Nhà Yêu Nước Nguyễn Trung Trực [Nội Dung Chính Tả + Soạn Bà]

Nhà Yêu Nước Nguyễn Trung Trực ❤️️ Nội Dung Chính Tả, Soạn Bài ✅ Mời Bạn Đọc Tham Khảo Hướng Dẫn Nghe Viết Chính Tả, Đọc Hiểu Tác Phẩm.

Nội Dung Chính Tả Nhà Yêu Nước Nguyễn Trung Trực

Bài chính tả Nhà yêu nước Nguyễn Trung Trực giúp các em phân biệt các phụ âm đầu r/d/gi, o/ô trong sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 5 – tập 2 – trang 6, trang 7, qua đó các em sẽ nắm được cách sử dụng đúng các phụ âm đầu dễ nhầm lẫn để hoàn thành tốt hơn các bài tập. Ngay sau đây là nội dung chính tả Nhà yêu nước Nguyễn Trung Trực.

Nhà yêu nước Nguyễn Trung Trực

Nguyễn Trung Trực sinh ra trong một gia đình làm nghề chài lưới trên sông Vàm Cỏ. Năm 23 tuổi, ông lãnh đạo cuộc nổi dậy ở phủ Tây An, nay thuộc tỉnh Long An. Đội quân khởi nghĩa do ông chỉ huy đã lập nên nhiều chiến công vang dội khắp vùng Tây Nam Bộ. Bị giặc bắt và đưa ra hành hình, ông khảng khái trả lời viên thống đốc Nam Kì: “Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam thì mới hết người Nam đánh Tây”

Khám phá thêm bài 🔻 Người Công Dân Số Một 🔻 Nội Dung Tập Đọc, Soạn Bài, Cảm Thụ

Giới Thiệu Bài Nhà Yêu Nước Nguyễn Trung Trực

Tiếp theo là phần thông tin giới thiệu bài Nhà yêu nước Nguyễn Trung Trực.

Đoạn văn nói về Nguyễn Trung Thức là 1 nhà yêu nước nổi tiếng của Việt Nam. Trước lúc hi sinh ông đã có 1 câu nói khảng khái, lưu danh muôn thuở “Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam thì mới hết người Nam đánh Tây”.

Bố Cục Nhà Yêu Nước Nguyễn Trung Trực

Bố cục Nhà yêu nước Nguyễn Trung Trực được chia làm 2 phần chính:

  • Phần 1: Từ đầu đến “…Tây Nam Bộ”
  • Phần 2: Còn lại

Chia sẻ cho bạn đọc tác phẩm 🌻 Người Mẹ Của 51 Đứa Con 🌻 Nội Dung Chính Tả, Soạn Bài, Cảm Thụ

Hướng Dẫn Nghe Viết Chính Tả Nhà Yêu Nước Nguyễn Trung Trực

Chia sẻ bạn đọc hướng dẫn nghe viết chính tả Nhà yêu nước Nguyễn Trung Trực.

  • Nghe – viết đúng bài chính tả, trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.
  • Phân biệt các phụ âm đầu r/d/gi, o/ô

Ý Nghĩa Bài Nhà Yêu Nước Nguyễn Trung Trực

Bày tỏ lòng kính trọng, tôn thờ vị anh hùng của đông đảo người dân. Cuộc đời và sự nghiệp của cụ Nguyễn Trung Trực mãi mãi bất tử trong lòng dân.

Xem thêm về ⚡ Ngu Công Xã Trịnh Tường ⚡ Nội Dung Tập Đọc, Soạn Bài, Cảm Thụ

Đọc Hiểu Tác Phẩm Nhà Yêu Nước Nguyễn Trung Trực

Đừng bỏ phần đọc hiểu tác phẩm Nhà yêu nước Nguyễn Trung Trực bên dưới.

