Thái Sư Trần Thủ Độ Lớp 5 [Nội Dung Tập Đọc + Soạn Bài + Cảm Thụ]

Thái Sư Trần Thủ Độ Lớp 5 ❤️️ Nội Dung Tập Đọc, Soạn Bài, Cảm Thụ ✅ Cập Nhật Ý Nghĩa, Bố Cục, Giáo Án, Hướng Dẫn Tập Đọc.

Nội Dung Bài Thái Sư Trần Thủ Độ Lớp 5

Bài tập đọc Thái sư Trần Thủ Độ được giới thiệu trong SGK Tiếng Việt 5 trang 15, 16 – Tập 2. Cùng xem nội dung bài Thái sư Trần Thủ Độ lớp 5 bên dưới.

Thái sư Trần Thủ Độ

Trần Thủ Độ là người có công lập nên nhà Trần, lại là chú của vua và đứng đầu trăm quan, nhưng không vì thế mà tự cho phép mình vượt qua phép nước. 

Có lần, Linh Từ Quốc  Mẫu, vợ ông, muốn xin chức câu đương, không thể ví như những câu đương khác. Vì vậy phải chặt một ngón chân để phân biệt. 

Người ấy kêu van mãi, ông mới tha cho. 

Một lần khác, Linh Từ Quốc Mẫu ngồi kiệu đi qua chỗ thềm cấm, bị một người quân hiệu ngăn lại. Về nhà, bà khóc: 

– Tôi là vợ thái sư mà bị kẻ dưới khinh nhờn. 

Ông cho bắt người quân hiệu đến. Người này nghĩ là phải chết. Nhưng khi nghe anh ta kể rõ ngọn ngành, ông bảo: 

-Ngươi ở chức thấp mà biết giữ phép nước như thế, ta còn trách gì nữa. 

Nói rồi, lấy vàng, lụa thưởng cho. 

Trần Thủ Độ có công lớn, vua cũng phải nể. Có viên quan nhân lúc vào chầu vua, ứa nước mắt tâu: 

– Bệ hạ còn trẻ mà thái sư chuyên quyền, không biết rồi xã tắc sẽ ra sao. Hạ thần lấy làm lo lắm. 

Vua đem viên quan đến gặp Trần Thủ Độ và nói: 

– Kẻ nào dám tâu xằng với trẫm là Thượng phụ chuyên quyền, nguy cho xã tắc. 

Trần Thủ Độ trầm ngâm suy nghĩ rồi tâu: 

– Quả có chuyện như vậy. Xin bệ hạ quở trách thần và ban thưởng cho người nói thật. 

Theo ĐẠI VIỆT SỬ KÍ TOÀN THƯ  

Chú thích:

  • Thái sư: Chức quan đầu triều thời xưa
  • Câu đương: Một chức vụ nhỏ ở xã, giữ việc bắt bớ, áp giải người có tội
  • Kiệu: Một phương tiện đi lại thời xưa gồm một chiếc ghế ngồi có mái che và đôi đòn khiêng, thường do bốn người khiêng
  • Quân hiệu: Chức quan võ nhỏ
  • Xã tắc: Đất nước, nhà nước
  • Thượng phụ: Từ xưng hô để tỏ ý tôn kính Trần Thủ Độ (Thượng: bề trên, phụ: cha)

Chia sẻ cho bạn đọc tác phẩm 💚 Kể Chuyện Chiếc Đồng Hồ 💚 Bố Cục, Giáo Án, Hướng Dẫn Kể Chuyện

Giới Thiệu Bài Thái Sư Trần Thủ Độ

Sau đây là thông tin giới thiệu bài Thái sư Trần Thủ Độ.

  • Bài đọc được trích từ bộ ĐẠI VIỆT SỬ KÍ TOÀN THƯ do sử gia Ngô Sĩ Liên biên soạn.
  • Bài đọc nói về đức hạnh và tấm lòng của Thái sư Trần Thủ Độ đối với vua Trần và đất nước. Ông phân biệt công tư rõ ràng, không chuyên quyền. Ông răn đe kẻ dưới, thưởng phạt công minh, luôn lo lắng cho đất nước.

