Phong Cảnh Đền Hùng Lớp 5 [Nội Dung Tập Đọc + Soạn Bài + Cảm Thụ]

Phong Cảnh Đền Hùng Lớp 5 ❤️️ Nội Dung Tập Đọc, Soạn Bài, Cảm Thụ ✅ Cập Nhật Ý Nghĩa, Bố Cục, Giáo Án, Hướng Dẫn Tập Đọc.

Nội Dung Bài Đọc Phong Cảnh Đền Hùng

Phong cảnh đền Hùng được chia sẻ trong phần Tập đọc SGK Tiếng Việt 5 tập 2 trang 68. Cùng Thohay.vn xem nội dung bài đọc Phong cảnh đền Hùng sau đây.

PHONG CẢNH ĐỀN HÙNG

Đền Thượng nằm chót vót trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh. Trước đền, những khóm hải đường đâm bông rực đỏ, những cánh bướm nhiều màu sắc bay dập dờn như đang múa quạt xòe hoa. Trong đền, dòng chữ vàng Nam quốc sơn hà uy nghiêm đề ở bức hoành phi treo chính giữa.

Lăng của các vua Hùng kề bên đền Thượng, ẩn trong rừng cây xanh. Đứng ở đây, nhìn ra xa, phong cảnh thật là đẹp. Bên phải là đỉnh Ba Vì vòi vọi, nơi Mị Nương – con gái Hùng Vương thứ 18 – theo Sơn Tinh về trấn giữ núi cao. Dãy Tam Đảo như bức tường xanh sừng sững chắn ngang bên trái đỡ lấy mây trời cuồn cuộn. Phía xa xa là núi Sóc Sơn, nơi in dấu chân ngựa sắt Phù Đổng, người có công giúp Hùng Vương đánh thắng giặc Ân xâm lược. Trước mặt là Ngã Ba Hạc, nơi gặp gỡ giữa ba dòng sông lớn tháng năm mải miết đắp bồi phù sa cho đồng bằng xanh mát.

Trước đền Thượng có một cột đá cao đến năm gang, rộng khoảng ba tấc. Theo ngọc phả, trước khi dời đô về Phong Khê, An Dương Vương đã dựng mốc đá đó, thề với các vua Hùng giữ vững giang sơn. Lần theo lối cũ đến lưng chừng núi có đền Trung thờ 18 chi vua Hùng. Những cành hoa đại cổ thụ tỏa hương thơm, những gốc thông già hàng năm, sáu thế kỉ che mát cho con cháu về thăm đất Tổ. Đi dần xuống là đền Hạ, chùa Thiên Quang và cuối cùng là đền Giếng, nơi có giếng Ngọc trong xanh, ngày xưa công chúa Mị Nương thường xuống rửa mặt, soi gương.

Theo ĐOÀN MINH TUẤN

Chú thích:

  • Đền Hùng: Đền thờ các vua Hùng ở núi Nghĩa Lĩnh, thôn Cổ Tích, xã Hy Cương, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ.
  • Nam quốc sơn hà: ý trong bài chỉ Tổ quốc Việt Nam
  • Bức hoành phi: tấm gỗ sơn son thiếp vàng có khắc chữ Hán hoặc chữ Nôm cỡ lớn, thường treo ngang ở gian giữa nhà để thờ hoặc trang trí
  • Ngã Ba Hạc: nơi sông Lô chảy vào sông Hồng
  • Ngọc phá: sách ghi chép lai lịch, thân thế, sự nghiệp của những người được người đời kính trọng, tôn thờ.
  • Đất Tổ: chỉ khu vực đền Hùng hoặc chỉ chung tỉnh Phú Thọ, nơi các vua Hùng bắt đầu sự nghiệp dựng nước.
  • Chi: một nhánh trong dòng họ

Có thể bạn sẽ cần đến bài 🍀 Hộp Thư Mật 🍀 Nội Dung Tập Đọc, Soạn Bài, Giáo Án

Giới Thiệu Bài Phong Cảnh Đền Hùng

Ngay sau đây là thông tin giới thiệu bài Phong cảnh đền Hùng.