👉Câu 1: Con hãy điền từ còn thiếu vào chỗ trống để hoàn chỉnh đoạn văn sau:

Con hãy điền từ còn thiếu vào chỗ trống

Nhà yêu nước Nguyễn Trung Trực

Nguyễn Trung Trực sinh ra trong một gia đình làm nghề … trên sông Vàm Cỏ. Năm 23 tuổi, ông lãnh đạo cuộc … ở phủ Tây An, nay thuộc tỉnh Long An. Đội quân khởi nghĩa do ông chỉ huy đã … nhiều chiến công vang dội khắp vùng Tây Nam Bộ. Bị giặc bắt và đưa ra hành hình, …  ông trả lời viên thống đốc Nam Kì: “Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam thì mới hết người Nam đánh Tây

Lời giải:

Thứ tự điền vào chỗ trống: chài lưới, nổi dậy, lập nên, khảng khái.

Đáp án đúng:

Nguyễn Trung Trực

      “Nguyễn Trung Trực sinh ra trong một gia đình làm nghề chài lưới trên sông Vàm Cỏ. Năm 23 tuổi, ông lãnh đạo cuộc nổi dậy ở phủ Tây An, nay thuộc tỉnh Long An. Đội quân khởi nghĩa do ông chỉ huy đã lập nên nhiều chiến công vang dội khắp vùng Tây Nam Bộ. Bị giặc bắt và đưa ra hành hình, ông khảng khái trả lời viên thống đốc Nam Kì: “Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam thì mới hết người Nam đánh Tây”

👉Câu 2:  Điền các chữ cái r, d, gi thích hợp vào chỗ trống.

Giữa cơn hoạn nạn

Một chiếc thuyền ra đến …ữa …òng sông thì bị …ò. Chỉ trong nháy mắt, thuyền đã ngập nước.

Hành khách nhốn nháo, hoảng hốt, ai nấy ra sức tát nước, cứu thuyền. …uy chỉ có một anh chàng vẫn thản nhiên, coi như không có chuyện gì xảy ra. Một người khách thấy vậy, không  …ấu nổi tức giận, bảo:

– Thuyền sắp chìm xuống đáy sông rồi, sao anh vẫn thản nhiên vậy?

Anh chàng nọ trả lời:

– Việc gì phải lo nhỉ? Thuyền này đâu có phải của tôi!

Lời giải:

Các từ cần điền vào chỗ trống: gi, d, r, r, D, gi.

Đáp án đúng:

Giữa cơn hoạn nạn

Một chiếc thuyền ra đến giữa dòng sông thì bị rò. Chỉ trong nháy mắt, thuyền đã ngập nước.

Hành khách nhốn nháo, hoảng hốt, ai nấy ra sức tát nước, cứu thuyền. Duy chỉ có một anh chàng vẫn thản nhiên, coi như không có chuyện gì xảy ra. Một người khách thấy vậy, không giấu nổi tức giận, bảo:

– Thuyền sắp chìm xuống đáy sông rồi, sao anh vẫn thản nhiên vậy?

Anh chàng nọ trả lời:

– Việc gì phải lo nhỉ? Thuyền này đâu có phải của tôi!

Khám phá thêm 🍀 Thầy Cúng Đi Bệnh Viện 🍀 Nội Dung Tập Đọc, Soạn Bài, Giáo Án

Soạn Bài Nhà Yêu Nước Nguyễn Trung Trực Lớp 5

Chia sẻ các bạn gợi ý soạn bài Nhà yêu nước Nguyễn Trung Trực lớp 5.

👉Câu 1 (trang 6 sgk Tiếng Việt lớp 5 tập 2): Nghe – viết: Nhà yêu nước Nguyễn Trung Trực

Trả lời:

Em làm theo yêu cầu bài tập

👉Câu 2 (trang 6 sgk Tiếng Việt lớp 5 tập 2): Tìm chữ cái thích hợp với mỗi ô trống để hoàn chỉnh bài thơ sau. Biết rằng :

1) Chữ r, d hoặc gi.

2) Chữ o hoặc ô (thêm dấu thanh thích hợp).

Tháng giêng của bé

Đồng làng vương chút heo may
Mầm cây tỉnh (1)…ấc, vườn đầy tiếng chim
Hạt mưa mải miết tr(2)…n tìm
Cây đào trước cửa lim (1)…im mắt cười
Quất g(2)…m từng hạt nắng (1)…ơi
Làm thành quả – những mặt trời vàng mơ
Tháng (1)…êng đến tự bao giờ?
Đất trời viết tiếp bài thơ ng(2)…t ngào.