Bố Cục Bài Thái Sư Trần Thủ Độ

Bố cục bài Thái sư Trần Thủ Độ được chia làm 3 phần chính:

  • Đoạn 1: Từ đầu đến ông mới tha cho tôi
  • Đoạn 2: Từ Một lần khác đến Nói rồi, lấy vàng, lụa thưởng cho
  • Đoạn 3: Phần còn lại

Xem thêm về 💌  Nhà Yêu Nước Nguyễn Trung Trực 💌 Nội Dung Chính Tả, Soạn Bài

Hướng Dẫn Tập Đọc Thái Sư Trần Thủ Độ

Tìm hiểu hướng dẫn tập đọc Thái sư Trần Thủ Độ sau đây.

  • Biết đọc diễn cảm bài văn, đọc phân biệt được lời các nhân vật.
  • Hiểu: Thái sư Trần Thủ Độ là ngươi gương mẫu, nghiêm minh, công bằng, không vì tình riêng mà làm sai phép nước.(Trả lời được các câu hỏi trongSGK ).
  • Giáo dục HS học tập đức tính gương mẫu, nghiêm túc trong công việc

Ý Nghĩa Bài Thái Sư Trần Thủ Độ

Ca ngợi thái sư Trần Thủ Độ – một người cư xử gương mẫu, nghiêm minh, không vì tình riêng mà làm sai phép nước.

Xem bài viết đầy đủ 🔻 Người Công Dân Số Một 🔻 Nội Dung Tập Đọc, Soạn Bài, Cảm Thụ

Đọc Hiểu Tác Phẩm Thái Sư Trần Thủ Độ

Xem thêm phần đọc hiểu tác phẩm Thái sư Trần Thủ Độ.

👉Câu 1. Thái sư Trần Thủ Độ có công lập nên triều đại nào?

A. Nhà Lý

B. Nhà Hồ

C. Nhà Trần

D. Nhà Nguyễn

👉Câu 2. Linh Từ Quốc Mẫu có quan hệ như thế nào với Trần Thủ Độ?

A. là hoàng hậu

B. là vợ

C. là mẹ

D. là mẹ vợ

👉Câu 3. Trước việc làm của người câu đương, Trần Thủ Độ xử trí ra sao?

A. Yêu cầu người đó chặt một ngón chân để phân biệt với các câu đương khác

B. Lấy vàng, lụa thưởng cho

C. Để người câu đương nhận chức theo chuyện thường

D. Trói người này lại

👉Câu 4. Trước việc làm của người quân hiệu, Trần Thủ Độ xử lí ra sao?

A. Khen ngợi và lấy vàng lụa thưởng cho

B. Trừng trị nghiêm minh vì dám khinh thường vợ quan

C. Khen ngợi nhưng nhắc nhở kín đáo lần sau không được làm vậy nữa

D. Bắt tạm giam

👉Câu 5. Khi có viên quan tâu với vua rằng mình chuyên quyền, Trần Thủ Độ nói thế nào?

A. Đời nào có chuyện như vậy. Thần nào dám lộng quyền.

B. Quả có chuyện như vậy. Xin Bệ hạ quở trách thần và ban thưởng cho người nói thật..

C. Đời nào có chuyện như vậy. Xin Bệ hạ xét xử nghiêm minh.

D. Điêu dân to gan!

👉Câu 6. Qua truyện trên, Trần Thủ Độ hiện lên là một con người như thế nào?

A. chính trực, biết lắng nghe ý kiến của người khác

B. bảo thủ, cố chấp, tham lam

C. chuyên quyền, lộng hành

D. tham quan, ô lại

👉Câu 7. Vì sao Trần Thủ Độ lại thưởng vàng, lụa cho người quân hiệu?

A. vì người quân hiệu bị giữ phép nước

B. vì người quân hiệu dám chống lại quyền lực

C. vì người quân hiệu dám phạt vợ ông

D. vì người quân hiệu thông minh

👉👉Đáp án và hướng dẫn giải Trắc nghiệm Tập đọc lớp 5

Câu1234567
Đáp ánCBAABAA

Chia sẻ cho bạn đọc 🌻 Người Mẹ Của 51 Đứa Con 🌻 Nội Dung Chính Tả, Soạn Bài, Cảm Thụ

Soạn Bài Thái Sư Trần Thủ Độ Lớp 5

Mời bạn cùng lưu lại gợi ý soạn bài Thái sư Trần Thủ Độ lớp 5.

👉Câu 1 (trang 16 sgk Tiếng Việt lớp 5 tập 2): Khi có người muốn xin chức câu đương, Trần Thủ Độ đã làm gì?

