các cán bộ đang dự hội nghị tổng kết ở Bắc Giang thì nhận được lệnh từ Trung ương: Rút bớt một số người đi học lớp tiếp quản Thủ đô.
Đáp án đúng: B.
👉Câu 2: Nhận được lệnh đó từ Trung ương, bầu không khí hội nghị biến đổi như thế nào?
☐ Ai nấy đều háo hức muốn đi, nhất là những người quê ở Hà Nội.
☐ Mọi người đùn đẩy nhau không ai muốn đi vì ngại môi trường xa lạ và công việc mới.
☐ Mọi người đều bàn tán sôi nổi.
☐ Bầu không khí im lặng, u ám và căng thẳng tới bất ngờ.
☐ Mọi người đều hết sức nghiêm túc, tập trung vào cuộc họp.
Lời giải:
Nhận được lệnh đó từ Trung ương, bầu không khí hội nghị biến đổi như sau:
Ai nấy đều háo hức muốn đi, nhất là những người quê ở Hà Nội.
Mọi người đều bàn tán sôi nổi.
Đáp án đúng: Đánh dấu x vào ô trống số 1, 3
👉Câu 3: Khi Bác Hồ đột ngột tới thăm hội nghị, các đại biểu đã có phản ứng như thế nào?
A. Các đại biểu ùa ra đón Bác.
B. Các đại biểu im lặng, xấu hổ cúi gằm mặt xuống.
C. Các đại biểu vẫn còn bàn tán sôi nổi không hề biết đến sự xuất hiện của Bác.
D. Các đại biểu đứng nghiêm, chào Bác theo nghi thức.
Lời giải:
Khi Bác Hồ đột ngột tới thăm hội nghị, các đại biểu ùa ra đón Bác.
Đáp án đúng: A.
👉Câu 4: Con hãy ghép phần mô tả ở mảnh ghép màu xanh với bức tranh tương ứng.
Lời giải:
1- Được tin Trung ương rút bớt một số người đi học lớp tiếp quản Thủ đô, các cán bộ danh dự hội nghị bàn tán sôi nổi. Ai nấy đều háo hức muốn đi.
2 – Giữa lúc đó, Bác Hồ đến thăm hội nghị. Các đại biểu ùa ra đón Bác.
3 – Khi nói đến nhiệm vụ của toàn Đảng trong lúc này, Bác bỗng rút trong túi áo ra một chiếc đồng hồ quả quýt. Bác mượn câu chuyện về chiếc đồng hồ để đả thông tư tưởng cán bộ một cách hóm hỉnh.
4 – Câu chuyện về chiếc đồng hồ của Bác khiến cho ai nấy đều thấm thía.
Đáp án đúng: 1 -> a, 2-> c, 3-> d, 4-> b
👉Câu 5: Bác Hồ xuất hiện trong hình ảnh như thế nào?
A. Bộ vest đen, giày da bóng lộn.
B. Áo sơ mi trắng, sơ vin lịch sự.
C. Mồ hôi ướt đầm hai bên vai áo nâu.
D. Áo ka ki trắng giản dị.
Lời giải:
Bác Hồ xuất hiện trong hình ảnh: Mồ hôi ướt đầm hai bên vai áo nâu.
Đáp án đúng: C.
👉Câu 6: Khi đang nói chuyện về tình hình thời sự, về nhiệm vụ của toàn Đảng với hội nghị, Bác Hồ rút từ trong túi áo ra vật gì?
A. Một chiếc đồng hồ treo tường.
B. Một chiếc đồng hồ để bàn.
C. Một chiếc đồng hồ quả quýt.
D. Một chiếc đồng hồ đeo tay.
👉Câu 7: Con thấy cách nói chuyện của Bác Hồ với các cán bộ trong hội nghị như thế nào?
A. Rất nghiêm nghị.
B. Rất tức giận nhưng phải cố kìm nén.
C. Trang trọng, lịch sự.
D. Nhỏ nhẹ, ôn tồn, dễ hiểu và cũng không kém phần dí dỏm.
Lời giải:
Cách nói chuyện của Bác Hồ với các cán bộ trong hội nghị: Nhỏ nhẹ, ôn tồn, dễ hiểu và cũng không kém phần dí dỏm.
Đáp án đúng: D.
👉Câu 8: Ý nghĩa của câu chuyện Chiếc đồng hồ?
A. Mỗi công việc đều quan trọng và đáng quý, cần làm việc theo đúng phân công, không nên so bì hoặc ích kỉ chỉ nghĩ đến việc riêng của mình.