Trả lời:

Tháng giêng của bé

Đồng làng vương chút heo may
Mầm cây tỉnh giấc, vườn đầy tiếng chim
Hạt mưa mải miết trn tìm
Cây đào trước cửa lim dim mắt cười
Quất gom từng hạt nắng rơi
Làm thành quả – những mặt trời vàng mơ
Tháng giêng đến tự bao giờ?
Đất trời viết tiếp bài thơ ngt ngào.

👉Câu 3 (trang 7 sgk Tiếng Việt lớp 5 tập 2): 

a) Tìm tiếng bắt đầu bằng r, d hay gi thích hợp với mỗi chỗ trống?

Làm việc cho cả ba thời

Có một con ve thấy bác nông dân nọ làm việc miệt mài, từ sáng đến tối chẳng lúc nào ngơi, liền tò mò hỏi:

– Bác làm việc quần quật như thế để làm gì?

Bác nông dân đáp:

– Tôi làm cho cả ba thời nên không thể ngừng tay.

Ve nghĩ mãi không …., lại hỏi:

– Thế nào là làm việc cho cả ba thời?

Bác nông dân ôn tồn giảng ….:

– Trước hết, tôi phải làm việc để nuôi thân. Đó là làm việc cho hiện tại. Nhà tôi còn bố mẹ …... Làm việc để phụng dưỡng bố mẹ là làm vì quá khứ. Còn làm để nuôi con là …. dụm cho tương lai. Sau này tôi già, các con tôi lại nuôi tôi như bây giờ tôi đang phụng dưỡng cha mẹ.

b) Tìm vần chứa hay ô thích hợp với mỗi ô trống. Giải câu đố.

– Hoa gì đơm lửa rực h….
Lớn lên hạt ng…. đầy tr… bị vàng?

(Là hoa gì?)

– Hoa nở trên mặt nước
Lại mang hạt tr…. mình
Hương bay qua hồ r….
Lá đội đầu mướt xanh.

(Là cây gì?)

Trả lời:

a)

Làm việc cho cả ba thời

Có một con ve thấy bác nông dân nọ làm việc miệt mài, từ sáng đến tối chẳng lúc nào ngơi, liền tò mò hỏi:

– Bác làm việc quần quật như thế để làm gì?

Bác nông dân đáp:

– Tôi làm cho cả ba thời nên không thể ngừng tay.

Ve nghĩ mãi không ra, lại hỏi:

– Thế nào là làm việc cho cả ba thời?

Bác nông dân ôn tồn giảng giải:

– Trước hết, tôi phải làm việc để nuôi thân. Đó là làm việc cho hiện tại. Nhà tôi còn bố mẹ già. Làm việc để phụng dưỡng bố mẹ là làm vì quá khứ. Còn làm để nuôi con là dành dụm cho tương lai. Sau này tôi già, các con tôi lại nuôi tôi như bây giờ tôi đang phụng dưỡng cha mẹ.

b)

– Hoa gì đơm lửa rực hồng
Lớn lên hạt ngọc đầy trong bị vàng?

Đáp án là hoa lựu.

– Hoa nở trên mặt nước
Lại mang hạt trong mình
Hương bay qua hồ rộng
Lá đội đầu mướt xanh.

Đáp án là cây sen.

Chia sẻ cho bạn đọc 🌟 Thầy Thuốc Như Mẹ Hiền 🌟 Nội Dung Tập Đọc, Soạn Bài, Cảm Thụ

Giáo Án Nhà Yêu Nước Nguyễn Trung Trực Lớp 5

Cùng xem thêm nội dung giáo án Nhà yêu nước Nguyễn Trung Trực lớp 5.

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

– Viết đúng bài chính tả, trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.

– Làm được bài tập 2, bài 3a .

2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng viết đúng âm đầu r/d/gi.

3. Thái độ: Giáo dục HS thức viết đúng chính tả, giữ vở sạch, viết chữ đẹp.

4. Năng lực:

– Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.

– Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.

– GDAN-QP: Nêu những tấm gương anh dũng hi sinh trong kháng chiến chống giặc ngoại xâm.