Trả lời:

Khi có người muốn xin chức câu đương, Trần Thủ Độ đồng ý nhưng yêu cầu chặt một ngón chân người đó để phân biệt với các câu đương khác.

👉Câu 2 (trang 16 sgk Tiếng Việt lớp 5 tập 2): Trước việc làm của người quân hiệu, Trần Thủ Độ xử lí ra sao?

Trả lời:

Trước việc làm của người quân hiệu, Trần Thủ Độ không những không trách móc mà còn thưởng cho vàng lụa.

👉Câu 3 (trang 16 sgk Tiếng Việt lớp 5 tập 2): Khi biết có viên quan tâu với vua rằng mình chuyên quyền, Trần Thủ Độ nói thế nào?

Trả lời:

Khi biết có viên quan tâu với vua rằng mình chuyên quyền thì Trần Thủ Độ nhận lỗi và xin vua ban thưởng cho viên quan dám nói thẳng.

👉Câu 4 (trang 16 sgk Tiếng Việt lớp 5 tập 2): Những lời nói và việc làm của Trần Thủ Độ cho thấy ông là người như thế nào?

Trả lời:

Những lời nói và việc làm của Trần Thủ Độ đủ cho thấy ông là người cư xử nghiêm minh, không vì tình riêng, nghiêm khắc với bản thân, luôn đề cao kỉ cương, phép nước.

Khám phá thêm bài ⚡ Ngu Công Xã Trịnh Tường ⚡ Nội Dung Tập Đọc, Soạn Bài, Cảm Thụ

Giáo Án Thái Sư Trần Thủ Độ Lớp 5

Tham khảo nội dung giáo án Thái sư Trần Thủ Độ lớp 5 sau đây.

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Hiểu: Thái sư Trần Thủ Độ là người gương mẫu, nghiêm minh, công bằng, không vì tình riêng mà làm sai phép nước ( Trả lời được các câu hỏi trong SGK). 

2. Kĩ năng: Biết đọc diễn cảm bài văn, đọc phân biệt được lời các nhân vật.

3. Thái độ: Học đức tính nghiêm minh, công bằng.

4. Năng lực: 

– Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.

– Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.

II. CHUẨN BỊ

1. Đồ dùng 

– Giáo viên: Sách giáo khoa, tranh minh hoạ, bảng phụ viết sẵn đoạn văn cần luyện đọc

– Học sinh: Sách giáo khoa 

2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học:

– Phương pháp vấn đáp, động não, thực hành, thảo luận nhóm.

– Kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật trình bày một phút, động não.

III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC

Hoạt động dạyHoạt động học
1. Hoạt động khởi động:(5phút)
– Cho HS thi đọc phân vai trích đoạn kịch (Phần 2) và trả lời câu hỏi

– GV nhận xét

– Giới thiệu bài – ghi bảng
– HS thi đọc

– HS nghe

– HS ghi vở
2. Hoạt động luyện đọc: (10 phút)

* Mục tiêu: 

– Rèn đọc đúng từ , đọc đúng câu, đoạn.

– Hiểu nghĩa các từ ngữ mới.(Lưu ý tốc độ đọc của nhóm M1,2)

* Cách tiến hành:
– Gọi HS đọc toàn bài.

– Cho HS chia đoạn: 3 đoạn



– Cho HS đọc đoạn nối tiếp đoạn trong nhóm lần 1

– Luyện đọc những từ ngữ dễ đọc sai: Linh Từ Quốc Mẫu, kiệu, chuyên quyền, …

– Đọc nối tiếp lần 2.

– Giải nghĩa từ.

– Luyện đọc theo cặp.

– Cho HS thi đọc

– GV đọc mẫu
– 1HS đọc toàn bài- HS chia đoạn

+ Đoạn 1: từ đấu đến …ông mới tha cho.

+ Đoạn 2: tiếp theo đến …thưởng cho.

+ Đoạn 3: phần còn lại.- HS nối tiếp đoạn trong nhóm lần 1


– HS luyện đọc từ ngữ khó đọc.

– HS luyện đọc lần 2- 3HS giải nghĩa từ (dựa vào SGK).

– 2 HS ngồi cùng bàn luyện đọc.