  • Bài Phong cảnh đền Hùng được viết bởi tác giả Đoàn Minh Tuấn. Đoàn Minh Tuấn bút danh là Huy Minh, sinh năm 1932 tại làng Mỹ Khuê – Sơn Mỹ, Tịnh Khuê, Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi, là nhà văn người Việt Nam, hội viên Hội Nhà văn Việt Nam (1974), hội viên Hội Điện ảnh Việt Nam (1982).
  • Bài đọc miêu tả phong cảnh đền Hùng, nằm bên núi Thượng. Nơi đây vừa có phong cảnh núi non hùng vĩ, vừa là nơi lưu giữ những câu chuyện cổ về cha ông ta ngày trước.

Bố Cục Bài Đọc Phong Cảnh Đền Hùng

Bố cục bài đọc Phong cảnh đền Hùng được chia làm 3 phần chính:

  • Đoạn 1: Từ đầu đến treo chính giữa
  • Đoạn 2: Từ Lăng của các vua Hùng đến đồng bằng xanh mát
  • Đoạn 3: Phần còn lại

Chia sẻ cho bạn đọc tác phẩm 🌟 Luật Tục Xưa Của Người Ê-Đê 🌟 Nội Dung Tập Đọc, Soạn Bài, Cảm Thụ

Hướng Dẫn Tập Đọc Phong Cảnh Đền Hùng

Xem ngay hướng dẫn tập đọc Phong cảnh đền Hùng.

  • Đọc lưu loát, đúng các từ khó: dập dờn, xoè hoa, sừng sững, sóc sơn, xâm lược.
  • Đọc trôi chảy và diễn cảm toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng giữa các dấu câu và sau các cụm từ, nhấn mạnh ở các từ ngữ gợi tả gợi cảm, với giọng trang trọng tha thiết.

Ý Nghĩa Bài Phong Cảnh Đền Hùng

Ý nghĩa bài Phong cảnh đền Hùng như sau:

  • Ca ngợi vẻ đẹp tráng lệ của đền Hùng và vùng đất Tổ
  • Đồng thời bày tỏ niềm thành kính thiêng liêng của mỗi con người đối với tổ tiên.

Tìm hiểu thêm tác phẩm 🌷 Chú Đi Tuần 🌷 Chia Sẻ Nội Dung, Hướng Dẫn Soạn Bài

Đọc Hiểu Tác Phẩm Phong Cảnh Đền Hùng

Tiếp theo là phần đọc hiểu tác phẩm Phong cảnh đền Hùng.

👉Câu 1. Đền Hùng nằm trên ngọn núi nào?

A. Nghĩa Lĩnh.

B. Ba Vì.

C. Tam Đảo.

👉Câu 2. Tìm những từ ngữ miêu tả vẻ đẹp của thiên nhiên nơi đền Hùng?

A. Trước đền, những khóm hải đường đâm bông rực đỏ, những cánh bướm nhiều màu sắc bay dập dờn như đang múa quạt xòe hoa.

B. Dãy Tam Đảo như bức tường xanh sừng sững chắn ngang bên phải đỡ lấy mây trời cuồn cuộn.

C. Cả hai câu trên đều đúng.

👉Câu 3. Em hiểu câu ca dao sau như thế nào? “Dù ai đi ngược về xuôi. Nhớ ngày giổ Tổ mồng mười tháng ba”

A. Mọi người dù đi đâu, ở đâu cũng nhớ về quê cha đất tổ.

B. Mùng mười tháng ba là ngày giỗ của các vua Hùng.

C. Cả hai ý trên đều đúng.

👉Câu 4. Các câu văn “Đền thượng nằm chót vót trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh. Trước đền những khóm hải đường đâm bông rực đỏ, những cách bướm nhiều màu sắc bay dập dờn như đang múa quạt xòe hoa” liên kết nhau bằng cách nào?

A. Bằng cách thay thế từ ngữ.

B. Bằng cách lặp từ ngữ.

C. Bằng cả hai cách trên.

👉Câu 5. Câu văn “Dãy Tam Đảo như bức tường xanh sừng sững chắn ngang bên phải đỡ lấy mây trời cuồn cuộn” có sử dụng biện pháp tu từ nghệ thuật nào?

A. Nhân hóa.

B. So sánh.

C. Ẩn dụ.

👉Câu 6. Câu ghép “Trước đền, những khóm hải đường đâm bông rực đỏ,những cánh bướm nhiều màu sắc bay dập dờn như đang múa quạt xòe hoa” có các vế câu nối với nhau bằng cách nào?

A. Bằng cách sử dụng quan hệ từ.

B. Bằng cách sử dụng cặp từ hô ứng.

C. Bằng cách nối trực tiếp, không cần từ nối.

👉Câu 7. Dòng nào dưới đây chứa các từ láy có trong bài văn?