II. CHUẨN BỊ 

1. Đồ dùng  

– Giáo viên: Bảng phụ 

– Học sinh: Vở viết.

2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học:

– Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành.

– Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, động não.

III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC

Hoạt động của thầyHoạt động của trò
1. Hoạt động khởi động:(3 phút)
– Cho HS hát

– Kiểm tra đồ dùng học tập của học sinh.

– Giới thiệu bài

– Ghi bảng 
– HS hát

– HS thực hiện

– HS ghi vở
2.Hoạt động chuẩn bị viết chính tả:(7 phút)

*Mục tiêu: 

– HS nắm được nội dung đoạn viết và biết cách viết các từ khó.

– HS có tâm thế tốt để viết bài.(Lưu ý nhắc nhở HS nhóm M1,2 nắm được cách trình bày và cách viết các từ khó)

*Cách tiến hành:
* Tìm hiểu nội dung đoạn văn

– Yêu cầu HS đọc đoạn văn

+ Em biết gì về nhà yêu nước Nguyễn Trung Trực


+ Nhà yêu nước Nguyễn Trung Trực đã có câu nói nào lưu danh muôn đời


+ Nêu những tấm gương anh dũng hi sinh trong kháng chiến chống giặc ngoại xâm ?

* Hướng dẫn viết từ khó

– Yêu cầu HS nêu các từ ngữ khó, dễ lẫn

– Yêu cầu HS viết từ khó

– Trong đoạn văn em cần viết hoa những từ nào? 

– HS đọc đoạn văn

– Nguyễn Trung Trực sinh ra trong một gia đình nghèo. Năm 23 tuổi ông lãnh đạo cuộc nổi dậy ở Phủ Tây An và lập nhiều chiến công, ông bị giặc bắt và bị hành hình.

– Câu nói: “Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam thì mới hết người Nam đánh Tây.

– HS nêu: Trần Bình Trọng, Trần Quốc Toản, Lý Tự Trọng, Vừ A Dính, Võ Thị Sáu, Kim Đồng, Nguyễn Văn Trỗi,…

– HS nêu

– 3 HS lên bảng, lớp viết vào nháp

– Tên riêng: Nguyễn Trung Trực, Vàm Cỏ, Tân An, Long An, Tây Nam Bộ, Nam Kỳ, Tây Nam.
3. HĐ viết bài chính tả. (15 phút)

*Mục tiêu: Viết đúng bài chính tả, trình bày đúng hình thức bài văn xuôi. (Lưu ý: Theo dõi tốc độ viết của nhóm M1,2)

*Cách tiến hành: 
– GV đọc mẫu lần 1.- GV đọc lần 2 (đọc chậm)- GV đọc lần 3.– HS theo dõi.

– HS viết theo lời đọc của GV.

– HS soát lỗi chính tả.
4. HĐ chấm và nhận xét bài (3 phút)

*Mục tiêu: Giúp các em tự phát hiện ra lỗi của mình và phát hiện lỗi giúp bạn.

*Cách tiến hành: 
– GV chấm 7-10 bài.

– Nhận xét bài viết của HS.
– Thu bài chấm 

– HS nghe
5. HĐ làm bài tập: (8 phút)

* Mục tiêu :Làm được bài tập 2, bài 3a . (Giúp đỡ HS M1,2 hoàn thành các bài tập)

* Cách tiến hành: 
Bài 2: HĐ Cặp đôi

– Gọi HS đọc yêu cầu đề bài

– Yêu cầu HS làm bài theo cặp

– Cho Hs chia sẻ

– GV nhận xét, kết luận

– Gọi HS đọc lại bài thơ








Bài 3a: Trò chơi– HS đọc yêu cầu

-Tổ chức cho HS thi điền tiếng nhanh theo nhóm

– GV nhận xét chữa bài

– HS đọc đề bài

– 2 HS ngồi cùng bàn thảo luận và làm vào vở sau đó chia sẻ

– HS nghe

– 1 HS đọc bài thơ

Tháng giêng của bé
Đồng làng nương chút heo may
Mầm cây tỉnh giấc, vườn đầy tiếng chim
Hạt mưa mải miết trốn tìm
Cây đào trước cửa lim dim mắt cười
Quất gom từng hạt nắng rơi
Làm thành quả những mặt trời vàng mơ
Tháng giêng đến tự bao giờ
Đất trời viết tiếp bài thơ ngọt ngào