– HS thi đọc phân vai hoặc đọc đoạn

– HS nghe
3. Hoạt động tìm hiểu bài: (10 phút)

* Mục tiêu: Hiểu: Thái sư Trần Thủ Độ là người gương mẫu, nghiêm minh, công bằng, không vì tình riêng mà làm sai phép nước ( Trả lời được các câu hỏi trong SGK).

* Cách tiến hành:
– Cho HS thảo luận theo các câu hỏi sau:+ Khi có một người xin chức câu đương, Trần Thủ Độ đã làm gì?

+ Theo em cách xử sự này của Trần Thủ Độ có ý gì?

+ Trước việc làm của người quân hiệu, Trần Thủ Độ xử lý ra sao?

+ Khi biết có viên quan tâu với vua rằng mình chuyên quyền, Trần Thủ Độ nói thế nào?+ Những lời nói và việc làm của Trần Thủ Độ cho thấy ông là người như thế nào?- Cho HS báo cáo, giáo viên nhận xét, kết luận.
– Nhóm trưởng điều khieenr nhóm đọc bài TLCH sau đó chia sẻ kết quả

+ Trần Thủ Độ đồng ý nhưng yêu cầu người đó phải chặt một ngón chân để phân biệt với những câu đương khác.

+  HS trả lời


+ Ông hỏi rõ đầu đuôi sự việc và thấy việc làm của người quân hiệu đúng nên ông không trách móc mà còn thưởng cho vàng, bạc.

+ Trần Thủ Độ nhận lỗi và xin vua ban thưởng cho viên quan dám nói thẳng.


+ Ông là người cư xử nghiêm minh, không vì tình riêng, nghiêm khắc với bản thân, luôn đề cao kỷ cương phép nước.
4. Luyện đọc diễn cảm:(8 phút)

* Mục tiêu: Đọc diễn cảm bài văn

* Cách tiến hành:
– GV đưa bảng phụ ghi sẵn đoạn 3 lên và hướng dẫn đọc.

– Phân nhóm 4 cho HS luyện đọc.

– Cho HS thi đọc.

– GV nhận xét + khen nhóm đọc hay
– HS đọc phân vai: người dẫn chuyện, viên quan, vua, Trần Thủ Độ (nhóm 4).

– 2 – 3 nhóm lên thi đọc phân vai.
5. Hoạt động ứng dụng: (2phút)
– Qua câu chuyện trên, em thấy Thái sư Trần Thủ Độ là người như thế nào ?– Thái sư Trần Thủ Độ là người gương mẫu, nghiêm minh, công bằng, không vì tình riêng mà làm sai phép nước
6. Hoạt động sáng tạo: (1phút)
– Về nhà kể lại câu chuyện cho mọi người cùng nghe

Chia sẻ cho bạn đọc tác phẩm 🍀 Thầy Cúng Đi Bệnh Viện 🍀 Nội Dung Tập Đọc, Soạn Bài, Giáo Án

5 Mẫu Cảm Thụ Thái Sư Trần Thủ Độ Hay Nhất

Thohay.vn xin chia sẻ cho các bạn 5 mẫu cảm thụ Thái sư Trần Thủ Độ hay nhất.

Cảm Thụ Thái Sư Trần Thủ Độ Nổi Bật – Mẫu 1

Trong cuộc sống có những người sinh ra chẳng ai biết đến nhưng lại có những người sinh ra khi mất đi rồi lại khắc tên mình theo dòng lịch sử mà ngàn đời sau ai cũng biết. Dù không biết mặt dù không chứng kiến nhưng nhắc đến tên họ thì ai cũng biết. Thái sư Trần Thủ Độ là một người như thế.

Bài đọc là câu chuyện liên quan đến vợ ông, bà có ý xin cho người họ hàng làm chức câu đương, quả thực việc này chẳng có gì khó khăn. Nhưng với tấm lòng chí công vô tư, người vô công thì không thụ lộc, không phải hiền tài thì ông không dễ cất nhắc.

Ông vừa không muốn làm vợ buông lòng, chuyện nhà lục đục, vừa muốn giữ trọn nguyên tắc, nên đã nghĩ ra một cách rất thông minh, ấy là đòi chặt bỏ 1 ngón chân để phân biệt giữa vị họ hàng xa của vợ và những người khác, người thấy thế tự biết sợ mà rút lui.

Thế là chuyện được giải quyết một cách khéo léo, vừa răn đe kẻ khác, vừa khiến vợ không thể oán trách gì, bởi việc ông làm đâu có chỗ nào vô lý. Người nam nhi phải tề gia trị quốc bình thiên hạ là như thế.