A. Dập dờn, chót vót, vòi vọi, sừng sững, cuồn cuộn, xa xa.

B. Dập dờn, chót vót, xanh xanh, xa xa.

C. Dập dờn, chót vót, xanh xanh, xa xa, thăm thẳm.

👉Câu 8. Dấu phẩy trong câu “Trong đền, dòng chữ Nam quốc sơn hà uy nghiêm đề ở bức hoành phi treo chính giữa” có ý nghĩa như thế nào?

A. Ngăn cách thành phần chính trong câu.

B. Ngăn cách trạng ngữ với các thành phần chính trong câu.

C. Kết thúc câu.

👉Câu 9. Từ nào đây đồng nghĩa với từ vòi vọi?

A. Vun vút

B. Vời vợi

C. Xa xa

👉Câu 10. Dòng nào dưới đây nêu đúng nội dung bài văn?

A. Ca ngợi niềm thành kính thiêng liêng của mỗi con người đối với tổ tiên.

B. Ca ngợi vẻ đẹp tráng lệ của đền Hùng và vùng đất Tổ.

C. Ca ngợi vẻ đẹp tráng lệ của đền Hùng và vùng đất Tổ, đồng thời bày tỏ niềm thành kính thiêng liêng của mỗi con người đối với tổ tiên.

👉👉Đáp án và hướng dẫn giải Trắc nghiệm Tập đọc lớp 5

Câu12345678910
Đáp ánACCBBCABBC

Khám phá thêm 💚 Phân Xử Tài Tình 💚 Nội Dung Tập Đọc, Soạn Bài

Soạn Bài Phong Cảnh Đền Hùng Lớp 5

Đừng bỏ qua gợi ý soạn bài Phong cảnh đền Hùng lớp 5.

👉Câu 1 (trang 69 sgk Tiếng Việt lớp 5 tập 2): Hãy kể những điều em biết về các vua Hùng.

Trả lời:

Người con trưởng theo Âu Cơ được tôn làm vua, lấy hiệu là Hùng Vương, đóng đô ở đất Phong Châu, đặt tên nước là Văn Lang. Triều đình có tướng văn, tướng võ. Con trai của vua gọi là Lang, con gái của vua gọi là Mị Nương. Khi cha chết thì ngôi vua truyền cho con trai trưởng, mười mấy đời nối ngôi đều lấy hiệu là Hùng Vương.

👉Câu 2 (trang 69 sgk Tiếng Việt lớp 5 tập 2): Tìm những từ ngữ miêu tả cảnh đẹp của thiên nhiên nơi đền Hùng.

Trả lời:

– Trước đền, khóm hải đường đâm bông rực rỡ.

– Những cánh bướm nhiều màu sắc bay dập dờn như đang múa quạt xòe hoa.

– Bên trái là đỉnh Ba Vì vòi vọi.

– Dãy Tam Đảo như bức tường xanh sừng sững.

– Phía xa xa là núi Sóc Sơn…

– Những cánh hoa dại, những gốc thông già… che mát và tỏa hương thơm…

👉Câu 3 (trang 69 sgk Tiếng Việt lớp 5 tập 2): Bài văn đã gợi cho em nhớ đến một số truyền thuyết về sự nghiệp dựng nước và giữ nước của dân tộc. Hãy kể tên các truyền thuyết đó.

Trả lời:

Những cảnh vật ở đền Hùng gợi nhớ truyền thuyết về sự nghiệp dựng nước và giữ nước của dân tộc ta là :

+ Đỉnh Ba Vì vòi vọi, nơi Mị Nương Ngọc Hoa – con gái Hùng Vương thứ 18 – theo Sơn Tinh về trấn giữ núi cao.

Cảnh vật nơi này gợi nhớ truyền thuyết Sơn Tinh, Thủy Tinh.

+ Núi Sóc Sơn, nơi in dấu chân ngựa sắt Phù Đổng, đánh thắng giặc Ân xâm lược.

Cảnh vật này gợi nhớ truyền thuyết Thánh Gióng.

+ Cột đá cao năm gang, rộng khoảng ba tấc. Cột đá đó An Dương Vương dựng và thề với các Vua Hùng giữ vững giang sơn.

👉Câu 4 (trang 69 sgk Tiếng Việt lớp 5 tập 2): Em hiểu câu ca dao sau như thế nào ?

“Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày giỗ Tổ mùng mười tháng ba.”

Trả lời:

Câu ca dao trên nói đến một tục truyền tốt đẹp của dân tộc ta : Ngày 10 tháng 3 (âm lịch) hàng năm là ngày giỗ Tổ Hùng Vương để tưởng nhớ các vua Hùng đã có công dựng nước. Và ngày trẩy hội đền Hùng cũng trở thành ngày hội chung đông vui của cả nước. Từ đó, câu ca dao còn nhắc mọi người hãy nhớ tổ tiên, nguồn cội của mình, biết ơn người dựng nước.

Cùng mang ý nghĩa đó, nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm nhắn nhủ đồng bào nhớ :

   Dặn dò con cháu chuyện mai sau
   Hằng năm ăn đâu nằm đâu
   Cũng biết cúi đầu nhớ ngày giỗ Tổ.

Chia sẻ cho bạn đọc 🌱 Kể Chuyện Ông Nguyễn Khoa Đăng 🌱 Nội Dung Truyện, Ý Nghĩa

Giáo Án Phong Cảnh Đền Hùng Lớp 5

Tăng bạn đọc nội dung giáo án Phong cảnh đền Hùng lớp 5.

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: 

-Biết đọc diễn cảm bài văn với thái độ tự hào, ca ngợi.

-Hiểu ý chính : Ca ngợi vẻ đẹp tráng lệ của đền Hùng và vùng đất Tổ, đồng thời bày tỏ niềm thành kính thiêng liêng của mỗi con người đối với tổ tiên.( Trả lời được các câu hỏi trong SGK).

2. Năng lực: 

Năng lực chungNăng lực đặc thù
– Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.– Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ: Biết đọc diễn cảm bài văn với thái độ tự hào, ca ngợi.

3. Phẩm chất: Giáo dục HS lòng tự hào dân tộc.

– GDAN – QP: Ca ngợi công lao to lớn của các vua Hùng đã có công dựng nước và trách nhiệm của tuổi tre bảo vệ đất nước.

II. CHUẨN BỊ 

1. Đồ dùng 

– Giáo viên: Tranh minh họa bài đọc SGK; tranh, ảnh tư liệu.

– Học sinh: Sách giáo khoa 

2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học:

– Phương pháp vấn đáp, động não, thực hành, thảo luận nhóm.

– Kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật trình bày một phút, động não.

III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC

Hoạt động của thầyHoạt động của trò
1. Hoạt động khởi động:(5 phút)
– Gọi 4 HS thi đọc bài : Hộp thư mật, trả lời câu hỏi về bài đọc:

+ Người liên lạc ngụy trang hộp thư mật khéo léo như thế nào?    

 – GV nhận xét và bổ sung cho từng HS

– Giới thiệu bài -ghi bảng   
– HS đọc

– HS trả lời

– HS nghe

– HS mở sách
2. Hoạt động khám phá : (22phút)

a. Rèn đọc (12 phút)

* Mục tiêu: 

– Rèn đọc đúng từ , đọc đúng câu, đoạn.

– Hiểu nghĩa các từ ngữ mới.                   

– Đọc đúng các từ  khó trong bài

* Cách tiến hành: 
– Gọi 1 HS đọc tốt đọc bài văn.

– YC HS quan sát tranh minh họa phong cảnh đền Hùng trong SGK. Giới thiệu tranh, ảnh về đền Hùng .

– YC học sinh chia đoạn . 

– Cho HS tiếp nối nhau đọc 3 đoạn của bài trong nhóm. 

– YC học sinh tìm từ khó đọc, luyện đọc từ khó.

– Giúp học sinh hiểu một số từ ngữ khó.

– YC HS luyện đọc theo cặp.

– Mời 1 HS đọc lại toàn bài.

– GV đọc diễn cảm toàn bài 
– 1 học sinh đọc bài, cả lớp lắng nghe.- HS quan sát tranh.

– Bài có 3 đoạn, mỗi lần xuống dòng là một đoạn.

+ Nhóm trưởng điều khiển nhóm đọc nối tiếp lần 1 và  luyện phát âm: chót vót, dập dờn, uy nghiêm, sừng sững, Ngã Ba Hạc.

+ Hs nối tiếp nhau đọc lần 2.

– Học sinh đọc chú giải trong sgk. 

– Từng cặp luyện đọc.

– 1 học sinh đọc.