– HS đọc yêu cầu

– HS thi tiếp sức điền tiếng

+ Ve nghĩ mãi không ra, lại hỏi
+ Bác nông dân ôn tồn giảng giải.
+ Nhà tôi có bố mẹ già
+ Còn làm để nuôi con là dành dụm.
6. Hoạt động ứng dụng:(2 phút)
– Giải câu đố sau:

Mênh mông không sắc không hình,
Gợn trên sóng nước rung rinh lúa vàng,
Dắt đàn mây trắng lang thang
Hương đồng cỏ nội gửi hương đem về – Là gì?
– HS nêu: là gió
7. Hoạt động sáng tạo:(1 phút)
– Tìm hiểu quy tắc viết r/d/gi.– HS nghe và thực hiện

Đừng vội bỏ qua bài 🌷 Về Ngôi Nhà Đang Xây 🌷 Chia Sẻ Nội Dung, Hướng Dẫn Soạn Bài

2 Mẫu Kể Lại Chuyện Nhà Yêu Nước Nguyễn Trung Trực Hay Nhất

Mời các bạn tham khảo 2 mẫu kể lại chuyện Nhà yêu nước Nguyễn Trung Trực hay nhất.

Kể Lại Chuyện Nhà Yêu Nước Nguyễn Trung Trực Ấn Tượng – Mẫu 1

Hơn 150 năm qua, ngày vị anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực bị thực dân Pháp xử chém tại chợ Rạch Giá (27-10-1868) vẫn được nhiều thế hệ nhân dân ghi nhớ. Nhiều sự kiện tưởng niệm ông đã được tổ chức trang trọng trong tháng 10 hằng năm ở nhiều đền thờ, ngôi đình khắp ĐBSCL, đặc biệt là tại Kiên Giang.

Năm 23 tuổi, Nguyễn Trung Trực lãnh đạo cuộc nổi dậy ở phủ Tây An, nay thuộc tỉnh Long An. Đội quân khởi nghĩa do ông chỉ huy đã lập nên nhiều chiến công vang dội khắp vùng Tây Nam Bộ.

Khi bị giặc bắt đem đi hành hình, Nguyễn Trung Trực đã khảng khái nói: “Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam thì mới hết người Nam đánh Tây”. Câu nói này thể hiện quyết tâm đánh Pháp không chỉ của riêng Nguyễn Trung Trực mà nó còn đại diện cho quyết tâm của toàn thể nhân dân Việt Nam.

Kể Lại Chuyện Nhà Yêu Nước Nguyễn Trung Trực Đặc Sắc – Mẫu 2

Anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực còn có tên Nguyễn Văn Lịch, dân gian thường gọi tôn kính là cụ Nguyễn. Ông sinh năm 1838, tại làng Bình Nhật, huyện Cửu An, phủ Tân An (ngày nay là xã Bình Ðức, huyện Bến Lức, tỉnh Long An). Gia đình ông sống bằng nghề chài lưới trên sông Bến Lức. Gốc gác gia đình của ông là ngư dân ở huyện Phù Cát, Quy Nhơn, Bình Ðịnh, từ vài thế kỷ trước di cư vào Nam lập nghiệp.

Năm 1861, ông tham gia nghĩa quân của Bình Tây đại nguyên soái Trương Ðịnh, được giao chức Quản đạo. Ðạo quân của ông hoạt động mạnh ở vùng Tân An (Long An).

Ngày 19-9-1868, Nguyễn Trung Trực bị thực dân Pháp bắt, chiêu hàng nhưng không thể lay chuyển được khí tiết của vị anh hùng, nên chúng đưa ông ra chợ Rạch Giá xử chém ngày 27-10-1868.

Dù ông mất, nhưng câu nói bất hủ “Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam thì mới hết người Nam đánh Tây”, cùng những câu chuyện về ông vẫn lưu truyền trong dân gian, sách sử.

Viết một bình luận