Đọc đoạn trích Thái sư Trần Thủ Độ, ta mới hiểu sâu sắc được thế nào là một vị khai quốc công thần, nhà chính trị kiệt xuất, bản lĩnh. Ở ông hiện lên những vẻ đẹp của trí tuệ cùng đạo đức, tấm lòng cương trực, thẳng thắn, liêm khiết, luôn lấy việc của xã tắc, của quốc gia làm trọng, đặt lên trên tất cả những việc cá nhân, gia đình. Ấy là bản lĩnh của bậc đại trượng phu mà không phải ai cũng có được.

Cảm Thụ Thái Sư Trần Thủ Độ Tiêu Biểu – Mẫu 2

Bài “Thái sư Trần Thủ Độ” là một bài bình phẩm nhân vật lịch sử rất đặc sắc của Ngô Sĩ Liên trong “Đại Việt sử kí toàn thư”. Nhân cách cao đẹp của Trần Thủ Độ để lại bao ấn tượng sâu sắc trong tâm hồn của con người Việt Nam hơn 700 năm qua.

Một người xin được làm câu đương, được vợ quan Thái sư xin cho, anh ta chắc mẩm sự chạy chọt của mình chắc trăm phần trăm ! Nhưng khi nghe Trần Thủ Độ nói là “phải chặt một ngón chân” thì anh ta “kêu van xin thôi”, hồi lâu mới được tha. Tưởng xin làm câu đương để có một chút danh phận giữa chốn đình trung mà kiếm chút, ai ngờ chuốc lấy tai hoạ!

Câu chuyện diễn ra như một màn bi hài kịch. Cách chúng ta hơn bảy thế kỉ, Trần Thủ Độ là người kiên quyết nhất chống tiêu cực: chống chạy chức, chạy quyền. Sau vụ xin làm câu đương của người nọ, “từ đấy không ai dám đến nhà (Quốc mẫu) thăm riêng nữa”.

Sự việc cho thấy Trần Thủ Độ rất chí công, đặt quyền lợi triều đình, quốc gia lên trên hết. Trần Thủ Độ là người có vai trò to lớn, quyết định đối với sự nghiệp vương triều nhà Trần. Ngô Sĩ Liên đã dành những lời tốt đẹp nhất, những sự kiện lịch sử hùng hồn nhất làm sống dậy công đức vô cùng to lớn của vị Thái sư.

Cảm Thụ Thái Sư Trần Thủ Độ Chọn Lọc – Mẫu 3

Khi nhắc đến nhà Trần, chúng ta sẽ không thể nào không nhắc đến Thái sư Trần Thủ Độ. Để nhà Trần được thành lập và được phồn thịnh qua hai đời vua, Trần Thủ Độ có thể được coi là khai quốc công thần, là trụ cột không thể thiếu của nhà Trần.

Bài đọc là tình huống phu nhân của ông xin cho một người họ hàng làm chức câu đương, một chức dịch nhỏ trong xã và lo việc bắt giữ và áp giải phạm nhân, đó là chức câu đương. Thủ Độ không hề suy nghĩ gì mà gật đầu đồng ý luôn, còn lấy giấy bút ra để biên lấy họ tên quê quán của người đó.

Đọc tới đây, hẳn ta rất bất ngờ, trong đầu không thể không suy nghĩ, không lẽ Thái sư Trần Thủ Độ chỉ làm ra vẻ bề ngoài như thế nhưng thật ra cũng như những vị quan quyền cao chức trọng thối nát trước đây. Thật đúng là “Một người làm quan cả họ được nhờ”. Và cái kết đầy kịch tính nhưng cũng khiến không ít người phải trầm trồ, thán phục.

Ông nói “Ngươi vì có Công chúa xin cho được làm câu đương, không ví như người câu đương khác được, phải chặt một ngón chân để phân biệt”. Ông không làm trái ý vợ, không muốn vợ phật lòng, nhưng ông cũng không làm trái với trọng trách, với trách nhiệm mà mình đang gánh vác trên vai.

Trần Thủ Độ làm vậy một mặt là để răn đe,làm gương cho những người có ý ỷ lại rằng mình có người thân làm quan thì chắc chắn mình cũng sẽ được thơm lây, có khi còn được làm quan nữa.