B. Thời gian là thứ vô cùng quan trọng. Chúng ta cần biết trân trọng và sử dụng thời gian một cách hợp lí.
C. Đồng hồ là thứ mà mỗi chúng ta đều phải có và giữ trong người.
D. Trong mỗi cuooci họp dù là quy mô nhỏ hay lớn mọi người đều phải nghiêm túc, không được nói chuyện riêng.
Ý nghĩa của câu chuyện Chiếc đồng hồ:
Mỗi công việc đều quan trọng và đáng quý, cần làm việc theo đúng phân công, không nên so bì hoặc ích kỉ chỉ nghĩ đến việc riêng của mình.
Đáp án đúng: A.
Chia sẻ cho bạn đọc tác phẩm ⚡ Ngu Công Xã Trịnh Tường ⚡ Nội Dung Tập Đọc, Soạn Bài, Cảm Thụ
Soạn Bài Chiếc Đồng Hồ Lớp 5
Ngay sau đây là gợi ý soạn bài kể chuyện Chiếc đồng hồ lớp 5.
👉Câu 1 (trang 9 sgk Tiếng Việt lớp 5 tập 2): Dựa theo lời kể của cô giáo (thầy giáo) và các tranh vẽ dưới đây, hãy kể lại từng đoạn câu chuyện.
Trả lời:
– Tranh 1: Các cán bộ đang dự hội nghị bàn tán sôi nổi khi hay tin Trung ương rút bớt một số người đi học lớp tiếp quản Thủ đô. Ai nấy đều háo hức muốn đi.
– Tranh 2: Giữa lúc đó, Bác Hồ đến thăm hội nghị. Các đại biểu ùa ra đón Bác.
– Tranh 3: Nói đến nhiệm vụ của toàn Đảng trong lúc này, Bác bỗng rút trong túi ra một chiếc đồng hồ quả quýt. Mượn câu chuyện về chiếc đồng hồ, Bác đả thông tư tưởng cán bộ một cách hóm hỉnh.
– Tranh 4: Câu chuyện về chiếc đồng hồ của Bác khiến cho ai nấy đều thấm thía.
👉Câu 2 (trang 9 sgk Tiếng Việt lớp 5 tập 2): Kể lại toàn bộ câu chuyện.
Trả lời:
Năm 1954, các cán bộ đang dự hội nghị tổng kết ở Bắc Giang thì có lệnh Trung ương rút bớt một số người đi học lớp tiếp quản Thủ đô. Ai nấy đều háo hức muốn đi. Nhất là những người quê Hà Nội. Bao năm xa nhà, nhớ Thủ đô, nay được dịp trở về công tác, anh em bàn tán sôi nổi. Nhiều người đề nghị cấp trên chiếu cố nỗi niềm riêng đó và cho được toại nguyện. Tư tưởng cán bộ hội nghị có nhiều phân tán…
Giữa lúc đó Bác Hồ đến thăm hội nghị. Các đại biểu ùa ra đón Bác. Bác bước lên diễn đàn, mồ hôi ướt đãm hai bên vai áo nâu. Khi tiếng vỗ tay đã ngớt, Bác hiền từ nhìn khắp hội trường và nói chuyện về tình hình thời sự. Nói đến nhiệm vụ của toàn Đảng trong lúc này. Bác bỗng rút trong túi áo ra một chiếc đồng hồ hình quả quýt hỏi:
– Các cô chú có trông thấy cái gì đây không?
Mọi người đồng thanh:
– Cái đồng hồ ạ.
– Thế trên mặt đồng hồ có những chữ gì?
– Có những con số ạ.
– Cái kim ngắn, kim dài để làm gì?
– Để chỉ giờ, chỉ phút ạ.
– Cái máy bên trong dùng để làm gì?
– Để điều khiển cái kim ạ.
Bác mỉm cười, hỏi tiếp:
– Thế trong cái đồng hồ bộ phận nào là quan trọng?
Mọi người còn đang suy nghĩ thì Bác lại hỏi:
– Trong cái đồng hồ, bỏ đi một bộ phận thì có được không?
– Thưa không được ạ.
Nghe mọi người trả lời, Bác bèn giơ chiếc đồng hồ lên cao và kết luận:
– Các bộ phận của chiếc đồng hồ cũng ví như các cơ quan của một nhà nước, như các nhiệm vụ cách mạng. Đã là nhiệm vụ của cách mạng thì đều là quan trọng, đều cần phải làm. Các cô chú thử nghĩ xem: trong chiếc đồng hồ mà anh kim đòi làm anh chữ số, anh máy lại đòi ra ngoài làm cái mặt đồng hồ…, cứ tranh nhau chỗ đứng như thế thì còn là cái đồng hồ được không?
Chỉ trong ít phút ngắn ngủi, câu chuyện chiếc đồng hồ của Bác Hồ đã khiến cho ai nấy đều thấm thía, tự đánh tan được những thắc mắc riêng tư.