– HS lắng nghe.
b. Tìm hiểu bài: (10 phút)

* Mục tiêu: Hiểu ý chính : Ca ngợi vẻ đẹp tráng lệ của đền Hùng và vùng đất Tổ, đồng thời bày tỏ niềm thành kính thiêng liêng của mỗi con người đối với tổ tiên.

( Trả lời được các câu hỏi trong SGK).

* Cách tiến hành: 
– YC học sinh đọc thầm theo đoạn và thảo luận trả lời câu hỏi: 

+     Bài văn viết về cảnh vật gì, ở nơi nào?

+     Hãy kể những điều em biết về các vua Hùng. 

+     Tìm những từ ngữ miêu tả cảnh đẹp của thiên nhiên nơi Đền Hùng 

+     Bài văn đã gợi cho em nhớ đến một số truyền thuyết về sự nghiệp dựng nước và giữ nước của dân tộc. Hãy kể tên các truyền thuyết đó ? 

+ Em hiểu câu ca dao sau như thế nào?  

 “Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày giỗ Tổ mùng mười tháng ba”.

– Yêu cầu học sinh tìm nội dung của bài văn. 
– Học sinh đọc thầm theo đoạn và thảo luận nhóm trả lời câu hỏi, chia sẻ 

+ Bài văn tả cảnh đền Hùng, cảnh thiên nhiên vùng núi Nghĩa Lĩnh, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ, nơi thờ các vua Hùng, tổ tiên chung của dân tộc Việt Nam.

+ Các vua Hùng là những người đầu tiên lập nước Văn Lang, đóng đô ở thành Phong Châu,Phú Thọ, cách ngày nay khoảng 4000 năm.

– Có hoa hải đường rực đỏ, có cánh bướm bay lượn. Bên trái là đỉnh Ba Vì cao vời vợi. Bên phải là dãy Tam Đảo, xa xa là núi Sóc Sơn. 

+ Cảnh núi Ba Vì cao vòi vọi gợi nhớ truyền thuyết Sơn Tinh – Thủy Tinh, núi Sóc Sơn gợi nhớ truyền thuyết Thánh Gióng, hình ảnh mốc đá thề gợi nhớ truyền thuyết An Dương Vương- một truyền thuyết về sự nghiệp dựng nước và giữ nước.

– Dù ai đi bất cứ đâu…cũng phải nhớ đến ngày giỗ Tổ. Không được quên cội nguồn. 

– HS thảo luận, nêu:

Nội dung : Ca ngợi vẻ đẹp tráng lệ của Đền Hùng và vùng đất Tổ, đồng thời bày tỏ niềm thành kính thiêng liêng của mỗi con người đối với tổ tiên. 
3. Thực hành:(8 phút)

* Mục tiêu: Biết đọc diễn cảm bài văn với thái độ tự hào, ca ngợi.

* Cách tiến hành:
– Gọi 3 HS nối tiếp nhau đọc bài văn, tìm giọng đọc.

– Bài văn nên đọc với giọng như thế nào?

– GV nhận xét cách đọc,hướng dẫn đọc và đọc diễn cảm đoạn 2, nhấn mạnh các từ: kề bên, thật là đẹp, trấn giữ, đỡ lấy, đánh thắng, mải miết, xanh mát,

– Cả lớp luyện đọc diễn cảm theo cặp, thi đọc.

– Gọi 3 em thi đọc.

– Nhận xét tuyên dương.
– 3 học sinh đọc nối tiếp, tìm giọng đọc.

– HS nêu.

– HS lắng nghe.

– HS luyện đọc diễn cảm , thi đọc
4. Vậndụng, sáng tạo: (4phút)
– Bài văn muốn nói lên điều gì ?

– Qua bài văn em hiểu thêm gì về đất nước VN?

– Giáo dục hs lòng biết ơn tổ tiên.
– HS nêu

– HS nghe và thực hiện
– Về nhà tìm hiểu về các Vua Hùng.– HS nghe và thực hiện

Cập nhật cho bạn đọc 🍀 Lập Làng Giữ Biển 🍀 Nội Dung Tập Đọc, Soạn Bài, Cảm Thụ

2 Mẫu Cảm Thụ Phong Cảnh Đền Hùng Hay Nhất

Cuối cùng là 2 mẫu cảm thụ Phong cảnh đền Hùng hay nhất.