Mặt khác, ông còn cho mọi người thấy rằng, ông luôn đặt lợi ích của quốc gia, của dân tộc lên trên hết, luôn giữ gìn sự công bằng, minh bạch. Không vì đó là người thân thích mà chấp nhận thói xu nịnh, quà biếu đút lót để được thăng quan tiến chức, để phục vụ cho lợi ích của mình.

Cảm Thụ Thái Sư Trần Thủ Độ Đặc Sắc – Mẫu 4

Trong triều đại nhà Trần đã có rất nhiều cái tên đã đi vào lịch sử, sẽ là một sự thiếu sót nếu ta không nhắc đến Thái sư Trần Thủ Độ. Ông là bậc khai quốc công thần,là trụ cột không thể thiếu của nhà Trần.

Bài đọc là câu chuyện phu nhân xin ông cho một người trong họ của bà được làm câu đương, tức là một chức dịch nhỏ trong xã chuyên lo việc bắt giữ và áp giải phạm nhân. Chi tiết này tạo ra mâu thuẫn giữa tính cách liêm chính của Trần Thủ Độ với lời đề nghị của phu nhân.

Tác giả gây chú ý bằng chi tiết: Thủ Độ gật đầu và biên lấy họ tên quê quán của người đó, khiến người đọc lầm tưởng là sự việc sẽ diễn ra đúng theo ý muốn của phu nhân, để rồi hoàn toàn bất ngờ trước cách xử lý của Thái sư cũng như thú vị trước cách giải quyết cao trào xung đột của tác giả.

Trần Thủ Độ yêu cầu hắn muốn làm câu đương thì phải chặt một ngón chân để phân biệt với những câu đương khác, khiến hắn ta sợ hãi, kêu van xin thôi, hồi lâu mới tha cho.

Cảm Thụ Thái Sư Trần Thủ Độ Ấn Tượng – Mẫu 5

Ngô Sĩ Liên là một nhà viết sử tài năng và ông đã cho ra đời bộ “Đại Việt sử ký toàn thư” được xem là một trong những tác phẩm có giá trị trên cả lĩnh vực văn học và lịch sử. “Thái sư Trần Thủ Độ” là một đoạn trích hay của tác phẩm tên tuổi này.

 Câu chuyện là tình huống phu nhân của ông xin cho một người họ hàng làm chức câu đương, đó chính là một chức dịch nhỏ trong xã và lo việc bắt giữ và áp giải phạm nhân, đó là chức câu đương. Thái sư Thủ Độ không hề suy nghĩ gì mà gật đầu đồng ý luôn,mà dường như lại còn lấy giấy bút ra để biên lấy họ tên quê quán của người đó.

Và khi người đọc tới đây, hẳn ta rất bất ngờ, trong đầu không thể không suy nghĩ, và ta không khỏi phân vân không lẽ Thái sư Trần Thủ Độ chỉ được làm ra vẻ bề ngoài như thế nhưng thật ra cũng như những vị quan quyền cao chức trọng thối nát trước đây. Và thông qua đây ta như thấy được thật đúng là “Một người làm quan cả họ được nhờ”.

Có thể nói rằng chính cái kết đầy kịch tính nhưng dường như cũng đã khiến không ít người phải trầm trồ, thán phục. Ông nói rằng “Ngươi vì có Công chúa xin cho được làm câu đương, không ví như người câu đương khác được, phải chặt một ngón chân để phân biệt”.

Ông lúc này như đã không làm trái ý vợ, không muốn vợ phật lòng, nhưng ông cũng không làm trái với trọng trách, với trách nhiệm mà mình đang gánh vác trên vai. Trần Thủ Độ làm vậy có lý do riêng của mình vì một mặt là để răn đe,làm gương cho những người có ý ỷ lại rằng khi mà mình đã có người thân làm quan thì chắc chắn mình cũng sẽ được thơm lây, và may mắn hơn lại có khi còn được làm quan nữa.

Mặt khác, ông còn cho mọi người thấy rằng, ông cũng đã luôn luôn đặt lợi ích của quốc gia, của dân tộc lên trên hết, luôn giữ gìn sự công bằng, minh bạch. Và cũng không vì đó là người thân thích mà chấp nhận thói xu nịnh hay tất cả những món quà biếu đút lót để được thăng quan tiến chức, để phục vụ cho lợi ích của mình.

Viết một bình luận