👉Câu 3 (trang 9 sgk Tiếng Việt lớp 5 tập 2): Câu chuyện khuyên ta điều gì?
Trả lời:
Câu chuyện khuyên mỗi người lao động trong xã hội đều phải gắn bó với một công việc, công việc nào cũng quan trọng, cũng đáng quý.
Xem thêm về 🍀 Thầy Cúng Đi Bệnh Viện 🍀 Nội Dung Tập Đọc, Soạn Bài, Giáo Án
Giáo Án Kể Chuyện Chiếc Đồng Hồ Lớp 5
Có thể bạn sẽ cần nội dung giáo án kể chuyện Chiếc đồng hồ lớp 5.
I. MỤC TIÊU:
1.Kiến thức: Biết trao đổi về ý nghĩa của câu chuyện
2.Kĩ năng: Kể được từng đoạn và toàn bộ câu chuyện dựa vào tranh minh họa trong SGK; kể đúng và đầy đủ nội dung câu chuyện.
3.Thái độ: Mỗi người lao động trong xã hội đều gắn bó với một công việc, công việc nào cũng quan trọng cũng đáng quý.
4. Năng lực:
– Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
– Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.
II. CHUẨN BỊ
1. Đồ dùng
– Giáo viên: SGK, bảng phụ,tranh minh họa.
– Học sinh: Sách giáo khoa, vở viết
2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học:
– Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thảo luận nhóm, thực hành.
– Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, “động não”
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của thầy | Hoạt động của trò |
1. Hoạt động khởi động:(3 phút) | |
– Cho HS hát – GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS. – Giới thiệu bài – Ghi bảng | – HS hát – HS thực hiện. – HS ghi vở |
2. HĐ nghe kể (10 phút) *Mục tiêu: – HS biết kể lại từng đoạn câu chuyện. – Một số HS kể được toàn bộ câu chuyện. (Lưu ý: Nhóm HS(M1,2) chăm chú nghe kể) *Cách tiến hành: | |
Giáo viên kể chuyện “Chiếc đồng hồ”– Giáo viên kể lần 1. – Giáo viên kể lần 2 + Kết hợp tranh minh hoạ. – Giáo viên kể lần 3 (nếu cần) + Giáo viên giải nghĩa từ: Tiếp quản, đồng hồ quả quýt. | – Học sinh nghe. – Học sinh nghe. + Tiếp quản: thu nhận và quản lí những thứ đối phương giao lại. + Đồng hồ quả quýt: đồng hồ bỏ túi nhỏ, hình tròn, to hơn đồng hồ bình thường. |
3. Hoạt động thực hành kể chuyện(15 phút) * Mục tiêu:HS kể được từng đoạn, cả câu chuyện.( Giúp đỡ nhóm HS (M1,2) kể được từng đoạn câu chuyện) * Cách tiến hành: | |
Hướng dẫn học sinh kể chuyện. a) Kể theo cặp. – Yêu cầu HS nêu nội dung chính của từng tranh. – Yêu cầu từng HS kể từng đoạn trong nhóm theo tranh. b) Thi kể trước lớp. – Học sinh thi kể từng đoạn trước lớp – Kể toàn bộ câu chuyện – Yêu cầu HS nhận xét, tìm ra bạn kể hay nhất, hiểu câu chuyện nhất. | – HS nêu – HS kể theo cặp – 4 HS tiếp nối nhau kể từng đoạn – 1 đến 2 học sinh kể toàn bộ câu chuyện. – HS nhận xét |
4. HĐ tìm hiểu ý nghĩa câu chuyện: (7 phút) * Mục tiêu: HS nắm được nội dung và ý nghĩa của câu chuyện. ( Giúp đỡ nhóm HS (M1,2) nắm được ý nghĩa câu chuyện)*Cách tiến hành: | |
– Cho HS trao đổi với nhau để tìm ý nghĩa của câu chuyện. – Cho HS chia sẻ trước lớp – GV nhận xét, kết luận | – HS trao đổi cặp đôi tìm ý nghĩa câu chuyện. – HS chia sẻ trước lớp – Ý nghĩa: Qua câu chuyện Chiếc đồng hồ, Bác Hồ muốn khuyên cán bộ: Nhiệm vụ nào của cách mạng cũng cần thiết, quan trọng, do đó cần làm tốt việc được phân công, không nên suy bì, chỉ nghĩ đến việc riêng của mình. |
5. Hoạt động tiếp nối:(2 phút) | |
– GDHS: Trong xã hội mỗi người 1 công việc, cần làm tốt công việc phân công, không phân bì, không chỉ nghĩ cho riêng mình. | – HS nghe |
6. Hoạt động sáng tạo:(1 phút) | |
– GV nhận xét tiết học. – HS về kể lại câu chuyện cho mọi người trong gia đình cùng nghe. | – HS nghe – HS nghe và thực hiện. |
Khám phá thêm 🌟 Thầy Thuốc Như Mẹ Hiền 🌟 Nội Dung Tập Đọc, Soạn Bài, Cảm Thụ
4 Mẫu Tóm Tắt Câu Chuyện Chiếc Đồng Hồ
Tổng hợp cho các bạn 4 mẫu tóm tắt câu chuyện Chiếc đồng hồ.