Cảm Thụ Phong Cảnh Đền Hùng Nổi Bật – Mẫu 1

Bài văn “Phong cảnh đền Hùng” là bút kí thăm di tích lịch sử của một du khách. Bài văn hay và hấp dẫn người đọc là ở chỗ tác giả vừa miêu tả cảnh sắc thiên nhiên vừa giới thiệu một số di tích lịch sử, gợi ra bao liên tưởng thú vị về truyền thuyết thời Hùng Vương.

Phong cảnh đền Hùng là cõi linh thiêng. Tác giả như đưa ta đi thăm thú đền Thượng, đền Trung, đền Hạ, với bao di tích, trở về với năm tháng, với cội nguồn tổ tiên, ông cha…

Phong cảnh đền Thượng rất hùng vĩ, tráng lệ. Đền nằm trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh, thôn Cổ Tích, xã Hi Cương, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú thọ. Bức hoành phi với dòng chữ vàng “Nam quốc sơn hà” treo trong đền gợi lên sự tôn nghiêm. Trước đền là những khóm hải đường “đám hồng rực đỏ, những cánh bướm nhiều màu sắc bay rập rờn như múa quạt xòe hoa” gợi lên vẻ đẹp mơn mởn đầy sức sống.

Kế bên đền Thượng là lăng các vua Hùng “ẩn trong cây xanh xanh”, chốn thâm nghiêm nghìn xưa còn lưu lại. Phía xa là cảnh núi, sông bao bọc, tụ hội. Đỉnh Ba Vì vời vợi, nơi Mị Nương cùng Sơn Tinh trấn giữ, ở bên trái.

Dãy Tam Đảo như bức tường xanh sừng sững chăn bên phải. Phía xa xa là núi Sóc Sơn còn in dấu chân ngựa sắt của Phù Đổng Thiên Vương. Trước mặt là ngã ba Hạc nơi gặp gỡ 3 dòng sông lớn: sông Đà, sông Chảy, sông Hồng.

Tác giả không chỉ tả mà còn gợi nên đã đem đến cho người đọc bao liên tưởng thú vị, mênh mang về truyền thuyết Sơn Tinh, Thủy Tinh, về chiến công người anh hùng làng Gióng phi ngựa sắt, dùng roi sắt và ngựa sắt đánh đuổi giặc Ân xâm lược.

“Cột đá thề” còn đó, gợi nhớ An Dương Vương chế nỏ thần và xây thành Cổ Loa để giữ vững sơn hà xã tắc.

Lưng chừng núi là đền Trung, nơi thờ 18 chi vua Hùng. Những cánh hoa dại, những gốc thông già “che mát và tỏa hương thơm cho con cháu về thăm đất Tổ”. Hoa dại, thông già như những chứng nhân lịch sử bền vững, trường tồn.

Đi dần xuống là đền Hạ có chùa Thiên Quang, đền Giếng nơi có Giếng Ngọc trong xanh, nơi mà công chúa Ngọc Hoa và Tiên Dung, bốn ngàn năm trước thường xuống rửa mặt soi gương…

Cảm Thụ Phong Cảnh Đền Hùng Tiêu Biểu – Mẫu 2

Đền Hùng là một khu di tích lịch sử nổi tiếng nằm trên núi Nghĩa Lĩnh, thuộc huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ. Đó là một quần thể kiến trúc bao gồm lăng tẩm, đền miếu cổ kính.

Cái hay của bài văn “Phong cảnh đền Hùng’” là lối viết chấm phá, tả ít mà gợi nhiều. Núi sông hùng vĩ, thiên nhiên tráng lệ như ôm ấp, như chở che, như nâng niu giữ gìn đền đài, lăng tẩm của các vua Hùng. Tác giả đã làm sống lại trong lòng người đọc dấu tích oai hùng của tổ tiên, dấy lên trong lòng ta bao tự hào, nhắc nhở một cách rung động thấm thía bài học “Uống nước nhớ nguồn”.

Bài ca dao lại xôn xao như những lớp sóng thời gian và nghĩa tình cứ dâng lên, cứ vỗ mãi trong tâm hồn ta:

“Ai về Phú Thọ cùng ta,
Vui ngày giỗ Tổ tháng ba mùng mười.
Dù ai đi ngược về xuôi,
Nhớ ngày giỗ Tổ mùng mười tháng ba”.

“Phong cảnh đền Hùng” của tác giả Đoàn Minh Tuấn là bài văn hay, gợi cảm “lắng hồn núi sông ngàn năm”…

Viết một bình luận