Tóm Tắt Câu Chuyện Chiếc Đồng Hồ Đặc Sắc – Mẫu 1
Được tin Trung ương rút bớt một số người đi học lớp tiếp quản Thủ đô, các cán bộ danh dự hội nghị bàn tán sôi nổi. Ai nấy đều háo hức muốn đi. Giữa lúc đó, Bác Hồ đến thăm hội nghị. Các đại biểu ùa ra đón Bác.
Khi nói đến nhiệm vụ của toàn Đảng trong lúc này, Bác bỗng rút trong túi áo ra một chiếc đồng hồ quả quýt. Bác Hồ mượn câu chuyện về chiếc đồng hồ để đả thông tư tưởng cán bộ một cách hóm hỉnh. Câu chuyện về chiếc đồng hồ của Bác đã khiến cho ai nấy cũng đều thấm thía.
Tóm Tắt Câu Chuyện Chiếc Đồng Hồ Tiêu Biểu – Mẫu 2
Giữa mùa thu năm 1954, Bác đến thăm Hội nghị rút kinh nghiệm cải cách ruộng đất ở Hà Bắc. Tại hội nghị, được biết có lệnh của Trung ương rút bớt một số cán bộ đi học lớp tiếp quản thủ đô. Ai nấy cũng đều háo hức muốn đi.
Ban lãnh đạo ít nhiều thấy khó xử. Lúc đó, Bác bỗng rút trong túi áo giơ ra một chiếc đồng hồ quả quýt và hỏi các đồng chí cán bộ trong hội trường từng câu hỏi về chức năng của từng bộ phận trong chiếc đồng hồ. Ai cũng đồng thanh trả lời đúng hết các câu hỏi của Bác.
Chỉ trong ít phút ngắn ngủi, câu chuyện về chiếc đồng hồ của Bác Hồ đã khiến cho ai nấy đều thấm thía, tự đánh tan được những suy nghĩ riêng tư của mình.
Tóm Tắt Câu Chuyện Chiếc Đồng Hồ Chọn Lọc – Mẫu 3
Năm 1954, các cán bộ đang dự hội nghị tổng kết ở Bắc Giang thì có lệnh của Trung ương rút bớt một số người đi học lớp tiếp quản thủ đô. Ai nấy đều háo hức muốn đi, thậm chí tranh nhau đi.
Giữa lúc đó, Bác Hồ đến thăm hội nghị. Bác bước lên diễn đàn, cầm chiếc đồng hồ và đặt ra cho mọi người nhiều câu hỏi. Cuối cùng, Bác kết luận vai trò quan trọng của các bộ phận trong một chiếc đồng hồ. Từ câu chuyện, Bác liên hệ đến công việc chung. Nghe xong câu chuyện, ai nấy cũng thấm thía và hiểu ra điều Bác muốn nói với mọi người.
Qua câu chuyện Chiếc đồng hồ, Bác Hồ muốn khuyên cán bộ: nhiệm vụ cách mạng nào cũng cần thiết, quan trọng. Mỗi người trong xã hội đều gắn bó với nhau, thúc đẩy xã hội phát triển.
Tóm Tắt Câu Chuyện Chiếc Đồng Hồ Ấn Tượng – Mẫu 4
Năm 1951, các cán bộ đang dự hội nghị tổng kết thì được tin Trung ương sẽ cử một số cán bộ đi học lớp tiếp quản Thủ Đô. Mọi người bàn tán xôn xao, ai hầy đều háo hức muốn đi.
Giữa lúc ấy thì Bác Hồ đến thăm và nói chuyện với hội nghị. Bác bước lên diễn đàn, mồ hôi ướt đầm hai bên vai áo nâu của Bác. Tiếng vỗ tay như sấm hết đợt này đến đợt khác như không muốn dứt. Bác ra hiệu im lặng rồi bắt đầu nói chuyện thời sự.
Bỗng, Bác rút từ trong túi áo ra một cái đồng hồ quả quýt, rồi hỏi các cán bộ về chức năng của từng bộ phận trong chiếc đồng hồ.
Chỉ trong ít phút ngắn ngủi mà câu chuyện về chiếc đồng hồ của Bác đã làm cho mọi người thấm thía, yên tâm với nhiệm vụ mà cách mạng đã giao cho.